BÀI MỚI

Bài Viết Mới Nhất
Browsing Category "facebook"

Hướng dẫn cách tối ưu chi phí quảng cáo Facebook

- 2/10/18
Facebook thay đổi thuật toán liên tục là để nâng cao chất lượng cho người dùng có những trải nghiệm tốt hơn. Còn hành vi người dùng cũng thay đổi liên tục theo cảm xúc, từ ngày, từng giờ.



Vậy lên trong Marketing Digital nói chung và Quảng Cáo Facebook Ads nói riêng thì điều quan trọng nhất của những người làm Marketing chúng ta cần có đó là: Tư Duy, Sáng Tạo, Cập Nhật và Tối Ưu liên tục, liên tục.

Bài viết Chia Sẻ dưới đây là cái nền tảng h cho các bạn đang cần còn làm và áp dụng Thành Công hay không còn phụ thuộc vào Tư Duy, Sáng Tạo, Cập Nhật và Tối Ưu, Đột Phác tạo ra sự khác biệt liên tục, liên tục của cá nhân các bạn nhé !!!

Công Thức Facebook Ads Cơ Bản là : 


Content Marketing + Targeting + Brand ; Trust Fanpage + Chốt Sale = CTR

Chính vì vậy trong Quảng Cáo Facebook Ads sẽ chẳng có một Công Thức nào là cố định, chẳng có một công Thức luôn luôn phù hợp với từng thời điểm khác nhau cả.

Quảng Cáo Facebook Ads luôn có một Công Thức đó chính là chẳng có Công Thức Chung nào Tối Ưu nhất cho chúng ta cả.

Để làm được ra một Công Thức Chung cho chiến dịch Facebook Ads đối với từng Sản Phẩm và Dịch Vụ khác nhau và từng thời điểm khác nhau thì điều đầu tiên chúng ta phải :

— Nghiên Cứu Sản Phẩm gồm :

+ Phân khúc sản phẩm.
+ Phân khúc khách hàng.
+ Độ Hot của Sản Phẩm và Dịch Vụ trên thị trường với thời điểm hiện tại.
+ Đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Sản Phẩm và Dịch Vụ của chúng ta.

— Nghiên Cứu Khách Hàng gồm :

+ Khách Hàng họ là ai ???
+ Họ thuộc Đối Tượng nào gồm : Độ tuổi, giới tính, khu vực địa lý, công việc nghề nghiệp…
+ Sở thích của họ là gì ???
+ Tại sao họ phải sử dụng Sản Phẩm & Dịch Vụ của chúng ta ???
+ Sản Phẩm và Dịch Vụ mang lại những giá trị lợi ích gì để thõa mãn nhu cầu của họ ??

Facebook là một cỗ máy và có những thuật toán để tối ưu hoá và đẩy mạnh những quảng cáo hiển thị tốt nhất và đưa ra giá thấp nhất, chúng ta có thể dễ dàng thấy điều này khi tạo một chiến dịch với nhiều hình ảnh và nội dung khác nhau.

Để có vị trí cho Quảng Cáo Ads được phù hợp và nâng cao hiệu quả của chiến dịch thì theo cá nhân mình thấy trước khi chọn được một vị trí hiển thị Quảng Cáo phù hợp nhất với Ads của chúng ta thì nên nghiên cứu qua về đối tượng khách hàng tiềm năng của Ads đó

Hơn 100+ cách làm nội dung sử dụng trên Facebook

- 29/9/18

Mình thấy có nhiều bạn đang bán hàng, hoặc làm content dịch vụ làm một thời gian nhiều lúc bị thiếu ý tưởng không biết viết gì nữa ?


Với hơn 100+ ý tưởng làm nội dung trên Facebook gợi ý dưới đây sẽ hỗ trợ cho các bạn:

Tuỳ mục tiêu của bạn trong từng loại post mà chọn nội dung cho phù hợp nhé.








