BÀI MỚI

Bài Viết Mới Nhất
Browsing Category "Insight"

Customer insights là gì ? Phương pháp phân tích Insight khách hàng theo lý do mua hàng

- 27/9/16
Customer insights hay Consumer Insights là Bí mật lớn nhất của Lý do mà khách hàng sẽ mua hàng của bạn! Customer insights là Ngụ ý ngầm hiểu sâu bên trong khách hàng mà khách hàng không hề biết và cái đó thôi thúc khách hàng sẽ hành động và cái mà chúng ta hay gọi là Cảm xúc mua hàng (Khách hàng mua hàng bằng cảm xúc chứ không phải lý trí)

Lý do mà dân tình chơi Pokemon Go rất đông là muốn trải nghiệm 1 game lạ mới, muốn thử thách bản thân khi chiến đấu , bị hùa theo đám đông và chút ít thể hiện cái tôi hợp thời đại !
Tìm customer insight bằng cách nào? Customer insights là gì? Vai trò của Customer insights có ý nghĩa thế nào? lý do mà khách hàng sẽ mua hàng của bạn theo thứ tự ưu tiên?
Có 7 cách tìm Customer Insights : Tháp nhu cầu, Lý do mua hàng, Vấn đề khách hàng, Trải nghiệm người dùng, Customer Journey, Đặc điểm văn hóa vùng miền….
Sau đây là một phương pháp tìm Customer insights theo Lý do mua hàng.
1. Nhu cầu cấp bách : Khi có nhu cầu này khách hàng quyết định mua hàng nhanh nhất và gần như không quan tâm đến giá cả. Sản phẩm của bạn đáp ứng nhu cầu này là bán được hàng ngay lập tức.
2. Sự thành công dễ dàng của ai đó và đó là bí mật ít ai biết : khi thấy người khác làm thành công dễ dàng mà bạn nhìn thấy và bạn ngay lập tức có nhu cầu khó cưỡng về việc phải đạt nó và chấp nhận chi tiền cho việc này thậm chí mù quáng.
3. Được thể hiện cái tôi của cá nhân: Ở VN thì nhu cầu này gần như là lý do lớn nhất. Càng trẻ thì nhu cầu cái tôi càng cao. Thế mới có chuyện các bạn trẻ tiền không một xu dính túi nhưng đi du lịch checkin như thụi.
4. Tương lai sẽ được lợi lớn hay sẽ cải thiện tốt hơn : Đầu tư cho con cái, Đầu tư bds, học hành, đọc sách chuyên môn… đều là lý do này.
5. Sự thua thiệt về đẳng cấp, cao hơn là mong được tôn trọng hay gây chú ý : Mua sắm quần áo, đồ hiệu… đều là dạng lý do mua này. Ở VN các trào lưu mới rất dễ được hưởng ứng và mau chán.
6. Sướng hơn, vui hơn, tiện nghi hơn, đỡ mệt hơn là lý do khách hàng sẽ chi tiền để đoạt nhu cầu đó. Dân Vn siêu lười và thích hưởng thụ nên suốt ngày nhậu nhẹt là thế.
7. An toàn cho bản thân và gia đình : Lý do này ở Tây là xếp trên lý do 3 và 5 nhưng ở VN thì lại là lý do thấp hơn do dân Việt liều mạng sống hơn. Các sản phẩm sức khỏe hay bảo vệ bản thân là lý do này.
8. Được đám đông kích động, được gia tăng năng lượng : Các khóa học gia tăng động lực cảm xúc cũng vậy, họ đẩy cảm xúc và năng lượng lên cao độ để dễ chốt sales.
9. Cảm giác được hời hơn, lợi hơn, cơ hội hiếm có, khan hiếm thật sự , quà tặng…: Các chương trình khuyến mãi giảm giá hay lợi dụng điều này và dân tình vẫn ham là sẽ tìm kiếm được những thứ hợp với mình và giá hời.
10. Được khám phá cái mới, thử một cái gì đó hay hay, tăng thêm trải nghiệm bản thân. Ví dụ như mua hàng độc hay thích của lạ.
11. Mua vì quan hệ và tình cảm : Cảm giác ủng hộ ai đó đã giúp mình nên mua để ủng hộ.
12. Mua vì tin rằng điều đó là đúng : Thông qua khách hàng đã sử dụng dịch vụ, những ý kiến về sự trải nghiệm sẽ quyết định khách hàng chọn mua do tin tưởng ý kiến đám đông về sự trải nghiệm đó. Mức độ tin tưởng sẽ tăng hơn khi người đánh giá là chuyên gia, người sành sỏi, uy tín hay người thân quen.

