BÀI MỚI

Bài Viết Mới Nhất
Browsing Category "marketing-online"

Top 11 Cách Tăng View Cho Kênh Youtube Mới

- 19/2/20


1. Nội dung chưa ai làm, càng lạ càng quái càng tốt

Mỗi kênh Youtube đều có một “Breaking Point”, tạm gọi là điểm đột phá mà khi nội dung đó trở nên hot sẽ kéo theo sự tăng trưởng của toàn bộ kênh rất nhanh.

Ví dụ: White Winter Whispers là một kênh Youtube chỉ chuyên làm ASMR video với đủ loại âm thanh từ tiếng cọ vẽ, huýt sáo… Những video có lượng view đột biến là ASMR về tiếng tặc lưỡi đã giúp tăng subscribe lên nhanh chóng. Xem video mẫu ở đây: https://www.youtube.com/watch?v=Nh0pHvFsmng&feature=emb_logo

-> Bài học rút ra: Làm nội dung ở một khía cạnh chưa ai làm trong ngành. Hãy làm mọi thứ thật cá biệt. Dòng nội dung Checklist kiểu (top 10 điều, top 20 điều... ) cũng hay được sử dụng để câu view cho channel tốt.

2. Đọc kỹ hướng dẫn của Youtube

Đọc kỹ các tips cơ bản mà Youtube hướng dẫn

- Bộ nhận diện thương hiệu xuyên suốt cho toàn bộ kênh (icon, phong cách, cách đặt tiêu đề…)
- Điền đầy đủ thông tin vào phần “About” trong khu vực giới thiệu kênh
- Cung cấp thông tin liên hệ cơ bản

-> Link full các hướng dẫn của Youtube: https://creatoracademy.youtube.com/

3. Nghiên cứu và cải thiện thứ hạng video trong bảng tìm kiếm (Youtube SEO)

Nghiên cứu từ khóa qua Google Keyword Planner để

- Tìm ý tưởng cho video tiếp theo dựa trên nhu cầu tìm kiếm của người dùng
- Tìm từ khóa phù hợp và sử dụng trong metadata (trong tiêu đề, tag, mô tả, subtitles)

4. Sử dụng metadata để được hiển thị ở phần “Up next” (auto play)

Copy cách sử dụng từ khóa trong tiêu đề, mô tả của video có nhiều lượt xem mà bạn muốn video của mình hiển thị ngay sau video đó.

Copy bộ từ khóa (sử dụng công cụ miễn phí Tubebuddy). Phân bổ từ khóa theo 3 mục: từ khóa chính, từ khóa phân nhóm, ngành; từ khóa tương tự.

Ví dụ: Video tặc lưỡi (xem link mục 1 ) của White Winter Whispers có bộ từ khóa như sau:
- Từ khóa chính: Finnish tongue twisters
- Từ khóa phân nhóm: ASMR, foreign languages
- Từ khóa tương tự: unintelligible ASMR, difficult languages, soothing ASMR, Finnish ASMR, Suomi ASMR

5. Làm Thumbnail gây chú ý trong giây đầu tiên, quên lý thuyết về Graphic Design đi

Rất tiếc thiết kế Thumbnail không phải điều có thể áp dụng các nguyên lý thiết kế đồ họa và bố cục. Thực tế cho thấy, thumbnail xấu nhưng nổi bật text lại thu hút.

- Làm text to và nổi bật điều muốn truyền tải. Cố gắng đừng clickbait vì có thể khiến thời gian xem video trung bình giảm. Thuật toán của Google không thích điều này.

- Nội dung của Thumbnail nên liên quan đến tiêu đề

6. Tăng traffic cho các video trong kênh bằng thẻ và link ở cảnh cuối video

Bên cạnh “playlist” thì điều hướng người dùng qua thẻ và màn hình cuối video cũng rất hữu dụng. Hoặc có thể suggest luôn 1 playlist ở màn hình cuối video.

7. Nội dung “how-to” chưa ai làm hoặc thật cụ thể vấn đề

Chia nhỏ các vấn đề ra và làm how-to cho từng cái một. Điều đó sẽ tốt hơn là làm các video hướng dẫn giống với người khác.

8. Loại nội dung engage

Khi có một lương sub rồi, có thể dùng các loại nội dung engage tốt như:

- Làm contest
- Làm video thử thách
- Làm video reaction (react các nội dung đang vào trend để tận dụng từ khóa)
- Làm video có chứa nội dung của subscribe (như comment) (thậm chí còn có một số youtuber sáng tác cả bài hát sử dụng nguyên những comment quấy rối, chửi bới kênh của họ, các clip như này viral tốt và nhanh)

9. Collab

Hãy hợp tác hoặc làm thân, chơi bời gì đó với các Youtuber khác để làm video collab. Sẽ rất tốt cho sự phát triển kênh của cả hai và traffic cũng chất lượng hơn, giảm thiểu anti-fan cho kênh.