1. Chụp ảnh không gian làm việc
2. Đặt 1 câu hỏi
3. Giới thiệu một người ở trông công ty bạn
4. Phỏng vấn một khách hàng
5. Điền vào chỗ trống
6. Chia sẻ 1 sự kiện hay điều gì đó mà cộng đồng đang quan tâm
7. Chia sẻ 1 điều gì đó vui vẻ, hài hước
8. Kể một câu chuyện về công ty
9. Chia sẻ nội dung của một người khác (có liên quan)
10.  “Throwback Thursday”
11. Đăng một điều gì đó theo mùa
12. Chia sẻ 1 điều gì đó tạo nguồn cảm hứng
13. Làm nổi bật một khách hàng
14. Chia sẻ về 1 sự kiện mà bạn hoặc cty vừa tham dự
15. Chia sẻ 1 số liệu thống kê đáng chú ý
16. Hỏi fan 1 câu với nhiều lựa chọn
17. Chia sẻ 1 video về công ty
18. Đăng lại 1 bài đã có tương tác tốt trước đây
19. Chia sẻ bản tin email mới nhất của công ty
20. Tạo 1 infographics chia sẻ kiến thức
21. Chỉnh sửa và chia sẻ hình ảnh đẹp
22. Nói về một điều gì đó mà mọi người đang lầm tưởng
23. Chia sẻ cuốn sách hay hoặc 1 thứ gì đó đáng đọc
24. Chia sẻ một mẹo, thủ thuật, hữu ích (có liên quan)
25. Viết về 1 sự kiện quan trọng của công ty
26. Nói cảm ơn với khách hàng
27. Quote
28. Bản download free
29. Video về chia sẻ 1 kinh nghiệm, thủ thuật
30. Kể một câu chuyện truyền cảm hứng
31. Chia sẻ 1 tin tức trong ngành liên quan
32. Làm một biều đồ
33. Cảnh hậu trường
34. Livestream về một việc nào đó mà bạn có chuyên môn (hiện tại đang rất hot bởi tiếp cận được người nhất)
35. Chia sẻ 1 confession của khách hàng
36. Chia sẻ 1 câu chuyện quá khứ, hành trình của bạn/công ty
37. Trả lời 1 FAQs
38. Chia sẻ một sự thật thú vị của bạn, công ty, ngành đang kinh doanh
39. Danh sách (list)
40. Testimonial của khách hàng
41. Hướng dẫn làm 1 cái gì đó (How-to)
42. Trả lời 1 câu hỏi tại sao
43. Chia sẻ 1 case studies
44. Chia sẻ 1 bài phỏng vấn
45. Review sp/dv
46. So sánh với 1 điều gì đó
47. Một tin tức gì đó mới của cty
48. Nêu ý kiến và tranh cãi về 1 vấn đề (có liên quan)
49. Nói về một sự dự đoán
50. Nói về sự thành công, thành công bằng cách nào
51. Nói về thất bại & những điều không nên làm
52. Nói về 1 sự nghiên cứu trong ngành
53. Guides - Hướng dẫn cụ thể
54. Checklist để đạt 1 điêu gì đó
55. Templates56. E-books
57. White Papers 1 câu chuyện phức tạp súc tích
58. Thống kê các bài viết theo 1 chủ đề (Listicle Summaries)
59. Làm một sơ đồ
60. Thiết kế một Poster
61. Làm một Memes
62. Comics hoặc hoạt hình
63. Ảnh chụp màn hình (screenshots)
64. Tạo 1 hình Gif65. Illustrations (Minh họa)
66. Ghi chú viết tay67. Awards
68. Tạo 1 polls cho mọi người bình chọn
69. Tạo 1 khảo sát
70. Tạo 1 Quizzes
71. Tạo 1 cuộc thi
72. Tạo 1 thách đố
73. Tài trợ cho 1 điều gì đó
74. Một bản báo cáo
75. Tạo 1 cuốn Brochures
76. Hội nghị hoặc Workshops
77. Bộ sưu tập (Photo Galleries)
78. Đưa ra các lựa chọn, like,comment,share.
79. Hỏi fan 1 câu bình luận độc đáo
80. Gắn thương hiệu với 1 sự kiện
81. Nhắc nhở cuộc sống ngắn ngủi
82. Nói về 1 niềm tin trong cuộc sống
83. Nói về những vấn đề hiện tại
84. Nói về những điều cơ bản đang bị lãng quên
85. Nói về những điều bất ngờ
86. Đưa khách hàng vào 1 cuộc hành trình
87. Kể một câu chuyện cười
88. Kể một câu chuyện cảm động
89. Khuyến khích không bao giờ bỏ cuộc
90. Đề cao cái tôi cá nhân
91. Nhắc nhở chúng ta có nhiều điều chưa khám phá
92. Nói về 1 nghịch lý
93. Cung cấp 1 góc nhìn mới về những điều bình dị
94. Nói về sự hi sinh
95. Nói về những mối lo ngại, trở ngại cách giảm bớt
96. Photoshop Troll
97. Chế từ 1 câu chuyện nổi tiếng
98. Khuyến mãi 1 điều gì đấy
99. Hỏi đáp cùng chuyên gia
100. Nói về 1 ý nghĩa của cuộc sống
101. Cho fan tự đoán
102. Trích dẫn câu nói nổi tiếng
103. Tạo ra 1 ngày đặc biệt, giờ đặc biệt
104. Kêu fan nói về những giấc mơ
105. Nhờ fan tư vấn cho 1 vấn đề
106. Đưa ra 1 câu đố 
107. Hỏi ý kiến fan về sp/dv.

108......

Hơi nhiều cách làm nội dung rồi đó hãy bắt tay vào thực hành ngay đi.

Chúc các bạn sáng tạo nhiều nội dung thích thú cho khách hàng của bạn.

Cách xem đối thủ của bạn đang quảng cáo trên Facebook Fanpage những gì?

- 30/6/18

Chào các bạn hiện Facebook vừa cập nhật tính năng mới cho phép mọi người xem fanpage bất kỳ hiện  đang quảng cáo những gì?

Ví dụ đây là quảng cáo của nhãn hàng Abbot Grow Việt Nam ngày 30/6 đang chạy 2 mẫu quảng cáo:


Vậy nhiều bạn sẽ thắc mắc làm sao xem được như vậy.

Hướng dẫn cách xem một Fanpage bất kỳ đang quảng cáo những gì? 

Ở đây mình làm trên fanpage: https://www.facebook.com/abbottgrowvietnam/

Cách 1:

Công thức: https://www.facebook.com/TÊNFANPAGE/ads.

Lưu ý:

Tênfanpage: là tên bất kỳ Fanpage nào bạn thích.

Ví dụ ở đây mình chọn fanpage Abbott:  https://www.facebook.com/abbottgrowvietnam/ads 



Khi Fanpage có chạy quảng cáo sẽ hiện ra chữ "Được tài trợ" với bạn nào dùng tiếng anh là "sponsor" như hình trên >>> Xong.

Cách 2: Vào Fanpage rồi chọn Tab "Thông Tin và Quảng Cáo"


Bạn hiện nhìn thấy các quảng cáo Abbott Grow Vietnam đang chạy tại vị trí của bạn. Lúc này, Trang đó không chạy quảng cáo ở bất kỳ quốc gia nào khác.

Phân tích cách chạy quảng cáo của Facebook của Phong Thuỷ:


Target:


Phân tích Target sâu bằng content:







11 Kinh nghiệm chạy quảng cáo Facebook thực chiến

- 28/5/18

Nội dung dưới đây được viết bởi Abhishek Agarwal, một seller xuất sắc và cũng thành viên rất tích cực trong cộng đồng Teespring. Mục đích của bài viết này chính là chia sẻ kinh nghiệm chạy quảng cáo Facebook sao cho hiệu quả hơn.


Hy vọng bài viết này sẽ có ích và bạn có thể “cân nhắc” thực hành vài điều tôi nói là tốt rồi. Và tôi tin vài người nhất định sẽ thử.


Dưới đây là 11 kinh nghiệm chạy quảng cáo Facebook thực chiến:


1. Facebook ưu ái các nhóm khách hàng lớn hơn, thường là từ 500K trở lên. 


Độ lớn của tập khách hàng từ 2M-3M là tuyệt nhất. Tôi nghĩ việc target thật cụ thể và chi tiết khách hàng như trước đây đang dần trở nên lỗi thời và kém hiệu quả.

