BÀI MỚI

Bài Viết Mới Nhất

5 Mẹo Viết Bài và 60 Cách định vị thương hiệu

- 25/2/17
5 mẹo nhỏ để sáng tạo nội dung cho sản phẩm của bạn và 60 cách định vị thương hiệu để sản phẩm nổi bật trên thị trường









60 cách định vị thương hiệu mà bạn có thể áp dụng cho doanh nghiệp của mình:





Những bài viết làm tê liệt mọi suy nghĩ của khách hàng

- 24/2/17

Khách hàng luôn có quá nhiều suy nghĩ làm ảnh hưởng đến việc mua hàng. Hãy làm tê liệt nó!

Qua bài viết, tôi mong muốn gợi ý những tư duy đơn giản trong chiến lược content. Để làm sao khi nhìn vào một bài viết, các ông (bà) biết được nó đang viết theo kiểu như thế nào, tự đưa ra được những cái phân tích. Cái nào hay thì học hỏi, cái nào dở thì bỏ qua 


Ngày nay content đang theo 2 trường phái:


I. Từ NỖI ĐAU của khách hàng:


Content được xây dựng ra như thể những bài thuốc quý hiếm chữa trị
Ông bà tự tin rằng sản phẩm của ông bà chữa trị được băn khoăn trong tâm trí khách hàng. Ok Fine! Gợi nó ra, xoáy sâu vào, càng đau càng tốt. Vì sao ư? Bệnh nhân chỉ tìm đến bác sĩ khi có vấn đề thôi. Bệnh càng nặng càng chi nhiều tiền để chữa.

Khách hàng của chúng ta cũng vậy. Đôi khi họ còn chẳng biết họ đau ở đâu, họ thiếu những gì. Việc của ông bà là dùng những từ ngữ đơn giản, bình dị để miêu tả nỗi đau của họ. Nếu ông bà viết mà dùng từ ngữ khó, những từ mỹ lệ thì tôi tin chắc các ông bà sẽ fail đó

Tin tôi đi!

“Đừng dùng NGOẠI NGỮ để nói chuyện với KHÁCH HÀNG”. (Các ông bà không hiểu câu này thì tôi sẽ viết một bài phân tích chi tiết)

Title đơn giản là truyền tải thông điệp. Gãi vào chỗ ngứa của KH “Ông bà đang bị đau chỗ này này, giải quyết ngay nó đi, mai mà nó phát triển thành bệnh nan y thì có tiền cũng chịu”.
Đấy, đơn giản là như thế đấy!

II. Từ lúc KH đang hả hê, sung sướng hãy dựng content moi tiền


Nhìn xem, sản phẩm của ông bà tốt, chất lượng, đẹp, abc xyz, vân vân và mây mây,… Chỉ ông bà biết thôi. Vậy khách hàng thì sao?

Content hãy hot như những chú chim, bất cứ ai nghe cũng đều cảm thấy phấn khởi và xuất đô la thần chưởng cho sản phẩm của ông bà.

Dạng content này cực kỳ thích hợp cho những sản phẩm bán kèm.

Tưởng tượng, ông bà mới mua 1 chiếc ô tô mới. Cảm giác của ông bà thế nào? Sướng đúng không? Haha.

Nếu tôi viết content giới thiệu cho ông bà 1 bộ camera hành trình ngay tại thời điểm đó thì sao?

Tôi sẽ viết những lời khen đơn giản về chiếc xe ô tô của ông bà, có gì khó đâu thêm một vài lời phân tích rằng tại sao ông bà lại có lựa chọn tuyệt vời đến như vậy. Sau cùng tôi mới gợi ý cách bảo trì bảo dưỡng xe hàng năm và thật thiếu xót nếu xe của ông bà không có chiếc camera hành trình của tôi. Chiếc xe trị giá lên đến cả tỷ đồng mà chiếc camera của tôi chỉ có vài triệu.

Đấy, ông bà đang không chỉ bán mỗi sản phẩm thôi đâu, ông bà còn đang bán cả niềm vui và kiến thức cho KH nữa.

Hãy nghe tôi!“KH là những người cực kỳ thông minh và luôn luôn là người có lựa chọn đúng đắn”

Xây Dựng Content Dựa Trên Phương Pháp 5W1H

-

Chia sẻ một mô hình cũng khá là dễ nhớ về cách xây dựng content dựa trên phương pháp 5W1H. 



Về các yếu When, Where thì tùy vào mỗi người miễn sao cảm thấy thoải mái sáng tạo là được nên xin phép không đề cập trong mô hình này. Về các yếu tố còn lại thì cụ thể như sau:


+ Who (Cho ai): chắc chắn đối tượng chúng ta nhắm đến phải là khách hàng và mọi thứ xoay quanh mối quan tâm của khách hàng tiềm năng của chúng ta

+ What (Cái gì): vậy khách hàng quan tâm những gì? Đó là là những kiến thức, tin tức, hướng dẫn và các trải nghiệm thực tế liên quan đến sản phẩm/dịch vụ và các mối quan tâm khác của khách hàng.

+ How (Như thế nào): vậy các nội dung đó cần như thế nào để thu hút? Một nội dung hấp dẫn không thể thiếu các yếu tố sau: cần thiết, hữu ích và thú vị

+ Why (Goal-vì mục đích gì): luôn luôn nằm trong 2 mục đích chính: tạo dựng thương hiệu từ đó xây dựng lòng trung thành của khách hàng hoặc kêu gọi hành động để tiến tới bán sản phẩm/dịch vụ của mình.

Nội dung chia sẻ cũng cơ bản nhưng mong giúp mọi người dễ nhớ do đã được mô hình hóa.

Làm thế nào để tạo ra bản mô tả chi tiết về khách hàng?

-

Tôi sẽ cung cấp cho bạn mẫu câu hỏi để làm bản mô tả khách hàng như sau:(những câu hỏi này sẽ cần phải được thay đổi chút ít cho ngành dịch vụ).


Câu hỏi 1: Ai đang có nhu cầu mua sản phẩm của bạn? (Bạn có thể tìm thấy khách hàng ở đâu?)

Điều quan trọng ở câu hỏi này là phải biết tất cả những ai sẽ là người trả tiền cho các hóa đơn của bạn. Nói cách khác là xác định cả khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm của bạn. VD: Bạn có thể bán cho cả sinh viên, người đi làm, và doanh nhân,...

Câu hỏi 2: AI là đối tượng bạn mục tiêu muốn bán sản phẩm?


Trong khuôn khổ Group, với SMEs, hãy lựa chọn cho mình 1 phân khúc khách hàng mục tiêu. VD: Bạn có thể bán cho cả sinh viên và chủ doanh nghiệp, nhưng bạn muốn tập trung vào chủ doanh nghiệp vì họ có nhiều ngân sách hơn và ít để ý đến giá.

Câu hỏi 3: Chân dung khách hàng mục tiêu của bạn như thế nào?


Mục đích của câu hỏi này là để tạo ra một bức tranh chi tiết về khách hàng của bạn: giới tính là gì? Độ tuổi? Khu vực địa lý? Nghề nghiệp? Thu nhập? Động cơ khi mua hàng?. Bạn cần lưu ý xác định rõ động cơ mua hàng của khách hàng. VD ho mua chiếc ô tô X vì để khoe, chứ không phải để đi,...

Câu hỏi 4: Hành vi của khách hàng mục tiêu là gì?


Câu hỏi này bạn cần làm rõ 4 yếu tố: Sở thích của họ là gì?, hành vi mua hàng ở đâu, tìm kiếm thông tin trên kênh nào? Họ giải trí ở những nơi nào? Họ quan tâm tới điều gì?

Câu hỏi 5: Nhu cầu của khách hàng mong muốn khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ là gì?


Ở câu hỏi này, bạn cần xác định 4 yếu tố: Họ muốn SP, DV nhanh chóng như thế nào? Họ muốn SP,DV chất lượng ntn so với gia họ phải trả? Họ muốn donah nghiệp giải quyết nỗi lo nào khi họ mua hàng? Họ muốn được đối xử như thế nào?

Câu hỏi 6: Rủi ro của KH khi sử dụng sản phẩm dịch vụ là gì? ( Tạ sao họ không mua)

Bạn cần nêu ra được lý do, rủi ro tại sao mà khách hàng không mua sản phẩm dịch vụ để đi giải quyết.

