BÀI MỚI

Màu Sắc áp dụng trong thiết kế

By https://www.voanhvan.top/ - 24/7/16
HƯỚNG DẪN CĂN BẢN VỀ HIỆU ỨNG TÂM LÝ MÀU SẮC (COLOR PSYCHOLOGY) TRONG MARKETING VÀ TRONG PHỐI MÀU TỰ DO

Trong content marketing, màu sắc được coi là một tín hiệu cảm xúc.
Trong đại dương rộng lớn của những content marketing, màu sắc có thế làm cho nội dung của bạn trở nên nổi bật
Đó là những điều khiến cho người xem thấy những gì bạn muốn họ thấy, cảm nhận được những gì bạn muốn họ cảm nhận và làm những điều bạn muốn họ làm. Những màu sắc mà bạn chọn ấy cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng sử dụng và việc nội dung của bạn có dễ đọc hay không. Điều này khiến cho sự hiểu biết về tâm lý học màu sắc trở nên vô cùng quan trọng đối với thành công trong nội dung của bạn.
Tuy nhiên, sự lựa chọn màu nghèo nàn cũng có thể thay đổi một cách tiêu cực đến khả năng ảnh hưởng trong thông điệp của bạn. Làm sai cách, những nội dung hay những lời kêu gọi hành động tuyệt vời của bạn sẽ dễ dàng bị ngó lơ. Thậm chí ngay cả NASA cũng quan tâm về màu sắc đến mức họ cung cấp những nguồn tài nguyên online miễn phí để giúp cho những người không phải designer có thể chọn đúng sắc thái màu.
Sau khi đọc bài này, bạn sẽ hiểu về nguyên lí màu sắc và hiệu ứng tâm lý màu sắc cơ bản. Thêm nữa, bài viết có bao gồm một biểu đồ màu lục giác, giúp cho việc chọn đúng màu dễ dàng hơn với bất kì công cụ thiết kế nào.
Bạn đã sẵn sàng để trở thành một chuyên gia ? Hãy bắt đầu nào!
Tóm tắt
Phần 1: Kiến thức về nguyên lí màu sắc
  • Những căn bản về nguyên lí màu sắc
  • Tìm hiểu về tương phản và màu sắc
  • Chọn cách phối màu
Phần 2: Tâm lí màu sắc (Psychology of color) trong marketing
  • Ý nghĩa của màu sắc
  • Sở thích màu sắc theo giới tính
  • Bài kiểm tra màu sắc của bạn

Phần 1: Kiến thức về nguyên lí màu sắc

1. Những căn bản về nguyên lí màu sắc:

Hiểu biết về cách vận hành của màu sắc không chỉ dành cho những họa sĩ cả ngày dài gắn bó với bản vẽ và bột màu. Bất cứ ai làm content marketing đều cần hiểu biết về căn bản của nguyên lí màu sắc, bởi không có vấn đề gì khi bạn sử dụng màu sắc trong nội dung của mình
Màu sơ cấp (primary)
Màu sơ cấp là ba màu sắc tạo nên tất cả những màu còn lại. Đó là đỏ (red), xanh lam (blue), vàng (yellow). Đó là ba màu có thể dùng để tạo nên cấp màu tiếp theo, những màu thứ cấp.

Trường hợp ngoại lệ, nhiều khi nói đến màu sơ cấp, trong nguyên lí màu sắc liên quan đến ánh sáng, những màu sơ cấp sẽ là cyan (xanh lơ), magenta (hồng sẫm) và yellow (vàng). Đừng quên hệ màu CMYK cho in ấn và RGB cho hiển thị trên màn hình. Và khi phối màu, quan trọng là màu cụ thể nào mà bạn dùng để có được màu đỏ sao cho đạt tới màu mới phù hợp. Nhưng hãy đơn giản thôi và nên gắn với 3 màu xanh (blue), đỏ (red), vàng (yellow) 
Màu thứ cấp (secondary)
Màu thứ cấp là những màu tím (purple), xanh lục (green) và cam (orange). Chúng được tạo thành bằng cách trộn 2 màu sơ cấp với nhau. Nếu bạn nhìn trong bánh xe màu, bạn sẽ thấy màu thứ cấp ở giữa 2 màu sơ cấp.
Red + blue = purple
Blue + yellow = green
Red + yellow = orange
3