10. Share video lên mọi kênh social (một cách đúng đắn)

Hai kiểu thường thấy, nhưng nếu muốn nhiều view, đừng làm vậy nữa.

A: Lên Fb, Twitter, Insta và post hình kèm link Youtube video

-> Các nền tảng đều muốn giữ người dùng trên trang nên thuật toán tự động sẽ không ưu tiên loại content link này và có thể giảm reach.

B: Upload video lên toàn bộ các nền tảng này. -> Reach được trên social nhưng lại không tăng được view trực tiếp cho video trên Youtube

Giải quyết như nào?

-> Post 1 cái teaser ngắn về video (khoảng 10 - 30s, giống video trên Tiktok) rồi add link video full trên youtube vào phần text để điều hướng về Youtube.

11. Kêu gọi người xem hãy like, sub hoặc làm 1 đoạn video ngắn về mô tả like, ấn sub gắn ở cuối video.

Đầu, cuối video hãy nhắc mọi người nhấn subscribe và thích video và nhớ phản hồi comment của mọi người thật tử tế, thả tim nữa.

Một số người có vẻ không muốn sub, chỉ muốn xem, nhưng họ sẽ dễ nhấn sub hơn nếu ta kêu họ làm vậy hoặc nêu lý do vì sao nên làm thế.

Cre: hootsuite

22 bước lập Digital Marketing Plan

- 7/2/19

1. Sản phẩm hay brand của bạn là gì thuộc nhóm hàng nào?


  • + Mô hình kinh doanh là gì? 
  • + Mục tiêu cần lập kế hoạch trong 1 năm là gì? 
  • + Xác định kế hoạch thâm nhập thị trường
  • + Xác định kế hoạch Branding lâu dài từ Visual tới Message.
  • + Kế hoạch sales ngắn hạn giải quyết trước mắt 1 tháng là chi bao nhiêu cho ads để bán được bao nhiêu hàng? 
  • + Xác định chân dung khách hàng mục tiêu, phân khúc thị trường nào để thuyết phục.
2. Mục tiêu branding (Xây dựng thương hiệu) : 1 năm thì sẽ có bao nhiêu khách hàng biết? biết qua kênh nào? biết với thông điệp gì?
3. Mục tiêu sales trước mắt: Định chi bao nhiêu tiền cho ads? chạy ads kênh nào để đạt mục tiêu? Chi phí dự định chấp nhận được là chi bao nhiêu tiền/ doanh số cụ thể? ví dụ 10% hay 20%?. Tính CPC > CPL  > CPS cụ thể từng kênh.
Bổ sung: Mục tiêu xây phễu khách hàng, xây dựng hệ thống Big data - Phân tích hành vi khách hàng online để Up sale sau này.
4. WHO? Hãy cho biết khách hàng của bạn là ai? chia nhỏ ra bao nhiêu nhóm? Phân khúc chi tiêu nhóm nào?
5. WHAT - WHY?
Hãy cho biết sản phẩm của bạn sẽ chia ra đáp ứng được những vấn đề gì của nhóm khách nào? - RTB - Reason To Buy là gì?
6. WHEN- WHERE - Hãy cho biết Khi nào thì sản phẩm sẽ bán chạy ? Hàng của bạn là loại chủ động hay bị động? Thiết bị nào, kênh nào khách hay online?
7. WHERE - Khu vực nào sẽ là thị trường chính? Các kênh phân phối chính?
8. Cho biết giá sản phẩm, hình ảnh và đặc điểm sản phẩm? So sánh giá với đối thủ.
9. Hãy cho biết 3 lợi ích lý tính đáp ứng của sản phẩm (RTB) - Lý do mua chính, Lý do nào lớn nhất mà lại là lợi thế độc đáo của chúng ta?
10. Hãy cho biết ít nhất 3 lợi ích cảm tính của sản phẩm (RTB) - Lý do nào lớn nhất mà lại là lợi thế độc đáo của chúng ta?
11. Chốt USP của sản phẩm ? Key Message là gì? Thế mạnh lớn nhất và khác biệt nhất? – Slogan hay Tagline bán hàng là gì? (Lý do nào lớn nhất mà lại là lợi thế độc đáo của chúng ta?)
12. Những RTB (Reason To believe) nào có thể xây dựng mà bạn đang có và có thể có tương lai và những RTB nào bắt buộc phải có.
13. Tìm những thứ cản trở khiến khách hàng lo ngại khi mua hàng và kế hoạch giải quyết lo ngại.
14. Ý tưởng truyền thông của bạn cho kế hoạch 1 năm theo mục tiêu là gì? Key Visual là gì? (RTA/RTS Branding)
15. Ý tưởng bán hàng của bạn là gì tháng này? (RTA sales)
16. Kế hoạch tạo RTR (Reason to Return) của khách hàng cũ là gì?
Chuẩn bị các phần sau :
17. Hãy cho biết bạn đã xây dựng website chính như thế nào? địa chỉ web đâu? đã chuẩn Who What Why chưa? Sắp tới sẽ chỉnh 3W không?

