BÀI MỚI

Bài Viết Mới Nhất
Browsing Category "Insight"

3 cách tìm kiếm insight khách hàng

- 17/10/18
Mọi hoạt động marketing cho doanh nghiệp của mọi tổ chức muốn thành công đều phải xuất phát từ một insight chất lượng tốt. Thế nhưng, làm thế nào để chắt lọc những thông tin về người tiêu dùng để có được một insight logic và hiệu quả?

Cùng  tìm hiểu ngay 3 mô hình khám phá insight sau đây nhé.




Mô hình Truth - Tension - Motivation

Mỗi người tiêu dùng đều có những bí mật tâm lý ẩn sâu mà đôi khi chính họ cũng không thể nhận ra. Một insight tốt là insight nói ra được những sự thật không thể chối cãi (truth), những động lực mạnh mẽ (motivation) hay những mâu thuẫn (tension) chưa có lời đáp trong lòng người tiêu dùng.

Insight không cần phải bao gồm đầy đủ động lực và mâu thuẫn mà thường chỉ cần một trong hai. Điều quan trọng là động lực hay mâu thuẫn này chứa đựng những vấn đề mà thương hiệu có thể giải quyết, mang lại doanh thu cho doanh nghiệp.

Một số ví dụ về insight theo mô hình Truth - Tension - Motivation:


Insight của Dove “Tôi biết vẻ đẹp rất quan trọng. Tôi biết việc trở nên xinh đẹp là một lợi thế của nữ giới, là passport mở ra nhiều cơ hội mới. Nhưng tôi không tự tin vào vẻ ngoài của mình lắm. Tôi thường hay thấy e ngại và cảm thấy có vấn đề gì đó với sắc đẹp của mình”.

Trong ví dụ này có thể thấy:



- Truth: Vẻ ngoài là một lợi thế của người phụ nữ

- Tension chính là cảm giác tự ti, e ngại của người phụ nữ về vẻ ngoài của mình.

- Motivation: Khao khát được cảm thấy thoải mái, tự tin về vẻ ngoài của mình

Một ví dụ khác đến từ nhãn hàng Omo: “Mẹ biết lấm bẩn là cách để con khám phá và tiếp thu những bài học quý giá trong cuộc sống, thế nhưng mẹ cũng rất ngại khi phải giặt những vết bẩn cứng đầu”

- Truth: Trẻ em luôn hiếu động và hết mình với các trò chơi mặc cho quần áo lấm bẩn. Chơi trò chơi là cách để trẻ học hỏi những kĩ năng cần thiết.


- Tension: Mẹ rất ngại khi phải giặt những vết bẩn cứng đầu

- Motivation: Mẹ luôn muốn con khôn lớn và học hỏi được nhiều điều



Mô hình 3C

Theo mô hình 3C, insight được tạo ra từ sự giao thoa giữa Consumer Truth, Company/Brand Truth và Category Truth. Trong đó:

- Consumer Truth: Những suy nghĩ, cảm nhận, mơ ước, trăn trở hay động lực của người tiêu dùng mà thương hiệu có thể giải quyết tốt hơn đối thủ

- Company/Brand truth: Một thế mạnh, tính năng vượt trội của sản phẩm/dịch vụ khi giải quyết một vấn đề nào đó của người tiêu dùng

- Category Truth: Bản chất của ngành hàng, những đặc điểm của ngành hàng mà mà người tiêu dùng coi là thế mạnh hoặc rào cản.

Ví dụ: Insight người tiêu dùng của Starbucks


- Category Truth: “Having a coffee gives a moment of tension relief (cà phê giúp giải tỏa căng thẳng)


- Brand Truth: A Place to enjoy good coffee (Không gian hoàn hảo để thưởng thức cà phê)

- Consumer Truth: I struggle to balance private and professional demands (Tôi gặp trở ngại trong việc cân bằng công việc và nhu cầu cá nhân).

=> Insight: In this busy world, it is great to have a “refuge”. I need a “third place” where I feel as relaxed and comfortable, far away from busy home and tiring work place. (Giữa bộn bề cuộc sống, tôi cần một nơi chốn thứ 3. Đó là nơi cho tôi cảm giác thư giãn và thoải mái, tách biệt khỏi lo toan công việc, gia đình.)



Mô hình 3D

Tìm kiếm insight theo mô hình 3D bao gồm 3 giai đoạn: 



- Direction (What is the customer doing?): Xác định hiện tượng mà bạn tìm insight, sau đó xác định phương pháp nghiên cứu phù hợp (VD: Phỏng vấn nhóm, phỏng vấn sâu, quan sát, etc…) 

- Discovery (Why are they doing it?): Đặt câu hỏi đào sâu tại sao cho tới khi bạn tìm được một vài insight có vẻ khả thi

- Double Check (Do they wow): Insight này có mới mẻ, sâu sắc hay không? Có đúng với đối tượng mục tiêu không? Có đủ rõ ràng hay không (chỉ tập trung vào một động lực/rào cản duy nhất?)

Ví dụ: Cuộc phỏng vấn sâu tìm insight của bà mẹ cho con sử dụng sữa chua uống


- Hỏi: Vì sao chị lại cho con sử dụng sữa chua uống?

- Trả lời: Vì tôi nghe nói sữa chua uống có nhiều lợi khuẩn tốt cho tiêu hóa

- Hỏi: Các loại sữa chua thông thường cũng có lợi khuẩn, vì sao chị lại chọn sữa chua uống?

- Trả lời: Vì sữa chua uống rất tiện lợi, dễ mang theo, chỉ cần mở ra và uống. Sữa chua thông thường còn cần thêm thìa và mất thời gian xúc ăn. 

- Hỏi: Vì sao sự tiện lợi của sữa chua uống lại quan trọng với chị?

- Trả lời: Vì tôi muốn giữ gìn sức khỏe cho con nhưng lại quá bận rộn, còn con tôi thì còn quá nhỏ nên rất hiếu động, ít khi chịu ngồi một chỗ đến khi xúc hết một hộp sữa chua. Vì thế sữa chua uống là giải pháp phù hợp nhất với tôi

Thông qua cuộc phỏng vấn này, có thể thấy insight của người mẹ đó là luôn quan tâm và mong muốn sử dụng các sản phẩm sữa chua có lợi cho sức khỏe của con, thế nhưng vì bận rộn và để “đối phó” với tính tình hiếu động của trẻ, các bà mẹ thường lựa chọn những sản phẩm tiết kiệm thời gian nhất.

Từ Customer Insight đến content cho social marketing

- 24/8/18
Customer Insight (viết tắt là CI) được coi là những hiểu biết của các bạn về khách hàng tiềm năng, hiểu biết này đến từ việc phân tích các số liệu của marketing research. Vậy tầm quan trọng của CI như thế nào trong digital marketing.

Bài về phân tích insight khách hàng để từ đó xây dựng content cho phù hợp, mình có 1 vài chia sẻ về cách làm của cá nhân mình. Cách làm này đúc kết từ quá trình học tập từ các chuyên gia và kinh nghiệm làm việc với nhiều ngành hàng, sản phẩm.