Hãy nhắm đến các tập khách hàng lớn và rộng, Facebook sẽ tiến hành bước phân loại và tìm ra khách hàng thích hợp nhất cho sản phẩm của bạn.

2. Chọn đặt quảng cáo trên các thiết bị di động là xu hướng trong hiện tại và tương lai. 


Tôi không chạy quảng cáo trên máy tính để bàn (Desktop) ngay từ giai đoạn đầu khi thử nghiệm một chiến dịch, trừ khi tôi muốn nhắm vào các khách hàng lớn tuổi (55-65+), hoặc khi chiến dịch đã bán được hàng, và tôi muốn mở rộng đến người dùng desktop.

Nhưng không bao giờ tôi chọn đặt quảng cáo trên máy tính để bàn khi thử nghiệm các chiến dịch, tôi luôn thất bại và lỗ rất nhiều khi làm như thế.

3. Nhóm khách hàng tương tự (Lookalike Audiences), mặc dù rất hấp dẫn, nhưng sẽ không hiệu quả nếu nhóm khách hàng chính của bạn không đủ lớn. 


Bạn cần rất rất nhiều VC/ATC/Purchases trên pixels để có LAA hiệu quả. 1000 VC/ 200 ATC/ 100 Purchases là không đủ và FB sẽ không thể định dạng khách hàng của bạn là ai.

Tôi đề xuất ít nhất 3000 VC/ 500 ATC/ 500 Purchases nếu muốn LAA của bạn hiệu quả. Dĩ nhiên, càng nhiều càng tốt. Tôi biết đây là con số quá lớn, nhưng nếu ít hơn thì sẽ không hiệu quả.

4. Một tài khoản hay nhiều tài khoản?


 Đây là vấn đề gây tranh cãi không ngừng. Nhưng tôi khuyên bạn nên dùng 1 tài khoản cho một chủ đề (niche). Nếu bạn muốn buôn bán lâu dài, hãy giữ pixel sạch sẽ và đừng trộn lẫn pixel với dữ liệu từ nhiều chủ đề khác.

Khi mức cạnh tranh ngày càng tăng và FB phát triển xa hơn, tôi tin bạn sẽ được lợi rất nhiều từ việc dữ liệu từ niche của mình được quản lý gọn gàng trong nhiều tài khoản riêng biệt.

Trước đây, tất cả chủ đề của tôi đều nằm dưới 1 tài khoản. Nhưng cách đây 3 tháng, tôi tạo 1 tài khoản cho 1 chủ đề. Nhiều bạn sẽ không thể làm điều này vì mặc định ta chỉ được cho phép 2 tài khoản trong “Business Manager”.

Bạn có thể liên hệ FB và yêu cầu cho phép tạo nhiều tài khoản. Tôi có thể tạo 1,000 tài khoản trong BM của tôi. Và tất nhiên, tạo 1 tài khoản cho 1 chủ đề cần rất nhiều công sức, nhưng sẽ mang lại rất nhiều lợi ích:

• Giữ cho data của bạn được phân loại và không bị nhiễu.

• Pixel của bạn sẽ tập trung vào chủ đề đó – hệ thống sẽ đọc dữ liệu hiệu quả hơn nhờ data sạch sẽ rõ ràng và không pha trộn.

• Nếu bạn thuê người giúp quản lý vài mảng trong tài khoản quảng cáo, sẽ dễ hơn rất nhiều nếu cấp quyền cho họ vào một số tài khoản nhất định, không phải tất cả. Bạn là người nắm quyền quản lý.

• Vì mọi tài khoản đều riêng biệt, nếu 1 tài khoản gặp sự cố, các tài khoản còn lại vẫn an toàn.

5. Nhiều người tin rằng khi tạo một Quảng cáo mới, ta nên đặt mức chi phí hàng ngày $10-20 và để chạy 2-3 ngày trước khi quyết định giữ hoặc dừng quảng cáo.


Nhưng sau khi tạo hàng ngàn quảng cáo, tôi thấy có rất ít quảng cáo không hiệu quả trong 24 giờ đầu nhưng sau đó lại khởi sắc và cho kết quả tốt hơn. Cũng có xảy ra, nhưng rất hiếm. Số phận một quảng cáo thường được định đoạt trong vòng 24 giờ đầu tiên.

Nếu FB quảng cáo đến đúng khách hàng bạn mong muốn trong ngày đầu tiên, cơ hội quảng cáo hoạt động tốt sau đó là rất cao. Nhưng nếu FB quảng cáo sai người trong ngày đầu, tỷ lệ khởi sắc mấy ngày sau là rất mong manh.

Vì thế tôi khuyên rằng nếu bạn đặt chi phí $10-$15 để thử nghiệm một quảng cáo trong hơn 1 ngày, bạn đang lãng phí thời gian và tiền bạc. (Tất nhiên cũng có vài ngoại lệ).

6. Khởi đầu một adset với ngân sách cao hơn $15 không mang lại hiệu quả tốt cho tôi. 


Với tôi mức phù hợp nhất là $12. Thú thật, tôi cũng không biết tại sao, nhưng bất kỳ ngân sách nào hơn $15 với tôi đều không có hiệu quả mỹ mãn.

7. Gần đây tôi xem một video trên FB bảo rằng ngân sách không ảnh hưởng đến việc tối ưu hóa. 


Nhưng IMO thì chắc chắn có. Nếu không, tại sao chúng ta không thể tăng mức chiến dịch lên 10x ngân sách ban đầu chỉ sau một đêm, kể cả với tập khách hàng lớn? Chúng ta đều biết rằng nếu ta nhân 2x hoặc 3x ngân sách, ROI sẽ giảm ngay chỉ sau 1 đêm. Mức tăng đều 10-20% là cách hiệu quả. Mặc dù vậy, khi bạn tăng ngân sách của mình, ROI thường sẽ giảm dần.

8. Facebook không thích giới hạn, không thích bạn chia nhỏ nhóm tuổi, đặc biệt khi nhóm khách hàng mục tiêu cuối cùng có độ lớn dưới 500K.