Màu cao cấp (tertiary)
Màu cao cấp là màu thứ cấp được gia thêm một bước nữa. Chúng được gọi bằng “hai-tên” màu, ví dụ như: red-purple, red-orangeyellow-green, v.v…
Chúng được tạo thành bằng cách trộn màu sơ cấp với màu thứ cấp.
4

Màu thuần túy (pure color)
Là màu sơ cấp, thứ cấp, cao cấp nhưng không pha trộn thêm sắc trắng, đen hay một màu thứ ba, chúng tinh khiết (hay bão hòa). Những màu này có đặc điểm là gắt, sáng, vui vẻ và tươi mới.
Chúng thường là màu của đồ chơi trẻ em, vật trang trí trong nhà trẻ và những trang phục mùa hè.
5

Màu Tint
Khi một màu thuần túy (pure color) được thêm vào màu trắng, bạn sẽ có một màu nhẹ. Vài người định nghĩa chúng là những màu pastel. Những màu này sáng hơn và nhạt hơn màu thuần túy và chúng không gắt.
Màu nhạt nằm trong phạm vi từ màu có một ít sắc trắng đến màu gần như là trắng.6

Màu shade

Khi màu thuần túy được thêm vào màu đen sẽ tạo thành màu shade. Chúng sẫm màu và làm giảm độ sáng của màu thuần túy, nằm trong khoảng từ những màu tối hơn một chút đến những màu gần như đen hoàn toàn.
7

Màu tone
Khi màu xám (đen + trắng) được pha thêm vào với màu thuần túy, bạn có được một màu tone. Bạn thường nghe người ta nói màu này cần được “giảm tone” xuống, có nghĩa là nó quá gắt và họ muốn điều chỉnh mức cường độ màu (intensity).
Thêm màu đen và trắng với những lượng khác nhau vào một màu sẽ làm giảm bớt cường độ (intensity) của nó nhanh chóng.
8

Bánh xe màu hoàn chỉnh
Thật tuyệt, giờ chúng ta đã có được một bánh xe màu hoàn chỉnh với màu sơ cấp, thứ cấp và cao cấp, cộng thêm những màu tint, màu shade, màu tone. Bạn có thể thấy tất cả chúng được xếp vừa vặn như thế nào trong bánh xe màu dưới đây.
9

Tất cả những màu lạnh nằm phía bên trái bánh xe, trong gam màu lam (blue) và luc (green). Những màu ấm thì nằm bên phải bánh xe, trong gam màu vàng và đỏ.
Giờ bạn đã hiểu về nguyên lí màu và bánh xe màu, bạn có thể bắt đầu dùng màu sắc một cách có mục đích trong content marketing của mình.

2. Dùng tương phản màu sắc (contrast) đúng cách

Khi đến với những kĩ thuật về màu sắc, việc sử dụng tương phản là đặc biệt quan trọng, và nó hầu như sẽ dẫn dắt bạn để có thể tranh luận một cách tối đa với designer của mình.
Tương phản là cách mà một màu tách biệt với những màu còn lại. Nó là thứ làm cho text hoặc đối tượng trở nên khác biệt với nền. Tương phản cao là khi dễ dàng nhận thấy màu sắc tách biệt với những màu còn lại. Còn tương phản thấp thì khó nhận thấy sự tách biệt.
10
Thường thường người ta cho rằng sự khác nhau trong màu sắc là thứ tạo nên tương phản. Nhưng thực tế là không đúng. Bạn có thể có hai màu hoàn toàn khác nhau nhưng lại không có tương phản giữa chúng bởi vì tone của chúng gần giống nhau. Để kiểm tra tương phản giữa các màu của bạn hãy chuyển chúng sang chế độ màu grayscale và nhìn mức độ tương phản giữa chúng.
11