Customer Insight là gì? (viết tắt là CI)



CI được coi là những hiểu biết của các bạn về khách hàng tiềm năng, hiểu biết này đến từ việc phân tích các số liệu của marketing research (cái này có tiền thì mua, không có tiền thì bạn buộc phải tự survey)

CI có tác dụng để phân tích xem khách hàng của bạn:
- Họ là ai ?
- Họ muốn cái gì ?
- Họ thích điều gì ?
- Hành vi mua hàng của họ ra sao ?
- Quyết định mua hàng của họ bị tác động bởi những yếu tố nào ?
Tất nhiên, ngoài việc phân tích CI thì bạn cần phân tích thêm về yếu tố thị trường, đối thủ cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh của sản phẩm của bạn thì mới có thể tạo ra chiến lược content tốt được.


CONTENT thế nào được coi là tốt?


Content được coi là tốt dựa trên việc bạn sẽ đặt mục đích cho content đó đem lại cho bạn điều gì, ví dụ:
- Mục đích tăng tương tác post, content đem lại nhiều tương tác (cmt nhảm, likes dạo, share cho vui) => CPC rẻ. Vậy content đó được coi là tốt
- Mục đích quy đổi ra đơn hàng, content đem lại đơn hàng đến từ ib đặt hàng hoặc gọi điện trực tiếp mà post không có tương tác nào hoặc rất ít tương tác thì content đó vẫn được coi là tốt. Mặc dù CPC không rẻ (nằm trong khoảng budget bạn đặt ra cho 1 đơn hàng, còn gọi là CPA)
 Trên đây chỉ nêu ra 2 ví dụ về vấn đề mà đa số các bạn trong iSocial quan tâm, là CPC và CPA.

CUSTOMER INSIGHT & CONTENT cho FB


(ở phần này mình sẽ lấy 1 case study ví dụ để tiện cho các bạn).

- Sản phẩm: Quần + áo lót tên là ABC

- Mức giá: Áo lót (800k/ cái) Quần lót (300k/ cái)

- Thông tin sản phẩm: hàng Hàn Quốc, áo lót có miếng đệm dạng chất lỏng giúp khuôn ngực đầy đặn, mềm mại, nâng ngực.


Phân tích CI và thị trường:


+ Thị trường: có nhiều sản phẩm cạnh tranh của các thương hiệu khác nhau (có tên tuổi và hàng Việt Nam, hàng Trung Quốc)

+ CI: Được phân tích dựa trên các marketing research

Khách hàng phải là nữ, có các yếu tố như sau: 

- Độ tuổi từ 25 - 35t

- Sống ở tp lớn: Hà Nội, HCM ...

- Tập trung vào dân văn phòng, có mức thu nhập từ 8tr/ tháng trở lên

- Có gu thời trang và thường cập nhật xu hướng thời trang mới

- Muốn thoải mái trong vận động và di chuyển khi mặc quần áo

- Thường xuyên sử dụng internet để: Đọc tin tức, truy cập mạng xã hội, tán gẫu với bạn bè

- Là người cởi mở, giao thiệp, tự tin vào vóc dáng cơ thể. Luôn muốn mình trở nên quyến rũ và hấp dẫn trong mắt người khác

- Bị ảnh hưởng bởi xu hướng thời trang của bạn bè, đồng nghiệp và phong cách thời trang của người nổi tiếng

+ SP: có lợi thế cạnh tranh là sản phẩm của Hàn Quốc, có miếng nâng ngực bằng chất lỏng giúp nâng ngực tự nhiên phù hợp với vóc dáng phụ nữ Châu á (ngực nhỏ). 

Bất cứ sản phẩm nào cũng nên tìm ra lợi thế cạnh tranh của nó, nếu không có lợi thế cạnh tranh thì bạn chả có cái gì để tạo content cả. Lợi thế cạnh tranh có thể về giá, sản phẩm có tính năng nổi trội, sản phẩm của thương hiệu quốc tế ... 


Bạn có thể dùng mô hình SWOT của marketing phân tích các yếu tố này, để tìm ra lợi thế cạnh tranh cho sp của bạn



==> Sau khi phân tích được khách hàng và sản phẩm, thị trường thì bạn sẽ tìm ra được điểm gắn kết giữa sản phẩm của bạn và khách hàng. Ở đây điểm gắn kết sẽ là "Mọi cô gái sẽ trở nên Quyến rũ và Hấp dẫn như Thiên thần trong mắt người khác khi sử dụng đồ lót của ABC"
Từ đó ta xây dựng content như sau: 

- Headline: Đồ lót biến bạn Thiên Thần Quyến Rũ

- Text: Đồ lót thương hiệu hàng đầu Hàn Quốc với miếng độn chất lỏng (bọc silicon) sẽ đem lại cho bạn khuôn ngực đẹp tự nhiên và thoáng mát trong ngày hè. 
Giá cực hấp dẫn, tìm hiểu thêm tại website: 

- Pix: Như hình dưới
Set Ads: 

- Female, 25 - 35t

- Interest: Shopping, Bar, Nite club, Clothes 

- Vị trí quảng cáo: nf mobile, nf desktop

- Giờ chạy tối ưu: bắt đầu từ 19h00

- Chạy CPC


Bí quyết tạo nội dung tốt cho ngành bất động sản:


Content Marketing là một khái niệm được nhắc đến rất nhiều trong thời gian gần đây , đặc biệt là trong thời đại Digital Marketing lên ngôi. Trong lĩnh vực bất động sản cũng không ngoại lệ , nhà nhà nói về Content Marketing , người người nói về nó như một xu hướng tất yếu.

Để viết được một Content Marketing đúng nghĩa thật sự không phải dễ dàng, nó đòi hỏi ở người viết khá nhiều kĩ năng cũng như sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Trong bài viết hôm nay  chia sẽ lại cách mà mình đang áp dụng để “sản xuất” Content Marketing .
Trước hết , các bạn cùng tìm hiểu qui chuẩn để được xem là một Content Marketing là thế nào. Qui tắc ABC là quy chuẩn của Content Marketing , vậy nghĩa của ABC là gì ?
A : Attention : Gây chú ý , thu hút lượt xem , click chuột …
B : Branding : Thương hiệu được nhắc đến trong Content hay thương hiệu được gợi nhớ . VD : Nhật Phạm & Các Cộng Sự
C : Changed : Thay đổi hoặc ảnh hưởng tới quyết định mua hàng của khách hàng.
Hầu hết các Content Marketing trong bất động sản thường chỉ đáp ứng được 1-2 tiêu chí A – B. Còn tiêu chí C thì thường bị bỏ qua hay chưa được chú trọng đúng mức. Theo Nhật Phạm , tiêu chí Changed phụ thuộc khá nhiều vào tiêu chí Branding, nếu là Content Marketing được đăng tải trên Blog cá nhân như nhatpham.net thì Brand Name của tác giả sẽ là yếu tố chủ chốt.
Bạn đã hiểu về qui chuẩn của Content Marketing , nhưng để “sản xuất” được thì bạn cần thêm một qui trình rõ ràng. Dưới đây là qui trình Nhật Phạm thường áp dụng khi viết bài trên blog của mình.
+ Phân tích dự án : 

