BÀI MỚI

Facebook Retargeting là gì? và hướng dẫn cài đặt

By https://www.voanhvan.top/ - 2/5/18

Giả sử bạn có một website bán hàng. Bạn dùng trăm phương ngàn cách, tốn hàng đống tiền để kéo người dùng vào website, khách hàng vẫn không mua hàng. Công sức của bạn trở thành vô ích, tiền bạn bỏ ra trở thành lãng phí.


Tại sao khách hàng không mua hàng:

  • Sản phẩm của bạn không gây hứng thú với khách hàng
  • Khách hàng chưa biết bạn là ai, không tin tưởng vào bạn
  • Điều kiện tài chính hiện tại của khách hàng chưa cho phép
  • ……………….
Giải pháp cho tất cả các vấn đề trên là sử dụng tiếp thị lại: Khách hàng có thể không hứng thú với sản phẩm A của bạn, nhưng bạn còn sản phẩm B, C, D…X, Y, Z. Khách hàng lần thứ nhất thấy quảng cáo có thể chưa biết bạn là ai, lần thứ n họ sẽ biết. Hôm nay khách hàng chưa dư dả, ngày mai họ sẽ mua
Facebook Retargeting, nói một cách đơn giản, là việc bạn quảng cáo tới những khách hàng đã truy cập vào website của bạn, đã xem sản phẩm của bạn, đã có hứng thú nhất định với sản phẩm. Vì thế, Facebook Retargeting đem lại hiệu quả cao hơn quảng cáo thông thường.

Facebook Retargeting hoạt động thế nào?

  • Website của bạn đã được cài đặt tracking code.
  • Khách hàng ghé thăm website của bạn.
  • Tracking code sẽ ghi nhận hành vi của khách hàng.
  • Khách hàng rời website.
  • Khách hàng thấy quảng cáo của bạn trên Facebook.
  • Khách hàng click vào quảng cáo và trở lại website.

Hướng dẫn cài đặt Facebook Retargeting

Lưu ý: Mục này chỉ hướng dẫn cài đặt code. Phần tùy biến sẽ giới thiệu ở các bài viết sau
Bước 1: Tại Ads Manager, bạn chọn Audiences

Bước 2: Tại Audiences, chọn Creat Audience => Custom Audience.

Bước 3: Chọn Website Traffic
Bước 4: Chọn View Pixel Code
Bước 5: Copy đoạn script và dán vào website

Có 2 điều cần lưu ý:

– Dán code vào vị trí nào ở website? Bạn có thể dán vào header, footer, body…bất kỳ vị trí nào, miễn là trước thẻ </body>. Trong trường hợp bạn không phải dân code, tốt nhất nên nhờ kỹ thuật hỗ trợ.
– Có thể bạn sẽ thắc mắc: tại bước 4, phần Create Audience có cần điền gì không? Xin thưa, vì phần tùy biến này khá rộng, mình muốn có 1 bài viết khác để hướng dẫn riêng.

Hơn nữa, lưu ý rằng: 1 tài khoản quảng cáo chỉ sinh ra duy nhất 1 đoạn pixcel code, dù bạn có tùy biến thế nào, đoạn code vẫn không thay đổi.

Do vậy, cài pixel code trước khi Create Audience cũng không hại gì. Bạn chỉ cần cài Pixel Code lên website 1 lần, sau đó tha hồ tạo các tập Audience, số lượng không hạn chế !
Các bạn chú ý mỗi tài khoản quảng cáo chỉ sinh ra duy nhất 1 đoạn Pixel code, cho dù bạn muốn tạo nhiều tập Audience cho nhiều category, hoặc nhiều website có sản phẩm khác nhau, vẫn chỉ có duy nhất 1 đoạn Pixel Code.
Bạn có thể dán Pixel Code vào website trước, rồi sau đó vào Ads Manager tạo nhiều tập Audience.
Bài viết này sẽ hướng dẫn cách tùy biến Audience để đạt hiệu quả cao nhất. Để các bạn có thể tiếp cận dễ dàng hơn. Mình sẽ đặt các câu hỏi tình huống và giải quyết chúng.
Trước tiên, hãy đảm bảo pixel code đã được dán vào tất cả các website bạn muốn.

1. Tôi chỉ bán duy nhất 1 chủng loại sản phẩm

– Đây là phương án đơn giản nhất. Bạn sẽ tạo tập Audience duy nhất cho tất cả những ai từng ghé thăm website của bạn
Bạn tạo Audience như sau:
  • Website traffic: Chọn Anyone who visits your website
  • Include people: Nhấp browse và chọn website bạn muốn. Có thể chọn nhiều website. Facebook sẽ list tất cả website bạn đã dán tracking code của bạn. Chỉ việc click và chọn.
  • In the last: Giả sử bạn chọn 30 ngày, tập Audience của bạn sẽ gồm khách hàng đã truy cập web trong 30 ngày trở lại đây.
  • Audience Name và Description: Đặt tên và minh họa sao cho bạn dễ hiểu nhất
Nhấn Create Audience, tập Audience của bạn đã được tạo.