Màu ở dạng thuần khiết vốn có sự tách biệt về sáng và tối trong các màu.
Ví dụ, màu vàng là màu sáng, trong khi xanh lam (blue) thì tối. Vàng và cam có ít tương phản với nhau dù là 2 màu khác nhau. Khi những màu khác nhau có cùng tone (mức sắc độ xám như bạn vừa được biết), chúng cũng sẽ không thể tương phản nhiều. Hai màu như thế chưa đủ để được chọn khi bạn quyết định tạo sự tương phản.
Sử dụng tương phản cao và thấp
Thông thường, tương phản cao là lựa chọn tốt nhất cho những content quan trọng bởi nó là cách dễ nhìn nhất. Màu tối trên màu sáng hoặc màu sáng trên màu tối là dễ đọc nhất. Nó có thể không gây hứng thú nhưng nó dễ đọc.
 Một chú ý như sau, thử nghĩ: Nếu mọi thứ đều tương phản cao, sẽ không có cái gì tách biệt cả và nó gây mệt mỏi cho mắt sau đó (Ví dụ: Hãy nghĩ đến một màn hình máy tính màu đen với dòng text màu xanh sáng)
Designer thường thích cách dùng phương pháp tương phản thấp hơn. Họ thích làm cho mọi thứ trông thật đẹp mắt, nhưng đẹp mắt thì thường không phải cách dễ đọc nhất. Sự kết hợp màu sắc tương tự nhau tone trên tone rất phổ biến và sự tỉ mỉ của chúng khá gây thu hút, tuy nhiên chúng cũng gây khó khăn cho người đọc.
Pro tip: Cố tìm sự cân đối giữa phối màu đẹp và tính dễ đọc để tạo sự rõ ràng nhất trong thị giác
Để dùng những màu tương tự trong khi vẫn có được sự tương phản mà bạn muốn, hãy tạo một bảng màu với cả màu bổ túc (complementaryvà màu tương tự (analogous).

Phần 1: Kiến thức về nguyên lí màu sắc

3. Chọn cách phối màu:

Bánh xe màu có thể giúp bạn chọn cách phối màu tốt nhất cho Nút kêu gọi hành động (Call to action button), Infographic và Lead collection pop-up.
Chỉ cần phối màu đơn giản cũng sẽ giúp bạn có kết quả sau cùng khá tốt.
Một nghiên cứu từ đại học Toronto chỉ ra rằng hầu hết những người sử dụng Adobe Kuler đều là những người ưa thích cách phối màu đơn giản mà chỉ dựa vào 2 đến 3 màu ưa thích.
Mọi người thích sự đơn giản. Nó khiến nội dung của bạn dễ đọc hiểu hơn còn nếu chúng không nhất thiết phải được diễn giải rõ ràng thì có thể sử dụng qua nhiều màu sắc. Và nhớ rằng, màu sắc hàm chứa ý nghĩa nên mối màu mà bạn thêm vào hay bớt đi đều tác động đến thông điệp của bạn.
Quá nhiều màu gây nên sự lộn xộn trong thông điệp. Và vì thế, bánh xe màu (color wheel) sẽ giúp bạn chọn ra 2 hoặc 3 màu phù hợp.
3.1. Sử dụng màu bổ túc (Comlementary/Opposite colors)
Sự kết hợp màu bổ túc làm cho mọi thứ được tách biệt.
Màu bổ túc tức là những màu đối lập. Chúng đối diện với màu còn lại trên bánh xe màu, có nghĩa đó là màu sắc còn thiếu trong màu ở phía đối diện.
Đôi khi cách kết hợp này mang lại một sự căng thẳng thị giác vì hai màu ấy rất đối lập nhau.
Bạn có để ý rằng nhiều nhóm thể thao cũng dùng màu bổ túc. Từ bóng đá đến hockey, màu đối lập được dùng như một cách kết hợp màu tuyệt vời.
Ví dụ:
Màu lam (blue) đối lập với màu cam (orange)
12