_ Xác định rõ giá trị cốt lõi của dự án
_ Những điểm yếu của dự án và phương án giải quyết vấn đề này.
+ Định vị khách hàng :
_ Khách hàng của dự án là ai ,thuộc tầng lớp nào , ở đâu , mua để làm gì …
+ Phân tích Insight khách hàng :

_ Những điều khách hàng thích ( Hay nhu cầu của khách hàng)
_ Những điểm khách hàng lo lắng
Bây giờ ta đã có thể bắt tay vào việc “sản xuất” ra một Content Marketing .
Giật tít : Nhật Phạm thường sử dụng cách đặt câu hỏi về vấn đề khách hàng quan tâm hay lo lắng để thu hút traffic . Để tăng được yếu tố Attention bạn phải có kĩ thuật SEO , Adword , Facebook…hoặc kinh phí để quảng cáo như đăng báo đăng tin.
VD : Đầu tư biệt thự Vinpearl Premium Phú Quốc liệu có khả quan?
Viết nội dung :

Thông thường nội dung bạn “sản xuất” ra một bức tranh “màu hồng” là những thế mạnh hay giá trị cốt lõi của dự án. Nhưng vẫn nên có những chấm đen được thêm vào là các điểm chưa tốt và đưa ra phương án giải quyết ngay sau đó. Bí quyết  là đưa ra những vấn đề khách hàng thường lo lắng như pháp lý , cơ sở hạ tầng …và giải quyết nó. Bạn nên chia sẻ với đồng nghiệp , với cách này bạn sẽ có thể viết một content chạm được đến cảm xúc và tâm hồn của khách hàng đang quan tâm.
Brand : Trong bài viết , Brand nên được đưa vào một cách tự nhiên ,tránh nhồi nhét Brand quá nhiều gây phản cảm cho người đọc. Nên đưa Brand vào mở đầu của những đoạn quan trọng .
Changed : Cuối bài bạn nên đưa ra nhận định cá nhân về dự án một cách tổng quát và có lời khuyên , định hướng cho khách hàng của bạn. Nếu bạn làm tốt yếu tố Changed thì đó sẽ là “con ách chủ bài” cho một bài Content Marketing hoàn hảo.

Phân khúc thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu như thế nào?

- 27/6/17



Phân khúc thị trường


Đầu tiên, trước khi Marketing cho 1 sản phẩm, các bạn phải phân khúc thị trường để biết phân khúc mục tiêu của sản phẩm là gì?

Tóm tắt theo ý hiểu của mình thì Phân khúc thị trường là chia thị trường ra thành những phân khúc nhỏ và chọn ra phân khúc mục tiêu có khả năng cao sẽ mua sản phẩm của mình. Các loại phân khúc thị trường chính là: Địa lý, Nhân chủng học, Tâm lý, Hành vi, Thái độ,… Phân khúc mục tiêu càng chi tiết thì khả năng thành công của chiến dịch Marketing càng cao.

Ví dụ: Mình cần quảng cáo cho sản phẩm Nước hoa Cao cấp Nữ và cửa hàng mình cần quảng cáo ở Hà Nội. Mình sẽ phân khúc thị trường của mình như sau:

1, Phân khúc theo địa lý: Hà Nội.

2, Phân khúc theo nhân chủng học

– Tuổi: 25 tuổi đến 35 tuổi.
– Giới tính: Nữ
– Thu nhập cao

3, Phân khúc theo Tâm lý:

– Quan tâm tới những sản phẩm cao cấp.

– Quan tâm tới thời trang cao cấp, làm đẹp, ngoại hình, …

4, Phân khúc theo Hành vi:

– Sử dụng dịch vụ của Spa, Salon cao cấp tại Hà Nội.

– Sử dụng điện thoại, máy tính bảng đời mới, đắt tiền.

– Họ thường đến Nhà hàng, khách sạn, bar không nhỉ? Cũng rất có thể đúng không nào!

– Còn cộng đồng những người nuôi thú cưng và các mẹ trên Webtretho nữa? Mình nghĩ rất có thể họ cũng quan tâm tới nước hoa.

Target nhắm mục tiêu


Sau khi tìm được phân khúc mục tiêu, mình sẽ bắt đầu Target và chia thành nhiều tệp Email User để tiện cho việc chạy Ads và đánh giá hiệu quả.

Tệp 1: Mình sẽ tìm các Fanpage bán nước hoa đối thủ, có cùng sản phẩm hoặc có sản phẩm với mức giá tương tự.

Sau đó, mình sẽ Get những Bài viết, Album được đăng trong khoảng thời gian từ thời điểm hiện tại đến 1 năm về trước.

Lấy Email những người Comment vào những Post này. Vậy là mình đã có tệp Email những người quan tâm tới Nước Hoa Cao Cấp trong vòng 1 năm gần đây.

Cách Target để có Tệp Email User 1 mình thường tự gọi nó là Target thẳng. Nghĩa là Target thẳng vào Fanpage của đối thủ.

Tệp 2: Cách làm hoàn toàn giống với Tệp 1, chỉ khác là mình sẽ lấy Email User những người Comment vào Bài viết hoặc Album của những Fanpage bán sản phẩm Mỹ Phẩm Cao Cấp, dịch vụ Spa, dịch vụ làm Tóc cao cấp (có cùng phân khúc mục tiêu) với sản phẩm Nước Hoa của mình trong khoảng thời gian 1 năm trở lại đây.

Tệp 3: Cách làm cũng hoàn toàn giống với 2 tệp ở trên, chỉ khác là mình lấy Email User những người Comment vào bài viết hoặc Album của những Fanpage bán Thời trang, Trang sức cao cấp (có cùng phân khúc mục tiêu) với sản phẩm của mình trong khoảng thời gian 1 năm trở lại đây.

Cách Target để có Tệp Email User 2 và Tệp Email User 3 mình tự gọi nó là Target chéo. Nghĩa là: Target tới khách hàng của những sản phẩm có cùng Phân khúc mục tiêu.

Tệp 4: Mình sẽ Get những người trong Group thích thú cưng, những người tương tác với các Fanpage có nhiều người nuôi thú cưng.

Tệp 5: Cuối cùng là các mẹ trong Group Webtretho hay các mẹ tương tác với Fanpage Webtretho.

Ngoài ra, mình cũng định Get lấy Email User những người tương tác với Fanpage Nhà hàng, Khách sạn, Bar nữa nhưng khi Target rồi mới thấy là tệp này ít người quá nên không thể chạy Ads tới họ được. Chắc tại Nhà hàng, Khách sạn, Bar họ không đẩy mạnh Marketing ở kênh Facebook.

Chạy Ads và đánh giá hiệu quả.

Sau khi Target xong, mình sẽ tạo 5 Campaign. Mỗi Campaign sẽ tương ứng với mỗi tệp ở trên.

Và để đảm bảo Ads phân phối đến đúng Khách hàng mục tiêu, mình sẽ vẫn sử dụng thêm những tùy chỉnh có sẵn của Facebook như hình dưới.

Ngoài ra, mình sẽ vẫn tạo thêm 1 Campaign chỉ sử dụng những tùy chỉnh có sẵn của Facebook như hình dưới.