Ví dụ: Nếu bạn chạy quảng cáo đến tập khách hàng 1M người, tuổi từ 25-65, và nhận thấy nhóm tuổi 35-44 chuyển đổi tốt và hoạt động hiệu quả.

Đừng tạo chiến dịch riêng lẻ hướng đến nhóm 35-44 đó, đặc biệt nếu độ lớn của tập khách hàng này thấp hơn 500K. Nếu nhiều hơn 500K, tạo 1 quảng cáo khác, nhưng chỉ khi chiến dịch ban đầu của bạn (mục tiêu 25-65) không còn hoạt động nữa.

Nếu bạn có cả 2 chiến dịch cùng chạy đồng thời, sẽ có nhóm khách hàng bị trùng, và FB không thích điều này. Ý tiếp theo tôi sẽ phân tích rõ hơn.

9. Facebook không thích nhóm khách hàng trùng. Vì thế đừng để nhiều quảng cáo cùng hướng đến một nhóm khách hàng, kể cả khi các quảng cáo này có mục tiêu khác nhau.


Ví dụ: nếu bạn có chiến dịch tối ưu hóa VC (VC-optimized) hướng đến 1 nhóm người, tránh đặt các quảng cáo về ATC hay Purchase nhắm đến nhóm khách hàng này.

Lý tưởng nhất chính là từng quảng cáo hoạt động đều hướng đến từng đối tượng khác nhau. Bạn có thể dùng tính năng “ngoại trừ” (exclude) để thực hiện yêu cầu này. Nhưng sau khi loại trừ, đảm bảo độ lớn của nhóm khách hàng cuối cùng phải đạt ít nhất 500K.

10. Tiếp theo Điểm 8… Nếu bạn “phải” giới thiệu 1 quảng cáo khác hướng đến cùng nhóm khách hàng như quảng cáo hiện có (có thể có mục tiêu chuyển đổi khác), hãy làm điều đó 1 hoặc 2 ngày sau khi quảng cáo đầu tiên được đăng.


Điều này giúp quảng cáo đầu tiên có thời gian tối ưu hóa và ổn định trước khi quảng cáo sau được kích hoạt.

11. Tránh chạy cùng lúc nhiều chiến dịch quảng cáo trong cùng một niche tại một thời điểm. 


Các quảng cáo của bạn sẽ tự cạnh tranh lẫn nhau và cuối cùng đều chịu rủi ro và thua thiệt. Nếu chủ đề của bạn có tập khách hàng khoảng 1 triệu (1M) người, tôi khuyên bạn không nên chạy cùng lúc quá 3 chiến dịch. Đối với các niche nhỏ hơn, đừng chạy quá nhiều hơn 2 quảng cáo, 1 là vừa phải.

Hy vọng bạn thấy bài chia sẻ này hữu ích và giúp được cho công việc của bạn và nhớ like bài viết nhé!

[Thủ Thuật Facebook] Chạy Quảng Cáo Nhiều Like nhưng Không có Comment

- 25/5/18

Càng ngày Facebook có vẻ chạy càng khó hơn (Do thay đổi thuật toán, do nhiều người tham gia quảng cáo hơn), nay mình xin chia sẻ 1 vài kinh nghiệm để anh em có thể cải thiện chạy ads hiệu quả hơn.


1. Về tệp khách hàng mục tiêu:


Target page nào có like thật thì tạo look a like tệp Like page, tương tác page (2k-3k like cũng được) để chạy, cái này thay cho target sở thích luôn.

Tức là khi chạy Look a Like thì chỉ cần target tuổi, địa điểm, ko cần target sở thích. Page nào chạy 1 thời gian có lượng tương tác vài chục nghìn rồi thì chạy lại tệp tương tác page.

Xem thêm bài viết về Target tại tệp tại đây

 2. Về nội dung quảng cáo

- Mọi người hay có câu chạy ít comment quá?  Ít thì phải kêu gọi khách hàng comment để tăng tương tác tự nhiên cho post.

Có thể do 2 Nguyên Do:


- Target sai đối tượng khách hàng mục tiêu: 


Ví du: bán Iphone X cho trẻ trâu dưới 18 tuổi. Iphone X thì đẹp, sang chảnh ai mà chả thích nhưng quan trọng không có tiền mua.

- Do Nội Dung Quảng Cáo của các bạn: thì có giải pháp như sau dành cho các bạn.


Đưa nội dung kêu gọi comment lên ảnh luôn nhé, đừng chỉ đưa vào caption.

Ví dụ:  Cái gì đó vvv...  Để lại số điện thoại được tư vấn miễn phí

1. là comment, bước 2 là tag... Cái này mình vẫn đang chạy bình thường, chưa thấy Fb làm chặt vụ này.

2. Tạo mồi nhử bằng Ưu đãi giảm giá cực mạnh

Ví dụ:  Lấy 1 vài sản phẩm cũ giảm sâu 70% để làm mồi nhử, còn các sản phẩm khác giảm 10%-30% bình thường.

Khuyến khích khách hàng mua càng nhiều giảm giá càng sâu để gom đơn.

3. Tạo nhân chứng feedback cái này rất rất hiệu quả, dùng người thật việc thật và “sáng tạo” 1 câu chuyện cho nhân chứng đó đã dùng sản phẩm của mình thế nào.

Ví dụ: Sau 3 năm đau khổ về cuộc hôn nhân tan vỡ, chị ấy cũng đã có được hạnh phúc => Bán thuốc giảm cân, hoặc mỹ phẩm, hoặc phòng Gym.

4. Gắn cho sản phẩm 1 câu chuyện, để nó ko chỉ là 1 sản phẩm với công dụng vốn có.

Ví dụ: Mỹ phẩm handmade => Câu chuyện về nguồn nguyên liệu chiết xuất từ thiên nhiên, được chăm chút kỳ công thế nào.

 3. Công cụ hỗ trợ khác 


Chatbot ngoài việc hỗ trợ trả lời tự động, phân loại khách hàng, hiện là công cụ rất mạnh để remarketing.

Anh em nào chưa dùng thì nên dùng luôn nhé. Những cách trên mình đang làm và cũng thấy nhiều bên làm khá hiệu quả.