Khách Hàng Tiềm Năng Dựa Trên Công Cụ Tìm Kiếm Google áp dụng Facebook Ads

- 22/8/16
Các bạn làm Facebook Ads đã áp dụng Targeting sở thích, hành vi, nhu cầu khách hàng tiềm năng dựa trên công cụ tìm kiếm Google chưa ???

Câu trả lời là cố rất nhiều anh chi đã áp dụng Mẹo này thành công nhưng thực tế tiếp xúc mình thấy có nhiều bạn chưa hề áp dụng Targeting sở thích, hành vi, nhu cầu khách hàng tiềm năng dựa trên công cụ tìm kiếm Google...
Vì vậy ở bài viết này mình xin phép được chia sẻ với các bạn cách Áp Dụng công cụ tìm kiếm Google để PHẦN NÀO tìm ra sở thích, hành vi, nhu cầu khách hàng tiềm năng giúp các bạn có thể phần nào nghiên cứu được Khách Hàng Tiềm Năng của mình dựa trên đối tượng Khác Hàng có Nhu Cầu cao đối với những Sản Phẩm & Dịch Vụ mà các bạn chưa từng Thực Chiến qua hoặc chưa có kinh nghiệm đối với những Sản Phẩm & Dịch Vụ mới !!!
Dài dòng văn tự quá. Để tìm ra đối tượng khách hàng có Nhu Cầu Cao với những Sản Phẩm & Dịch Vụ mới thì trước tiên chúng ta phải phân tích được những yếu tố như :
 Phân khúc sản phẩm trên thị trường ???
 Phân tích đối thủ cạnh tranh cũng như phân tích xem Sản Phẩm & Dịch Vụ của mình có Ưu điểm, Nhược điểm như thế nào so với đối thủ...
 Phân khúc khách hàng của bạn là ai ???
 Phân tích đối tượng khách hàng tiềm năng có nhu cầu cao đối với Sản Phẩm & Dịch Vụ của mình là người như nào ???
Nếu các bạn phân tích được tất cả những yếu tố trên thì mình tin chắc rằng việc Startup Sản Phẩm & Dịch Vụ mới của các bạn sẽ hiệu quả hơn nếu không nói là sẽ thành công !!! Nhưng ở vài chia sẻ này mình xin phép nói ngắn gọn và xúc tích về vấn đề Targeting sở thích, hành vi, nhu cầu khách hàng tiềm năng dựa trên công cụ tìm kiếm Google. Bắt đầu nào :
Quay lại nội dung phân tích đối tượng khách hàng tiềm năng có nhu cầu cao đối với Sản Phẩm & Dịch Vụ của mình là người như nào và tại sao họ Phải Sử Dụng Sản Phẩm & Dịch Vụ của chúng ta cung cấp ???
Bất kỳ một Nhu Cầu sử dụng ẩn sau bên trong khách hàng đều có những nguyên nhân, vì thế việc của chúng ta đó là tìm ra được vấn đề mà họ gặp phải và Sản Phẩm & Dịch Vụ của chúng ta có thể giải quyết cho họ. Đối với các sản phẩm có nhu cầu cao và gần như là thiết yếu như : quần áo, giày dép, mỹ phẩm, đồ cho trẻ em... rất rất nhiều, thì đơn giản là Target đến đúng tệp khách hàng có độ tuổi, giới tính, khu vực, sở thích là oki ( cái này tư duy các bạn ai cũng làm tốt rồi ), nhưng đối với nhưng Sản Phẩm & Dịch Vụ như thuốc trị bệnh, trị nám da, thuốc mọc tóc, hôi nách... Nói chung là những mảng khiến các bạn khó tìm ra đối tượng khách hàng tiềm năng có nhu cầu cao thì các bạn phải tìm ra được nguyên nhân khiến họ gặp phải các vấn đề mà Sản Phẩm & Dịch Vụ có thể giải quyết và Thõa Mãn Nhu Cầu của họ. OK