2. Tôi có nhiều loại sản phẩm

Giả sử website của bạn bán bia nhập khẩu (khách hàng nam) và mỹ phẩm (khách hàng nữ). Link của các danh mục này như sau:
  • Với bia nhập khẩu: http://yourdomain.com/bia-nhap-khau
  • Với mỹ phẩm: http://yourdomain.com/my-pham
Hai sản phẩm khác nhau, hai loại khách hàng khác nhau, do vậy cần hai tập Audience khác nhau. Bạn làm như sau:
  • Website Traffic: chọn “People who visit specific web pages” – Những người ghé thăm 1 link web xác định
  • Include people: Chọn Url Contains và gõ “bia-nhap-khau” vào khung
  • In the last, Audience Name và Description: tương tự phần trên
Lưu ý: 
– Nên chọn URL Contains (link chứa các cụm từ) thay vì URL Equals (link chính xác), vì URL Equals không đo được chính xác nếu link bạn có gắn các utm code
– Lặp lại các bước trên với mỹ phẩm. Có bao nhiêu loại sản phẩm thì bạn phải làm các bước này bấy nhiêu lần. Càng phân loại kỹ sản phẩm, càng target chính xác và hiệu quả

3. Sản phẩm của tôi có nhiều phân khúc

Giả sử bạn bán 2 loại đồng hồ: đồng hồ giá rẻ dưới 500k và đồng hồ cao cấp giá trên 5 triệu. Link của 2 danh mục này trên website của bạn như sau
  • Đồng hồ giá rẻ: http://yourdomain.com/dong-ho-gia-re
  • Đồng hồ cao cấp: http://yourdomain.com/dong-ho-cao-cap
Hai loại đồng hồ này có phân khúc khách hàng khác nhau. Bạn tạo quảng cáo cho đồng hồ cao cấp, và không muốn retargeting tới những người đã xem đồng hồ giá rẻ, bạn cần tạo tập Audience như sau:
  • Website traffic: chọn People visiting specific web pages but not others
  • Include people: Chọn Url Contains và gõ “dong-ho-cao-cap”
  • Exclude people: Chọn Url Contains và gõ “dong-ho-gia-re”
Cách này sẽ tạo được tập những người vào 1 link xác định mà không vào 1 link khác. Bạn có thể sử dụng để tạo Audience cho những sản phẩm mang tính đối nghịch nhau, có phân khúc khách hàng khác nhau

4. Quảng cáo tới khách hàng cũ

Chi phí để duy trì một khách hàng cũ luôn nhỏ hơn chi phí tìm kiếm khách hàng mới. Có những khách hàng đã ghé thăm website của bạn, nhưng lâu lắm rồi họ không truy cập trở lại. Bạn có một sản phẩm hot, và muốn quảng cáo tới những khách hàng này để kéo họ trở lại website?
Trước tiên, bạn cần tạo tập Audience cho những khách hàng này:
  • Website traffic: Chọn “People who haven’t visited in a certain amount of time“
  • In the last: Tùy chọn theo nhu cầu của bạn
Ví dụ như tập Audience dưới đây sẽ gồm những khách hàng đã truy cập website của bạn trong 180 ngày qua, nhưng không ghé thăm trở lại trong 30 ngày gần đây.

5. Tùy biến nhiều điều kiện

Phần này tương tự các phần trên, nhưng Facebook cung cấp cho chúng ta nhiều điều kiện kết hợp hơn, khả năng lọc sâu hơn, và vì thế tập khách hàng chính xác hơn.

Facebook Conversion Tracking là gì?


Giả sử bạn quảng cáo Facebook Ads dạng Click to website. Website thu được 1000 click. Nhưng trong 1000 click đó, có bao nhiêu lượt mua hàng. Giá của một đơn hàng bạn thu được là bao nhiêu? Hiệu quả quảng cáo Facebook Ads ra sao?
Facebook Conversion Tracking sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề trên.
Facebook Conversion Tracking là một đoạn code, được găn vào trang thông báo thành công. Ví dụ website của bạn là http://yourdomain.com, thì trang thông báo thành công sẽ có dạng: http://yourdomain.com/thanh-toan.html

Cài Facebook Conversion Tracking thế nào?

Bước 1: Tại Ads Manager, chọn Conversion Tracking => Create Pixel

Bước 2: Chọn loại Conversion Tracking – thường là Checkout, rồi nhấn Create Pixel
Bước 3: Copy đoạn code và dán vào trang “thanh-toan.html” hoặc trang check-out của bạn
Sau khi đã cài vào trang check out, bạn chọn dạng dạng Conversion như hình dưới
Rồi tạo quảng cáo bình thường.