Mình cảm thấy khá an tâm với những tùy chỉnh Facebook cung cấp vì chỉ có khoảng 19.000 người có khả năng được Ads phân phối. 
Sau khi Ads chạy khoảng 1 – 2 ngày thì mình sẽ vào xem tệp nào đang có Ads chạy hiệu quả thì mình sẽ mở rộng tệp đó ra để có tệp User tương tự với tệp gốc(looklike Audi). Đến khi tệp gốc chạy hết rồi thì mình sẽ mang tệp mở rộng ra để chạy Ads tiếp.
Vậy là mình đã hướng dẫn xong các bạn cách Target và chạy Ads bằng tệp Email User của mình. Mình nghĩ nó sẽ hữu ích với nhiều người. Rất mong nhận được những phản hồi cũng như góp ý từ các bạn!

Phân khúc khách hàng là gì? và phân khúc khách hàng như thế nào ?

- 8/3/17

Phân Khúc Khách Hàng Là gì?

Phân khúc khách hàng là cách phân loại và sắp xếp khách hàng của bạn vào từng nhóm dựa trên nhu cầu và hành vi của khách hàng nhằm để khuyến mãi và marketing dễ dàng và nhanh chóng hơn.
 

PHÂN KHÚC KHÁCH HÀNG - ĐIỂM YẾU CHẾT NGƯỜI CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VIỆT NAM






Ông cha ta có câu: "Bỏ thì thương, vương thì tội". So sánh thì rất giống "tư duy quả mít" (cái gì cũng mũi nhọn) của doanh nghiệp SMEs Việt, hỏi đến phân khúc, đối tượng khách hàng mục tiêu là gì? Thì đều nhận được 1 câu trả lời rất chung chung, không cụ thể,... Nói chính xác, thì đây là kiểu phân khúc như không phân khúc, đối tượng nào cũng là mục tiêu trong khi không có đủ nguồn lực.

Nếu hiểu đúng bản chất, Marketing xuất hiện ngay khi chúng ta có ý tưởng kinh doanh. Và nhìn rộng ra chút, trong rất nhiều quyết định của Marketing từ: Định vị, giá, kênh phân phối, truyền thông,… Phân khúc thị trường(Segmentation) là quyết định đầu tiên của Marketing

Vậy chính xác nó là gì có thực sự quan trọng hay không?

Hiểu đơn giản, Phân khúc là việc chia ra để trị.

Nếu đọc tài liệu về phần này sẽ rất hàn lâm, nhưng các bạn chỉ cần nhớ mục tiêu của Marketing là chiếm thị phần. Và phân khúc sẽ giúp người làm Marketing chiếm thị phần dễ dàng hơn.

Vậy chính xác là có bao nhiêu dạng phân khúc:


1. Không phân khúc (Tập đoàn lớn và độc quyền) VD: ngành điện ở Việt Nam.

2. Phân khúc "Chia để trị” —> Tập đoàn lớn: Với mục tiêu chiếm lĩnh hết thị trường nhưng chia ra từng phân khúc nhỏ để đánh.

3. Phân khúc nhỏ(doanh nghiệp tầm trung): —> Phân khúc ra nhưng chỉ chọn 1 phân khúc để đánh

4. Phân khúc thị trường ngách (Gap) —> DN vừa và nhỏ, phân khúc nhiều rồi nhưng thị trường vẫn còn 1 nhóm đối tượng chưa ai đánh. VD: Quán cafe dành cho nữ, thích mèo,… Hay A làm thương mại điện tử chỉ đi ngách là bán sách,... Và ở Việt Nam, doanh nghiệp vừa và nhỏ, cứ đánh vào thị trường ngách là sẽ có TIỀN TỆ

Chính vì lý do đó, bài viết này sẽ chỉ cung cấp cho các bạn cách để phân khúc đánh vào thị trường ngách.


Đi trả lời 6 câu hỏi sau đây:

•Khu vực sinh sống, xuất xứ (địa lý) ở đâu? Lựa chọn khu vực tập trung khách hàng đông, đem lại lợi nhuận và phục vụ tốt nhất.

• Giới tính là gì?

• Độ tuổi bao nhiêu?

• Thu nhập như thế nào?

• Tầng lớp xã hội ra sao?

• Động cơ (nhu cầu và lợi ích) là gì?

VD: Quán cafe: khu vực chỉ trên đường Tô Hiệu. Giới tính: chỉ dành cho nữ. Độ tuổi: sinh viên. Động cơ: đến buôn chuyện —> sắp xếp phòng để trò chuyện, hoặc động cơ ngắm trai đẹp —> thiết kế phòng đầy hình trai hàn, nhân viên toàn anh cao to đẹp trai,...

Trên thực tế, bạn chỉ cần thay đổi 1 yếu tố nhỏ trong 6 yếu tố trên và kết hợp chúng lại thì chắc chắc sẽ tìm ra được những thị trường ngách để đánh.

1 lần nữa, vẫn phải nhắc lại trong công thức kinh điển STP (Segmentation - Target - Positioning) Phân khúc - chọn đối tượng - định vị. Với 1 doanh nghiệp vừa và nhỏ, chỉ cần bạn phân khúc, thì việc đáp ứng nhu cầu KH sẽ dễ dàng hơn.

Bạn đã quảng cáo hiệu quả trên Facebook hiệu quả ?

- 9/11/16

Để có một chiến dịch quảng cáo thành công không phải cứ bỏ tiền ra là được, một nhà quảng cáo ít nhất phải làm được những điều cơ bản dưới đây nếu muốn có trên 50% cơ hội thành công với chiến dịch quảng cáo của mình. (Những bạn không thuộc lĩnh vực quảng cáo hoặc không làm quảng cáo đúng nghĩa xin vui lòng không đọc bài này).




Thế nào là một nhà quảng cáo đúng nghĩa? Hay thế nào là một người chạy quảng cáo thực thụ? Họ là ai?
Không đơn giản chỉ là người chọn tuổi, giới tính vùng miền và chọn mức tiền sau đó nhấn submit rồi vỗ ngực nói tôi là người làm quảng cáo hay thậm chí có người còn tự xưng là chuyên gia facebook, google marketing nọ kia. Một người làm quảng cáo đúng nghĩa phải nhìn được sờ được và hiểu được sản phẩm là yêu cầu đầu tiên, thứ hai người làm quảng cáo phải có kỹ năng làm nội dung cũng như sáng tạo các nội dung thông điệp quảng cáo để thu hút khách hàng để truyền đi thông điệp mà người bán hàng, người cung cấp dịch vụ mong muốn truyền tải. Thứ ba làm quảng cáo cũng như làm bất kỳ nghề nào khác đòi hỏi người làm thật sự tập trung và kèm thêm sự kiên nhẫn, chăm chỉ.

1, Nắm vững kỹ thuật quảng cáo. 

Đừng bao giờ nghĩ hay vội vã phát biểu rằng chỉ có một cách chạy quảng cáo, như tôi thấy đơn giản nhất tại facebook cho phép chạy cả chục cách khác nhau. Bạn đã thử và đã làm tốt những cách nào? Bạn sử dụng kỹ thuật đã đủ chưa? bạn có thử những kỹ thuật liên tục update không hay học 1 buổi rồi dùng quanh năm?