18. Hãy cho biết kế hoạch dài hạn 1 năm : Những thứ nào bạn sẽ đầu tư :


  • + Web chính đã có chưa, chuẩn Who What Why chưa? Các trang sản phẩm chuẩn AIDA chưa? Bao giờ sẽ xong?
  • + Có dùng web Omni channel vừa bán hàng online vừa quản lý đơn hàng offline không?
  • + Có làm landing page để chạy Google ads không?
  • + Tối ưu CRO cho web như popup, livechat, mobile first?
  • + Bao nhiêu web vệ tinh?
  • + Dự định seo bao nhiêu từ khóa – hãy liệt kê ít nhất 20 từ khóa bán hàng từ báo cáo chạy google ads?
  • + Thuê viết bao nhiêu bài chuẩn SEO?
  • + Fanpage bao nhiêu fan?
  • + Có lập group FB chăm sóc khách ko?
  • + Có lập hệ thống email list và SMS brandname ko?
  • + Có đầu tư CRM - Automation marketing không?
  • + Có lập kênh Youtube và sản xuất bao nhiêu video? và có video giới thiệu cty không?
  • + Có làm video bán hàng và chạy ads ko?
  • + Sẽ làm bao nhiêu video để SEO?
  • + Có chạy google ads , GDN và Remarketing không? tự chạy hay thuê?
  • + Có chạy Facebook ads cho branding ko? dự định chạy 1 năm bao nhiêu tiền và cho bao nhiêu người xem?
  • + Có định viết bao nhiêu bài PR báo chí và định đưa lên báo nào?
  • + Có định mở gian hàng trên TMĐT không?
  • + Kế hoạch Forum seeding cho Brand mình thế nào?
  • + Kế hoạch chạy Native ads
  • + Kế hoạch chạy phễu Optin Marketing
  • + Kế hoạch phát triển Affiliates
  • + Kế hoạch test chạy CPC/CPL/CPS từng kênh
  • + Có sử dụng app chăm sóc khách hàng hay không?
  • + Các tools marketing chăm sóc fanpage, quét UID, check rank, Keyword tool, GTM, GA, Hotjar...?

19. Hãy cho biết kế hoạch ngắn hạn tháng tới :

  • + Chi bao tiền quảng cáo cho FB, GG, hay quảng cáo ở đâu?
  • + Có làm Sales page bán hàng không? hay chạy FB ads bán trên FB?

20. Nhân sự :

  • + Có thuê thiết kế riêng hay thuê ngoài hay tự học?
  • + Chạy FB ads và GG ads tự chạy hay thuê agency?
  • + Viết bài quảng cáo FB tự viết ?
  • + Viết bài bán hàng định bao giờ thì viết xong các bài AIDA?
  • + Các trang vệ tinh chuẩn SEO thì thuê viết bài ở ngoài hay tự viết?

21. Đo lường hiệu quả chiến dịch:

Định chi bao nhiêu cho Sales/ doanh số và bao nhiêu cho Brand/ Doanh số? Tính CPC > CPL > CPS

22. Đo lường, giám sát kế hoạch.

Đo lường, giám sát theo ngày, tuần, tháng.

3 cách tìm kiếm insight khách hàng

- 17/10/18
Mọi hoạt động marketing cho doanh nghiệp của mọi tổ chức muốn thành công đều phải xuất phát từ một insight chất lượng tốt. Thế nhưng, làm thế nào để chắt lọc những thông tin về người tiêu dùng để có được một insight logic và hiệu quả?

Cùng  tìm hiểu ngay 3 mô hình khám phá insight sau đây nhé.




Mô hình Truth - Tension - Motivation

Mỗi người tiêu dùng đều có những bí mật tâm lý ẩn sâu mà đôi khi chính họ cũng không thể nhận ra. Một insight tốt là insight nói ra được những sự thật không thể chối cãi (truth), những động lực mạnh mẽ (motivation) hay những mâu thuẫn (tension) chưa có lời đáp trong lòng người tiêu dùng.

Insight không cần phải bao gồm đầy đủ động lực và mâu thuẫn mà thường chỉ cần một trong hai. Điều quan trọng là động lực hay mâu thuẫn này chứa đựng những vấn đề mà thương hiệu có thể giải quyết, mang lại doanh thu cho doanh nghiệp.

Một số ví dụ về insight theo mô hình Truth - Tension - Motivation:


Insight của Dove “Tôi biết vẻ đẹp rất quan trọng. Tôi biết việc trở nên xinh đẹp là một lợi thế của nữ giới, là passport mở ra nhiều cơ hội mới. Nhưng tôi không tự tin vào vẻ ngoài của mình lắm. Tôi thường hay thấy e ngại và cảm thấy có vấn đề gì đó với sắc đẹp của mình”.