Conversion Tracking và Retargeting


Thực ra trong phần Tùy biến Custom Audience, ta có thể tạo 1 tập Audience cho những người đã mua hàng. Xem hình dưới:
Sau khi khách hàng đặt hàng, website sẽ tự chuyển hướng về trang “thanh-toan.html”. Vậy những người đã truy cập trang “thanh-toan.html” là những người đã mua hàng.
Vậy tạo tập Audience cho những người đã mua hàng có lợi ích gì?
  • Với sản phẩm người mua chỉ 1 lần: đồng hồ, chăn đệm, khóa học…Khi tạo quảng cáo bạn có thể loại trừ tập này ra, vì họ không còn là khách hàng tiềm năng nữa
  • Với sản phẩm người mua sẽ mua nhiều lần: các mặt hàng gia dụng, voucher ăn uống, mặt hàng thực phẩm…Tập khách hàng này đã biết tới bạn, trở thành khách hàng thân thiết…khả năng họ mua lại là rất cao. Cần có chiến lược quảng cáo riêng với nhóm này (20% khách hàng thân thiết đem lại 80% lợi nhuận)

Nhược điểm của Facebook Retargeting


Facebook Retargeting chỉ hoạt động tốt khi tập Audience đủ lớn. Các website nhỏ, ít visit rất khó chạy Retargeting.
Ta xét các trường hợp sau:
  • Website của bạn mới hoạt động. Đã có cài pixel code, tuy vậy lượng người truy cập thấp hơn <1000. Bạn muốn chạy Retargeting ngay. Vậy làm thế nào?
  • Sản phẩm, dịch vụ của bạn quá đặc thù, tập trung vào 1 nhóm khách hàng.

Giải pháp quảng cáo 2 bước

Để giải quyết vấn đề trên, ta dùng 2 bước quảng cáo:
  • Bước 1: Chạy các bài quảng cáo thuần nội dung kiến thức
  • Bước 2: Chạy quảng cáo retargeting với tập khách hàng thu được ở bước 1
Ví dụ: Mình muốn bán khúc xương cao su ở hình trên. Khách hàng tiềm năng của mình là ai? Là những người có thú cưng, tất nhiên rồi. Lượng khách hàng tiềm năng lớn. Nhưng làm sao để lọc ra họ?
- Bước 1: Mình chạy quảng cáo 1 bài viết với tiêu đề “7 cách chăm sóc cún yêu mà bạn chưa biết”. Nội dung bài viết lấy ở đâu? Trên báo chí hoặc bạn tự viết. Bài viết đăng ở đâu? Trên website của bạn ! Nhớ tạo tập audience cho link này trước khi quảng cáo.
Lưu ý: bạn nên chạy dạng post engagement, có dẫn link về website. Người đọc muốn đọc hết nội dung thì phải click vào website.
Do chạy dạng post engagement, lại là bài kiến thức thuần, được like nhiều, share nhiều. Giá quảng cáo chắc chắn sẽ rẻ.
- Bước 2: Những người click vào link xem bài viết ở bước 1 đều là khách hàng tiềm năng (vì người có nuôi thú cưng mới click vào bài viết). Tạo quảng cáo cho sản phẩm, lấy tập audience đã tạo ở bước 1.
Lúc này, có thể tăng độ lặp của quảng cáo lên tối đa. Sẽ đạt hiệu quả cao hơn

Tác dụng của Frequency (độ lặp) của quảng cáo

1. Lần đầu tiên một  người nhìn vào một quảng cáo, anh ta không thấy nó.
2. Lần thứ 2, anh ta không chú ý tới nó.
3. Lần thứ 3, anh ta ý thức được sự tồn tại của  nó.
4. Lần thứ 4, anh ta lờ mờ nhớ ra đã thấy nó trước đây.
5. Lần thứ 5, anh ta đọc nó.
6. Lần thứ 6, anh ta hếch mũi lên nhìn nó
7. Lần thứ 7, anh ta đọc hết lượt và nghĩ: “Ờ, là mày hử?”
8. Lần thứ 8, anh ta nghĩ: “Lại là nó nữa sao?”
9. Lần thứ 9, anh ta tự hỏi: “Nó bao nhiêu tiền?”
10. Lần thứ 10, anh ta hỏi hàng xóm coi có thử nó chưa.
11. Lần thứ 11, anh ta tự hỏi: “Quảng cáo nhiều vậy nhỉ?”
12. Lần thứ 12, anh ta nghĩ: “chắc nó cũng tốt !”.
13. Lần thứ 13, anh ta nghĩ: “Ừ, có thể nó có tí giá trị”.
14. Lần thứ 14, anh ta nhớ ra mình cũng muốn một thứ như vậy lâu rồi.
15. Lần thứ 15, anh ta tò mò vì không đủ khả năng mua nó.
16. Lần thứ 16, anh ta nghĩ: “Anh ta sẽ mua nó một ngày nào đó”.
17. Lần thứ 17, anh ta dặn mình sẽ phải mua nó.
18. Lần thứ 18, anh ta thề với sự thiếu thốn của mình.
19. Lần thứ 19, anh ta đếm cẩn thận tiền của mình.
20. Lần thứ 20 khi nhìn thấy quảng cáo, anh ta mua những gì quảng cáo.

Để tốt hơn những lần Remarketing phải đưa ra thêm lý do để khách hàng nên mua sản phẩm của bạn.