2, Sáng tạo nội dung. 

Nếu bạn viết một mẫu quảng cáo toàn biểu tượng trái tim rồi mấy câu xì tin bốc lửa sau đó chọn đối tượng là 30-40t thì đừng hỏi tại sao đa phần quảng cáo của bạn chỉ có like thôi mà ko có ai comment. Khách hàng nhiều khi bằng tuổi bố mình vậy nên đừng bao giờ làm nội dung mà mình nghĩ bản thân mình đọc thấy hay thì bố mình cũng thấy hay. Bố mình không như vậy và thượng đế lại càng không như vậy. Chắc chắn là vì mỗi độ tuổi chỉ có thể đọc và xem một loại nội dung khác nhau. Tôi đố đứa nào đem truyện ngôn tình cho bọn cấp 1 cấp 2 đọc thấm được đấy :)).

3, Testing a-b, thử nghiệm, test thử ...

Gọi chung là test, công việc đòi hỏi bạn phải bỏ rất nhiều thời gian và chất xám. (Nội dung*Tệp*Cách thức* thời gian..) một vài người đã chia sẻ với tôi rằng ở những công ty lớn họ thử hàng trăm thậm chí vài trăm mẫu quảng cáo mới mỗi ngày để giữ lại vài ba mẫu. Đúng, đó là công việc một nhà quảng cáo phải làm và theo dõi từng giờ từng phút không phải chỉ set quảng cáo rồi bỏ đi chơi cả ngày. Hãy làm quảng cáo đủ 8 tiếng mỗi ngày bạn sẽ thấy sau một vài tháng bạn sẽ có nhiều khi thành thần thánh. Tôi cũng xin phép cười chê mấy bạn chỉ tạo 1 hoặc 2 quảng cáo sau đó đã vội nói sản phẩm không thể quảng cáo hoặc đã làm quảng cáo mà chưa có khách hàng.

4, Kiên trì theo dõi. 

Rõ ràng là không phải quảng cáo giờ nào cũng tốt, ngày nào cũng rẻ và tuần nào cũng hiệu quả như tuần nào. Vậy nên bất kỳ biến động nào bạn đều phải theo dõi liên tục giống như những người làm google adsense theo dõi analytics từng phút từng giờ. Việc của bạn quan trọng và cũng có nhiều khi bẵng đi một giờ bạn mất cả yến thịt bò. Tôi đã từng gặp vấn nạn này rất nhiều lần cũng bởi tôi lười chả quan tâm gì sất, tôi mất khá nhiều.

5, Làm việc có bản sắc riêng. 

Đây là yếu tố sống còn nếu bạn muốn thành một người làm quảng cáo bởi có rất nhiều thứ không thầy cô nào dạy, không đồng nghiệp nào share mà chỉ bạn có. Tôi coi đây là bản sắc của mỗi người trong công việc nó bao gồm phong cách làm việc, kỹ năng chuyên môn, kỹ năng sáng tạo... mà chỉ bạn chứ không ai lẫn vào được.
Cuối cùng sau khi đọc hết bài này liệu bạn có đang là người làm quảng cáo đúng nghĩa?

Nghiên cứu thị trường khi bắt đầu Digital Marketing

- 7/11/16
Digital marketing là một trong những hoạt động marketing thiết yếu trong kỷ nguyên số. Tuy nhiên bản chất vẫn là một chuỗi các hoạt động tiếp thị. Bởi vậy để có được thành công, nghiên cứu thị trường là điều tất yếu.

Đối với các doanh nghiệp nhỏ, chi phí đầu tư cho việc nghiên cứu thị trường vô cùng tốn kém. Tuy nhiên đây lại là việc làm giúp doanh nghiệp cái tiến, định hướng mình trong tương lai.
Khoan nói đến những điều lớn lao, đã bao giờ bạn tự hỏi bạn bè rằng "mày thấy sản phẩm này thế nào" hay "giữa cái này & cái này mày chọn cái nào, tại sao?",... Chẳng phải bạn đang bắt đầu một cuộc nghiên cứu với quy mô nhỏ?

Không nằm ngoài phạm vi tiếp thị, digital marketing là phương pháp sử dụng internet để làm phương tiện cho các hoạt động marketing bằng cách sử dụng các phương tiện kỹ thuật số nhằm mục đích tiếp cận và tương tác với khách hàng. Và chắc chắn để tiếp cận và tương tác với khách hàng hiệu quả bạn không thể bỏ qua các hoạt động nghiên cứu thị trường.

Vậy cụ thể các hoạt động nghiên cứu thị trường giúp bạn điều gì?

- Giúp xác định cụ thể đối tượng khách hàng muốn hướng đến.
- Xây dựng các mô hình chiến lược marketing (Mô hình 4P, 7P).
- Xác định, tối ưu hóa chi phí & các công cụ digital marketing.
- Làm hạn chế rủi ro trong quá trình kinh doanh.

Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ:

- Nắm rõ insight của khách hàng giúp xây dựng & triển khai các thông điệp truyền thông gần gũi, hiệu quả tới khách hàng mục tiêu trên các kênh khác nhau.
- Xác định được giá cả, điểm bán, sản phẩm và các yếu tố khác nhằm cải tiến, thay đổi cho phù hợp.
- Tiết kiệm tiền bạc, nâng cao hiệu quả trong quá trình triển khai digital marketing.

Bên lề:

Trong những ngày gần đây, trên các cộng đồng về Social, tôi bắt gặp rất nhiều câu hỏi về việc quảng cáo ít ra đơn, chi phí cao,... sau đó cho rằng facebook có vấn đề, thậm chí có một số người có mong muốn chuyển qua kênh khác hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, theo suy nghĩ của cá nhân tôi, việc này xuất phát từ chính việc chúng ta không hiểu khách hàng, có cá nhân lại cho rằng cũng với cách làm này trước kia bán được hàng, còn giờ thì không hoặc ít đi do facebook khó khăn hơn.

Nhưng bản chất thực sự là gì?

Các khóa học về quảng cáo diễn ra tràn lan, những mánh khóe được cho là "bí kíp" trở thành các khóa học rồi đào tạo khắp nơi, Tung hô, ca ngợi các tấm gương startup nhanh chóng thành công khiến chúng trở thành một làn sóng của lớp trẻ.

Hệ quả là khách hàng đã không còn lạ lẫm gì với những chiêu trò, "bí kíp" đột phá của những "doanh nhân" trẻ, họ cảnh giác hơn với sản phẩm của người bán. Sợ mua phải hàng giả, hàng nhái để rồi "tiền mất tật mang". Qua đó, hành vi mua sắm của khách hàng thay đổi, chưa kể cung vượt cầu.

Kết: Thương mại điện tử và digital marketing vẫn vô cùng sôi động, phát triển & tiềm năng, bài viết này nhằm mục đích trả lời cho các câu hỏi, thắc mắc về việc tại sao bán hàng trên facebook không ra đơn. Nếu bạn đang gặp phải lý do quảng cáo facebook không ra đơn, hãy bắt đầu từ việc tìm hiểu những suy nghĩ mà khách hàng chưa nói, hiểu & đáp ứng những gì họ mong đợi.