Đơn giản thôi !!! Các bạn có thể Search Google để tìm ra nguyên nhân khiến họ gặp phải các vấn đề và dựa vào đó cùng với tư duy của chính các bạn để tìm ra tệp có khách hàng có nhu cầu. Ví dụ :
Sản phẩm thuốc trị nám da thì nguyên nhân nào khiến họ bị nám da và ai sẽ là những người có khả năng bị nám da ??? Các bạn Search Google với từ khóa " những nguyên nhân gây nám da " rồi bạn sẽ tìm được đối tượng như thế nào sẽ có nguy cơ bị nám da. Ví dụ nguyên nhân bị nám da sẽ do :
 Nguyên nhân nám da do di truyền ( cái này khó phân tích )
 Nám da dó thay đổi nội tiết tố, mất cân bằng khí huyết ở phụ nữ hoặc các bệnh phụ khoa mãn tính, do sau khi sinh con.... rất nhiếu : cái này Target đến Nữ tuổi 18 trở lên, phụ nữ đã có gia đình và có con, những người có sau sinh thì các bạn Target hành vi và sở thích của họ quan tâm đến : bỉm, sữa, công thức sữa, nuôi con bằng sữa mẹ, nói chung là các hafnnh vi họ quan tâm đến những sản phẩm liên quan đến trẻ nhỏ ( là con họ ) đây gọi là nhu cầu liên quan.
 Nám da do căng thẳng kéo dài do chế độ ăn uống, nghỉ ngơi không điều độ... cái này Target đến dâ văn phòng, công sở...
 Nám da do sử dụng thuốc, hóa mỹ phẩm không đúng cách, không phù hợp với da... cái này Target đến sở thích làm đẹp, mỹ phẩm, spa, thẩm mỹ viện, da liễu, bệnh nám da...
 Nám da do cháy nắng, những người thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, khói bụi, ô nhiễm... cái này Target đến hành vi và hoạt động, nhân khẩu học chức danh như : các hoạt động ngoài trời, môn thể thao ngoài trời, vân động viên ( các mông thẻ thao ngoài trời ) kính dâm, Thời Trang Chống Nắng UV100, kem chống nắng... ( nghe thì có liên quan lắm đó )
Trên đây chỉ là những ví dụ cơ bản giúp các bạn có thể phân tích đối tượng khách hàng tiềm năng có nhu cầu cao đối với Sản Phẩm & Dịch Vụ mới mà các bạn chưa biết được tệp khách hàng của các bạn sẽ là những ai. Mình mong rằng bài chia sẻ cá nhân này của mình sẽ giúp được các bạn phần nào để tối ưu Content và Targeting dựa trên đối tượng khách hàng tiềm năng có Nhu Cầu Cao đã phân tích !!!
Trong Marketing Digital nói chung cũng như Facebook Ads nói riêng thì điều quan trọng nhất vẫn là Tư Duy Nắm Bắt thị trường và khách hàng tiềm năng cũng như sự Sáng Tạo làm nên sự đột phá trong quảng cáo.
🎉 Chúc các bạn Thành Công !!!
🎓 Mod iSocial : Nguyễn Xuân Vũ