Trong ví dụ này có thể thấy:



- Truth: Vẻ ngoài là một lợi thế của người phụ nữ

- Tension chính là cảm giác tự ti, e ngại của người phụ nữ về vẻ ngoài của mình.

- Motivation: Khao khát được cảm thấy thoải mái, tự tin về vẻ ngoài của mình

Một ví dụ khác đến từ nhãn hàng Omo: “Mẹ biết lấm bẩn là cách để con khám phá và tiếp thu những bài học quý giá trong cuộc sống, thế nhưng mẹ cũng rất ngại khi phải giặt những vết bẩn cứng đầu”

- Truth: Trẻ em luôn hiếu động và hết mình với các trò chơi mặc cho quần áo lấm bẩn. Chơi trò chơi là cách để trẻ học hỏi những kĩ năng cần thiết.


- Tension: Mẹ rất ngại khi phải giặt những vết bẩn cứng đầu

- Motivation: Mẹ luôn muốn con khôn lớn và học hỏi được nhiều điều



Mô hình 3C

Theo mô hình 3C, insight được tạo ra từ sự giao thoa giữa Consumer Truth, Company/Brand Truth và Category Truth. Trong đó:

- Consumer Truth: Những suy nghĩ, cảm nhận, mơ ước, trăn trở hay động lực của người tiêu dùng mà thương hiệu có thể giải quyết tốt hơn đối thủ

- Company/Brand truth: Một thế mạnh, tính năng vượt trội của sản phẩm/dịch vụ khi giải quyết một vấn đề nào đó của người tiêu dùng

- Category Truth: Bản chất của ngành hàng, những đặc điểm của ngành hàng mà mà người tiêu dùng coi là thế mạnh hoặc rào cản.

Ví dụ: Insight người tiêu dùng của Starbucks


- Category Truth: “Having a coffee gives a moment of tension relief (cà phê giúp giải tỏa căng thẳng)


- Brand Truth: A Place to enjoy good coffee (Không gian hoàn hảo để thưởng thức cà phê)

- Consumer Truth: I struggle to balance private and professional demands (Tôi gặp trở ngại trong việc cân bằng công việc và nhu cầu cá nhân).

=> Insight: In this busy world, it is great to have a “refuge”. I need a “third place” where I feel as relaxed and comfortable, far away from busy home and tiring work place. (Giữa bộn bề cuộc sống, tôi cần một nơi chốn thứ 3. Đó là nơi cho tôi cảm giác thư giãn và thoải mái, tách biệt khỏi lo toan công việc, gia đình.)



Mô hình 3D

Tìm kiếm insight theo mô hình 3D bao gồm 3 giai đoạn: 



- Direction (What is the customer doing?): Xác định hiện tượng mà bạn tìm insight, sau đó xác định phương pháp nghiên cứu phù hợp (VD: Phỏng vấn nhóm, phỏng vấn sâu, quan sát, etc…) 

- Discovery (Why are they doing it?): Đặt câu hỏi đào sâu tại sao cho tới khi bạn tìm được một vài insight có vẻ khả thi

- Double Check (Do they wow): Insight này có mới mẻ, sâu sắc hay không? Có đúng với đối tượng mục tiêu không? Có đủ rõ ràng hay không (chỉ tập trung vào một động lực/rào cản duy nhất?)

Ví dụ: Cuộc phỏng vấn sâu tìm insight của bà mẹ cho con sử dụng sữa chua uống


- Hỏi: Vì sao chị lại cho con sử dụng sữa chua uống?

- Trả lời: Vì tôi nghe nói sữa chua uống có nhiều lợi khuẩn tốt cho tiêu hóa

- Hỏi: Các loại sữa chua thông thường cũng có lợi khuẩn, vì sao chị lại chọn sữa chua uống?

- Trả lời: Vì sữa chua uống rất tiện lợi, dễ mang theo, chỉ cần mở ra và uống. Sữa chua thông thường còn cần thêm thìa và mất thời gian xúc ăn. 

- Hỏi: Vì sao sự tiện lợi của sữa chua uống lại quan trọng với chị?

- Trả lời: Vì tôi muốn giữ gìn sức khỏe cho con nhưng lại quá bận rộn, còn con tôi thì còn quá nhỏ nên rất hiếu động, ít khi chịu ngồi một chỗ đến khi xúc hết một hộp sữa chua. Vì thế sữa chua uống là giải pháp phù hợp nhất với tôi

Thông qua cuộc phỏng vấn này, có thể thấy insight của người mẹ đó là luôn quan tâm và mong muốn sử dụng các sản phẩm sữa chua có lợi cho sức khỏe của con, thế nhưng vì bận rộn và để “đối phó” với tính tình hiếu động của trẻ, các bà mẹ thường lựa chọn những sản phẩm tiết kiệm thời gian nhất.