Xu hướng hiện nay sẽ chuyển qua chạy quảng cáo tin nhắn và có setup chatbot sẽ tăng hiệu quả chuyển đổi cho sản phẩm của bạn.

[Thủ Thuật Facebook] 4 cách để tạo tệp khách hàng tiềm năng kênh Facebook

-

Nhiều bạn chạy quảng cáo chưa biết cách tạo ra tệp khách hàng tiềm năng của mình thì bài viết này mình xin hướng dẫn 4 cách để tạo tệp khách hàng tiềm năng trên Facebook.



1: Chính là tệp khách hàng lọc từ target gợi ý của facebook. 


(Độ tuổi, địa điểm, sở thích, vv...). Sau khi chạy ads thấy target này tương tác tốt, ra đơn thì bấm Lưu tệp đối tượng này để sử dụng cho các mẫu ads khác.

Trong tệp này, chú ý phần chọn sở thích, có thể chọn ràng buộc, khách hàng của bạn thích cái A và bắt buộc thích cái B.

Ví dụ, bán mỹ phẩm cho bà mẹ bỉm sữa, có thể chọn, thích “mẹ và bé” và thích “mỹ phẩm” (trong thu hẹp đối tượng).

2: Sưu tầm email và số điện thoại khách hàng tiềm năng 


ví dụ: kh đã mua sp của mình, khách hàng đã để lại email trong minigame tặng quà của mình, email lọc đc từ các page hoặc group mở bạn cho là liên quan, thậm chí data mua được về tạo look a like.

Tệp này chạy khá ổn.

 3: Thường xuyên chạy bài viết có hình ảnh viral, video viral...nhưng hướng đến đối tượng khách hàng của mình. 


Ví dụ: Khi bạn mở tiệm nail dành cho nữ từ 22-29 thì chạy những video hoặc ảnh có tiêu đề như “20 mẫu nail hot nhất mùa hè năm nay”, những bài thế này like share cực nhiều, vì các chị e thích cái đẹp.

Sau tầm 1 tháng, nhanh hơn có thể là 2-3 tuần, tạo tệp tương tác facebook để chạy lại.

Lưu ý: Với tệp này, càng nhiều page cộng đồng thì càng nhiều tệp tương tác.

4: Dành cho những bạn có website.


Tạo mục tin tức, rồi cho ra các bài viết content chất lượng, dùng Fb, SEO, diễn đàn, group để đẩy traffic về.

Rồi sau 1 thời gian đổ tiền có traffic thì tạo tệp truy cập vào website trên facebook để chạy lại (nhớ gắn pixel facebook vào website).

Chúc các bạn sẽ ra được nhiều đơn hàng nhé!

Mọi người thấy hữu ích thì tặng mình cái like quảng cáo à nhầm bài viết nha :D

7 sai lầm về kỹ thuật chạy quảng cáo Facebook

- 4/5/18

Mình có chạy quảng cáo facebook 1 thời gian có mắc phải 1 số sai lầm và nghĩ cũng sẽ có bạn mắc phải giống mình. Hôm nay nghỉ rảnh rỗi chia sẻ lên 7 sai lầm về kỹ thuật chạy Facebook Ads.


1. Có thể tiếp cận hết các đối tượng trong 1 tệp custom audience:


- Bạn có 1 tệp đối tượng khoảng 10.000 người (thăm website, fans của page..) và bạn mong muốn phân phối quảng cáo tới toàn bộ người trong tệp đó. Giải pháp là lựa chọn daily unique reach với hy vọng cách này có thể tiếp cận toàn bộ tập khách hàng với chi phí thấp.

- Tuy nhiên, tên gọi là daily unique reach nhưng nếu quan sát 1 thời gian bạn sẽ vẫn thấy độ lặp nhất định (càng lâu tỷ lệ lặp càng lớn). Nếu để ý bạn sẽ thấy chỉ số “số người tiếp cận” nhỏ hơn (rất nhiều) so với số người trong tệp. Quảng cáo facebook sẽ không bao giờ được phân phối cho toàn bộ người trong tệp target.

Giải pháp:

Tạo campaign riêng cho các mẫu quảng cáo tập khách hàng nhỏ để dễ theo dõi. Chọn daily unique reach. Nhân bản thành nhiều nhóm quảng cáo, chấp nhận độ lặp cao nhưng quảng cáo sẽ tiếp cận được nhiều người nhất có thể.


2. Không dùng chức năng Exclude:


- Khi chạy test các tập audience khác nhau, chúng ta thường nhân bản thành nhiều nhóm quảng cáo rồi sửa target. Vô hình chung các tệp overlap lớn với nhau sẽ có thể bị trùng lặp giữa các ads set, không tối ưu và làm test không chính xác.

Giải pháp:  

Exclude các tập khách ở các nhóm quảng cáo còn lại. Ví dụ Nhóm A test lookalike A thì nên exclude các lookalike B của nhóm B, lookalike C của nhóm C…

3. Nhân bản quảng cáo tốt sẽ được hiệu quả tốt


- Bạn có 1 ads set A hiệu quả. Bạn muốn tăng ngân sách và quyết định nhân bản ads set này (nhóm A’) với hy vọng mang lại hiệu quả gần hoặc ngang bằng.

- Tuy nhiên, sau 1 thời gian theo dõi thì nhóm quảng cáo nhân bản không hiệu quả 1 chút nào, thậm chí CPM cao hơn nhóm gốc nhiều lần. Điều này theo mình hiểu là nhóm A’ cũng tiếp cận tập khách hàng giống nhóm A, nhưng những người mà A’ tiếp cận lại chẳng may là tập khách tiềm năng của ông X, Y nào đó nên cạnh tranh rất cao, giá CPM đắt lòi.

Giải pháp: 

Đơn giản là đừng kì vọng quá nhiều vào 1 ads set. Hãy nhân bản ra nhiều nhóm quảng cáo khác nhau và theo dõi. Note lại những tập hiệu quả để sau này xài lại. Cày đi cày lại cho đến khi khai thác hết tập khách ngon thì thôi ^^

4. Quá quan trọng giá comment


- Nhóm/mẫu quảng cáo ngon = nhiều comment, giá comment rẻ. Chưa chắc.