Câu hỏi 7: Khách hàng yêu thích điều gì nhất từ sản phẩm của bạn? (tại sao họ mua sản phẩm)

Tiêu chí: Ngoài việc cần phải biết khách hàng của bạn là ai, bạn cũng cần phải biết điều gì gây cho họ hứng thú với sản phẩm của mình. Tại sao họ lựa chọn đây là nơi đầu tiên mua hàng, và tại sao họ lại tiếp tục quay trở lại?

Ví dụ: Ví dụ 1: khi mua 1 chiếc Iphone, bạn sẽ quan tâm nhiều hơn đến kiểu dáng hiện đại của chiếc iphone, khi cầm lên trông sang trọng hơn những chiếc điện thoại khác thay vì tính năng của nó.

Còn với Oppo, hãng điện thoại nổi tiếng gần đây khi Sơn Tùng MTP là hình ảnh đại diện cưa thương hiêu. Thì điều khách hàng yêu thích nhất khi mua sản phẩm không phải là thiết kế mà là dòng điện thoại này chụp ảnh tự sướng đẹp hơn các loại khác

Tóm lại, 1 ngôi nhà đẹp đẽ đến mấy, nguy nga đến mấy, đều phải xây trên 1 NỀN móng chắc. Nếu bạn muốn sở hữu những bài viết bán hàng thu hút hàng ngàn lượt tương tác, trang thái thuyết phục độc giả bày tỏ quản điểm, nhớ 2 bước đầu tiên này: hiểu sản phẩm, và hiểu khách hành - xây NỀN trước!

Những chiến lược marketing vượt trội đối thủ

- 23/2/17


Chiến lược 5: Trị giá nâng cao hơn nhưng giá bán ngày càng đắt hơn :

Chiến lược này nhằm thuyết phục khách hàng giàu có hơn . Nhóm này cần dần dần chau chuốt các giá trị lý tính để đạt đến độ tinh xảo từng góc cạnh theo cả nghĩa đen và bóng nhưng nhớ rằng gia tăng giá trị cảm tính vẫn là quan trọng nhất để giá thành có thể nâng cao vô tội vạ. Các sản phẩm đỉnh cao của chiến lược này thường tung ra các Limited Edition và không bao giờ giảm giá, thậm chí các sản phẩm có xu hướng ngày càng tăng giá bán.

Mục tiêu của nâng cao chất lượng sản phẩm cho chiến lược này : Dồn hết mọi tinh hoa sáng chế và sự kỳ công để ngày càng làm ra một sản phẩm đỉnh cao về chất lượng với sự nỗ lực cao từ những hoạt động rất khó thực hiện do cần những con người thực sự tài năng và tỷ mỷ. Họ hoàn thiện tất cả những tiểu tiết nhỏ nhất của mọi góc nhìn về sản phẩm để khó có một đối thủ nào bắt chước được trong sớm chiều.

Cùng là điện thoại như Iphone, Samsung nhưng hãy xem Mobiado , Vertu ngày càng chau chuốt góc cạnh với đá quý, vỏ gỗ óc chó, nạm vàng , bọc đá quý cho chiếc điện thoại của họ với số lượng có hạn khiến giá bán của 1 chiếc Vertu lên tới hơn 100.000 USD và chỉ dành cho những ai thực sự muốn sài sang.

Các sản phẩm của Hermes lừng lẫy với câu chuyện họ lấy da bò của những con bò tót chưa bao giờ tấn công và húc nhau để có thể có được chất lượng da cao cấp nhất cho các sản phẩm túi da của Hermes khiến giá bán của 1 chiếc túi Hermes lên tới 100.000 USD 1 chiếc.

👉 Key chiến lược là : Giá trị cảm tính về phong cách sống, văn hóa tiến tới tầng lớp cao hơn, các câu chuyện cho thương hiệu và tinh xảo nghệ thuật sản phẩm ở góc độ lý tính.

👉 Customer insights : Tôn vinh cái tôi , thưởng cho người yêu quý, xếp hạng đẳng cấp level bản thân trong nhóm người nhất định, nhu cầu được nhìn nhận tôn vinh.

👉 Các kênh media : chọn lựa premium media để truyền thông như Tạp chí chuyên ngành, tài trợ sự kiện VIP, Private events, Direct sales cho nhóm khách mục tiêu và tuyệt đối không dùng các Media thường như báo chí, Internet, TVC... như các hàng hóa bình dân đang truyền thông. Tuyệt đối không quảng cáo và chỉ làm các hoạt động PR hoặc WOM. Thậm chí còn hạn chế số người không liên quan biết đến thương hiệu.

👉 Các kênh phân phối : Luxury Private Showroom

👉 Giá bán : Ngày càng tăng giá và không bao giờ khuyến mãi giảm giá

🌺 Chiến lược 6 : Giá trị lý tính và cảm tính không đổi nhưng tặng thêm trị giá gia tăng bên ngoài sản phẩm.

Chiến lược thứ 6 là gia tăng giá trị bằng quà tặng như : Voucher, Gifts, quyền lợi đặc biệt, tặng sản phẩm đi kèm... đặc điểm của nó là kêu gọi hành động cho viêc tăng sales bằng kỹ thuật khan hiếm và hay áp dụng cho các tình huống cạnh tranh sau :

+ Tăng sales vào các dịp lễ nếu là sản phẩm cần dọn kho
+ Tung vào thời thấp điểm cần tăng sales để cắt Operation cost, ví dụ 1 nhà hàng vắng khách nhưng vẫn phải trả lương nhân viên, đầu bếp nên đưa ra khuyến mãi : "ăn 1 tô phở được tặng 1 trái ớt chỉ thiên ! - Khuyến mãi này khi tung ra đã có hàng ngàn khách đến ăn.
+ Hàng cần loại bỏ bớt do các lý do sắp hết hạn, sản phẩm sắp hết vòng đời, cần quay vòng vốn...
+ Cần tăng sales cho sản phẩm khó bán hay có margin lợi nhuận biên lớn.
+ Tăng sales cho chiến lược Location Sales Balance (Cân đối doanh thu địa điểm phân phối) Ví dụ 1 nhà hàng có 3 địa điểm nhưng có 1 nơi doanh thu kém.
+ Các chương trình Cross-sale hay Co-marketing như là bán chéo giữa Fitness center và 1 sản phẩm giảm cân hay Vitamin.
+ Chăm sóc khách hàng cũ : Tặng quà cho khách cũ.
+ Khi giá sản phẩm bị cao hơn đối thủ nhưng các core values không vượt trội ví dụ Thế giới Di động tung chiêu mua Iphone 7 thì được tặng Pin dự phòng xịn của Nasa.

👉 Cạnh tranh bằng tặng quà khuyến mãi

Có gần 100 kỹ thuật tặng quà, khuyến mãi như : Tích điểm thành viên, Voucher bằng tiền mặt cho lần mua kế tiếp, Voucher tặng bạn thân, quà tặng quảng cáo, phiếu giảm giá cho doanh số lớn, Cross-voucher, mua 2 tặng 1, quà tặng đi kèm, giảm giá cho sản phẩm cross sales... Phần này đón đọc 72 tuyệt chiêu Khuyến mãi giảm giá nhé.

👉 Tuy nhiên các kỹ thuật khuyến mãi tặng quà đó nên đi kèm kỹ thuật khan hiếm như : Khan hiếm số lượng, khan hiếm thời hạn, khan hiếm đặc quyền để gia tăng hành động của khách hàng mục tiêu.