3 Công cụ miễn phí để giúp bạn hiểu khách hàng trực tuyến của bạn

- 21/10/16

Kỹ thuật phân tích là một công cụ quan trọng để phát triển công ty. Bạn  tiếp thị ,  quảng cáo Facebook , và  trang web của bạn  chỉ là một vài công cụ tiếp thị có tiềm năng để tăng trưởng kinh doanh tuyệt vời và lợi nhuận.


Nhưng tất cả các công nghệ trên thế giới sẽ không giúp bạn nếu bạn không hiểu khách hàng của bạn.

Nó thổi tâm trí của tôi bao nhiêu công ty không hiểu được thị trường mục tiêu của họ.



(Cảnh báo:  bán cho "tất cả mọi người" không phải là một thị trường mục tiêu )


kinh doanh của bạn cần để phân tích chính xác nhân khẩu học, hành vi, và lợi ích của khách hàng của bạn để:


  • Bạn có thể tìm thêm khách hàng như họ và bán công cụ hơn.
  • Bạn có thể gắn kết công ty của bạn (bán hàng, tiếp thị, dịch vụ khách hàng, quản lý sản phẩm) để tất cả được tiếp thị, bán hàng, phục vụ, việc xây dựng các công cụ bên phải, trong đó có đòn bẩy rất lớn về hiệu quả của tổ chức của bạn.
  • Nếu bạn không hiểu rõ thị trường mục tiêu của bạn, bạn có thể sẽ không có khả năng mở rộng quy mô.
  • Chân dung khách hàng lý tưởng của bạn.

1. Google Analytics


Hơn 10 triệu trang web sử dụng Google Analytics. Nếu bạn có thiết lập Google Analytics cho website của bạn, bạn có thể bắt đầu đạt được những hiểu biết  về thị trường mục tiêu của bạn.



Bạn sẽ muốn để tập trung vào Nhân khẩu học và Sở thích của Google Analytics. Về cơ bản những gì bạn đang cố gắng tìm ra là, những người thực sự mua những thứ từ bạn, những gì đang có các khẩu súng hút thuốc lá về mẫu số chung?

2. Khách hàng trên Facebook


Bởi vì Facebook có hơn một tỷ người sử dụng đăng nhập mỗi ngày họ đã tấn thông tin về những gì người mua, những gì họ thích, nhân khẩu học của họ, và nhiều hơn nữa.



Nếu bạn có một trang kinh doanh Facebook (bạn cũng nên), bạn có thể truy cập của họ  Khán giả Insights công cụ mà bạn có thể sử dụng để phân tích hoặc là:

Mọi người trên Facebook -  Bạn có thể nghĩ về điều này như là một cách để làm một cuộc khảo sát người sử dụng để hiểu những gì một thị trường có vẻ như nói chung.
Những người thích trang của bạn -  Ở đây bạn sẽ có một cái nhìn tập trung hơn vào những người quan tâm trong kinh doanh và dịch vụ của bạn.
Bất kỳ danh sách tùy chỉnh email và / hoặc số điện thoại mà bạn tải lên -  Điều này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn sâu vào những người đã mua từ bạn, hoặc chuyển đổi trong một số cách khác (đăng ký một bản tin, sách trắng, hội thảo trên web, vv).
3 Công cụ miễn phí để giúp bạn hiểu khán giả trực tuyến của bạn |  Truyền thông xã hội Hôm nay

Một khi bạn đã chọn một khán giả để phân tích, Facebook sẽ cho bạn biết tất cả mọi thứ về họ. Bạn sẽ khám phá ra chức danh công việc, trình độ học vấn, lối sống, vị trí, thông tin hộ gia đình, hành vi mua, và nhiều hơn nữa.

3. Insights Twitter


Nếu bạn có một tài khoản Twitter, bạn có thể sử dụng công cụ hiểu biết khán giả của Twitter để tìm ra các lợi ích khác nhau, nhân khẩu học, nghề nghiệp, lối sống, hành vi của người tiêu dùng, liên kết chính trị - có nghĩa là hàng trăm chiều, quá nhiều để ra khỏi danh sách .



Bạn có thể làm phân tích này trên Twitter của bạn, hoặc trên bất kỳ chiến dịch quảng cáo của Twitter mà bạn chạy.Điều này quan trọng bởi vì quảng cáo cho phép bạn tiếp cận những người không phải là khách hàng của bạn đã được - vì vậy nó ít thiên vị.


Ngoài ra, giống như Facebook, bạn có thể tải các email và Twitter sẽ làm phân tích nhân khẩu học này vào danh sách của bạn.

Năm nay, dành nhiều thời gian để thực sự có được để biết khán giả. Sử dụng những công cụ trang web mới, nó dễ dàng hơn hơn bao giờ hết để làm nghiên cứu này và tạo chân dung người mua hàng.

Hiểu biết chính xác thị trường mục tiêu của bạn là - nhân khẩu học của họ, hành vi, và lợi ích - là một số nhân lực rất lớn mà bạn có thể sử dụng để thúc đẩy tăng trưởng lớn.

Customer insight là gì và lưu ý khi tìm customer insight

- 7/10/16

Customer insight là gì?

Customer insight là sự thật ngầm hiểu hay Ngụ ý ngầm hiểu bên trong của khách hàng, khi sản phẩm của bạn đưa ra thông điệp thì nhóm khách hàng này ngay lập tức thấy đó là nhu cầu cần có đối với sản phẩm đó nhưng khách hàng không tự nói ra được, nó ngầm ở sâu bên trong khách hàng chứ không phải nà những sự thật hiển nhiên ai cũng biết.

Lưu ý khi tìm Customer Insight


Xác định được vấn đề cần giải quyết.

Tìm hiểu tâm lý, nhu cầu, khao khát của khách hàng bằng câu hỏi “tại sao”.

Khơi gợi để người được hỏi chia sẻ câu chuyện của mình.

Định vị thương hiệu, gắn với bốn chữ P: lời hứa (Promise), mục đích (Purpose), khả năng
(Performance) và quan điểm (Point of View).



Ví dụ : Sản phẩm tủ lắp ghép thông minh

Sự thật hiển nhiên : Tủ lắp nghép để dễ lắp, di chuyển, dễ thay đổi kích thước cho phù hợp

Sự thật ngầm hiểu (Customer insight) : Mua tủ về sẽ làm con của bạn học được tính ngăn nắp nề nếp mà bỏ đi tính bừa bộn của mọi đứa trẻ.