Màu đỏ đối lập với màu lục (green)
 13
Màu vàng đối lập với màu tím (purple)
14

Sự đối lập ấy rất thu hút !
Khi mắt người nhìn vào một bức tranh full các loại màu xanh khác nhau, bất kì một điểm nào màu đỏ sẽ trở nên riêng biệt một cách đáng ngạc nhiên. Vì sao vậy ?
Bởi màu đỏ là màu đối lập với màu xanh. Khi mắt ta nhìn vào quá nhiều màu sắc gần giống nhau, nó sẽ muốn tìm một màu sắc đối lập như một sự giải tỏa cho thị giác. Sử dụng những màu bổ túc là cách dễ nhất để khiến cho thứ gì đó trở nên riêng biệt và nổi bật. Sử dụng chúng với chú ý đừng để cho content của bạn trở nên quá chói mắt.
Bạn sẽ không muốn dùng 50% màu cam với 50% màu lục đâu vì chẳng màu nào nổi bật cả và nó sẽ gây cảm giác mệt mỏi, chán chường cho mắt.
Protip: Hãy chọn một màu sơ cấp làm màu sắc chủ đạo của bạn rồi sau đó tạo điểm nhấn bằng với màu bổ túc của nó với tỉ lệ hơn 7:3. Cách phối này sẽ mang đến một cặp màu đẹp mắt, đồng thời cũng giúp mắt bạn được nghỉ ngơi khi nhìn mỗi màu trong cặp.
Hãy nhìn vào trang chủ của CoSchedule dưới hình sau. Bạn nhìn thấy màu gì ?
15

Màu chủ đạo là màu xanh tối (dark blue), nhưng nút quan trọng nhất của nó, nút “Get Started Now” là màu cam. Màu cam là màu đối lập với xanh lam. Trong đại dương ngập tràn màu xanh tối, mắt bạn sẽ tự nhiên chú ý đến màu cam nhanh hơn những màu khác. Chúng ta cũng phải đảm bảo rằng nút màu cam tương phản rõ rệt trên nền xanh tối để tăng thêm hiệu ứng thị giác.

Chú ý: Hãy quan tâm đến những trường hợp bị mù màuMột chú ý ngắn: Đỏ và xanh, hai màu bổ túc, nhưng lại đi kèm với một vấn đề. Một số người bị mù màu và họ không thể phân biệt giữa các màu cơ bản, và đỏ và xanh lục là một sự kết hợp thường rất mơ hồ với họ. Những màu có quá nhiều sắc đỏ và xanh sẽ khiến họ lúng túng. Bạn có biết rằng giao diện Facebook chỉ toàn màu xanh là do Mark Zuckerberg bị mù màu xanh –đỏ (red-green) ? Anh ta chỉ nhìn thấy màu xanh lam (blue)
16