- Vì có nhiều trường hợp như: khách hàng comment nhiều lần vào 1 post, khách hàng comment tag nhau chứ không mua hàng, comment dạo …

Giải pháp: 

Theo dõi comment của các post đang chạy (thủ công hoặc bằng phần mềm). Ghi rõ nguồn contact lấy được từ post nào, từ đó xem post nào ra đơn. Còn ads set nào ra đơn thì em chưa biết cách track mong các pro chỉ giáo ^^

5. Tăng giảm ngân sách lớn 1 lúc


- Nhóm quảng cáo hiệu quả thì phải bơm tiền vào. Nhưng đôi khi bơm xong lại hết hiệu quả. Vậy phải làm sao?

- Điều này có thể lý giải là bạn bơm tiền vào đột ngột khiến facebook sẽ phải tăng chi tiêu để đáp ứng ngân sách, khiến thuật toán tối ưu của nó không thích ứng kịp và phân phối không được như trước (hiệu quả/kém hiệu quả hơn, tùy ăn ở)

Giải pháp:

Nhân bản nhóm quảng cáo (nhưng cũng đứng trước rủi ro là nhóm quảng cáo có thể không hiệu quả - như điều 3). Hoặc tăng ngân sách từ từ khoảng 50% một (nhưng lại không tăng đáp ứng kịp ngân sách hoặc cũng có thể không hiệu quả). Nói chung hên xui. Yếu tố quan trọng nhất là nếu tập khách hàng của bạn thực sự phù hợp và content tốt thì tỷ lệ hiệu quả cao sẽ lớn hơn.

6. Bật tắt ads quá nhiều


- Bật tắt ads nhiều sẽ khiến thuật toán tối ưu của facebook bị ảnh hưởng, khiến quảng cáo bị phân phối lại và có thể sẽ không hiệu quả nữa.

Giải pháp:

 Bật tắt ít thôi ^^. Còn có giải pháp nào mong được chỉ giáo thêm.

7. Bắt đầu với ngân sách lớn cho 1 nhóm quảng cáo


- Thế nào là lớn thì theo mình còn tùy độ lớn của tập khách hàng và nhiều yếu tố như tập đó có phù hợp không, content tốt không. Nhưng 1 ads set với ngân sách lớn ngay từ đầu sẽ khiến quảng cáo bị buộc phải phân phối nhanh, dẫn tới giảm khả năng tối ưu của Facebook.

Giải pháp:

 Bắt đầu với việc chia nhỏ ngân sách cho nhiều ads set, vừa test được nhiều mà còn giảm khả năng đốt tiền (ví dụ sai lầm kéo theo: thấy ads không hiệu quả tắt luôn và mặc định tập khách hàng đó không hiệu quả và bỏ luôn)
Nói chung bên cạnh các thuật toán tối ưu thì bản chất facebook phân phối quảng cáo trên cơ sở ngẫu nhiên hên xui nên các điều trên chỉ mang tính lý thuyết đọc cho vui.

Chia sẻ target quần áo nữ cho mọi người tham khảo .


 Chạy ngân sách nhỏ .Em đã chạy và hiệu quả ( còn tùy thuộc vào sản phẩm bên các bác nữa )

- Thích : mua sắm trực tuyến, mua sắm

- Đồng thời thích : váy

- Đồng thời thích : son, túi xách , giày dép, vòng tay ...

- Đồng thời thích : mua sắm và thời trang

- Đồng thời : chủ sở hữu máy tính bảng và điện thoại.

Facebook Retargeting là gì? và hướng dẫn cài đặt

- 2/5/18

Giả sử bạn có một website bán hàng. Bạn dùng trăm phương ngàn cách, tốn hàng đống tiền để kéo người dùng vào website, khách hàng vẫn không mua hàng. Công sức của bạn trở thành vô ích, tiền bạn bỏ ra trở thành lãng phí.


Tại sao khách hàng không mua hàng:

  • Sản phẩm của bạn không gây hứng thú với khách hàng
  • Khách hàng chưa biết bạn là ai, không tin tưởng vào bạn
  • Điều kiện tài chính hiện tại của khách hàng chưa cho phép
  • ……………….
Giải pháp cho tất cả các vấn đề trên là sử dụng tiếp thị lại: Khách hàng có thể không hứng thú với sản phẩm A của bạn, nhưng bạn còn sản phẩm B, C, D…X, Y, Z. Khách hàng lần thứ nhất thấy quảng cáo có thể chưa biết bạn là ai, lần thứ n họ sẽ biết. Hôm nay khách hàng chưa dư dả, ngày mai họ sẽ mua
Facebook Retargeting, nói một cách đơn giản, là việc bạn quảng cáo tới những khách hàng đã truy cập vào website của bạn, đã xem sản phẩm của bạn, đã có hứng thú nhất định với sản phẩm. Vì thế, Facebook Retargeting đem lại hiệu quả cao hơn quảng cáo thông thường.

Facebook Retargeting hoạt động thế nào?

  • Website của bạn đã được cài đặt tracking code.
  • Khách hàng ghé thăm website của bạn.
  • Tracking code sẽ ghi nhận hành vi của khách hàng.
  • Khách hàng rời website.
  • Khách hàng thấy quảng cáo của bạn trên Facebook.
  • Khách hàng click vào quảng cáo và trở lại website.

Hướng dẫn cài đặt Facebook Retargeting

Lưu ý: Mục này chỉ hướng dẫn cài đặt code. Phần tùy biến sẽ giới thiệu ở các bài viết sau
Bước 1: Tại Ads Manager, bạn chọn Audiences

Bước 2: Tại Audiences, chọn Creat Audience => Custom Audience.

Bước 3: Chọn Website Traffic
Bước 4: Chọn View Pixel Code
Bước 5: Copy đoạn script và dán vào website

Có 2 điều cần lưu ý:

– Dán code vào vị trí nào ở website? Bạn có thể dán vào header, footer, body…bất kỳ vị trí nào, miễn là trước thẻ </body>. Trong trường hợp bạn không phải dân code, tốt nhất nên nhờ kỹ thuật hỗ trợ.
– Có thể bạn sẽ thắc mắc: tại bước 4, phần Create Audience có cần điền gì không? Xin thưa, vì phần tùy biến này khá rộng, mình muốn có 1 bài viết khác để hướng dẫn riêng.