Khi làm marketing nội dung thì tìm insight khách hàng rất quan trọng và sau đây là 1 số kinh nghiệm của bạn Kiều Thắng chia sẻ

Thông thường tìm insight của khách hàng có 3 giai đoạn chính. Định hướng: xác định đối tượng và mục tiêu của việc tìm insight
Khám phá, tìm hiểu khách hàng, tổng hợp thông tin  Chắt lọc, phân tích những thông tin chất lượng trong giai đoạn 2

Ở giai đoạn định hướng, mình đã có đề cập ở post trước các bạn có thể lục lại xem, post này sẽ nói về 1 số cách thức để các bạn có thể thấu hiểu khách hàng của mình. Lưu ý cách này chỉ áp dụng công ty vừa và nhỏ thôi. Ở các brand lớn họ có đội ngũ hùng hậu, mất rất nhiều thời gian, công sức để làm, họ thuê hẳn 1 công ty nghiên cứu thị trường để tìm insight cho họ. Bài viết này chỉ như là một gợi ý cho các bạn, thấy hữu ích thì dùng, không phù hợp thì thôi. Nếu các bạn có cách làm riêng…làm ơn hãy chia sẻ. Góp ý dựa trên tinh thần xây dựng là vui.

Nào, bây giờ vào nội dung chính !

Cách 1: Dựa hơi


Bạn hãy tìm các brand có chung nhóm phân khúc khách hàng, dựa theo insight của họ để làm nội dung phù hợp với mục tiêu đặt ra. Đừng nghĩ 1 insight thì chỉ có 1 ý tưởng, mà nó luôn luôn có hàng trăm ý tưởng.

Cách 2: Ăn nằm cùng nhóm khách hàng mục tiêu (Focus Group)


Sau khi đã có bức chân dung về khách hàng ở giai đoạn 1, lúc này bạn cần tìm 1 nhóm khách hàng thuộc các yếu tố mà bạn đặt ra để “nghiên cứu & tìm hiểu” thật kỹ về họ. Đối với mình thì hay “quan hệ” với khách hàng cũ, khách hàng đã mua sản phẩm, dùng dịch vụ.

Cách này bạn cần lưu ý những điều sau: thời gian họ thường online, nội dung họ thường đăng, thường chia sẻ, ngôn ngữ văn phong họ thường comment, thái độ và quan điểm…bạn phải đóng vai trò là 1 người bạn thực sự chứ không phải là nhà phỏng vấn. Bạn có thể tổ chức các hoạt động cho group này để tạo thêm sự gắn bó, tương tác, qua đó cũng hiểu họ hơn.

Focus Group có thể cung cấp những insights sau:

+ Thói quen mua sắm của khách hàng.
+ Hiểu rõ hơn khách hang của ngành hàng.
+ Thái độ của khách hàng.
+ Kiểm tra hình hành thương hiệu.
+ Xác định được những gắn kết cảm xúc cũng như lợi ích của khách hàng với sản phẩm.

Cách 3: Thử nghiệm A/B


Dựa vào nhóm khách hàng mục tiêu, bạn có thể tạo nhiều nội dung để thực hiện phương pháp này, xem nội dung nào mang lại tỷ lệ tương tác tốt nhất. Sau đó trả lời câu hỏi “tại sao nội dung này họ lại thích nhỉ ? tại sao, tại sao và tại sao” hỏi tại sao cho đến khi nào không trả lời được nữa. Chắc chắn bạn sẽ nhận ra 1 điều gì đó ẩn chứa bên dưới nội dung đó. Các yếu tố nội dung bạn cần chú ý lúc test: tiêu đề, văn phong, hình ảnh, tone&voice, FORMAT CONTENT…

Cách 4: Nghiên cứu, phân tích website/fanpage của bạn


Bạn có fanpage hàng trăm ngàn like, traffic website hàng chục nghìn lượt truy cập mỗi ngày, bạn có đang phân tích lợi ích thực sự mà nó mang lại không. Hay vẫn mải mê đi tìm mối quan tâm của khách hàng hằng ngày. Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ theo mình bạn nên tập trung vào bước này thật kỹ.

Chú ý những câu hỏi sau:

+ Hành vi khách hàng của bạn như thế nào ? (xem trong tab hành vi của Google Analytics)
+ Họ từ đâu tới (google, fb, direction…)
+ Họ xem những trang nào trên website
+ Họ ở lại khoảng bao lâu
+ Loại nội dung nào là phổ biến nhất ?
+ Nếu bạn là website bán hàng thì cần xem mọi thứ trong quá trình mua hàng của họ

Đặc biêt: bạn cần chú ý từ khóa mà khách hàng tìm kiếm trên google, rồi click vào website của bạn, bạn có thể xem kỹ hơn trong Google Webmaster Tool. Ngoài ra bạn có thể xem Google keyword suggest để hiểu điều gì họ thường tìm kiếm.

Nếu bạn quảng cáo adword, bạn cũng có thể xem được người ta tìm kiếm từ gì rồi click vào quảng cáo của bạn.

Bạn có nghe đến thuật ngữ Remarketing chưa ? bạn hoàn toàn có thể biết được, khách hàng của mình sau khi vào website họ sẽ đi đâu, họ quan tâm chủ đề gì nữa…

Riêng trên fanpage, bạn có thể phân tích khách hàng trong công cụ audience insight. Khách hàng bạn có thể phân tích:

+ Everyone on Facebook: Phân tích mọi người trên Facebook.
+ People connected to your Page: Phân tích những người đã kết nối tới Fanpage của bạn.
+ A Custom Audience: Phân tích những nhóm đối tượng tùy chỉnh trên website của bạn.

Hoàn toàn là những dữ liệu quý giá mà bạn đang bỏ qua.

Cách 5: Xem báo cáo nghiên cứu thị trường và phân tích đối thủ


Đây là 2 cách khá phổ biến, bạn hãy tìm tất cả báo cáo nghiên cứu trong những năm gần nhất, quan trọng là thông tin phải xác thực. Còn phân tích đối thủ giúp bạn hiểu rõ hơn lý do mà họ không chọn bạn. Lại liên tục đặt câu hỏi “tại sao” để tìm ra vấn đề nhé. Search google để tìm hiểu thêm.

Cách 6: Tham chiến tại những nơi khách hàng xuất hiện


Bạn bán trà sữa thì nên đi coi hội chợ ẩm thực, bán quần áo thì nên đi xem sự kiện thời trang, bán mỹ phẩm thì nên đi event làm đẹp, chăm sóc sức khỏe…Bạn sẽ có cơ hội:

+ Có buổi nói chuyện thảo luận với đối tượng tiềm năng
+ Có nhiều thông tin mới, cập nhật trong ngành nghề
+ Lắng nghe trực tiếp những câu hỏi và giải đáp
+ Coi lại chính mình, liệu có đủ sức cạnh tranh
+ Xem đối thủ đang làm những gì

Trên đây là một số gợi ý khi bạn bắt đầu thấu hiểu khách hàng, không tốn quá nhiều chi phí. Tuy nhiên việc tìm insight còn tùy thuộc vào trực giác, cảm quan của bạn. Tìm insight là một hành trình lâu dài và bền bỉ. Chúc bạn thành công !

Target sở thích có thực sự hiệu quả ?

- 5/10/16

TARGET SỞ THÍCH CÓ THẬT SỰ HIỆU QUẢ ?

Trước khi trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cần phải hiểu "nhắm chọn sở thích" là gì và những người nằm trong danh mục sở thích cụ thể là nhóm người nào.


Như tôi đã chia sẻ nhiều lần về việc cần phải làm khi tiếp thị trên Facebook.