Cách xem đối thủ của bạn đang quảng cáo trên Facebook Fanpage những gì?

- 30/6/18

Chào các bạn hiện Facebook vừa cập nhật tính năng mới cho phép mọi người xem fanpage bất kỳ hiện  đang quảng cáo những gì?

Ví dụ đây là quảng cáo của nhãn hàng Abbot Grow Việt Nam ngày 30/6 đang chạy 2 mẫu quảng cáo:


Vậy nhiều bạn sẽ thắc mắc làm sao xem được như vậy.

Hướng dẫn cách xem một Fanpage bất kỳ đang quảng cáo những gì? 

Ở đây mình làm trên fanpage: https://www.facebook.com/abbottgrowvietnam/

Cách 1:

Công thức: https://www.facebook.com/TÊNFANPAGE/ads.

Lưu ý:

Tênfanpage: là tên bất kỳ Fanpage nào bạn thích.

Ví dụ ở đây mình chọn fanpage Abbott:  https://www.facebook.com/abbottgrowvietnam/ads 



Khi Fanpage có chạy quảng cáo sẽ hiện ra chữ "Được tài trợ" với bạn nào dùng tiếng anh là "sponsor" như hình trên >>> Xong.

Cách 2: Vào Fanpage rồi chọn Tab "Thông Tin và Quảng Cáo"


Bạn hiện nhìn thấy các quảng cáo Abbott Grow Vietnam đang chạy tại vị trí của bạn. Lúc này, Trang đó không chạy quảng cáo ở bất kỳ quốc gia nào khác.

Phân tích cách chạy quảng cáo của Facebook của Phong Thuỷ:


Target:


Phân tích Target sâu bằng content:







Công cụ phân tích đối thủ cạnh tranh trong Digital Marketing

- 19/6/18

Để hoạt động kinh doanh được hiểu quả hơn, ngoài việc phát triển và cải tiến chính sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp mình thì chúng ta cũng cần quan sát và tìm hiểu cách thức đối thủ vận hành, phân tích chiến lược marketing và các kênh truyền thông của họ.

Nếu chúng ta có thể phân tích đối thủ thành công, chính xác thì cơ hội để chiếm ưu thế so với họ hoàn toàn không còn là bài toán quá khó.


Chia sẻ với các bạn 3 loại công cụ tốt nhất để phân tích đối thủ cạnh tranh trong Digital Marketing một cách dễ dàng, hiệu quả mà vẫn tiết kiệm chi phí:


+ Công cụ phân tích và đánh giá website của đối thủ: Similar Web/ Google Analytics


+ Công cụ phân tích mạng xã hội: Social Mention/ Imonitor


+ Công cụ tracking: Google Alert/ KW Finder


1. Similar Web - Công cụ phân tích đánh giá website:


Link công cụ: https://www.similarweb.com/




Similar Web là một công cụ cho phép bạn phân tích toàn diện về website đối thủ của mình. Đây là 1 công cụ vô cùng hữu ích với các thông tin được bố trí hợp lý, đơn giản và các số liệu được cung cấp khá chi tiết.

Ưu điểm hàng đầu của công cụ này là nó cung cấp cho người dùng những thông tin khá sâu về website họ cần phân tích và có thể so sánh các website với nhau. Với công cụ này, bạn sẽ nhận được rất nhiều thông tin như:


– Tổng quan về website
– Khu vực địa lý của người truy cập website
– Nguồn liên kết tới site
– Nguồn truy cập từ tìm kiếm
– Nguồn truy cập từ mạng xã hội
– Nguồn truy cập từ nguồn quảng cáo hiển thị.
– Thông tin về người truy cập

Ngoài ra, công cụ này cũng có thể xếp hạng website của bạn không chỉ trong giới hạn Việt Nam mà cả toàn thế giới.


Tuy nhiên nhược điểm của nó là các dữ liệu phân tích chủ yếu là các dữ liệu về traffic, thứ hạng, từ khóa… chứ không có dữ liệu liên quan trực tiếp đến nội dung của trang website.

2. Google Analytics - Công cụ phân tích đánh giá website:


Link công cụ: https://analytics.google.com/analytics/web/



Google Analytics là một công cụ cho phép tạo ra các bảng thống kê chi tiết về khách đã viếng thăm một trang web bất kì. Nó là sản phẩm hữu hiệu giúp các nhà Marketing phân tích được website của đối thủ hay nhìn nhận lại chính website của mình.

Ưu điểm của công cụ này đầu tiên là tiết kiệm chi phí vì nó miễn phí. Tiếp theo, Google Analytics có thể xác định được việc website có đang làm việc hiệu quả hay không bằng các kỹ thuật như hình dung kênh, cung cấp thông tin nơi khách truy cập (mạng xã hội, website, quảng cáo), họ ở lại website bao lâu,... Nó cũng cung cấp nhiều tính năng nâng cao bao gồm phân khúc khách truy cập tùy chỉnh. Hơn hết, công cụ này có thể liên kết được với các công cụ khác như Google Analytics Report hay Google Analytics E-commerce giúp bạn có thể phân tích kĩ càng hơn được bất cứ website nào.