Hơn nữa, lưu ý rằng: 1 tài khoản quảng cáo chỉ sinh ra duy nhất 1 đoạn pixcel code, dù bạn có tùy biến thế nào, đoạn code vẫn không thay đổi.

Do vậy, cài pixel code trước khi Create Audience cũng không hại gì. Bạn chỉ cần cài Pixel Code lên website 1 lần, sau đó tha hồ tạo các tập Audience, số lượng không hạn chế !
Các bạn chú ý mỗi tài khoản quảng cáo chỉ sinh ra duy nhất 1 đoạn Pixel code, cho dù bạn muốn tạo nhiều tập Audience cho nhiều category, hoặc nhiều website có sản phẩm khác nhau, vẫn chỉ có duy nhất 1 đoạn Pixel Code.
Bạn có thể dán Pixel Code vào website trước, rồi sau đó vào Ads Manager tạo nhiều tập Audience.
Bài viết này sẽ hướng dẫn cách tùy biến Audience để đạt hiệu quả cao nhất. Để các bạn có thể tiếp cận dễ dàng hơn. Mình sẽ đặt các câu hỏi tình huống và giải quyết chúng.
Trước tiên, hãy đảm bảo pixel code đã được dán vào tất cả các website bạn muốn.

1. Tôi chỉ bán duy nhất 1 chủng loại sản phẩm

– Đây là phương án đơn giản nhất. Bạn sẽ tạo tập Audience duy nhất cho tất cả những ai từng ghé thăm website của bạn
Bạn tạo Audience như sau:
  • Website traffic: Chọn Anyone who visits your website
  • Include people: Nhấp browse và chọn website bạn muốn. Có thể chọn nhiều website. Facebook sẽ list tất cả website bạn đã dán tracking code của bạn. Chỉ việc click và chọn.
  • In the last: Giả sử bạn chọn 30 ngày, tập Audience của bạn sẽ gồm khách hàng đã truy cập web trong 30 ngày trở lại đây.
  • Audience Name và Description: Đặt tên và minh họa sao cho bạn dễ hiểu nhất
Nhấn Create Audience, tập Audience của bạn đã được tạo.

2. Tôi có nhiều loại sản phẩm

Giả sử website của bạn bán bia nhập khẩu (khách hàng nam) và mỹ phẩm (khách hàng nữ). Link của các danh mục này như sau:
  • Với bia nhập khẩu: http://yourdomain.com/bia-nhap-khau
  • Với mỹ phẩm: http://yourdomain.com/my-pham
Hai sản phẩm khác nhau, hai loại khách hàng khác nhau, do vậy cần hai tập Audience khác nhau. Bạn làm như sau:
  • Website Traffic: chọn “People who visit specific web pages” – Những người ghé thăm 1 link web xác định
  • Include people: Chọn Url Contains và gõ “bia-nhap-khau” vào khung
  • In the last, Audience Name và Description: tương tự phần trên
Lưu ý: 
– Nên chọn URL Contains (link chứa các cụm từ) thay vì URL Equals (link chính xác), vì URL Equals không đo được chính xác nếu link bạn có gắn các utm code
– Lặp lại các bước trên với mỹ phẩm. Có bao nhiêu loại sản phẩm thì bạn phải làm các bước này bấy nhiêu lần. Càng phân loại kỹ sản phẩm, càng target chính xác và hiệu quả

3. Sản phẩm của tôi có nhiều phân khúc

Giả sử bạn bán 2 loại đồng hồ: đồng hồ giá rẻ dưới 500k và đồng hồ cao cấp giá trên 5 triệu. Link của 2 danh mục này trên website của bạn như sau
  • Đồng hồ giá rẻ: http://yourdomain.com/dong-ho-gia-re
  • Đồng hồ cao cấp: http://yourdomain.com/dong-ho-cao-cap
Hai loại đồng hồ này có phân khúc khách hàng khác nhau. Bạn tạo quảng cáo cho đồng hồ cao cấp, và không muốn retargeting tới những người đã xem đồng hồ giá rẻ, bạn cần tạo tập Audience như sau:
  • Website traffic: chọn People visiting specific web pages but not others
  • Include people: Chọn Url Contains và gõ “dong-ho-cao-cap”
  • Exclude people: Chọn Url Contains và gõ “dong-ho-gia-re”
Cách này sẽ tạo được tập những người vào 1 link xác định mà không vào 1 link khác. Bạn có thể sử dụng để tạo Audience cho những sản phẩm mang tính đối nghịch nhau, có phân khúc khách hàng khác nhau

4. Quảng cáo tới khách hàng cũ

Chi phí để duy trì một khách hàng cũ luôn nhỏ hơn chi phí tìm kiếm khách hàng mới. Có những khách hàng đã ghé thăm website của bạn, nhưng lâu lắm rồi họ không truy cập trở lại. Bạn có một sản phẩm hot, và muốn quảng cáo tới những khách hàng này để kéo họ trở lại website?
Trước tiên, bạn cần tạo tập Audience cho những khách hàng này:
  • Website traffic: Chọn “People who haven’t visited in a certain amount of time“
  • In the last: Tùy chọn theo nhu cầu của bạn
Ví dụ như tập Audience dưới đây sẽ gồm những khách hàng đã truy cập website của bạn trong 180 ngày qua, nhưng không ghé thăm trở lại trong 30 ngày gần đây.

5. Tùy biến nhiều điều kiện

Phần này tương tự các phần trên, nhưng Facebook cung cấp cho chúng ta nhiều điều kiện kết hợp hơn, khả năng lọc sâu hơn, và vì thế tập khách hàng chính xác hơn.

Facebook Conversion Tracking là gì?


