BÀI MỚI

Tại sao CPM lại cao, làm thế nào để CPM giảm !

By https://www.voanhvan.top/ - 11/2/17
Bài viết chỉ dành cho những anh chị đã có chạy qua Facebook ads



Nhiều anh em hỏi "Tại sao chi phí tăng lên 30% vậy em ? Mà đơn hàng vẫn dậm chân tại chỗ". 
"Muốn có một đơn hàng phải trả chi phí 50k, tỷ lệ chốt đơn trên bình luận là 30% vậy giá một cmt rơi vào khoảng 16k. Giá CPM rơi vào khoảng 50-70k."

CPM - là chữ viết tắt của "cost per 1000 impressions" (giá mỗi 1000 lần hiển thị), giá CPM ảnh hưởng bởi khá nhiều yếu tố 

- Giá CPM phụ thuộc vào tệp đối tượng : hiển thị lên tệp 13-18 rẻ hơn tệp 25-35

- Giá CPM ảnh hưởng bởi thuật toán Facebook.

Thuật toán của Facebook quyết định bài viết của bạn có được hiển thị trên newsfeed của người dùng hay không, điều đó có nghĩa, cho dù bạn nhắm mục tiêu, trả tiền cho Facebook nhưng quảng cáo của bạn chưa chắc được hiển thị đến đúng mục tiêu đó, đúng thời điểm đó.

Thuật toán của Facebook phụ thuộc vào 3 biến số.

* Điểm số lôi cuốn :

- Xem trong trình quản lý quảng cáo ( điểm phù hợp của quảng cáo)
- Thang điểm từ 1-10
- Được tính dựa vào 500 hiển thị đầu tiên của quảng cáo
- Điểm số lôi cuốn được hiểu đơn giản đó là, Facebook sẽ phân phối 500 hiển thị đầu tiên, nếu trong 500 hiển thị đầu tiên này, nhận được phản hồi tốt từ người dùng (like,cmt,share...) chứng tỏ bài viết : có nội dung lôi cuốn , tiếp cận đúng đối tượng > điểm phù hợp cao, tất nhiên nếu 500 hiển thị đầu tiên là những phản hồi tiêu cực điểm phù hợp sẽ thấp > bài viết của bạn chưa hấp dẫn hoặc nhắm sai tệp đối tượng. ( Cái này phục vụ cả test A/B ảnh và tiêu đề nữa)


*Trọng số tương tác

- Được hiển thị qua tỷ lệ like,cmt,share / tiếp cận

- Xem trong fanpage : tỷ lệ tham gia

- Trọng số tương tác hiểu đơn giản là : Bài viết nào có tỷ lệ tham gia tốt, thì điểm sẽ cao và ưu tiên hiển thị hơn.

- Trọng số tương tác còn ảnh hưởng bưởi "Trọng số tương tác của Fanpage", một số anh chị nói tại sao page này chạy rẻ page này chạy đắt cũng là có nguyên nhân cả ạ. Khi mở fanpage xem các bài viết gần đây, phần tỷ lệ tham gia nếu TB >2% thì là 1 page ổn có thể chạy, còn <2% thì nên thay page mới hoặc tăng các bài cộng đồng lên.

*Time-Decay

- Cái này đơn giản là, bài nào mới thì bài đó được ưu tiên hơn vậy nên việc thay bài mới liên tục là điều nên làm.

** Cạnh tranh

- Một trong những yếu tố không kém phần quan trọng đó là cạnh tranh. Ví dụ : nếu tệp bạn chạy là 22-35 nữ, vừa qua Tết nếu ac nào chạy giảm cân hay thực phẩm chức năng thì sẽ thấy giá CPM cao hơn bình thường, đơn giản là có rất nhiều đối thủ cùng chạy tệp này, và đều trả tiền cho Facebook, nếu không xét về ngân sách, nếu ac có điểm số cao hơn thì ads của ac sẽ được hiển thị trước, giá CPM của  tài khoản sẽ rẻ hơn.


Edgerank 1.0

Edgerank là thuật toán được sử dụng bởi facebook nhằm xác định “Nơi nào?” và “Những bài viết nào?” sẽ xuất hiện trên trang News Feed của người dùng cá nhân. Ban đầu có 3 biến chính được được sử dụng trong thuật toán: Affinity, Weight, Time-Decay.
Affinity: Điểm số lôi cuốn (sự thân thuộc)
Thể hiện ở mỗi quan hệ, tức là Facebook sẽ xác định ưu tiên hiển thị trên News Feed của bạn những người có mỗi quan hệ chặt chẽ, ở đây là anh em, bố mẹ, ông bà, vợ chồng, những người mà bạn thường xuyên tương tác comment, like, share. Mối quan hệ càng chặt chẽ, thì khi người đó post bài, tỷ lệ hiển thị trên News Feed càng cao.
Weight: Trọng số tương tác
Như tôi đã nói ở trên, với mỗi Fanpage hay tài khoản cá nhân, sẽ có sắp xếp ưu tiên về thể loại bài đăng, tùy vào tương tác của người dùng, Facebook sẽ đánh giá thể loại bài post mà Fanpage này hiệu quả, qua đó sẽ ảnh hưởng đến tổng thể thuật toán. Do vậy, bất kỳ một thể loại nào cũng có thể có lượng Reach cao, chứ không riêng gì Photos hay Text.
+ Time-Decay
Cái này đơn giản là Facebook sẽ ưu tiên hiển thị những thông tin mới, những thông tin mới thì điểm số Time-Decay sẽ cao, và ngược lại, thông tin càng cũ thì chỉ số Time-Decay càng thấp.

Edgerank 2.0

Sau này Facebook cập nhật lại thuật toán Edgerank, có điều chỉnh và thêm các chỉ số.
Last actor: 50 tương tác gần nhất.
Edge Weight: Trọng số tương tác.
Story Bumping: Hiển thị bài viết bạn chưa xem .
Và tất nhiên những chỉ số không có dưới đây không có nghĩa là không được tính đến.
Dễ hình dung nhất của chỉ số Last actor là khi bạn tương tác với một người nào đó (chat/like/comment/share) thì lập tức khung chat của bạn sẽ hiện lên người đó mỗi khi họ online.
Việc một người không online trong thời gian quá lâu sẽ dẫn đến tình trạng bỏ qua những nội dung hay, phù hợp với họ, facebook đã giải quyết vấn đề đó bằng việc đưa ra chỉ số Story Bumping.