(1) Đi tìm người có nhu cầu và  (2) tạo ra nhu cầu.

Với trường phái thứ 1.

 Việc đi tìm người có nhu cầu chính là việc target nhắm chọn nhóm đối tượng đang có nhu cầu mua sản phẩm dịch vụ. Nhấn mạnh rằng đang-có-nhu-cầu chứ không phải đã-có-nhu-cầu. Nên nhớ rằng 28 ngày Facebook update lại các con số vì vậy với nhóm người đã-có-nhu-cầu, sau 28 ngày họ thường đã mua sản phẩm dịch vụ của đơn vị khác. Một số sản phẩm có giá trị lớn như bất động sản, oto, thẩm mỹ viện...thời gian từ lúc tiếp nhận thông tin đến lúc đưa ra hành động mua hàng có thể lâu hơn. Phần lớn mọi người trong group đều kinh doanh các sản phẩm có mức giá từ 200k-1000k. Vậy với sản phẩm này, sau 28 ngày người ta đã mua hàng chưa ?

Tôi lấy ví dụ cho sở thích "giày cao gót", khi bạn chọn sở thích này, mục đích của bạn là target đến nhóm người có sở thích giày cao gót để bán cho họ sản phẩm đấy. Tôi cứ cho rằng những người thuộc danh mục sở thích "giày cao gót" là những người có nhu cầu mua sản phẩm. Tuy nhiên nếu như bạn cố nhắm chọn sở thích này, tôi đồ rằng hiệu quả sẽ không như kỳ vọng bởi nhóm người này có tỷ lệ cao là họ đã mua sản phẩm của một nơi khác. Như đã nói ở trên, 28 ngày Facebook mới update con số trong các danh mục sở thích.

Đã bao giờ bạn gặp trường hợp khi đang comment với bạn bè về một sản phẩm nào đó và một lúc sau chúng ta bắt gặp quảng cáo về sản phẩm đó ?

Nên nhớ rằng Facebook không bao giờ phân phối hiển thị một cách ngu ngốc, nó luôn phân phối ngẫu nhiên trong nhóm người mà chúng ta đã nhắm chọn, tuy nhiên không phải nhóm người nào nó cũng phân phối lên. Facebook có thuật toán để biết được rằng nhóm người nào có-vẻ-như-phù-hợp-nhất- với nội dung mà chúng ta đã dùng để chạy quảng cáo.

Đúng như triết lý của Facebook "Chúng tôi luôn cố gắng mang lại nội dung tốt nhất cho người dùng" . Nội dung tốt chính là các nội dung hữu ích nhất đối với họ. Sẽ chẳng có gì tuyệt vời hơn nếu như họ nhìn thấy quảng cáo về một sản phẩm, dịch vụ mà họ đang muốn nói đến. Có phỏng ạ ?

Vậy việc bạn nhắm mục tiêu chi tiết sở-thích liệu có thật sự hiệu quả ? Tôi đoán bạn đã có câu trả lời.

Tôi vẫn luôn nói với các học viên của tôi rằng "Đỉnh cao của target là không target". Chúng ta hãy nhắm đến nhóm người có khả năng chi trả cho món hàng nếu như họ phát sinh nhu cầu. Việc này dễ hơn rất nhiều so với việc đi tìm người có nhu cầu trên Facebook.

Bán giày cao gót mà target sở thích giày cao gót thì sẽ cạnh tranh nhiều đối thủ. Thay vào đó là target người vừa mua cái đầm, cái váy, đương nhiên sẽ cần mua 1 đôi giày để đi cho hợp.

Thiết nghĩ fb nó thêm cái sở thích ra là có lý do của nó. Nếu target sở thích nâng cao thì nên target sở thích chéo. Ví dụ tao đang có cửa hàng bán quần áo trẻ em tao sẽ target vào các bà mẹ có nhu cầu thông qua 1 số sở thích khác :D . 
Mấy cái sản phẩm giày dép quần áo thì cứ target đại trà ra theo tuổi rồi facebook nó tự reach hiệu quả cho mình.

em có 1 thắc mắc là thế nào được tính là sở thích a, vì một ngày e xem đọc thông tin trên trời dưới biển sản phẩm nam nữ đủ các thể loại trên đời nhưng tuyệt nhiên không bao giờ mua thứ gì và Thích không phải là mua.

Một nhóm mình set campain thường có 2 bài nhỏ chia ra target vào nhóm khách hàng có khả năng có nhu cầu mua sản phẩm, vị trí và trang họ quan tâm, 1 bài target rộng nhằm tìm kiếm nhu cầu và từ đó focus. Cảm thấy khá hiệu quả.


CÁC TIÊU CHÍ QUAN TRỌNG ĐỂ TARGET QUẢNG CÁO FACEBOOK


Như tôi đã biên ở bài trước, hãy tập trung nhắm quảng cáo vào nơi mà ở đó người dùng dễ có khả năng chi trả cho món hàng nếu như họ phát sinh nhu cầu. Facebook có quá nhiều tiêu chí để target, tuy nhiên tôi chỉ kể ra các trường quan trọng nhất. Hãy tập trung phân tích nó và làm nó

1- ĐỊA LÝ 


- Bán toàn quốc: Hãy phân chia thành các nhóm địa lý mà tại đó hành vi mua sắm của họ dễ giống nhau nhất.


Ví dụ: Chia theo vùng miền (Miền Bắc - Miền Trung - Miền Nam)

Chia theo kinh tế: Hà Nội - Tp.Hồ Chí Minh - 10 tỉnh giàu

- Bán online theo location: Chọn bán kính mà tại đó đồng giá ship.

- Kéo đến cửa hàng: Tạo 1 chiến dịch độc lập, thả gim 1-3Km với content "Chỉ cách bạn chưa đến 2 phút đi bộ, chưa đến 1p đi xe..." mục đích là làm cho khách hàng thấy rất gần mình.

2- ĐỘ TUỔI


Xem xét giá bán công dụng của sản phẩm để xác định độ tuổi từ bao nhiêu đến bao nhiêu.

- Giá: Để tìm ra độ tuổi nào có khả năng tài chính, có thời gian tích luỹ về tiền để mua được sản phẩm một cách dễ dàng nhất

- Công dụng (Style): Để xác định sản phẩm đấy có công dụng phù hợp với nhóm tuổi nào nhất.
Ví dụ:

+ Trị nám: Không cần quan tâm giá, chỉ cần biết tuổi nào dễ bị nám nhất: Phụ nữ sau sinh

+ Giày: Giày lười có đối tượng trẻ hơn giày da

3- SỞ THÍCH - HÀNH VI


Tôi không chọn. Tại sao thì bài trước tôi đã biên rồi.

Bonus: Quảng cáo lên "Bạn bè của những người có sinh nhật trong tuần này" để bán các sản phẩm phụ kiện (Ví da, thắt lưng, mỹ ký...)

Trên đây là cách tôi đang làm, có nhiều cách làm để giải quyết vấn đề. Hãy đi vào giá trị cốt lõi của vấn đề để lựa chọn phương án giải quyết tối ưu nhất.