Chân dung khách hàng là gì? Tại sao chúng lại cần thiết?

-
“chân dung khách hàng? Tôi thật sự đã hiểu rõ khách hàng của mình là ai rồi, vậy thì tại sao tôi lại cần phải có tài liệu về chân dung khách hàng chứ, rõ là lãng phí.”

Như rất nhiều người đang làm content khác, bạn chắc chắn rằng rất ám ảnh về việc phải tiết kiệm tối đa các quy trình và thực hiện các công việc đúng kế hoạch, nhưng đừng bao giờ có suy nghĩ như thế về “personas khách hàng”. Một personas khách hàng dù cho ở dạng thô sơ nhất cũng có thể giúp ích cho bạn hình thành, đúc kết ý tưởng, tạo dựng được lòng tin từ tất cả mọi  người.
Thật ra có 41% dân marketing B2B và 38% dân marketing B2C tin rằng thấu hiểu khách hàng là bước quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu cách xây dựng persona và khiến cho chúng hữu ích đối với doanh nghiệp của bạn theo các bước sau.
Personas khách hàng là gì? Tại sao chúng lại cần thiết?
Theo Ardath Albee, một “persona khách hàng” là một bản phác họa tổng hợp các yếu tố chủ chốt của khách hàng. Đối với mục đích làm content marketing, personas giúp cho bạn có thể truyền tải những content liên quan và hữu dụng nhất tới khách hàng.
Nếu làm content mà không có personas, những thứ bạn đưa đến cho khách hàng chỉ nằm trong giả thuyết, phỏng đoán của bạn về đối tượng khách hàng của mình mà thôi, cũng có nghĩa là bạn chỉ đang tạo ra những content mà bạn là người biết rõ nhất (sản phẩm và công ty của bạn) thay vì những content mà khách hàng đang tìm kiếm.
Hơn thế nữa, việc xây dựng persona còn giúp chúng ta tránh khỏi cảnh “gà nhà đá nhau” khi tất cả những người xây dựng content của công ty hay bộ phận đều cùng hướng tới một đối tượng khách hàng giống nhau.
Personas khách hàng có phải là thông tin nhân khẩu học hay không?
Khi nghĩ đến khách hàng, điều đầu tiên bạn nghĩ đến có thể là các yếu tố nhân khẩu học như là loại hình doanh nghiệp, chức vụ, bộ phận đảm nhiệm, vị trí địa lý, v.v, tức là gồm những khách hàng có những điểm chung lại thành từng nhóm. Personas lại giúp doanh nghiệp chọn ra những điểm đặc biệt nổi trội của chính doanh nghiệp để tiếp cận đối tượng khách hàng. Đối với người làm content, đó chính là cơ hội vô giá để đưa content tiếp cận gần nhất và thiết thực nhất tới khách hàng tiềm năng nhất.
Cách xây dựng content marketing persona như thế nào?
Đây là một quy trình không có thứ tự nhất định nhưng cần phải tuân theo các bước dưới đây để persona khách hàng giúp chúng ta nhận ra những thách thức và cơ hội độc nhất để xây dựng content.
  1. Vẽ lên hình ảnh khách hàng lý tưởng:
  • Họ là ai?
  • Chức vụ gì?
  • Họ làm việc trong công ty/ lĩnh vực nào?
  • Một ngày làm việc thông thường của họ như thế nào?
Các câu trả lời sẽ là nền tảng cho persona của bạn.
  1. Vai trò, trách nhiệm của họ trong hoạt động kinh doanh của bạn – và chúng liên hệ nhau như thế nào.
Ví dụ:
  • Những thách thức/ khó khăn trong công việc của họ là gì?
  • Những khoảng trống nào họ đang tìm kiếm để giải quyết những khó khăn/ thách thức đó?
  • Quá trình cân nhắc của họ như thế nào?
  • Họ là người trực tiếp đưa ra quyết định hay phải thông qua cấp cao hơn?
  1. Tận dụng những thông tin về dạng content mà họ ưa chuộng và kiểu tiêu thụ hàng hóa của họ.
Ví dụ:
  • Họ ưa thích tiếp cận thông tin như thế nào?
    • Có dạng content nào họ thích không?
    • Họ tiếp cận content online (từ thiết bị di động) hay từ các kênh khác/ diễn đàn?
  • Hầu hết các thông tin mà họ tiếp cận đều là ở chỗ làm việc hay ở nhà?
  • Lượng thông tin họ muốn tiếp cận là bao nhiêu và bao lâu?
  • Thông thường một ngày họ tiếp xúc với bao nhiêu content/ thông tin?
  • Thói quen sử dụng mạng xã hội của họ là gì? Mạng xã hội nào?
  • Ai/Cái gì ảnh hưởng đến content tiêu thụ sản phẩm của họ?
  • Ai là người họ tin tưởng để nghe tư vấn về sản phẩm/dịch vụ? Chuyên gia phân tích ngành? Nhà cung cấp? Sếp? Bạn bè hoặc đồng nghiệp?
  • Họ có nhận được những thông tin truyền miệng về sản phẩm/ dịch vụ trong môi trường làm việc không?
  • Có những sự kiện bên trong hay bên ngoài nào có thể ảnh hưởng tới cách tiêu thụ hàng hóa của họ không?
Câu trả lời cho những câu hỏi trên đây sẽ định hình được những chủ đề, thể loại và kênh content mà bạn sẽ triển khai.
Tuy nhiên, nên xem xét việc content của bạn có phù hợp với thông tin mà bạn tìm kiếm được hay không. Nếu như không thể biến thông tin vừa kiếm được thành insight khách hàng tiềm năng thì bạn nên loại bỏ thông tin đó ra khỏi persona.
Cuối cùng, hãy nhớ chọn lọc thông tin cho persona, chia sẻ với tất cả mọi người trong team, để mọi người cùng chắc chắn hiểu được khách hàng của mình là ai và họ là người như thế nào.

5 Bước Xây Dựng Chân Dung Khách Hàng Lý Tưởng

-
Nếu một ngày đẹp trời, bạn đến công ty và nhìn thấy anh chàng marketing bàn bên cạnh đang “cởi mở tâm sự” với một tờ giấy dán trên tường có in khuôn mặt thì đừng tỏ ra quá đỗi ngạc nhiên Rất có thể anh ấy đã xây dựng thành công một Buyer Persona cho sản phẩm của công ty bạn.

Thế  Nào Gọi Là Buyer Persona?

Buyer Persona hay còn được gọi là Chân dung khách hàng, không còn là thuật ngữ xa lạ trong giới digital marketer. Nó ám chỉ một hình mẫu dựa trên khách hàng lý tưởng của doanh nghiệp được xây dựng dựa trên những nghiên cứu thị trường và kinh nghiệm về khách hàng thực tế. Đó làmột con người thực sự mà bạn có thể gặp bất cứ lúc nào trong cuộc sống, có cá tính, có thói quen, có mục tiêu sống và cả những băn khoăn trăn trở.