5 bước viết QUẢNG CÁO Hạ Gục Nhanh – Tiêu Diệt Gọn mọi khách hàng

- 21/2/17


------------------------------------------
Hôm qua mình có thấy một bạn chia sẻ về cách viết Content để thành công mọi thời đại nhưng đọc qua thì thấy toàn tận (lạm) dụng chương trình khuyến mãi. Thế nhưng nếu không có khuyến mãi thì tịt luôn không viết được sao? Thế nên công thức đó chắc chắn không thể thành công MỌI THỜI ĐẠI được (quả này giật tít hơi ác).
Thêm nữa mình cũng cảnh tỉnh các bạn cứ thích dùng km, giảm giá, sale sốc để câu khách. Nó là con dao 2 lưỡi, làm ăn chộp giật, chớp thời cơ thì được chứ làm ăn lâu dài thì không ổn. Không ổn thế nào thì lại là vấn đề bàn luận lúc khác. Quay lại 5 bước mình nói trong tiêu đề. Mong mọi người ghi nhớ 5 bước sau:
1. Gây chú ý.
2. Trình bày lợi ích: bán lợi ích không bán sản phẩm.
3. Chứng minh lợi ích: làm khách hàng tin lợi ích đó là có thật
4. Thuyết phục khách hàng phải chớp ngay lấy lợi ích.
5. Kêu gọi hành động: khách hàng phải MUA NGAY sau khi đọc xong bài.
Đây là 5 bước qua quá trình HỌC + ĐỌC SÁCH + LÀM VIỆC mình áp dụng. Công thức này không chỉ đúng trong khi viết bài quảng cáo, ai sáng tạo hơn dùng trong landing page hay đòi sếp tăng lương hay cưa gái, cưa trai đều được nhé.
1. Gây chú ý.
Thử tưởng tượng đang đọc một bài quảng cáo FB, các bác bị gây chú ý bởi cái gì? 1 là câu tiêu đề và 2 là hình ảnh đúng không? Thế nên tất nhiên là tập trung vào 2 cái này mà bắt người ta phải đọc mình thôi.
👉 Tiêu đề:
🔸 “Cụ thể” là thượng sách: đưa con số, bằng chứng xác thực, thời gian xác định. Cứ thử ngẫm 3 cái tiêu đề sau các bạn sẽ hiểu:
Tiếng Anh thành thạo với Mrs.Yến’English.
Chỉ 2 tháng, Tiếng Anh thành tạo với Mrs.Yến’English
Chỉ 2 tháng, tăng từ 600  800 TOIEC với Mrs.Yến’English
Phần này các bạn tự so sánh để thấy sự lợi hại đến đâu của con số.
🔸 Dài hay ngắn không quan trọng: có nhiều hôm nhìn ông Marketing và ông Content ngồi cãi nhau vì headline dài với ngắn mà thấy buồn cười. Tất nhiên ngắn là tốt, càng ngắn càng tốt. Nhưng quan trọng là nó phải hay, đủ ý và gây chú ý (ví như headline của mương 14, toàn dài bất tận mà sao vẫn đọc hết).
🔸Tận dụng các từ khóa gây kích thích: cái này anh Bình cũng đã một lần up tài liệu rồi, nằm vùng để làm gì? Là để học hỏi được những tài liệu như thế, mong các bạn tận dụng nó.
🔸 Tận dụng từ “bạn”: khiến người đọc thấy mình trong đó, và các bạn đừng quên “ta luôn là số 1”.
🔸 Trực diện vào VẤN ĐỀ họ đang gặp phải và hứa hẹn một LỢI ÍCH họ nhận được.
🔸 Tận dụng trend: cái này phải tùy đối tượng khách hàng và sản phẩm bạn đnag kinh doanh, trend của giới nào thì dùng cho giới đấy.
🔸 Đặt headline bằng cách đặt câu hỏi: câu hỏi luôn tạo được sự chú ý, nếu câu hỏi của bạn trúng vào vấn đề họ đang quan tâm.
👉 Hình ảnh minh họa: Cái này đặc biệt quan trọng với những mặt hàng như thời trang, đồ ăn, trang sức,… người ta chỉ xem ảnh chứ ít khi quan tâm content.
Có khi nào bạn lướt fb, lướt qua ảnh rồi xong quay lại đọc bài viết không? Đó chính là sức mạnh của hình ảnh, bởi:
🔸 Nó gây cảm xúc mạnh mẽ hơn.
🔸 Bắt mắt hơn.
🔸 Truyền tải các thông điệp cảm xúc rõ ràng hơn (đẹp, ngon,…)
Quan trọng là ảnh của bạn phải #KHÁC_BIỆT, TƯƠNG_PHẢN với các thằng khác cũng đang quảng cáo.
Có hai cách gây sự chú ý:
1 là xấu kinh khủng.
2 là đẹp xuất sắc.
Thêm nữa với bài quảng cáo đừng bắt khách hàng tư duy quá nhiều. Hình ảnh cần tập trung vào SẢN PHẨM: công dụng, cách dùng, hiệu quả sau khi sử dụng,…
🤓 Bài viết đã quá dài, xin tạm dừng ở đây. Hẹn các bạn phần sau chia sẻ tiếp bước thứ 2. Tạm thời cứ 1 bước gây chú ý trước đã.
(tu bi con ti niu…)
Mọi thắc mắc các bạn có thể COMMNT dưới post này.
🔥 🔥 🔥 Hot…………Hiện tại mình đang có “dự án” review sách về content, tóm gọn kiến thức theo 50 trang một, đã được 150 trang sách “Quảng cáo Quyến rũ”, bạn nào hứng thú có thể đọc trên FB cá nhân của mình (tìm trong phần album).

Làm sao để phân khúc khách hàng cho đúng ?

-
Trước quyết định kinh doanh một sản phẩm dịch vụ, hay thực hiện một chiến dịch Marketing, chúng ta phải thực hiện những bước sau: Nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu hành vi người tiêu dùng, phân khúc và lựa chọn thị trường mục tiêu, định vị thương hiệu, chiến lược sản phẩm, định giá, chiến lược chăm sóc khách hàng… chứ không phải cứ có sản phẩm là đem bán hàng hay quảng cáo trên Facebook.




Và bước nghiên cứu hành vi khách hàng là một trong những bước quan trọng nhất. Khi nghiên cứu hành vi khách hàng bạn phải trả lời được những câu hỏi lớn sau:
1. Bạn sẽ gặp khách hàng ở đâu?
2. Họ có nhu cầu và mong muốn gì?
3. Họ thích nghe nói về điều gì?
4. Giá như thế nào họ sẽ mua?
5. Họ muốn được đối xử như thế nào?
6. Họ tin vào điều gì?
7. Họ thích mua sản phẩm ở đâu?
8. Họ thích mua sản phẩm vào thời gian nào?
9. Điều gì khiến họ lo sợ khi mua sản phẩm?

Sau khi trả lời được những câu hỏi lớn trên, việc tiếp theo bạn cần làm là vẽ ra được chân dung khách hàng của mình là ai, bao gồm:
+ Khu vực sinh sống, xuất xứ (Địa lý): Do nguồn lực có hạn và đặc tính của từng sản phẩm nên khi bán sản phẩm bạn phải xác định được khách hàng của mình ở đâu, khu vực nào mình phục vụ tốt nhất và đem lại lợi nhuận cao nhất.
Ví dụ: Bạn bán thịt tươi sạch, những sản phẩm này nhu cầu là trên toàn quốc, tuy nhiên hạn sử dụng của chúng chỉ là 1 ngày, vậy thì bạn không thể ship hàng từ Hà Nội vào TP. HCM được vì thời gian chuyển hàng trung bình từ 3-7 ngày, như vậy thì sản phẩm sẽ bị hỏng.
+ Xác định giới tính
+ Độ tuổi
+ Thu nhập: Cao, thấp hay trung bình
+ Động cơ (nhu cầu và lợi ích): Chẳng hạn mua một chiếc điện thoại iphone 7 đơn giản chỉ để khoe (nhu cầu được công nhận)
+ Hành vi : Việc họ làm, nơi họ đến, người họ gặp món họ ăn, báo họ đọc, thiết bị họ sử dụng là gì…
+ Sở thích : Thể thao, âm nhạc, thần tượng…
Ví dụ: Nếu bạn biết khách hàng của mình thích Sơn Tùng quá trời luôn, cứ có cái gì liên quan đến Sơn Tùng là họ mua vậy thì hãy bán những Sản phẩm liên quan đến anh này, hay những hình ảnh, câu nói liên quan đến anh này, họ sẽ mua.
+ Tính cách: Cá tính, hướng nội, ngoại, niềm tin, quan điểm.
Ví dụ: Bạn biết niềm tin khách hàng của mình chỉ thích hàng ngoại thôi, vậy thì hãy bán những sản phẩm xuất xứ từ nước ngoài như Thái Lan, Nhật Bản, EU…
+ Thói quen mua sắm: Thường xuyên, thay đổi hay thái độ với sản phẩm.

Sau khi vẽ được ra chân dung khách hàng của mình rồi, việc của bạn là lựa chọn phân khúc mục tiêu mình phục vụ, tùy vào mục đích và khả năng của mình. Thông thường, trong mỗi ngành sẽ có khoảng 15 phân khúc và các Công ty lớn họ thường chọn phủ cả thị trường, hoặc là phục vụ từng phân khúc nhỏ, trong đó lợi nhuận chính có thể chỉ từ 1 phân khúc chính, còn các phân khúc khác chỉ đơn giản là để cạnh tranh với đối thủ để họ không có thời gian, nguồn lực để đánh vào phân khúc sinh lợi nhuận cho mình.

Đó là đối với các doanh nghiệp Lớn, Còn ở Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ hay siêu nhỏ (SME) thì lựa chọn thị trường ngách (Gap) xem ra là khả thi nhất hay còn gọi là chiến lược đại dương xanh.
Ví dụ: Bạn mở quán cà phê, lựa chọn khu vực đường Phan Bội Châu, Giới tính chỉ có nữ thôi (Nam giới không phục vụ), Sở thích trai đẹp vậy thì tuyển nhân viên phục vụ là các Hotboy, mỹ nam cao từ 1m80 chẳng hạn.

Nói như trên để mọi người thấy, khi chọn được ra một phân khúc ngách, thì bạn sẽ rất dễ để ra ý tưởng kinh doanh, hay phân tích được cụ thể hơn nhu cầu, hành vi của đối tượng mục tiêu.

Tuy nhiên, nên nhớ khi lựa chọn Phân khúc mục tiêu, bạn cần lưu ý 3 tiêu chí sau để được một phân khúc tốt:
+ Đo lường được phân khúc (nếu bạn không đo lường được thì đây không được gọi là phân khúc)
+ Độ rộng đủ lớn: Đủ số lượng khách hàng nhất định để phục vụ
+ Doanh nghiệp phải có lợi thế trong phân khúc đó so với đối thủ.

Nếu hiểu đúng bản chất, Marketing xuất hiện ngay khi chúng ta có ý tưởng kinh doanh. Và nhìn rộng ra chút, trong rất nhiều quyết định của Marketing từ: Định vị, giá, kênh phân phối, truyền thông,… Phân khúc thị trường(Segmentation) là quyết định đầu tiên của Marketing
Vậy chính xác nó là gì có thực sự quan trọng hay không?
Hiểu đơn giản, Phân khúc là việc chia ra để trị.
Nếu đọc tài liệu về phần này sẽ rất hàn lâm, nhưng các bạn chỉ cần nhớ mục tiêu của Marketing là chiếm thị phần. Và phân khúc sẽ giúp người làm Marketing chiếm thị phần dễ dàng hơn.
Vậy chính xác là có bao nhiêu dạng phân khúc:
1. Không phân khúc (Tập đoàn lớn và độc quyền) VD: ngành điện ở Việt Nam.
2. Phân khúc "Chia để trị” —> Tập đoàn lớn: Với mục tiêu chiếm lĩnh hết thị trường nhưng chia ra từng phân khúc nhỏ để đánh.
3. Phân khúc nhỏ(doanh nghiệp tầm trung): —> Phân khúc ra nhưng chỉ chọn 1 phân khúc để đánh
4. Phân khúc thị trường ngách (Gap) (đại dương xanh) —> DN vừa và nhỏ, phân khúc nhiều rồi nhưng thị trường vẫn còn 1 nhóm đối tượng chưa ai đánh. VD: Quán cafe dành cho nữ, thích mèo,… Hay A làm thương mại điện tử chỉ đi ngách là bán sách,... Và ở Việt Nam, doanh nghiệp vừa và nhỏ, cứ đánh vào thị trường ngách là sẽ có TIỀN TỆ
Chính vì lý do đó, ở trong khuôn khổ Group, bài viết này sẽ chỉ cung cấp cho các bạn cách để phân khúc đánh vào thị trường ngách.
Đi trả lời 6 câu hỏi sau đây:
•Khu vực sinh sống, xuất xứ (địa lý) ở đâu? Lựa chọn khu vực tập trung khách hàng đông, đem lại lợi nhuận và phục vụ tốt nhất.
• Giới tính là gì?
 • Độ tuổi bao nhiêu?
• Thu nhập như thế nào?
• Tầng lớp xã hội ra sao?
• Động cơ (nhu cầu và lợi ích) là gì?
VD: Quán cafe: khu vực chỉ trên đường Tô Hiệu. Giới tính: chỉ dành cho nữ. Độ tuổi: sinh viên. Động cơ: đến buôn chuyện —> sắp xếp phòng để trò chuyện, hoặc động cơ ngắm trai đẹp —> thiết kế phòng đầy hình trai hàn, nhân viên toàn anh cao to đẹp trai,...
Trên thực tế, bạn chỉ cần thay đổi 1 yếu tố nhỏ trong 6 yếu tố trên và kết hợp chúng lại thì chắc chắc sẽ tìm ra được những thị trường ngách để đánh.

1 lần nữa, vẫn phải nhắc lại trong công thức kinh điển STP (Segmentation - Target - Positioning) Phân khúc - chọn đối tượng - định vị. Với 1 doanh nghiệp vừa và nhỏ, chỉ cần bạn phân khúc, thì việc đáp ứng nhu cầu KH sẽ dễ dàng hơn.

6 hình thức viết content

- 17/2/17

Nghề Sản Xuất Nội Dung (Content Producer) là một nghề luôn luôn hot xình xịch và có nhu cầu cao, hot cho đến khi nào không còn ai dùng internet nữa thì thôi.



Nghề Sản Xuất Nội Dung chia ra thành rất nhiều đầu việc khác nhau như sản xuất nội dung viết, sản xuất video, sản xuất hình ảnh, sản xuất ấn phẩm Content...

Chỉ riêng đầu việc Sản Xuất Nội Dung Viết đã có đến 6 dạng công việc tương ứng với 6 hình thức viết Content khác nhau. Hành nghề Content, chắc chắn bạn sẽ đụng đến 1, 2 hoặc 3 đầu việc trong số 6 dạng viết Content dưới đây.


1. Sale Content


Đây là dạng công việc viết lách truyền thống nhất. Ngay từ thời mới xuất hiện hình thức giao thương buôn bán là đồng thời đã có xuất hiện các dạng nội dung chào hàng đơn giản mà người bán viết ra để cho khách hàng đọc, hoặc thông báo tôi đang bán cái gì, hoặc tôi đang mang đến cho bạn một món hời (ưu đãi) nào vào lúc này.

Theo thời gian, nội dung chào hàng ngày càng được cải tiến với mục tiêu thuyết phục cho bằng được khách hàng mua hàng. Nội dung bán hàng ngày nay, ngoài việc thông tin tôi bán cái gì, người viết Content Bán Hàng cần nhiều phần nội dung hơn thế để giữ chân khách hàng xem và thúc đẩy họ ra quyết định.

Những bài viết bán hàng càng dài với giọng điệu cuốn hút sẽ có khả năng thuyết phục mua hàng cao hơn những bài viết bán hàng ngắn. Yếu tố thu hút và có sức thuyết phục là 2 yếu tố quan trọng cần có khi viết Sale Content.

Sale Content có thể viết cho Web, Blog, Email, Sale Page, Fanpage hoặc Profile Facebook Cá Nhân.

2. Social Content


Social Content gồm các bài viết mang tính tương tác, câu like, câu view trên các kênh Social để điều hướng người dùng theo mong muốn của mình. Người viết Social Content là người hiểu về tâm lý và insight của người xem, kết hợp sử dụng thuần thục câu chữ để lấy được sự yêu mến, tin cậy của độc giả.

Social Content hiện tại đa phần được viết trên Facebook: Profile Cá Nhân, Group, Fanpage; tiếp theo có thể kể đến các đoạn Content viết trên Web với các điều hướng có chủ ý, viết trên Zalo, LinkedIn, Forum chuyên ngành.

3. Technical Content


Đây là một dạng viết đòi hỏi phải có chuyên môn, am hiểu sâu về lĩnh vực mình viết.
Những người viết Technical Content thường là những người có kinh nghiệm thực tế, hiểu rất rõ và chuyên sâu về sản phẩm, về kỹ thuật tạo ra sản phẩm. Họ không viết kiểu văn chương lai láng, mà đi thẳng vào việc đưa ra các thông tin có đầy đủ số liệu, dẫn chứng, thông số kỹ thuật cần có.
Các bài viết dạng Technical Content thường sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên ngành. Bài viết rất chất lượng về kiến thức chuyên môn. Là điểm cộng cho uy tín của thương hiệu. Tuy nhiên, Technical Content cũng có nhược điểm là khô khan và kén người đọc, không dành cho mọi đối tượng. Nếu không phải là người làm trong ngành thì khó lòng hiểu hết.

4. Creative Content


Người viết Content dạng này cần có khả năng sáng tạo cao. Việc họ làm phần lớn trong ngày là tha thẩn bay bổng hoặc động não suy nghĩ ra các ý tưởng, các concept, đưa ra ngắn gọn một vài từ "chất" nhưng muốn ngất. Họ không phải viết nhiều, nhưng mỗi ý tưởng họ tạo ra luôn có giá trị về mặt thương hiệu, thẩm mỹ, độ viral. Khách hàng sẵn sàng trả rất nhiều tiền cho các ý tưởng sáng tạo độc đáo của họ.

Công việc của người làm Creative Content khá thú vị và có thu nhập cao, tuy nhiên, không phải ai cũng có thể làm được. Để thăng hoa và phát triển với nghề này, bạn cần liên tục kích năng lực sáng tạo bên trong mình, có chút điên rồ, chút không tuân theo quy tắc, chút nghịch phá tò mò thích khám phá.

Creative Content có thể kể đến việc viết Slogan, làm Storyboard, Concept kịch bản quảng cáo, viral...

5. SEO Content


Kinh doanh trên Internet càng nở rộ thì nhu cầu về nhân sự viết SEO Content càng tăng cao. Đây là công việc gần như là phổ biến nhất hiện nay với số lượng người làm công việc này chiếm tỷ lệ khá lớn trong 6 dạng công việc về Content. Do cách viết SEO luôn có từ khóa gợi ý trước cho nội dung bài viết, độ dài bài viết SEO thường ngắn và không đòi hỏi cách hành văn phải hay mượt mà, nên việc viết bài có phần nhẹ nhàng hơn các thể loại viết khác.

Viết SEO Content quan trọng về kỹ thuật làm SEO như số lần xuất hiện của keyword, vị trí xuất hiện của keyword, keyword chính, keyword phụ... mục tiêu để có được vị trí cao trên Google search.

Ngày trước, làm SEO có thể không quan tâm đầu tư cho chất lượng Content thì bài viết vẫn có thứ hạng tốt. Ngày nay, khi lượng thông tin đầy dãy, người đọc có xu hướng chọn lọc và ưu tiên đọc các bài viết có Content tốt. Do đó, người viết bài SEO hiện nay phải làm SEO Content, nghĩa là quan tâm đến việc viết ra các bài viết có giá trị với người xem, và có kèm từ khóa.

SEO Content được viết cho Web, Blog là chính.

6. Press Content


Người viết Press Content làm việc với các nội dung dạng bài viết PR, thông tin sự kiện, thông cáo báo chí, những phát ngôn đại diện cho công ty hoặc thương hiệu... Họ là người rất hiểu về định vị của thương hiệu để có thể truyền thông đúng, chuẩn xác về tin tức, hoạt động, tinh thần của thương hiệu đó. Họ chính là những "phóng viên riêng" của thương hiệu.
Văn phong sử dụng cho Press Content thường trang trọng, từ ngữ rõ ràng chính xác không được mập mờ về nghĩa.

Trên đây, mình vừa tổng kết 6 hình thức viết Content tương ứng với 6 công việc viết lách khác nhau.

Kỹ thuật tạo Viral clip và KPI cho 1 chiến dịch viral

- 16/2/17
Viral clip hay các hiện tượng viral khác trong cộng đồng mạng bản chất như con virus lan truyền, len lỏi đến từng cá thể của cộng đồng. KPI cuối cùng và rõ ràng nhất là các chỉ số liên quan đến Talking about this (chính xác nhất là share)

Vì vậy để có thể thực hiện viral cần đáp ứng được những yêu cầu sau:
1. Đối với kênh Facebook:
Virus khi lan truyền cần tấn công vào những cá thể yếu nhất của 1 tập thể: nữ lứa tuổi 13-24 (mặc dù có thể đây ko phải đối tượng KH mục tiêu). Như vậy để lan truyền virus này cần lựa chọn fanpage/KOL có các yêu cầu sau:
- Độ tuổi đọc của fanpage từ 13-24, giới tính: trên 70% là nữ
Dựa vào cơ chế phân phối bài viết của Facebook cần có những lưu ý sau:
- Lên lịch bài viết public lúc 19h tối thứ 6
- Setup quảng cáo lúc 18h30 (yêu cầu tài khoản quảng cáo có độ trust cao: hạn mức 16 triệu trở lên - có mức chi tiêu trong 1 năm trở lại đây không dưới 50 triệu)
- Target: 13-24 tuổi (trên toàn bộ việt nam) không nhắm mục tiêu cụ thể
- Đảm bảo tài khoản tiêu hết 2 triệu đồng ngay trong 2 giờ đầu tiên (sau đó có thể giảm dần ngân sách)
- Seeding 1,000 lượt chia sẻ và 100 comment vào ngay trong 15 phút đầu tiên khi public
Khi đạt đủ các yếu tố trên, KPI tối thiểu cần đạt được sẽ là:
- 19h15: 1,000 lượt chia sẻ
- 19h30: 10,000 lượt xem
- 20h: 200,000 lượt xem
- 21h: tài khoản quảng cáo tiêu hết 2 triệu đồng
- 22h: 500,000 lượt xem - 10,000 lượt chia sẻ
Sau 24h đầu tiên, thay đổi độ tuổi của nhóm quảng cáo từ 13-40 (lan dần sang nhóm KH mục tiêu)
Từ đây công việc tiếp theo sẽ phụ thuộc lớn vào nội dung của Clip, để có thể tiếp tục nhận được sự chia sẻ từ cộng đồng mạng thì thông điệp truyền tải trong clip là điều quan trọng nhất
Tối chủ nhật, thay đổi hoàn toàn nhóm quảng cáo về độ tuổi của nhóm KH mục tiêu 25-45
2. Đối với kênh Youtube
Khi chọn lịch public 19h tối thứ 6
Lịch up video trên video sẽ có điểm rơi vào 19h tối thứ 3
Cần phải có các kênh quảng cáo thu hút view của Youtube ngay lập tức:
KPI tối thiểu dành cho kênh này:
- thời điểm public video trên FB: Youtube cần đạt tối thiểu 200.000 lượt xem tại Việt Nam
- Lượt xem trong real time: tối thiểu 3k lượt xem/ 1h
Thời gian 1 tuần sau public, cần tiếp tục duy trì quảng cáo cho kênh ytb: trung bình 1k lượt xem/1h
Đây là các yếu tố kỹ thuật cần phải có để tạo ra 1 hiện tượng viral, các KPI trên đều ở mức tối thiểu. "vì em xứng đáng" đều đạt gấp 5 KPI trên facebook và gấp 2 lần trên youtube do thông điệp nhân văn chứa đựng trong clip, nên dù có sử dụng kỹ thuật tốt đến mấy nhưng nội dung vẫn yếu tố quyết định trong việc thực hiện 1 viral clip.
Khi nào rảnh sẽ viết thêm 1 bài viết: các yếu tố về content cần có trong 1 viral clip nữa — với Lê Minh Hiệp và Nguyen Viet Anh.
Nguồn: Đào Quyết Tiến

Làm thế nào để bài quảng cáo hiển thị hiệu quả : Đúng_Lúc - Đúng_Chỗ - Đúng_Người !

- 13/2/17
Hôm trước khi viết bài về thuật toán Facebook, mình nhận được kha khá phản hồi, nhưng trong đó có một phản hồi của William Nguyen viết : "Facebook đã thay Edgerank bằng 1 thuật toán machine learning mới với nhiều yếu tố hơn (khoảng 100k). Và Edgerank là thuật toán ranking bài viết, còn quảng cáo thì phép tính hơi khác 1 chút.




Tuy nhiên hiểu Edgerank cũng rất quan trọng để bài viết được tốt hơn, nhất là khi chất lượng bài quảng cáo trung bình ở VN còn khá là thấp. Cảm ơn người viết bài có tâm."

Vẫn giữ đúng quan điểm : "Dù thuật toán FB có thay đổi nhưng vẫn luôn hướng cho người dùng một trải nghiệm tốt nhất, thân thiện nhất" cộng thêm tiếp thu góp ý từ phía anh, chị, em sau đây mình sẽ chỉ ra một số cách, để tăng thứ hạng bài viết, làm cho bài quảng cáo của các bạn hiển thị một cách hiệu quả nhất.

1/ Ue - Điểm số lôi cuốn


- Ở 500 hiển thị đầu tiên, FB sẽ quyết định đưa ra điểm số phù hợp (1-10)

- Seeding ver2 : tại sao lại là ver2, bỏ các cách seeding truyền thống kiểu đặt hàng, khen ngợi sản phẩm theo lối cũ đi ạ, người dùng đủ nhận thức được đâu là thật, giả. Người ta dễ dàng click để xem một cuộc cãi vã, tranh luận hơn là vào xem những số điện thoại hay cmt seeding kiểu truyền thống.

VD : Bạn bán thuốc giảm cân :

Thay vì seeding "Chị ơi em giảm được 3kg rồi" thì hãy thử "Mịe con kia, lừa đảo thuốc uống giảm cân gì mà uống 10 ngày rồi mới giảm 2kg"

- Shop trả lời "Như em đã tư vấn với chị, thuốc nhà em giảm cân an toàn, sẽ chậm hơn một chút, hơn nữa cũng cần vận động để trao đổi chất dễ hơn, chị ngồi máy khâu cả ngày 10 tiếng đồng hồ không vận động, giảm được 10kg là hiệu quả lắm rồi" sau đó một đám chị em nữa vào cmt nói "ừ đúng rồi"..... cách này hiểu đơn giản cũng như tạo ra một vụ "tai nạn" trên đường, đảm bảo sẽ có người dừng lại, sẽ có người ngước nhìn...

- Không chạy quảng cáo ngay sau khi mới tạo : Nếu để ý một chút, thỉnh thoảng anh chị sẽ thấy FB báo, bài viết này của bạn hiển thị tốt hơn X% so với bài viết khác, anh chị vào lựa chạy quảng cáo đúng post đó luôn.

Lý giải của việc này đó là, muốn là một bài quảng cáo tốt, trước hết nó phải là một bài viết tốt trước.

2/ We - Trọng số tương tác


- Cái này thể hiện qua Fanpage nhiều hơn.

- Có nhiều anh chị thắc mắc, cùng là một bài viết nhưng dù page chị nhiều like hơn nhưng khi post vẫn không tiếp cận nhiều bằng page của em.

- Anh chị vào fanpage, xem chỉ số của bài viết, xem "tỷ lệ tham gia trung bình" của các bài viết có lớn hơn 2% không ?

+ Nếu thấp hơn 2% : điều đó chứng tỏ page của anh chị, rất ít tương tác, chỉ hiển thị thôi nhưng khách hàng, người dùng không quan tâm lắm

+ Làm thế nào để tăng chỉ số này lên : anh chị nên nhớ, FB luôn hướng tới các giá trị cộng đồng, không phải chỗ chỉ để bán hàng.

Nếu anh chị chỉ viết các bài về bán hàng, không có các bài viết chia sẻ đến đối tượng mục tiêu..thì dù có chạy quảng cáo đều đều thì quảng cáo của anh chị cũng rất khó được FB đánh giá cao. Hãy nhớ 20% bài viết về bán hàng + 80% bài viết về cộng đồng ( hoặc có thể thay đổi linh hoạt tùy mục đích)

3/ De- Time - Decay


- Đó là thời gian phân rã bài viết
- Luôn có nội dung mới thay thế cho các mẫu quảng cáo cũ
- Luôn cập nhật nội dung hàng ngày lên Fanpage

4/ Bid - giá thầu


- Đối với bài viết đó là thứ hạng hiển thị

- Đối với quảng cáo sẽ có thêm Bid

- Các biến số Ue,We,De và Bid gần như bằng nhau về thứ hạng, nếu trong bài quảng cáo các chỉ số Ue, We ,De cao rồi thì Bid không cần cao quá

- Phần lớn ace đều để bid tự động, nhưng trong một số trường hợp có thể bid tay một cách linh hoạt để chiếm được vị trí, thời điểm hiện thị tốt hơn.

Cách đánh giá hiệu quả quảng cáo theo thời gian, và đưa ra thời điểm set quảng cáo hợp lý

** Rep cmt : CMP không quan trọng !

- Suy cho cùng thì CPM chính là cách FB tính tiền quảng cáo của chúng ta.

- Các anh, chị có thể làm thử set một nhóm quảng cáo với 3 - 4 quảng cáo nhỏ bên trong rồi xem kết quả.

- Facebook sẽ cố gắng phân phối để tìm kiếm 1 CPM nhanh nhất, rồi bám theo nó để phân phối, điều đó có nghĩa dù anh chị set 3-4 quảng cáo trong 1 nhóm nhưng sẽ chỉ thấy 1 quảng cáo được cắn tiền, còn lại thì cắn rất ít hoặc không cắn tiền.

- CPM đầu tiên rất quan trọng, mang tính định hướng cho quảng cáo phân phối, nên ngày xưa có một số ac cứ đùa là set ads đêm cho rẻ, cũng là có lý.

- Còn tất nhiên CPM đắt hay rẻ vẫn ra đơn, với em thì em thích CPM rẻ và ra đơn chứ không dại gì chọn CPM giá cao cả.

MINDSET trong DIGITAL – Viên ngọc quý không ai chịu để ý

- 11/2/17
(Note: Bài dài được viết bằng 100% Tâm Huyết, làm biếng không nên đọc, đọc lướt thì đừng đọc, đọc giữa chừng cũng đừng đọc, đang bận thì cũng đừng đọc, đọc mà không ngẫm lại càng vô ích, đã đọc thì nên lắng tâm, dừng mọi việc lại, vừa đọc vừa chiêm nghiệm thì mới thấu hiểu được cái ẩn ý…)

Nghĩ đến Digital Marketing, là nghĩ đến cái gì ? WTF!
Mọi người thường hay nói làm Digital Marketing là làm nhiều thứ… Nhiều thứ là nhiều thứ nào ?
Chúng ta nghĩ Digital Marketing là một cách gì đó xa vời, to lớn, một cái gì đó mà chúng ta cần phải thực hành mỗi ngày. Chúng ta share nhau những bộ tài liệu dày cộp về xu hướng Digital, về Trend mới.
Nói về Digital Marketing là một cái gì đó phải thật hoành tráng, oanh liệt, dữ dội.
Tuy nhiên chúng ta cần và nên định nghĩa lại cái cách chúng ta làm về Digital Marketing.
Hãy bỏ qua những cái tên mỹ miều của thời đại mới:
Big Data hay Data Mining Trong Marketing Thế Kỷ 21
Influency Marketing hay Advocacy Marketing
Data Driven Marketing Hay Performance Marketing
Email Marketing Từ Không Biết Đến Thành Chuyên Gia
7 Thể Loại Nội Dung Mà Con Cú Có Gai Mê Mệt...
17 Cách Booking KOL để được giá thơm...
21 Cách Chạy Facebook Marketing Cách Tạo Ra Cơn Mưa Sale
35 Tư Thế SEO Giúp Bạn Lên Đỉnh Của Đỉnh
36 Phương Pháp Tạo Ra Nội Dung Khiến Khách Hàng Mê Mệt
 Hay 69 Cách Thức Tối Ưu Tỉ Lệ Chuyển Đổi (Conversion Rate)
Hãy bỏ ngoài tai những cái tên này đi, hãy lắng tâm lại và nhìn DM ở một khía cạnh khác, một khía cạnh mà ở đó, sự sáng suốt và tinh tấn được ưu tiên hàng đầu…
Chúng ta hãy nhìn Digital Marketing dưới một góc nhìn trẻ thơ, đơn giản, gọn nhẹ, và luôn luôn tươi mới…
Ai cũng bảo làm Digital Marketing phải có Mindset?
Vậy hãy đi đến tận cùng của câu hỏi, Mindset này là cái mindset gì?
Nó như thế nào, nó hiện hữu ở đâu, làm thế nào để hiểu nó, để có được nó?
Theo quan điểm cá nhân, Mindset này phải như là tư duy của một Chiến Lược, một người am tường về binh thư.
“Người đời chạy theo số đông, họ nói về những thứ nghe có vẻ thời thượng bằng những ngôn từ hoa mỹ, nhưng thực chất họ biết rất ít về nó!” – (Khuyết danh)
Chúng ta hay nói Digital Marketing về cơ bản là Marketing truyền thống nhưng có sử dụng những công cụ Digital. Vậy nên cách tốt nhất là hãy tìm về ông tổ: Philip Kotler, Gary Amstrong, Al Ries, Jack Trout, Jacky Tai, Seth Godin…
Tìm hết tất cả tài liệu của họ, ngấu nghiến, đốt hút, đốt uống, đốt hít, đốt xong xay sinh tố nuốt hết những kiến thức này… Yeah! Đó là một cách khá tốt để chúng ta hiểu về Marketing.
Rồi khi bắt đầu lên plan chạy camp, đi pitching, chúng ta offer cho clients những cách thức, những chiến thuật mang cái tên kiêu nhất. Dùng từ ngữ cao cấp nhất, và rồi để charge được tiền cao nhất… Và rồi chúng ta lại bị cuốn theo vòng xoáy này mà quên mất đi việc rèn giũa một thứ quan trọng. MINDSET.
Chúng ta cho cơ thể ăn mỗi ngày, ngủ mỗi ngày để nạp lại năng lượng, tắm mỗi ngày để làm sạch cơ thể. Vậy có bao giờ chúng ta giành thời gian để GỌT DŨA lại TƯ DUY, để Lắng Đọng Lại Phần Kiến Thức Tinh Túy Nhất!
….
 Thực tâm mà nói, làm Digital Marketing không phải là việc dễ. Tuy nhiên, nếu như chúng ta có được một Tư Duy đúng đắn, mọi thứ sẽ đơn giản hơn nhiều.
DM nói nảy giờ lòng vòng quá, quay lại vấn đề chính. Mindset trong Digital đơn giãn là sự kết hợp của 3 yếu tố:
- Kiến Thức Về Marketing.
- Tinh Thông Cu Cộng… à không! Công Cụ mới đúng,
- Tư Duy Chiến Lược.
Dmers chân chính ai cũng biết, mục đích tối hậu của Marketing là Bán Được Hàng… Vậy mục đích tiếp theo là gì ? Là cái mục ở đ*ch ?!
Trả lời: Mục đích tiếp theo là thiết lập thương hiệu và gia tăng thị phần. (Đúng ko nhỉ ^^!)
Rồi làm cái gì tiếp ? Xây dựng loyal community, rồi xây customers forums, rồi lên tới industry forums for customers... rồi dựng cờ cho một cộng đồng người dùng trọn đời (lifetime customers)
Ai mà biết được, có người muốn làm thương hiệu trước, có người muốn bán được hàng để có tiền nuôi anh em công ty trước.
Rồi tới đây rồi ta làm cái gì tiếp ta? Bắt đầu đưa ra những giải pháp thời thượng… Chúng ta phải như thế này, chúng ta phải xài cái tool này này, chúng ta phải book KOL này này, chúng ta phải lên plan như thế này này… @.@!
“Chúng ta ai cũng muốn đi đến nơi chân trời mới, nhưng chúng ta lại quên mất mình đang đứng ở đâu trong hiện tại”
Hãy nhìn trực diện vào vấn đề một cách đơn giản nhất và thực tiễn nhất.
Nếu như A là điểm ta/thương hiệu/khách hàng đang đứng, B là điểm mà mình/họ/mày/tao muốn đến. Thì MINDSET trong Digital Marketing chỉ đơn giản:
Làm sao để đi được từ A đến B với đoạn đường ngắn nhất, trong khoảng thời gian ngắn nhất, bằng việc sử dụng những phương tiện, công cụ sẵn có và thuận tiện nhất với sức lực bỏ ra ít nhất và đạt được kết quả sớm nhất và lâu dài nhất.
Nếu như chúng ta biết về SEO, chúng ta sẽ nhìn theo góc nhìn SEO, Google, thuật toán, backlinks, connect khi nói về Digital.
Nếu như chúng ta biết về FB, Social Networks Site, chúng ta sẽ nhìn theo góc nhìn của người làm Social hoặc Viral Content để nói về Digital.
Hay như chúng ta rành về Email Marketing, Linh-ting-ting chúng ta sẽ đứng theo hướng đó để nhìn về Digital.
Tư duy thế này dể khiến ta bị mắc kẹt trong cái mớ bòng bong và trong đám đông hô hào về Digital Marketing như một cách thần thánh… (The Hive Mind – Tư Duy Đám Đông Chân Chính)
Tất cả những hiểu biết về tool, về platforms, về tactics, và về techniques chúng ta hãy để nó ở 1 phần 3 của quá trình mài dũa Mindset.
Ngoài ra, có kiến thức về marketing/branding cũng giúp ta thêm được 1 phần 3 của cái Mindset này. Nhưng mà…
CÁI CỐT LÕI CHẾT NGƯỜI HAY BỊ BỎ QUA: Điều đầu tiên và quan trọng nhất, cốt tủy nhất, muốn làm giỏi Marketing, hãy Tinh-Market. Tinh tướng và am tường cái thị trường (market) ta hướng đến như bạn ta, như gấu ta, như cha mẹ ta, tìm ra đúng cái chỗ ngứa (The Pain Point) và gãi đúng cái chỗ đó bằng cái đồ gãi mà giúp khách hàng phê nhất, sướng nhất mà ta có. Rồi sau đó hãy điểm tô mấy cái món trang trí 4P, 7P, 4P-3C, Customers Need Matrix, Lifetime Product Circle, SWOT, 6 Sigma, BCG Framework,.etc để làm cho người đời chóa mắt, lóa mắt và hết hồn chơi.
Cái 1/3 còn lại này mới là cái quyết định thế nào là một Mindset tốt, một cái đầu còn xài được hay một cái đầu bị hư (Dickhead):
Đó là Tư Duy Binh Pháp (Strategic Mind). Nó là một thứ gì đó trừu tượng mà ít người có thể đào sâu, ngay cả mình cũng đào hổng nổi ^^!… Vì vấn đề quan trọng ở mọi chiến lược không chỉ là Hiệu-Quả-Nhất (Most Effective). Mà trước nhất chính là Phù-Hợp-Nhất (Most Suitable) rồi mới suy xét đến Hiệu-Quả-Nhất (Most Effective) và Hiệu-Năng-Nhất (Most Efficiency).
Kết hợp 3 thành tố này lại với nhau, chúng ta sẽ hình thành nên một Mindset Framework thực thụ của người làm Marketing/Branding hay bất kể là làm cái gì đó...
Chúng ta trở thành những kẻ am hiểu thị trường một cách sâu sắc, chúng ta thở cùng hơi thở với khách hàng, biết họ ngứa ở đâu, đi đứng nằm ngồi với tư thế nào. Chúng ta hiểu được đối thủ đang chơi quân bài gì, ít nhất là cách mà họ để lộ ra ngoài.
Chúng ta biết được cần phải chạy camp trong tư thế nào.
Trong khoảng thời gian nào và kéo dài trong bao lâu.
Chơi với số ngân sách và nguồn lực sẵn có sao cho phù hợp nhất.
Với kỹ thuật cũng như cường độ vừa phải, cao độ và tần suất vừa phải.
Và xài cái công cụ nào ở cái mặt trận nào là tối ưu nhất, đem lại kết quả tốt nhất.
Cuối cùng, chúng ta hiểu được khi nào thì nên DỪNG LẠI. Người biết tiến lên là một anh tài, người chịu lùi lại mới là bậc đại trí!