Ví dụ, Google Analytics e-commerce có thể theo dõi được số lượng đơn hàng ở trên web, các giao dịch, doanh thu của trang web và nhiều chỉ số thương mại khác.

Nhưng công cụ này cũng có kha khá nhược điểm bởi đơn giản vì nó free nên chúng ta cũng không thể đòi hỏi quá nhiều. Thứ nhất, tính năng real-time của Google Analytics thường bị trễ từ vài giờ đồng hồ đến 1 ngày lận và đương nhiên như vậy thì giá trị của “real time” không còn nữa. Thứ hai, Google Analytics chỉ có thể phân tích phần trăm ghé thăm, số lượt view mà không thể biết chính xác người dùng làm những gì trên web như họ click vào liên kết nào, họ thăm website trong bao lâu,...

Cuối cùng, công cụ này không thể phân tích từng dữ liệu trên web được mà nó chỉ có thể phân tích các data được thu thập mẫu qua phép toán Sampling. Vì vậy nếu dùng công cụ này, kết quả bạn nhận được có thể không chính xác cho là lắm so với hiện thực.

3. Social Mention - Công cụ phân tích và đánh giá mạng xã hội:


Link công cụ: http://socialmention.com/


Social Mention là một công cụ rất phổ biến trong giới Marketing, có khả năng giúp theo dõi và phân tích mạng xã hội của đối thủ. Nó được coi thể là một trong những công cụ đo đếm chuyên sâu nhất về độ gắn kết và lan tỏa của truyền thông trên mạng xã hội.

Ưu điểm của công cụ này là thao tác vô cùng đơn giản. Ngoài ra, nó có khả năng thu thập thông tin và phân tích mạng xã hội qua 4 chỉ số sau: độ mạnh thương hiệu, tỉ lệ cảm xúc của người dùng vs thương hiệu, top keyword được nhắc đến xung quanh từ khóa, top người dùng đang hoạt động tích cực vs từ khóa và nguồn của từ khóa.

Tuy nhiên nhược điểm của nó là không hỗ trợ tiếng Việt nên chỉ có ai có khả năng đọc hiểu tiếng anh mới có thể sử dụng thành thạo. Giao diện hiển thị của công cùng này cũng hơi khô khan, nhiều biểu đồ, số liệu khá là khó nhìn và theo dõi.

4. Imonitor - Công cụ phân tích và đánh giá mạng xã hội:


Link công cụ: https://imonitor.com.vn/




Imonitor là công cụ phân tích mạng xã hội của Việt Nam. Người dùng công cụ này chỉ việc cung cấp từ khóa về chủ để quan tâm trên mạng xã hội, kết quả theo dõi, thống kê sẽ tự động được hệ thống gửi về email hàng ngày, vô cùng tiện lợi cho người muốn theo dõi mạng xã hội của đối thủ mà không muốn mất quá nhiều thời gian.

Ưu điểm của công cụ này là thu thập được khá nhiều thông tin và phân tích gồm: biến động lượt đề cập theo ngày đối với từng từ khóa, chủ đề, top nguồn - bài viết có chứa từ khóa được nhiều người tương tác, đi kèm là file excell thống kê lại toàn bộ nội dung bài viết và thảo luận. Ngoài ra do là sản phẩm Việt nên nó vô cùng dễ sử dụng cho người Việt với giao diện hoàn toàn bằng tiếng Việt.

Tuy nhiên, nó cũng có một nhược điểm là chưa hỗ trợ được tính năng đánh giá cảm xúc thông qua nội dung thảo luận, điều mà Social Mention có thể làm được.

5. Google Alerts - Công cụ Tracking:


Link công cụ: https://www.google.com.vn/alerts



Google Alerts là một công cụ của google cho phép bạn cập nhập kết quả tìm kiếm liên quan đến một từ khóa nhất định qua Email. Với công cụ này bạn sẽ theo dõi được đối thủ cạnh tranh và bạn sẽ biết được họ đang có chiến lược SEO như thế nào để có được biện pháp cần thiết cho bộ từ khóa của mình.

Ưu điểm của công cụ này khá là nhiều. Nó có khả năng theo dõi một nội dung đặc biệt một cách nhanh và an toàn nhất. Nó cũng giúp người dùng theo dõi các xu hướng khách hàng hay thông tin cá nhân nhạy cảm trên internet một cách hiệu quả. Ngoài ra, nó cũng có thể tìm kiếm các thông tin đặc biệt mỗi ngày (mã giảm giá, vé máy bay giá rẻ, máy tính đời mới,..) và phát hiện spam trên website rất hiệu quả.