Vì Sao Người Làm Tiếp Thị Cần Có “Buyer Persona”?

Bạn có để ý thấy những thương hiệu lớn như Unilever, P&G, Vinamilk thường đưa ra những chiến dịch marketing lan truyền mạnh với thật nhiều người quan tâm. Nội dung quảng cáo tiếp thị của họ hấp dẫn như thể họ đang nói chuyện trực tiếp với ta vậy. Đó chính là nhờ việc xây dựng Buyer Personas trước đó.
Những tác dụng của Buyer Personas có thể kể tới:
  • Tập trung đúng đối tượng, giảm chi phí tạo ra khách hàng mới
Chúng ta không hoàn toàn phải marketing sản phẩm cho cả thị trường rộng lớn, chỉ cần chú trọng tới những người thực sự phù hợp với sản phẩm mà thôi. Sức ép lên phòng marketing cũng giảm đi đáng kể vì doanh nghiệp biết tập trung vào những kênh tiếp thị hiệu quả nhất.
  • Biết được yếu tố quan trọng khiến khách hàng đưa ra quyết định
Khi đứng trên góc độ tâm lý của khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp sẽ có cái nhìn khách quan hơn về cảm nhận của người mua. Khách hàng có cần dịch vụ hậu mãi tốt hay không, liệu họ có tham khảo các nhận xét tại fanpage của doanh nghiệp trước khi mua hàng hay không? Chương trình khách hàng trung thành có khiến họ trở lại mua lần tới?
nội dung hay giúp chinh phục khách hàng tiềm năng
  • Cải thiện tính năng sản phẩm/dịch vụ
Có nhiều trường hợp Buyer Persona làm thay đổi hoàn toàn cách mà doanh nghiệp nhìn nhận về những công dụng nên có của sản phẩm, những yếu tố gì trong dịch vụ chăm sóc khách hàng mà họ đang khiếm khuyết. Sản phẩm càng hoàn hảo với đối tượng khách hàng mục tiêu, doanh số của doanh nghiệp càng cao hơn.
  • Sản xuất ra những nội dung marketing tâm lý và hút khách hơn
Hiểu được tâm lý của khách hàng khiến cho các nhà tiếp thị có thể xác định được những “insight” thần thánh. Điều đó quyết định họ sẽ tập trung ở dạng content nào, nói gì với khách hàng thì hợp lý. Chắc chắn các digital marketers chạy quảng cáo Google, Facebook hay những copywriters viết thông điệp cho TVC sẽ « like mạnh » khả năng này của Buyer Persona.
thông điệp marketing thu hút nhờ buyer persona

5 Bước Đơn Giản Xây Dựng Buyer Persona (Chân Dung Khách Hàng)

Xây dựng Buyer Persona thú vị giống như ta làm quen với một người bạn mới hay tìm cách chinh phục cô gái mà mình đã ao ước bấy lâu. Và nếu càng làm nhiều lần, chúng ta càng có những chân dung chính xác hơn, vì vậy hãy không ngừng chăm chỉ thực hiện 5 bước sau :
các bước xây dựng buyer persona

1.Xác Định Rõ Mục Tiêu Của Việc Xây Dựng Chân Dung Khách Hàng Tiềm Năng.

Việc xác đinh mục tiêu giúp ta biết được chân dung khách hàng này phục vụ cho mục đích gì của quá trình bán hàng, những nhu cầu và mong muốn cơ bản của tập khách hàng tiềm năng.  từ đó có những thu thập dữ liệu cho phù hợp.