 Ví dụ trên đây cho ta thấy 3 kiểu mù màu. DeuteranopeProtanope, và Tritanope. Tương tự như Mark, anh ta chỉ nhìn được màu xanh, không có gì ngạc nhiên khi màu xanh (blue) là một trong số những màu phổ biến hơn cả vì nó đều nằm trong giới hạn những màu có thể nhìn thấy của cả 3 kiểu người mù màu.
Để giúp đỡ cho những người bị mù màu, khi dùng màu phối hợp, hãy nhớ chúng phải tương phản thật cao. Đừng bao giờ chỉ dùng một màu duy nhất để thể hiện thông tin. Gom text vào những đoạn văn và infographic bất cứ khi nào có thể. Tương phản cao và text bổ sung sẽ đảm bảo rằng dù gặp phải vấn đề mù màu, nội dung của bạn sẽ vấn vừa dễ đọc vừa thú vị khi nhìn vào.
3.2. Sử dụng màu cận bổ túc (Split Complementary Colors)
Nếu bạn muốn dùng 3 màu sắc thay vì chỉ 2 màu, hãy dùng phương án màu cận bổ túc, đó là cách để lợi dụng sức mạnh của màu bổ túc nhưng vẫn có thể thêm một màu thứ 3 vào palette màu. Để dùng cách này, bạn sẽ chọn một màu làm màu cơ sở, sau đó chọn 2 màu liền kề với màu đối lập của nó.
Ví dụ, nếu chúng ta quyết định chọn xanh lục là màu chủ đạo, chúng ta hãy nhìn dọc theo bánh xe màu (color wheel) để tìm màu bổ túc của nó, màu đỏ (tức là tìm màu đối diện với màu lục trên color wheel). Sau đó tìm hai màu liền kề ngay bên cạnh nó. Giờ chúng ta có bộ ba màu cận bổ túc (split complementary colors scheme) hoàn hảo: xanh (green), đỏ-cam (red-orange) và đỏ-tím (red-purple)
17
Một bộ ba màu cận bổ túc tuy không có được mức tác động cao như một cặp màu bổ túc, nhưng hiệu quả thị giác thu được của nó với mắt bạn vẫn khá tuyệt vời. Nó cũng thêm độ phong phú cho bảng màu của bạn, giúp màu sắc được sử dụng một cách linh hoạt
3.3. Sử dụng màu tương đồng (Analogous Colors)
Màu tương đồng là ba màu bất kì đặt cạnh nhau trên bánh xe màu. Chúng được gọi là “related”, một loại họ màu mang lại cảm giác dễ chịu và thư giãn cho thị giác. Chúng không gây chói mắt, không đối lập hay xung đột nhau. Chúng cũng không đứng cách biệt với màu còn lại. Màu tương đồng có thể tạo nên một content tinh tế và đẹp mắt, nhưng bạn có thể cần thêm một màu bổ túc để làm nổi bật một item riêng biệt nào đó.
18

3.4. Dùng màu đơn sắc giai (Monochromatic Colors)
Màu đơn sắc giai là một màu kết hợp với các sắc đậm nhạt của nó (tints, shades, tones) tạo nên hiệu ứng hòa sắc. Sử dụng màu đơn sắc giai thậm chí còn tạo sự tinh tế và nhẹ nhàng hơn màu tương đồng. Bởi palette màu của bạn sẽ chỉ dựa vào một màu sắc đơn lẻ. Màu đơn sắc giai sẽ tạo hiệu quả tốt khi kết hợp với một màu bổ túc. Trên website của CoSchedulechúng tôi sử dụng màu xanh lam (blue) đơn sắc kết hợp với màu cam dùng cho content mà chúng tôi muốn nhấn mạnh.
Hầu hết các designer khi dùng màu bổ túc, họ thường kết hợp giữa một tập hợp phong phú những màu đơn sắc với một màu bổ túc duy nhất.

19

3.5. Sử dụng nhóm màu tam giác (Triangle Colors), nhóm màu chữ nhật (Rectangle Colors) và nhóm màu vuông (Square Colors)
Thật khó để tạo ra cách phối màu nào có thể vượt qua ranh giới sức mạnh của màu bổ túc hay những họ màu tương đồng và nhóm màu đơn sắc. Tất cả những gì bạn cần là một nhóm màu tam giác (triangle), nhóm màu chữ nhật (rectangle) và nhóm màu vuông (square)
19

Triangle (triad) là một cách phối màu tạo thành bởi 3 màu nằm cách đều nhau trên bánh xe màu
Rectangle (tetradic) là cách phối màu tạo thành bởi 4 màu, chúng được cấu thành từ hai cặp màu bổ túc.
Square tương tự như nhóm màu rectangle có điều hai cặp màu bổ túc được chọn là những mau nằm cách đều nhau trên bánh xe màu.
Ba cách phối màu trên có thế trông rất lộn xộn nếu bạn không cẩn thận. Cách áp dụng tốt nhất đó là dùng một màu làm màu chủ đạo, và những màu khác dùng cho những hightlight content. Cách phối màu tam giác (triangle) đặc biệt tạo cảm giác rực rỡ. Ba là một con số cân bằng và việc sử dụng 3 màu sẽ tạo sự cân bằng cho thị giác.

Tags: