BÀI MỚI

Bài Viết Mới Nhất

Hướng dẫn cách tối ưu chi phí quảng cáo Facebook

- 2/10/18
Facebook thay đổi thuật toán liên tục là để nâng cao chất lượng cho người dùng có những trải nghiệm tốt hơn. Còn hành vi người dùng cũng thay đổi liên tục theo cảm xúc, từ ngày, từng giờ.



Vậy lên trong Marketing Digital nói chung và Quảng Cáo Facebook Ads nói riêng thì điều quan trọng nhất của những người làm Marketing chúng ta cần có đó là: Tư Duy, Sáng Tạo, Cập Nhật và Tối Ưu liên tục, liên tục.

Bài viết Chia Sẻ dưới đây là cái nền tảng h cho các bạn đang cần còn làm và áp dụng Thành Công hay không còn phụ thuộc vào Tư Duy, Sáng Tạo, Cập Nhật và Tối Ưu, Đột Phác tạo ra sự khác biệt liên tục, liên tục của cá nhân các bạn nhé !!!

Công Thức Facebook Ads Cơ Bản là : 


Content Marketing + Targeting + Brand ; Trust Fanpage + Chốt Sale = CTR

Chính vì vậy trong Quảng Cáo Facebook Ads sẽ chẳng có một Công Thức nào là cố định, chẳng có một công Thức luôn luôn phù hợp với từng thời điểm khác nhau cả.

Quảng Cáo Facebook Ads luôn có một Công Thức đó chính là chẳng có Công Thức Chung nào Tối Ưu nhất cho chúng ta cả.

Để làm được ra một Công Thức Chung cho chiến dịch Facebook Ads đối với từng Sản Phẩm và Dịch Vụ khác nhau và từng thời điểm khác nhau thì điều đầu tiên chúng ta phải :

— Nghiên Cứu Sản Phẩm gồm :

+ Phân khúc sản phẩm.
+ Phân khúc khách hàng.
+ Độ Hot của Sản Phẩm và Dịch Vụ trên thị trường với thời điểm hiện tại.
+ Đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Sản Phẩm và Dịch Vụ của chúng ta.

— Nghiên Cứu Khách Hàng gồm :

+ Khách Hàng họ là ai ???
+ Họ thuộc Đối Tượng nào gồm : Độ tuổi, giới tính, khu vực địa lý, công việc nghề nghiệp…
+ Sở thích của họ là gì ???
+ Tại sao họ phải sử dụng Sản Phẩm & Dịch Vụ của chúng ta ???
+ Sản Phẩm và Dịch Vụ mang lại những giá trị lợi ích gì để thõa mãn nhu cầu của họ ??

Facebook là một cỗ máy và có những thuật toán để tối ưu hoá và đẩy mạnh những quảng cáo hiển thị tốt nhất và đưa ra giá thấp nhất, chúng ta có thể dễ dàng thấy điều này khi tạo một chiến dịch với nhiều hình ảnh và nội dung khác nhau.

Để có vị trí cho Quảng Cáo Ads được phù hợp và nâng cao hiệu quả của chiến dịch thì theo cá nhân mình thấy trước khi chọn được một vị trí hiển thị Quảng Cáo phù hợp nhất với Ads của chúng ta thì nên nghiên cứu qua về đối tượng khách hàng tiềm năng của Ads đó

Hơn 100+ cách làm nội dung sử dụng trên Facebook

- 29/9/18

Mình thấy có nhiều bạn đang bán hàng, hoặc làm content dịch vụ làm một thời gian nhiều lúc bị thiếu ý tưởng không biết viết gì nữa ?


Với hơn 100+ ý tưởng làm nội dung trên Facebook gợi ý dưới đây sẽ hỗ trợ cho các bạn:

Tuỳ mục tiêu của bạn trong từng loại post mà chọn nội dung cho phù hợp nhé.








1. Chụp ảnh không gian làm việc
2. Đặt 1 câu hỏi
3. Giới thiệu một người ở trông công ty bạn
4. Phỏng vấn một khách hàng
5. Điền vào chỗ trống
6. Chia sẻ 1 sự kiện hay điều gì đó mà cộng đồng đang quan tâm
7. Chia sẻ 1 điều gì đó vui vẻ, hài hước
8. Kể một câu chuyện về công ty
9. Chia sẻ nội dung của một người khác (có liên quan)
10.  “Throwback Thursday”
11. Đăng một điều gì đó theo mùa
12. Chia sẻ 1 điều gì đó tạo nguồn cảm hứng
13. Làm nổi bật một khách hàng
14. Chia sẻ về 1 sự kiện mà bạn hoặc cty vừa tham dự
15. Chia sẻ 1 số liệu thống kê đáng chú ý
16. Hỏi fan 1 câu với nhiều lựa chọn
17. Chia sẻ 1 video về công ty
18. Đăng lại 1 bài đã có tương tác tốt trước đây
19. Chia sẻ bản tin email mới nhất của công ty
20. Tạo 1 infographics chia sẻ kiến thức
21. Chỉnh sửa và chia sẻ hình ảnh đẹp
22. Nói về một điều gì đó mà mọi người đang lầm tưởng
23. Chia sẻ cuốn sách hay hoặc 1 thứ gì đó đáng đọc
24. Chia sẻ một mẹo, thủ thuật, hữu ích (có liên quan)
25. Viết về 1 sự kiện quan trọng của công ty
26. Nói cảm ơn với khách hàng
27. Quote
28. Bản download free
29. Video về chia sẻ 1 kinh nghiệm, thủ thuật
30. Kể một câu chuyện truyền cảm hứng
31. Chia sẻ 1 tin tức trong ngành liên quan
32. Làm một biều đồ
33. Cảnh hậu trường
34. Livestream về một việc nào đó mà bạn có chuyên môn (hiện tại đang rất hot bởi tiếp cận được người nhất)
35. Chia sẻ 1 confession của khách hàng
36. Chia sẻ 1 câu chuyện quá khứ, hành trình của bạn/công ty
37. Trả lời 1 FAQs
38. Chia sẻ một sự thật thú vị của bạn, công ty, ngành đang kinh doanh
39. Danh sách (list)
40. Testimonial của khách hàng
41. Hướng dẫn làm 1 cái gì đó (How-to)
42. Trả lời 1 câu hỏi tại sao
43. Chia sẻ 1 case studies
44. Chia sẻ 1 bài phỏng vấn
45. Review sp/dv
46. So sánh với 1 điều gì đó
47. Một tin tức gì đó mới của cty
48. Nêu ý kiến và tranh cãi về 1 vấn đề (có liên quan)
49. Nói về một sự dự đoán
50. Nói về sự thành công, thành công bằng cách nào
51. Nói về thất bại & những điều không nên làm
52. Nói về 1 sự nghiên cứu trong ngành
53. Guides - Hướng dẫn cụ thể
54. Checklist để đạt 1 điêu gì đó
55. Templates56. E-books
57. White Papers 1 câu chuyện phức tạp súc tích
58. Thống kê các bài viết theo 1 chủ đề (Listicle Summaries)
59. Làm một sơ đồ
60. Thiết kế một Poster
61. Làm một Memes
62. Comics hoặc hoạt hình
63. Ảnh chụp màn hình (screenshots)
64. Tạo 1 hình Gif65. Illustrations (Minh họa)
66. Ghi chú viết tay67. Awards
68. Tạo 1 polls cho mọi người bình chọn
69. Tạo 1 khảo sát
70. Tạo 1 Quizzes
71. Tạo 1 cuộc thi
72. Tạo 1 thách đố
73. Tài trợ cho 1 điều gì đó
74. Một bản báo cáo
75. Tạo 1 cuốn Brochures
76. Hội nghị hoặc Workshops
77. Bộ sưu tập (Photo Galleries)
78. Đưa ra các lựa chọn, like,comment,share.
79. Hỏi fan 1 câu bình luận độc đáo
80. Gắn thương hiệu với 1 sự kiện
81. Nhắc nhở cuộc sống ngắn ngủi
82. Nói về 1 niềm tin trong cuộc sống
83. Nói về những vấn đề hiện tại
84. Nói về những điều cơ bản đang bị lãng quên
85. Nói về những điều bất ngờ
86. Đưa khách hàng vào 1 cuộc hành trình
87. Kể một câu chuyện cười
88. Kể một câu chuyện cảm động
89. Khuyến khích không bao giờ bỏ cuộc
90. Đề cao cái tôi cá nhân
91. Nhắc nhở chúng ta có nhiều điều chưa khám phá
92. Nói về 1 nghịch lý
93. Cung cấp 1 góc nhìn mới về những điều bình dị
94. Nói về sự hi sinh
95. Nói về những mối lo ngại, trở ngại cách giảm bớt
96. Photoshop Troll
97. Chế từ 1 câu chuyện nổi tiếng
98. Khuyến mãi 1 điều gì đấy
99. Hỏi đáp cùng chuyên gia
100. Nói về 1 ý nghĩa của cuộc sống
101. Cho fan tự đoán
102. Trích dẫn câu nói nổi tiếng
103. Tạo ra 1 ngày đặc biệt, giờ đặc biệt
104. Kêu fan nói về những giấc mơ
105. Nhờ fan tư vấn cho 1 vấn đề
106. Đưa ra 1 câu đố 
107. Hỏi ý kiến fan về sp/dv.