Nhược điểm của công cụ này là chất lượng thông tin không được quá chuẩn xác và không tức thì vì sẽ mất một thời gian để Google Alerts đưa ra được kết quả phân tích. Cùng đó là Google Alerts sẽ không phân tích được những từ khoá phức tạp ví dụ như từ khoá tìm kiếm nâng cao của Google.


6. KWFinder - Công cụ Tracking:


Link công cụ: https://kwfinder.com/




KWFinder là một công cụ cho phép bạn làm một nghiên cứu từ khóa của đối thủ hoàn chỉnh trong một vài phút. Nó cung cấp thông tin cụ thể như khối lượng chính xác của các tìm kiếm cũng như mức độ cạnh tranh và độ khó của mỗi từ khóa.

          >> Chơi thử game bắn cá online tại https://bancagiaitri.com/


Ưu điểm của công cụ này là nó đưa ra được các thông số vô cùng chi tiết như:


- Trend – xu hướng tìm kiếm trong 12 tháng qua
- Search – lượng tìm kiếm trung bình hàng tháng trong 12 tháng qua
- CPC – chi phí trung bình cho mỗi nhấp chuột của từ khóa
- PPC – mức độ cạnh tranh trong quảng cáo(min = 0; max = 100)
- Seo Difficulty - Độ khó của từ khóa. Để xác định giá trị này, KWFinder sẽ đưa vào nhiều yếu tố như số lượng của các liên kết, CTR và tên miền của các đối thủ của bạn.
- Google SERP - Xếp hạng đối thủ cạnh tranh trên top Google.

Ngoài ra, kết quả phân tích của công cụ này khá chính xác, nó sở hữu nhiều bộ lọc chi tiết và có bản sử dụng miễn phí cho những người không cần các thông tin phân tích quá sâu.

Điểm yếu của nó là nếu bạn muốn dùng trọn vẹn chức năng của công cụ này thì bạn phải trả một cái giá khá cao và tuỳ từng gía bạn trả thì nó sẽ có giới hạn phân tích khách nhau.

Top 18 giải pháp tiếp thị thương hiệu cho công ty có ngân sách hạn chế

- 5/6/18

Doanh nghiệp nhỏ chưa có nhiều tiền để làm quảng cáo thì đây là 18 cách marketing với chi phí thấp dành cho bạn.



Danh sách 18 giải pháp tiếp thị cho doanh nghiệp có ngân sách hạn chế:

1. Tạo Website

Tạo website là điều tốt nhất bạn có thể làm, đưa nội dung hữu ích lên web để mọi người biết bạn là ai và bạn có thể cung cấp những gì. Quá trình này có thể được xem như một cách thu hút khách hàng thông minh để khi họ sẵn sàng mua, họ sẽ nhìn vào thương hiệu của bạn thay vì đối thủ cạnh tranh của bạn.

2. SEO

Giải pháp seo được coi là 1 giải pháp quan trọng. Bạn cần tối ưu hóa công cụ tìm kiếm và tìm ra các từ khóa phù hợp mà khách hàng hiện tại, tương lai của bạn và khách hàng sẽ sử dụng để tìm dịch vụ hoặc sản phẩm của bạn.

3. Truyền thông xã hội

Người ta ước tính có gần 1 nửa dân số thế giới dùng mạng xã hội. Trong đó tập trung chủ yếu vào các mạng xá hội: Facebook, Twitter, Reddit, Snapchat, Pinterest, Instagram... Nhưng bạn phải xác định khách hàng tiềm năng của mình tập trung ở mạng xã hội nào để có thể tập trung vào những gì phù hợp với bạn nhất - thay vì cố gắng làm tất cả các mạng xã hội cùng một lúc.

4. Livestream

5. Thương hiệu độc đáo

Tạo nên 1 thương hiệu độc đáo để không ai có thể sao chép hoàn toàn bản sắc thương hiệu duy nhất của bạn - đặc biệt là các thương hiệu mang tính cách: vui vẻ, thẳng thắn, dã man hoặc quyến rũ. Sự kết hợp của các yếu tố, hoặc tính từ, là điều làm cho thương hiệu của bạn đáng nhớ.

6. Kể chuyện

Để thu hút khán giả trực tuyến của bạn, hãy kể câu chuyện cá nhân. Điều nổi bật là khách hàng phản hồi lại cảm xúc, có thể là sự ngưỡng mộ, bất ngờ hoặc tức giận. Do đó, kết nối với đối tượng mục tiêu của bạn

7. Marketing có ảnh hưởng

Bạn có thể sử dụng các bài đánh giá blogger, xác nhận từ các thương hiệu đáng tin cậy hoặc các chuyên gia, và thậm chí các bài đăng trên phương tiện truyền thông xã hội.

8. Tạo nội dung có giá trị:

 video, podcast, infographics, viết blog...