Giả sử bạn quảng cáo Facebook Ads dạng Click to website. Website thu được 1000 click. Nhưng trong 1000 click đó, có bao nhiêu lượt mua hàng. Giá của một đơn hàng bạn thu được là bao nhiêu? Hiệu quả quảng cáo Facebook Ads ra sao?
Facebook Conversion Tracking sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề trên.
Facebook Conversion Tracking là một đoạn code, được găn vào trang thông báo thành công. Ví dụ website của bạn là http://yourdomain.com, thì trang thông báo thành công sẽ có dạng: http://yourdomain.com/thanh-toan.html

Cài Facebook Conversion Tracking thế nào?

Bước 1: Tại Ads Manager, chọn Conversion Tracking => Create Pixel

Bước 2: Chọn loại Conversion Tracking – thường là Checkout, rồi nhấn Create Pixel
Bước 3: Copy đoạn code và dán vào trang “thanh-toan.html” hoặc trang check-out của bạn
Sau khi đã cài vào trang check out, bạn chọn dạng dạng Conversion như hình dưới
Rồi tạo quảng cáo bình thường.

Conversion Tracking và Retargeting


Thực ra trong phần Tùy biến Custom Audience, ta có thể tạo 1 tập Audience cho những người đã mua hàng. Xem hình dưới:
Sau khi khách hàng đặt hàng, website sẽ tự chuyển hướng về trang “thanh-toan.html”. Vậy những người đã truy cập trang “thanh-toan.html” là những người đã mua hàng.
Vậy tạo tập Audience cho những người đã mua hàng có lợi ích gì?
  • Với sản phẩm người mua chỉ 1 lần: đồng hồ, chăn đệm, khóa học…Khi tạo quảng cáo bạn có thể loại trừ tập này ra, vì họ không còn là khách hàng tiềm năng nữa
  • Với sản phẩm người mua sẽ mua nhiều lần: các mặt hàng gia dụng, voucher ăn uống, mặt hàng thực phẩm…Tập khách hàng này đã biết tới bạn, trở thành khách hàng thân thiết…khả năng họ mua lại là rất cao. Cần có chiến lược quảng cáo riêng với nhóm này (20% khách hàng thân thiết đem lại 80% lợi nhuận)

Nhược điểm của Facebook Retargeting


Facebook Retargeting chỉ hoạt động tốt khi tập Audience đủ lớn. Các website nhỏ, ít visit rất khó chạy Retargeting.
Ta xét các trường hợp sau:
  • Website của bạn mới hoạt động. Đã có cài pixel code, tuy vậy lượng người truy cập thấp hơn <1000. Bạn muốn chạy Retargeting ngay. Vậy làm thế nào?
  • Sản phẩm, dịch vụ của bạn quá đặc thù, tập trung vào 1 nhóm khách hàng.

Giải pháp quảng cáo 2 bước

Để giải quyết vấn đề trên, ta dùng 2 bước quảng cáo:
  • Bước 1: Chạy các bài quảng cáo thuần nội dung kiến thức
  • Bước 2: Chạy quảng cáo retargeting với tập khách hàng thu được ở bước 1
Ví dụ: Mình muốn bán khúc xương cao su ở hình trên. Khách hàng tiềm năng của mình là ai? Là những người có thú cưng, tất nhiên rồi. Lượng khách hàng tiềm năng lớn. Nhưng làm sao để lọc ra họ?
- Bước 1: Mình chạy quảng cáo 1 bài viết với tiêu đề “7 cách chăm sóc cún yêu mà bạn chưa biết”. Nội dung bài viết lấy ở đâu? Trên báo chí hoặc bạn tự viết. Bài viết đăng ở đâu? Trên website của bạn ! Nhớ tạo tập audience cho link này trước khi quảng cáo.
Lưu ý: bạn nên chạy dạng post engagement, có dẫn link về website. Người đọc muốn đọc hết nội dung thì phải click vào website.
Do chạy dạng post engagement, lại là bài kiến thức thuần, được like nhiều, share nhiều. Giá quảng cáo chắc chắn sẽ rẻ.
- Bước 2: Những người click vào link xem bài viết ở bước 1 đều là khách hàng tiềm năng (vì người có nuôi thú cưng mới click vào bài viết). Tạo quảng cáo cho sản phẩm, lấy tập audience đã tạo ở bước 1.
Lúc này, có thể tăng độ lặp của quảng cáo lên tối đa. Sẽ đạt hiệu quả cao hơn

Tác dụng của Frequency (độ lặp) của quảng cáo

1. Lần đầu tiên một  người nhìn vào một quảng cáo, anh ta không thấy nó.
2. Lần thứ 2, anh ta không chú ý tới nó.
3. Lần thứ 3, anh ta ý thức được sự tồn tại của  nó.
4. Lần thứ 4, anh ta lờ mờ nhớ ra đã thấy nó trước đây.
5. Lần thứ 5, anh ta đọc nó.
6. Lần thứ 6, anh ta hếch mũi lên nhìn nó
7. Lần thứ 7, anh ta đọc hết lượt và nghĩ: “Ờ, là mày hử?”
8. Lần thứ 8, anh ta nghĩ: “Lại là nó nữa sao?”
9. Lần thứ 9, anh ta tự hỏi: “Nó bao nhiêu tiền?”
10. Lần thứ 10, anh ta hỏi hàng xóm coi có thử nó chưa.
11. Lần thứ 11, anh ta tự hỏi: “Quảng cáo nhiều vậy nhỉ?”
12. Lần thứ 12, anh ta nghĩ: “chắc nó cũng tốt !”.
13. Lần thứ 13, anh ta nghĩ: “Ừ, có thể nó có tí giá trị”.
14. Lần thứ 14, anh ta nhớ ra mình cũng muốn một thứ như vậy lâu rồi.
15. Lần thứ 15, anh ta tò mò vì không đủ khả năng mua nó.
16. Lần thứ 16, anh ta nghĩ: “Anh ta sẽ mua nó một ngày nào đó”.
17. Lần thứ 17, anh ta dặn mình sẽ phải mua nó.
18. Lần thứ 18, anh ta thề với sự thiếu thốn của mình.
19. Lần thứ 19, anh ta đếm cẩn thận tiền của mình.
20. Lần thứ 20 khi nhìn thấy quảng cáo, anh ta mua những gì quảng cáo.

Để tốt hơn những lần Remarketing phải đưa ra thêm lý do để khách hàng nên mua sản phẩm của bạn.