108......

Hơi nhiều cách làm nội dung rồi đó hãy bắt tay vào thực hành ngay đi.

Chúc các bạn sáng tạo nhiều nội dung thích thú cho khách hàng của bạn.

Từ Customer Insight đến content cho social marketing

- 24/8/18
Customer Insight (viết tắt là CI) được coi là những hiểu biết của các bạn về khách hàng tiềm năng, hiểu biết này đến từ việc phân tích các số liệu của marketing research. Vậy tầm quan trọng của CI như thế nào trong digital marketing.

Bài về phân tích insight khách hàng để từ đó xây dựng content cho phù hợp, mình có 1 vài chia sẻ về cách làm của cá nhân mình. Cách làm này đúc kết từ quá trình học tập từ các chuyên gia và kinh nghiệm làm việc với nhiều ngành hàng, sản phẩm.

Customer Insight là gì? (viết tắt là CI)



CI được coi là những hiểu biết của các bạn về khách hàng tiềm năng, hiểu biết này đến từ việc phân tích các số liệu của marketing research (cái này có tiền thì mua, không có tiền thì bạn buộc phải tự survey)

CI có tác dụng để phân tích xem khách hàng của bạn:
- Họ là ai ?
- Họ muốn cái gì ?
- Họ thích điều gì ?
- Hành vi mua hàng của họ ra sao ?
- Quyết định mua hàng của họ bị tác động bởi những yếu tố nào ?
Tất nhiên, ngoài việc phân tích CI thì bạn cần phân tích thêm về yếu tố thị trường, đối thủ cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh của sản phẩm của bạn thì mới có thể tạo ra chiến lược content tốt được.


CONTENT thế nào được coi là tốt?


Content được coi là tốt dựa trên việc bạn sẽ đặt mục đích cho content đó đem lại cho bạn điều gì, ví dụ:
- Mục đích tăng tương tác post, content đem lại nhiều tương tác (cmt nhảm, likes dạo, share cho vui) => CPC rẻ. Vậy content đó được coi là tốt
- Mục đích quy đổi ra đơn hàng, content đem lại đơn hàng đến từ ib đặt hàng hoặc gọi điện trực tiếp mà post không có tương tác nào hoặc rất ít tương tác thì content đó vẫn được coi là tốt. Mặc dù CPC không rẻ (nằm trong khoảng budget bạn đặt ra cho 1 đơn hàng, còn gọi là CPA)
 Trên đây chỉ nêu ra 2 ví dụ về vấn đề mà đa số các bạn trong iSocial quan tâm, là CPC và CPA.

CUSTOMER INSIGHT & CONTENT cho FB


(ở phần này mình sẽ lấy 1 case study ví dụ để tiện cho các bạn).

- Sản phẩm: Quần + áo lót tên là ABC

- Mức giá: Áo lót (800k/ cái) Quần lót (300k/ cái)

- Thông tin sản phẩm: hàng Hàn Quốc, áo lót có miếng đệm dạng chất lỏng giúp khuôn ngực đầy đặn, mềm mại, nâng ngực.