Chính vì thế mới nói, Đạo của Binh Pháp là cái mà ta nên chiêm nghiệm, rèn dũa mỗi ngày.
…Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lý…
Người làm Digital giỏi, tư duy giống như vị tướng chỉ huy ba quân đánh trận. Anh ta am tường trận địa (market), anh ta tinh thông binh khí (tools), tinh nhuệ trận pháp (strategy), biết người biết ta (competitor), cầm quân linh hoạt, trang bị cho binh sĩ của mình một cách khéo léo (resource allocation).
Xa thì bắn cung tận dụng hướng gió, gần thì trường kiếm, xà giáp lá cà thì đoản kiếm. Luyện binh thì cốt tinh nhuệ, không cốt đông. Trong binh pháp, vũ khí phải được dùng đúng nơi, đúng chỗ và đúng lúc.
Tương tự như trong Digital, không có ideas xịn hay ideas dỏm, không có tool hay hay dở, cốt tủy chỉ là người cầm tool không biết cách tận dụng. Cũng tương tự như một binh sĩ, chết mà chưa kịp tuốt gướm thì thật là đáng tiếc.
…Chốt…
Muốn luyện Mindset thực thụ thì hãy luyện 3 thứ:
Kiến thức về Marketing/Branding/Media/Communication/kiến thức ngành.
Kiến thức về các thể loại Tools/Platforms.
Tư Duy Binh Pháp.
Cuối cùng:
“Trong binh pháp (Digital Mindset), điều quan trọng là phải nhìn các sự vật ở nơi xa như thể đang ở gần và nhìn sự vật gần với một khoảng cách xa. Phải hiểu được kiếm của đối thủ (Tools) và không bị chi phối bởi những chuyển động vô nghĩa đó (The Hive Mind).
Trong các cuộc giao đấu, để cho địch thủ dẫn dụ là hạ sách. Ngươi phải luôn luôn ở trong tư thế có thể dẫn dắt đối thủ theo ý mình. Lẽ tất nhiên đối thủ cũng nghĩ đến việc đó nhưng y không thể ngăn chặn được ngươi nếu như ngươi không để cho y ra tay.” – Miyamoto Musashi.
P/S: Đọc xong thấy hay mà không share cho người khác thì ích kỷ, muốn giấu bí kíp một mình. Nhân quả xử phạt năng mấy thằng ích kỷ <3
P/SS: Đọc xong thấy chưa hay, có chỗ sơ hở mà không comment để lại ý kiến thì vô tâm, thờ ơ với cuộc đời, làm DM thế nào cũng thất bại ^^!

Tại sao CPM lại cao, làm thế nào để CPM giảm !

-
Bài viết chỉ dành cho những anh chị đã có chạy qua Facebook ads



Nhiều anh em hỏi "Tại sao chi phí tăng lên 30% vậy em ? Mà đơn hàng vẫn dậm chân tại chỗ". 
"Muốn có một đơn hàng phải trả chi phí 50k, tỷ lệ chốt đơn trên bình luận là 30% vậy giá một cmt rơi vào khoảng 16k. Giá CPM rơi vào khoảng 50-70k."

CPM - là chữ viết tắt của "cost per 1000 impressions" (giá mỗi 1000 lần hiển thị), giá CPM ảnh hưởng bởi khá nhiều yếu tố 

- Giá CPM phụ thuộc vào tệp đối tượng : hiển thị lên tệp 13-18 rẻ hơn tệp 25-35

- Giá CPM ảnh hưởng bởi thuật toán Facebook.

Thuật toán của Facebook quyết định bài viết của bạn có được hiển thị trên newsfeed của người dùng hay không, điều đó có nghĩa, cho dù bạn nhắm mục tiêu, trả tiền cho Facebook nhưng quảng cáo của bạn chưa chắc được hiển thị đến đúng mục tiêu đó, đúng thời điểm đó.

Thuật toán của Facebook phụ thuộc vào 3 biến số.

* Điểm số lôi cuốn :

- Xem trong trình quản lý quảng cáo ( điểm phù hợp của quảng cáo)
- Thang điểm từ 1-10
- Được tính dựa vào 500 hiển thị đầu tiên của quảng cáo
- Điểm số lôi cuốn được hiểu đơn giản đó là, Facebook sẽ phân phối 500 hiển thị đầu tiên, nếu trong 500 hiển thị đầu tiên này, nhận được phản hồi tốt từ người dùng (like,cmt,share...) chứng tỏ bài viết : có nội dung lôi cuốn , tiếp cận đúng đối tượng > điểm phù hợp cao, tất nhiên nếu 500 hiển thị đầu tiên là những phản hồi tiêu cực điểm phù hợp sẽ thấp > bài viết của bạn chưa hấp dẫn hoặc nhắm sai tệp đối tượng. ( Cái này phục vụ cả test A/B ảnh và tiêu đề nữa)


*Trọng số tương tác

- Được hiển thị qua tỷ lệ like,cmt,share / tiếp cận

- Xem trong fanpage : tỷ lệ tham gia

- Trọng số tương tác hiểu đơn giản là : Bài viết nào có tỷ lệ tham gia tốt, thì điểm sẽ cao và ưu tiên hiển thị hơn.

- Trọng số tương tác còn ảnh hưởng bưởi "Trọng số tương tác của Fanpage", một số anh chị nói tại sao page này chạy rẻ page này chạy đắt cũng là có nguyên nhân cả ạ. Khi mở fanpage xem các bài viết gần đây, phần tỷ lệ tham gia nếu TB >2% thì là 1 page ổn có thể chạy, còn <2% thì nên thay page mới hoặc tăng các bài cộng đồng lên.

*Time-Decay

- Cái này đơn giản là, bài nào mới thì bài đó được ưu tiên hơn vậy nên việc thay bài mới liên tục là điều nên làm.

** Cạnh tranh

- Một trong những yếu tố không kém phần quan trọng đó là cạnh tranh. Ví dụ : nếu tệp bạn chạy là 22-35 nữ, vừa qua Tết nếu ac nào chạy giảm cân hay thực phẩm chức năng thì sẽ thấy giá CPM cao hơn bình thường, đơn giản là có rất nhiều đối thủ cùng chạy tệp này, và đều trả tiền cho Facebook, nếu không xét về ngân sách, nếu ac có điểm số cao hơn thì ads của ac sẽ được hiển thị trước, giá CPM của  tài khoản sẽ rẻ hơn.


Edgerank 1.0

Edgerank là thuật toán được sử dụng bởi facebook nhằm xác định “Nơi nào?” và “Những bài viết nào?” sẽ xuất hiện trên trang News Feed của người dùng cá nhân. Ban đầu có 3 biến chính được được sử dụng trong thuật toán: Affinity, Weight, Time-Decay.
Affinity: Điểm số lôi cuốn (sự thân thuộc)
Thể hiện ở mỗi quan hệ, tức là Facebook sẽ xác định ưu tiên hiển thị trên News Feed của bạn những người có mỗi quan hệ chặt chẽ, ở đây là anh em, bố mẹ, ông bà, vợ chồng, những người mà bạn thường xuyên tương tác comment, like, share. Mối quan hệ càng chặt chẽ, thì khi người đó post bài, tỷ lệ hiển thị trên News Feed càng cao.
Weight: Trọng số tương tác
Như tôi đã nói ở trên, với mỗi Fanpage hay tài khoản cá nhân, sẽ có sắp xếp ưu tiên về thể loại bài đăng, tùy vào tương tác của người dùng, Facebook sẽ đánh giá thể loại bài post mà Fanpage này hiệu quả, qua đó sẽ ảnh hưởng đến tổng thể thuật toán. Do vậy, bất kỳ một thể loại nào cũng có thể có lượng Reach cao, chứ không riêng gì Photos hay Text.
+ Time-Decay
Cái này đơn giản là Facebook sẽ ưu tiên hiển thị những thông tin mới, những thông tin mới thì điểm số Time-Decay sẽ cao, và ngược lại, thông tin càng cũ thì chỉ số Time-Decay càng thấp.

Edgerank 2.0

Sau này Facebook cập nhật lại thuật toán Edgerank, có điều chỉnh và thêm các chỉ số.
Last actor: 50 tương tác gần nhất.
Edge Weight: Trọng số tương tác.
Story Bumping: Hiển thị bài viết bạn chưa xem .
Và tất nhiên những chỉ số không có dưới đây không có nghĩa là không được tính đến.
Dễ hình dung nhất của chỉ số Last actor là khi bạn tương tác với một người nào đó (chat/like/comment/share) thì lập tức khung chat của bạn sẽ hiện lên người đó mỗi khi họ online.
Việc một người không online trong thời gian quá lâu sẽ dẫn đến tình trạng bỏ qua những nội dung hay, phù hợp với họ, facebook đã giải quyết vấn đề đó bằng việc đưa ra chỉ số Story Bumping.