2.Thu Thập Dữ Liệu Về Khách Hàng Tiềm Năng

Có rất nhiều cách để lấy được dữ liệu về khách hàng tiềm năng. Chúng ta có thể tạm chia thành các kênh sau:
  • Nghiên cứu trong nội bộ của doanh nghiệp
Dù ít hay nhiều, những nhân viên ở phòng ban trong công ty bạn cũng là những người đã tiếp xúc với khách hàng. Những địa chỉ đáng để dò hỏi là phòng kinh doanh, phòng marketing (đặc biệt làm team social media) và phòng chăm sóc khách hàng. Mỗi phòng ban sẽ có những trải nghiệm riêng trong từng giai đoạn của quy trình bán hàng, họ biết cách chiều lòng khách hàng trong hoàn cảnh cụ thể và có thể trong suy nghĩ của họluôn tồn tại về một hình mẫu khách hàng lý tưởng nhưng chưa được hệ thống hóa lên mà thôi.
Hạn chế: thông tin từ nguồn này sẽ chỉ giới hạn trong những hiểu biết đã có về khách hàng, không đưa ra được những xu hướng hay ý tưởng mới.
  • Công cụ thăm dò phân tích khách hàng phổ biến
Nếu muốn hiểu hơn về khách hàng bằng số liệu phân tích cụ thể, bạn có thể cân nhắc tới những công cụ khảo sát và phân tích khách hàng trực tuyến. Một số công cụ thường được sử dụng có thể kể tới phiếu khảo sát trực tuyến, event khảo sát trên fanpage, Google Analytics, báo cáo nghiên cứu thị trường
Hạn chế: nếu quá tin tưởng vào kết quả trực tuyến, bạn có thể đã bỏ qua hành vi của khách hàng trong đời thực hay bối cảnh cụ thể của những trải nghiệm mua hàng. Những người được hỏi trên mạng cũng chỉ trả lời giới hạn trong một số câu hỏi mà bạn gợi ý. Đôi khi người tiêu dùng online trở nên lười biếng và mong muốn nhận được quà khảo sát nên họ chỉ trả lời “cho có” hay “chọn toàn phương án a”. Cách hỏi và cách lựa chọn kênh khảo sát thông minh sẽ giúp bạn giảm bớt những tai nạn này.
  • Lắng nghe tiếng nói của khách hàng từ các forum và mạng xã hội
Bạn có thể đăng ký tài khoản tại các diễn đàn và hội nhóm mạng xã hội phù hợp với thị trường mà mình nhắm tới, hay thực hiện một bài nghiên cứu từ khóa tìm kiếm trên Google. Những điều khách hàng quan tâm nhất sẽ rất dễ dàng được tiết lộ tại đây.
Hạn chế: Cách làm này khá tốn công sức và đòi hỏi kỹ thuật nghiên cứu khách hàng trực tuyến thật sâu sắc. Bạn cũng phải tỉnh táo chọn lọc thông tin nếu không muốn bị các seeder yêu nghề tung hỏa mù làm rối loạn tín hiệu thị trường.   
  • Phỏng vấn trực tiếp khách hàng trong thực tế
Đây là một bước rất cần thực hiện nếu không muốn toàn bộ chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp đi sai hướng. Việc hỏi trực tiếp khách hàng không quá khó như bạn tưởng. Hãy tìm những người thường xuyên sử dụng sản phẩm đó, hay nhiệt tình tương tác với các thông điệp của bạn và đối thủ cạnh tranh trên mạng xã hội. Khách hàng lý tưởng cũng có thể bắt gặp ở tại điểm bán hàng khi họ đang mua sắm cho nhu cầu của họ. Lúc đó chúng ta hãy mời họ vào một cuộc phỏng vấn nhỏ xem điều gì khiến họ ra quyết định mua hàng, hay mua của thương hiệu này chứ không phải thương hiệu kia.
Hạn chế: Bạn phỏng vấn được ít người hơn, những câu trả lời có tính chất ngẫu nhiên và marketer thường phải lùi lại, chiêm nghiệm nhiều hơn để nhận ra insight khách hàng qua những câu trả lời đó.
phỏng vấn trực tiếp tìm buyer persona

3.Xử Lý Thông Tin Vừa Thu Thập

Và bây giờ dữ liệu này đã là của chúng ta. Hãy bắt đầu bằng việc phân loại thông tin về mặt nhân khẩu học và mặt tâm lý, hành vi, sở thích của khách hàng và xếp chúng thành nhóm. Nên nhớ rằng một sản phẩm thường có từ 2-4 chân dung khách hàng lý tưởng khác nhau. Những tiêu chí giúp ta dễ dàng phân loại thông tin của từng Buyer Persona này là:
  • Giới tính
  • Độ tuổi
  • Thu nhập
  • Vấn đề chưa được giải quyết của họ
  • Những kênh nào khách hàng thường lui tới
  • Yếu tố ảnh hưởng tới việc ra quyết định mua hàng

4.Đặt Tên Và Tạo Khuôn Mặt Cho Buyer Persona

Hãy tưởng tượng khách hàng lý tưởng của bạn là một người có danh tính xác định và một nhu cầu chưa được đáp ứng. Đặt cho người đó một cái tên và tên đó thường cho ta biết khách hàng tiềm năng là nam hay nữ, cái tên ngắn gọn 1-2 chữ cái. Bạn có thể chọn một khuôn mặt giống như bạn hình dung về người khách hàng đó để về sau này có thể dễ dàng “giao tiếp”.

5.Thêm Chi Tiết Về Chân Dung Khách Hàng Tiềm Năng

Sau khi phân loại nhóm khách hàng và có được những đặc tính cơ bản, bạn bắt đầu lắp ghép cho khách hàng tưởng tượng ở trên những mô tả như sở thích, phong cách sống, đặc điểm nhân khẩu và những quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang muốn quảng bá. Nếu bạn có nhiều hơn một chân dung khách hàng lý tưởng, hãy bình tĩnh phân loại để đặc điểm khách hàng không bị trùng lặp, đặc biệt là về nhân khẩu học.
Mẫu buyer pesona để bạn tham khảo:
Hình mẫu buyer persona tham khảo
Công cụ rất tuyệt vời để bạn tạo ra một Buyer Persona online do Hubspot hỗ trợ:

Bước Tiếp Theo?

7A-cach-dung-buyer-personaChà, bạn vừa xây dựng xong một Buyer Persona cho sản phẩm của mình.
Nào, bây giờ hãy in “người bạn mới” của chúng ta ra giấy và dán lên tường công ty hay tủ lạnh nhà bạn (nơi nào bạn thường lui tới). Hãy cố gắng giao tiếp với Buyer Persona thường xuyên để hiểu họ hơn. Trong buổi họp nhóm, chân dung khách hàng có thể được đưa ra để kích thích tạo nên các ý tưởng.
Buyer Persona còn là một phần không thể thiếu của mỗi kế hoạch marketing. Việc định ra hình mẫu khách hàng lý tưởng sẽ là cơ sở thực tế để bạn lựa chọn kênh marketing và thông điệp truyền thông. Theo đó, thuyết phục cấp trên hoặc nhà đầu tư của bạn chi tiền cho chiến dịch marketing sắp tới sẽ trở nên dễ thở hơn rất nhiều.
Còn rất nhiều cách hay để khai thác sức mạnh của Buyer Persona. Hãy cùng tôi đón đọc các bài viết tiếp theo của Inbound Cafe để hiểu hơn cách ứng dụng hình mẫu khách hàng lý tưởng vào từng giai đoạn bán hàng nhé.

Bản đồ thấu cảm (Empathy Map) - phác thảo sơ lược chân dung khách hàng

- 27/7/16
Cội nguồn của mọi ý tưởng nội dung đều bắt nguồn từ customer insight, để tìm insight chúng ta phải dựa trên sự thấu hiểu (hiểu biết) về đối tượng mục tiêu. Trong cuốn sách tạo lập mô hình kinh doanh (business model generation) có đề cập đến khái niệm "Bản đồ thấu cảm (empathy map)" rất thú vị.Bản đồ thấu cảm là một cách phác thảo sơ lược hồ sơ khách hàng hiệu quả. Bản đồ sẽ giúp bạn nhận thức đúng đắn hơn về chân dung của khách hàng, về việc khiến họ phải rút hầu bao chi trả cho những sp/dv của bạn.
Bản đồ thấu cảm gồm 6 phần:
+ Suy nghĩ & cảm nhận
+ Nhìn thấy gì
+ Nói và làm
+ Lắng nghe
+ Khó khăn
+ Thành quả
Sử dụng bản đồ thấu cảm như thế nào ?
Đầu tiên bạn cần nghĩ đến 2-3 nhóm khách hàng tiềm năng. Sau đó chọn ra ba ứng cử viên triển vọng nhất để thực hành các câu hỏi bên dưới.
Bắt đầu bằng việc đặt tên và đưa ra các thông tin cơ bản về nhân khẩu học, thu nhập, tình trạng hôn nhân,v.v…
Tiếp theo bạn cần trả lời các câu hỏi trong mỗi phần như sau:
*NGƯỜI ĐÓ NHÌN THẤY GÌ
+ Bạn cần mô tả những điều khách hàng thấy trong môi trường của họ
+ Điều người đó thấy trông ra sao
+ Xung quanh người đó có những ai
+ Ai là bạn của người đó
+ Hàng ngày người đó tiếp xúc với những khuyến mãi nào
+ Người đó đang đối mặt với những vấn đề gì
*NGƯỜI ĐÓ NGHE THẤY GÌ
+ Bạn cần mô tả cách môi trường tác động đến khách hàng
+ Bạn bè người đó nói gì
+ Bạn đời của người đó nói gì
+ Những ai thực sự có ảnh hưởng đến người đó và ảnh hưởng như thế nào
+ Những kênh truyền thông nào có tác động tới người đó
*NGƯỜI ĐÓ THỰC SỰ SUY NGHĨ VÀ CẢM NHẬN NHƯ THẾ NÀO
+Bạn phải cố gắng phác thảo những điều đang tồn tại trong tư duy của khách hàng
+Điều gì thực sự quan trọng với người đó (điều mà có thể người đó không công khai)
+Thử hình dung về những cảm xúc của người đó. Cảm xúc nào thúc đẩy người đó ?
+Điều gì có thể khiến người đó mất ngủ
+Cố gắng diễn tả ước mơ và nguyện vọng của người đó
*NGƯỜI ĐÓ NÓI GÌ VÀ LÀM GÌ
+ Bạn cần hình dung ra những gì khách hàng có thể nói và hành vi cư xử của họ nơi công cộng
+ Người đó có thái độ như thế nào
+ Người đó có thể nói điều gì khác
+ Đặc biệt chú ý đến những mâu thuẫn có thể xảy ra giữa việc họ nói và việc họ làm
*NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA NGƯỜI ĐÓ LÀ GÌ ?
+ Nỗi bức xúc lớn nhất của người đó là gì
+ Chướng ngại vật nào ngăn cách điều mà người đó muốn đạt được
+ Người đó lo sợ những loại rủi ro nào
*NGƯỜI ĐÓ ĐẠT ĐƯỢC LỢI ÍCH GÌ?
+Người đó thực sự muốn hay cần đạt được điều gì
+Thước đo thành công của người đó là gì
+Thử nghĩ đến vài chiến lược mà người đó có thể sử dụng để đạt được mục tiêu
Nào, hãy lấy giấy bút ra phác họa ngay cho mình 1 bản đồ thấu cảm của khách hàng nào 