Phân tích CI và thị trường:


+ Thị trường: có nhiều sản phẩm cạnh tranh của các thương hiệu khác nhau (có tên tuổi và hàng Việt Nam, hàng Trung Quốc)

+ CI: Được phân tích dựa trên các marketing research

Khách hàng phải là nữ, có các yếu tố như sau: 

- Độ tuổi từ 25 - 35t

- Sống ở tp lớn: Hà Nội, HCM ...

- Tập trung vào dân văn phòng, có mức thu nhập từ 8tr/ tháng trở lên

- Có gu thời trang và thường cập nhật xu hướng thời trang mới

- Muốn thoải mái trong vận động và di chuyển khi mặc quần áo

- Thường xuyên sử dụng internet để: Đọc tin tức, truy cập mạng xã hội, tán gẫu với bạn bè

- Là người cởi mở, giao thiệp, tự tin vào vóc dáng cơ thể. Luôn muốn mình trở nên quyến rũ và hấp dẫn trong mắt người khác

- Bị ảnh hưởng bởi xu hướng thời trang của bạn bè, đồng nghiệp và phong cách thời trang của người nổi tiếng

+ SP: có lợi thế cạnh tranh là sản phẩm của Hàn Quốc, có miếng nâng ngực bằng chất lỏng giúp nâng ngực tự nhiên phù hợp với vóc dáng phụ nữ Châu á (ngực nhỏ). 

Bất cứ sản phẩm nào cũng nên tìm ra lợi thế cạnh tranh của nó, nếu không có lợi thế cạnh tranh thì bạn chả có cái gì để tạo content cả. Lợi thế cạnh tranh có thể về giá, sản phẩm có tính năng nổi trội, sản phẩm của thương hiệu quốc tế ... 


Bạn có thể dùng mô hình SWOT của marketing phân tích các yếu tố này, để tìm ra lợi thế cạnh tranh cho sp của bạn



==> Sau khi phân tích được khách hàng và sản phẩm, thị trường thì bạn sẽ tìm ra được điểm gắn kết giữa sản phẩm của bạn và khách hàng. Ở đây điểm gắn kết sẽ là "Mọi cô gái sẽ trở nên Quyến rũ và Hấp dẫn như Thiên thần trong mắt người khác khi sử dụng đồ lót của ABC"
Từ đó ta xây dựng content như sau: 

- Headline: Đồ lót biến bạn Thiên Thần Quyến Rũ

- Text: Đồ lót thương hiệu hàng đầu Hàn Quốc với miếng độn chất lỏng (bọc silicon) sẽ đem lại cho bạn khuôn ngực đẹp tự nhiên và thoáng mát trong ngày hè. 
Giá cực hấp dẫn, tìm hiểu thêm tại website: 

- Pix: Như hình dưới
Set Ads: 

- Female, 25 - 35t

- Interest: Shopping, Bar, Nite club, Clothes 

- Vị trí quảng cáo: nf mobile, nf desktop

- Giờ chạy tối ưu: bắt đầu từ 19h00

- Chạy CPC


Bí quyết tạo nội dung tốt cho ngành bất động sản:


Content Marketing là một khái niệm được nhắc đến rất nhiều trong thời gian gần đây , đặc biệt là trong thời đại Digital Marketing lên ngôi. Trong lĩnh vực bất động sản cũng không ngoại lệ , nhà nhà nói về Content Marketing , người người nói về nó như một xu hướng tất yếu.

Để viết được một Content Marketing đúng nghĩa thật sự không phải dễ dàng, nó đòi hỏi ở người viết khá nhiều kĩ năng cũng như sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Trong bài viết hôm nay  chia sẽ lại cách mà mình đang áp dụng để “sản xuất” Content Marketing .
Trước hết , các bạn cùng tìm hiểu qui chuẩn để được xem là một Content Marketing là thế nào. Qui tắc ABC là quy chuẩn của Content Marketing , vậy nghĩa của ABC là gì ?
A : Attention : Gây chú ý , thu hút lượt xem , click chuột …
B : Branding : Thương hiệu được nhắc đến trong Content hay thương hiệu được gợi nhớ . VD : Nhật Phạm & Các Cộng Sự
C : Changed : Thay đổi hoặc ảnh hưởng tới quyết định mua hàng của khách hàng.
Hầu hết các Content Marketing trong bất động sản thường chỉ đáp ứng được 1-2 tiêu chí A – B. Còn tiêu chí C thì thường bị bỏ qua hay chưa được chú trọng đúng mức. Theo Nhật Phạm , tiêu chí Changed phụ thuộc khá nhiều vào tiêu chí Branding, nếu là Content Marketing được đăng tải trên Blog cá nhân như nhatpham.net thì Brand Name của tác giả sẽ là yếu tố chủ chốt.
Bạn đã hiểu về qui chuẩn của Content Marketing , nhưng để “sản xuất” được thì bạn cần thêm một qui trình rõ ràng. Dưới đây là qui trình Nhật Phạm thường áp dụng khi viết bài trên blog của mình.
+ Phân tích dự án : 

_ Xác định rõ giá trị cốt lõi của dự án
_ Những điểm yếu của dự án và phương án giải quyết vấn đề này.
+ Định vị khách hàng :
_ Khách hàng của dự án là ai ,thuộc tầng lớp nào , ở đâu , mua để làm gì …
+ Phân tích Insight khách hàng :

_ Những điều khách hàng thích ( Hay nhu cầu của khách hàng)
_ Những điểm khách hàng lo lắng
Bây giờ ta đã có thể bắt tay vào việc “sản xuất” ra một Content Marketing .
Giật tít : Nhật Phạm thường sử dụng cách đặt câu hỏi về vấn đề khách hàng quan tâm hay lo lắng để thu hút traffic . Để tăng được yếu tố Attention bạn phải có kĩ thuật SEO , Adword , Facebook…hoặc kinh phí để quảng cáo như đăng báo đăng tin.
VD : Đầu tư biệt thự Vinpearl Premium Phú Quốc liệu có khả quan?
Viết nội dung :

Thông thường nội dung bạn “sản xuất” ra một bức tranh “màu hồng” là những thế mạnh hay giá trị cốt lõi của dự án. Nhưng vẫn nên có những chấm đen được thêm vào là các điểm chưa tốt và đưa ra phương án giải quyết ngay sau đó. Bí quyết  là đưa ra những vấn đề khách hàng thường lo lắng như pháp lý , cơ sở hạ tầng …và giải quyết nó. Bạn nên chia sẻ với đồng nghiệp , với cách này bạn sẽ có thể viết một content chạm được đến cảm xúc và tâm hồn của khách hàng đang quan tâm.
Brand : Trong bài viết , Brand nên được đưa vào một cách tự nhiên ,tránh nhồi nhét Brand quá nhiều gây phản cảm cho người đọc. Nên đưa Brand vào mở đầu của những đoạn quan trọng .
Changed : Cuối bài bạn nên đưa ra nhận định cá nhân về dự án một cách tổng quát và có lời khuyên , định hướng cho khách hàng của bạn. Nếu bạn làm tốt yếu tố Changed thì đó sẽ là “con ách chủ bài” cho một bài Content Marketing hoàn hảo.

[TIPS] Cách kéo traffic nhanh, dễ, hot, bền vững ... cho Website

- 16/7/18

5 cách tăng traffic cho website trong 1 tháng đủ tiền xài nguyên năm khi áp dụng thành công.



1. Tối ưu hoá các công cụ tìm kiếm.
2. Xây dựng nội dung chất lượng.
3. Chia sẻ lên mạng xã hội
4. Gửi email marketing
5. Quảng cáo Facebook, Google

=> Thấy sao toàn kiến thức chung chung đọc xong chả hiểu mẹ gì, cũng chả biết áp dụng vào như thế nào.

Ví dụ như vừa rồi có cái trends World Cup 2018 đi.


- Nghe mấy cái trend bự bự này chắc A E tặc lưỡi kiểu: "ĐM to đùng thế này khi vào cho mấy trang báo chúng đập chết" =]]] (Em cũng từng nghĩ vậy) Nhưng mà chỗ nào cũng sẽ có chỗ để mình bu vào hết đó. Cứ bình tĩnh : )))

+ Đầu tiên vào https://trends.google.com.vn/trends/?geo=VN (Gõ mấy từ liên quan tới world cup 2018 vào) Sau đó coi tìm cho mình một cái ngách nhỏ mà mấy trang báo chưa làm.

Rồi viết loạt bài ngách Ví dụ như: 

HLV tuyển Anh World Cup 2018 là ai?
HLV tuyển Pháp World Cup 2018 là ai?

.... Làm loại bài này là SML rồi nè xong thì mở rộng ra nha : ))) cái này cần phải suy nghĩ tí chút 

Tiếp theo theo dõi các trận đấu rồi sẽ viết bài về mấy thằng cầu thủ mới nổi, ghi bàn, thẻ đỏ,... chú ý nếu site mới thì chỉ nên làm mấy thằng ít nổi tiếng, làm cỡ Ronaldo Neymar thì xác định ĐÓI : ))))

Làm mấy bài dạng: Thông tin về Nikola Kalinic - Thánh nhọ World Cup 2018 (ĐM key này thôi đợt vừa rồi vào các site của Em tầm 100.000 lượt)

Rồi OK Nha! Hóng trend tiếp theo mà áp dụng nhá !!

Cách xem đối thủ của bạn đang quảng cáo trên Facebook Fanpage những gì?

- 30/6/18

Chào các bạn hiện Facebook vừa cập nhật tính năng mới cho phép mọi người xem fanpage bất kỳ hiện  đang quảng cáo những gì?

Ví dụ đây là quảng cáo của nhãn hàng Abbot Grow Việt Nam ngày 30/6 đang chạy 2 mẫu quảng cáo:


Vậy nhiều bạn sẽ thắc mắc làm sao xem được như vậy.

Hướng dẫn cách xem một Fanpage bất kỳ đang quảng cáo những gì? 

Ở đây mình làm trên fanpage: https://www.facebook.com/abbottgrowvietnam/

Cách 1:

Công thức: https://www.facebook.com/TÊNFANPAGE/ads.

Lưu ý:

Tênfanpage: là tên bất kỳ Fanpage nào bạn thích.

Ví dụ ở đây mình chọn fanpage Abbott:  https://www.facebook.com/abbottgrowvietnam/ads 



Khi Fanpage có chạy quảng cáo sẽ hiện ra chữ "Được tài trợ" với bạn nào dùng tiếng anh là "sponsor" như hình trên >>> Xong.

Cách 2: Vào Fanpage rồi chọn Tab "Thông Tin và Quảng Cáo"


Bạn hiện nhìn thấy các quảng cáo Abbott Grow Vietnam đang chạy tại vị trí của bạn. Lúc này, Trang đó không chạy quảng cáo ở bất kỳ quốc gia nào khác.

Phân tích cách chạy quảng cáo của Facebook của Phong Thuỷ:


Target:


Phân tích Target sâu bằng content:







Công cụ phân tích đối thủ cạnh tranh trong Digital Marketing

- 19/6/18

Để hoạt động kinh doanh được hiểu quả hơn, ngoài việc phát triển và cải tiến chính sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp mình thì chúng ta cũng cần quan sát và tìm hiểu cách thức đối thủ vận hành, phân tích chiến lược marketing và các kênh truyền thông của họ.

Nếu chúng ta có thể phân tích đối thủ thành công, chính xác thì cơ hội để chiếm ưu thế so với họ hoàn toàn không còn là bài toán quá khó.


Chia sẻ với các bạn 3 loại công cụ tốt nhất để phân tích đối thủ cạnh tranh trong Digital Marketing một cách dễ dàng, hiệu quả mà vẫn tiết kiệm chi phí:


+ Công cụ phân tích và đánh giá website của đối thủ: Similar Web/ Google Analytics


+ Công cụ phân tích mạng xã hội: Social Mention/ Imonitor


+ Công cụ tracking: Google Alert/ KW Finder


1. Similar Web - Công cụ phân tích đánh giá website:


Link công cụ: https://www.similarweb.com/




Similar Web là một công cụ cho phép bạn phân tích toàn diện về website đối thủ của mình. Đây là 1 công cụ vô cùng hữu ích với các thông tin được bố trí hợp lý, đơn giản và các số liệu được cung cấp khá chi tiết.

Ưu điểm hàng đầu của công cụ này là nó cung cấp cho người dùng những thông tin khá sâu về website họ cần phân tích và có thể so sánh các website với nhau. Với công cụ này, bạn sẽ nhận được rất nhiều thông tin như:


– Tổng quan về website
– Khu vực địa lý của người truy cập website
– Nguồn liên kết tới site
– Nguồn truy cập từ tìm kiếm
– Nguồn truy cập từ mạng xã hội
– Nguồn truy cập từ nguồn quảng cáo hiển thị.
– Thông tin về người truy cập

Ngoài ra, công cụ này cũng có thể xếp hạng website của bạn không chỉ trong giới hạn Việt Nam mà cả toàn thế giới.


Tuy nhiên nhược điểm của nó là các dữ liệu phân tích chủ yếu là các dữ liệu về traffic, thứ hạng, từ khóa… chứ không có dữ liệu liên quan trực tiếp đến nội dung của trang website.

2. Google Analytics - Công cụ phân tích đánh giá website:


Link công cụ: https://analytics.google.com/analytics/web/



Google Analytics là một công cụ cho phép tạo ra các bảng thống kê chi tiết về khách đã viếng thăm một trang web bất kì. Nó là sản phẩm hữu hiệu giúp các nhà Marketing phân tích được website của đối thủ hay nhìn nhận lại chính website của mình.

Ưu điểm của công cụ này đầu tiên là tiết kiệm chi phí vì nó miễn phí. Tiếp theo, Google Analytics có thể xác định được việc website có đang làm việc hiệu quả hay không bằng các kỹ thuật như hình dung kênh, cung cấp thông tin nơi khách truy cập (mạng xã hội, website, quảng cáo), họ ở lại website bao lâu,... Nó cũng cung cấp nhiều tính năng nâng cao bao gồm phân khúc khách truy cập tùy chỉnh. Hơn hết, công cụ này có thể liên kết được với các công cụ khác như Google Analytics Report hay Google Analytics E-commerce giúp bạn có thể phân tích kĩ càng hơn được bất cứ website nào.

Ví dụ, Google Analytics e-commerce có thể theo dõi được số lượng đơn hàng ở trên web, các giao dịch, doanh thu của trang web và nhiều chỉ số thương mại khác.

Nhưng công cụ này cũng có kha khá nhược điểm bởi đơn giản vì nó free nên chúng ta cũng không thể đòi hỏi quá nhiều. Thứ nhất, tính năng real-time của Google Analytics thường bị trễ từ vài giờ đồng hồ đến 1 ngày lận và đương nhiên như vậy thì giá trị của “real time” không còn nữa. Thứ hai, Google Analytics chỉ có thể phân tích phần trăm ghé thăm, số lượt view mà không thể biết chính xác người dùng làm những gì trên web như họ click vào liên kết nào, họ thăm website trong bao lâu,...

Cuối cùng, công cụ này không thể phân tích từng dữ liệu trên web được mà nó chỉ có thể phân tích các data được thu thập mẫu qua phép toán Sampling. Vì vậy nếu dùng công cụ này, kết quả bạn nhận được có thể không chính xác cho là lắm so với hiện thực.

3. Social Mention - Công cụ phân tích và đánh giá mạng xã hội:


Link công cụ: http://socialmention.com/


Social Mention là một công cụ rất phổ biến trong giới Marketing, có khả năng giúp theo dõi và phân tích mạng xã hội của đối thủ. Nó được coi thể là một trong những công cụ đo đếm chuyên sâu nhất về độ gắn kết và lan tỏa của truyền thông trên mạng xã hội.

Ưu điểm của công cụ này là thao tác vô cùng đơn giản. Ngoài ra, nó có khả năng thu thập thông tin và phân tích mạng xã hội qua 4 chỉ số sau: độ mạnh thương hiệu, tỉ lệ cảm xúc của người dùng vs thương hiệu, top keyword được nhắc đến xung quanh từ khóa, top người dùng đang hoạt động tích cực vs từ khóa và nguồn của từ khóa.

Tuy nhiên nhược điểm của nó là không hỗ trợ tiếng Việt nên chỉ có ai có khả năng đọc hiểu tiếng anh mới có thể sử dụng thành thạo. Giao diện hiển thị của công cùng này cũng hơi khô khan, nhiều biểu đồ, số liệu khá là khó nhìn và theo dõi.