9. Giúp đỡ người khác: 

Tổ chức hội thảo, lớp học miễn phí, trả lời câu hỏi FAQ...

10. Tạo Podcast

Về cơ bản podcast là một kênh, nơi chứa những tệp tin âm thanh của bạn, nói nôm na đây chính là nơi bạn xuất bản bản audio (âm thanh) của riêng bạn và mọi người có thể nghe online, đăng ký và thậm chí tải về tệp tin âm thanh đó.

11. Chia sẻ 

Tạo nội dung viral (có ích dành cho khách hàng của bạn) kích thích sự chia sẻ từ khách hàng

12. Tạo Infographics

13. Quảng cáo trên ô tô:

ô tô của công ty, taxi, xe khách vv...

14. Chiến dịch tiếp thị lại: 

Tiếp thị lại là một cách tuyệt vời để tăng tỷ lệ chuyển đổi một cách nhanh chóng

15. Quảng cáo mạng xã hội trả tiền như Facebook, instagram vv...

16. Networking: 

tham gia vào các hội chợ để quảng bá thương hiệu, mở rộng khách hàng tiềm năng

17. Xây dựng thương hiệu mạnh

Để nhận biết tên và mục tiêu của bạn, hãy chọn một biểu trưng làm nổi bật doanh nghiệp, sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn và kết nối với đối tượng mục tiêu của bạn.

18. Các liên kết đến khách hàng

Tạo đánh giá trực tuyến để tăng quyết định mua hàng của khách hàng. Theo nghiên cứu về lĩnh vực tâm lý, con người luôn tìm kiếm bằng chứng và lý do để hỗ trợ các quyết định của họ. 

Ví dụ: nếu bạn thấy nhiều đánh giá tốt về 1 doanh nghiệp, bạn có nhiều khả năng tin rằng họ đáng tin cậy.

Pr trên Facebook là gì? và cách làm Pr trên Facebook hiệu quả

- 26/5/18

Facebook hiện là mạng xã hội được nhiều người sử dụng nhất ở Việt Nam. Vậy PR trên Facebook là gì và cách để Pr trên Facebook hiệu quả như thế nào là câu hỏi được đặt ra?

Trước tiên bạn nên hiểu rõ hơn về Pr nghĩa là gì?

PR (Tiếng Anh đầy đủ: Public Relations, viết tắt là PR) là cách thức mà các cá nhân/công ty quản lý hình ảnh của chính mình trong mắt khách hàng mục tiêu (công chúng) thông qua một tiếng nói các bên thứ ba (Báo Chí, Đài Truyền hình, vv...).

Vậy Pr trên Facebook là gì?

Là giới thiệu (hình ảnh,thông tin, thông điệp v.v...) về sản phẩm hoặc cá nhân/doanh nghiệp của bạn tiếp cận với khách hàng mục tiêu thông qua MXH Facebook qua đó làm cho tăng khả năng bán sản phẩm, uy tín cá nhân hoặc uy tín doanh nghiệp tới đối tượng khách hàng mong muốn v.v....

5 bí quyết để PR trên Facebook hiệu quả:


1. Bạn phải đưa ra được lý do để khách hàng thích sản phẩm bạn.
2. Bài viết và status phải tập trung vào những đề tài mà khách hàng mục tiêu quan tâm và mong muốn liên quan đến sản phẩm của bạn.
3. Tạo các hoạt động hấp dẫn (Minigame, chương trình khuyến mãi, giảm giá vvv.. ) kêu gọi khách hàng tương tác.
4. Liên tục làm mới nội dung mang đến điều những điều độc đáo cho khách hàng của bạn.
5. Lịch update những thông tin và hình ảnh đều đặn.
6. Tiếp cận đến càng nhiều đối tượng khách hàng mục tiêu càng tốt.

Cho ví dụ về Pr là gì "trong quy trình tán gái" để các bạn dễ hình dung nhé: 

Nếu bạn định cưa 1 cô gái thì:

- Tìm hiểu về gia cảnh, con người, thói quen, sở thích của cô này được gọi là NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG

 - Mặc quần áo, tóc tai cho phù hợp để đi cưa cô ấy được gọi là LÀM NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU

 - Gặp gỡ lúc vô tình, lúc cố ý thường xuyên thì được gọi là QUẢNG CÁO

 - Chăm bẵm anh, chị, em cô ấy, bố mẹ, bạn bè… để mong người ta nói tốt về mình với đối tượng là PR – QUAN HỆ CÔNG CHÚNG .

- Quyết định gặp gỡ để tỏ tình chốt hạ được gọi là MARKETING BÁN HÀNG.

 - Nếu cô ấy chưa đồng ý thì phải theo đuổi tiếp gọi là REMARKETING Nếu cô ấy nhận lời yêu, nhớ nhung mình, thèm khát mình thì gọi là THƯƠNG HIỆU ĐÃ ĐƯỢC KHẲNG ĐỊNH.