Xác định USP bằng 5 bước

-
 USP LÀ GÌ? 5 BƯỚC ĐƠN GIẢN ĐỂ THỐNG LINH THỊ TRƯỜNG  
 USP (Unique Selling Point) có thể dịch nghĩa ra là đặc điểm bán hàng độc nhất. USP được coi là cách để doanh nghiệp nổi bật giữa hàng ngàn đối thủ khác, bằng cách tạo ra giá trị độc nhất của doanh nghiệp – những thứ mà các doanh nghiệp khác không có được.
 Vậy làm thế nào để tìm ra được USP, khi sản phẩm của bạn không hề có sự khác biệt so với các sản phẩm của đối thủ. Đây chính là phao cứu sinh của bạn. 



CHIẾN LƯỢC KHÁC BIỆT HÓA TRONG THƯƠNG HIỆU 
 Khác biệt hóa là một trong những chiến lược quan trọng nhất của thương hiệu.
 Tuy nhiên để hiểu rõ thế nào là khác biệt và xây dựng được chiến lược phát triển thương hiệu khác biệt hiệu quả cần nắm rõ được mô hình khác biệt hóa trong thương hiệu dưới đây. 



Hướng dẫn sử dụng Audience insights quảng cáo Facebook

- 13/7/16

Sử dụng Audience Insights là một công cụ giúp bạn có thể phân tích các nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu dựa trên đặc điểm về nhân khẩu học, hành vi, tương tác ...



Video Hướng dẫn sử dụng Audience insights cho quảng cáo Facebook:




Các bạn xem thêm Gợi ý tìm Target cho quảng cáo Facebook:


 

Chúc các bạn tìm được khách hàng của mình.

"ĐỘNG CƠ" đi du lịch của các bạn là gì?

- 29/6/16
Phân tích các thảo luận của giới trẻ có nhắc đến lý do vì sao họ thích đi du lịch, thì Tận hưởng ngày lễ, thời gian rảnh là lý do hàng đầu dẫn đến quyết định đi du lịch (26%). Bên cạnh lý do này, thì còn có một số nhóm lý do dẫn đến nhu cầu đi du lịch của giới trẻ dưới đây:

• Nhu cầu du lịch xuất phát từ một mong muốn được đáp ứng một cảm xúc hoặc nhu cầu nào đó của bản thân

Trong đó có những nhu cầu được xác định cụ thể như:

- Muốn tìm niềm vui, giải toả căng thẳng (17%)
- Muốn khám phá, trải nghiệm (11%)
- Thoả mãn đam mê, sở thích (11%)
- Để hoàn thiện bản thân (9%)

Hoặc chỉ đơn giản là để lấp đầy một cảm xúc mơ hồ như:
- Vì thích một địa danh nào đó (6%)
- Muốn đi một mình (3%)

• Nhu cầu cải thiện và phát triển các mối quan hệ, cụ thể là:


- Muốn tận hưởng thời gian cùng bạn bè, người yêu (16%)
- Muốn tận hưởng thời gian với gia đình (7%)

• Nhu cầu du lịch xuất phát từ các yếu tố khách quan hoặc tác động từ bên ngoài như:


- Quyết định đi du lịch ( Đà Lạt, Vũng Tàu , Phan Thiết...) vì được truyền cảm hứng bởi những bài viết review, giới thiệu địa điểm hay trên social media (11%)

- Muốn đi du lịch đơn thuần là vì bạn bè rủ rê, cả nhóm bạn cùng đi chứ không hẳn xuất phát từ nhu cầu muốn đi du lịch.