4. Imonitor - Công cụ phân tích và đánh giá mạng xã hội:


Link công cụ: https://imonitor.com.vn/




Imonitor là công cụ phân tích mạng xã hội của Việt Nam. Người dùng công cụ này chỉ việc cung cấp từ khóa về chủ để quan tâm trên mạng xã hội, kết quả theo dõi, thống kê sẽ tự động được hệ thống gửi về email hàng ngày, vô cùng tiện lợi cho người muốn theo dõi mạng xã hội của đối thủ mà không muốn mất quá nhiều thời gian.

Ưu điểm của công cụ này là thu thập được khá nhiều thông tin và phân tích gồm: biến động lượt đề cập theo ngày đối với từng từ khóa, chủ đề, top nguồn - bài viết có chứa từ khóa được nhiều người tương tác, đi kèm là file excell thống kê lại toàn bộ nội dung bài viết và thảo luận. Ngoài ra do là sản phẩm Việt nên nó vô cùng dễ sử dụng cho người Việt với giao diện hoàn toàn bằng tiếng Việt.

Tuy nhiên, nó cũng có một nhược điểm là chưa hỗ trợ được tính năng đánh giá cảm xúc thông qua nội dung thảo luận, điều mà Social Mention có thể làm được.

5. Google Alerts - Công cụ Tracking:


Link công cụ: https://www.google.com.vn/alerts



Google Alerts là một công cụ của google cho phép bạn cập nhập kết quả tìm kiếm liên quan đến một từ khóa nhất định qua Email. Với công cụ này bạn sẽ theo dõi được đối thủ cạnh tranh và bạn sẽ biết được họ đang có chiến lược SEO như thế nào để có được biện pháp cần thiết cho bộ từ khóa của mình.

Ưu điểm của công cụ này khá là nhiều. Nó có khả năng theo dõi một nội dung đặc biệt một cách nhanh và an toàn nhất. Nó cũng giúp người dùng theo dõi các xu hướng khách hàng hay thông tin cá nhân nhạy cảm trên internet một cách hiệu quả. Ngoài ra, nó cũng có thể tìm kiếm các thông tin đặc biệt mỗi ngày (mã giảm giá, vé máy bay giá rẻ, máy tính đời mới,..) và phát hiện spam trên website rất hiệu quả.

Nhược điểm của công cụ này là chất lượng thông tin không được quá chuẩn xác và không tức thì vì sẽ mất một thời gian để Google Alerts đưa ra được kết quả phân tích. Cùng đó là Google Alerts sẽ không phân tích được những từ khoá phức tạp ví dụ như từ khoá tìm kiếm nâng cao của Google.


6. KWFinder - Công cụ Tracking:


Link công cụ: https://kwfinder.com/




KWFinder là một công cụ cho phép bạn làm một nghiên cứu từ khóa của đối thủ hoàn chỉnh trong một vài phút. Nó cung cấp thông tin cụ thể như khối lượng chính xác của các tìm kiếm cũng như mức độ cạnh tranh và độ khó của mỗi từ khóa.

          >> Chơi thử game bắn cá online tại https://bancagiaitri.com/


Ưu điểm của công cụ này là nó đưa ra được các thông số vô cùng chi tiết như:


- Trend – xu hướng tìm kiếm trong 12 tháng qua
- Search – lượng tìm kiếm trung bình hàng tháng trong 12 tháng qua
- CPC – chi phí trung bình cho mỗi nhấp chuột của từ khóa
- PPC – mức độ cạnh tranh trong quảng cáo(min = 0; max = 100)
- Seo Difficulty - Độ khó của từ khóa. Để xác định giá trị này, KWFinder sẽ đưa vào nhiều yếu tố như số lượng của các liên kết, CTR và tên miền của các đối thủ của bạn.
- Google SERP - Xếp hạng đối thủ cạnh tranh trên top Google.

Ngoài ra, kết quả phân tích của công cụ này khá chính xác, nó sở hữu nhiều bộ lọc chi tiết và có bản sử dụng miễn phí cho những người không cần các thông tin phân tích quá sâu.

Điểm yếu của nó là nếu bạn muốn dùng trọn vẹn chức năng của công cụ này thì bạn phải trả một cái giá khá cao và tuỳ từng gía bạn trả thì nó sẽ có giới hạn phân tích khách nhau.