BÀI MỚI

Bài Viết Mới Nhất

Từ Customer Insight đến content cho social marketing

- 24/8/18
Customer Insight (viết tắt là CI) được coi là những hiểu biết của các bạn về khách hàng tiềm năng, hiểu biết này đến từ việc phân tích các số liệu của marketing research. Vậy tầm quan trọng của CI như thế nào trong digital marketing.

Bài về phân tích insight khách hàng để từ đó xây dựng content cho phù hợp, mình có 1 vài chia sẻ về cách làm của cá nhân mình. Cách làm này đúc kết từ quá trình học tập từ các chuyên gia và kinh nghiệm làm việc với nhiều ngành hàng, sản phẩm.

Customer Insight là gì? (viết tắt là CI)



CI được coi là những hiểu biết của các bạn về khách hàng tiềm năng, hiểu biết này đến từ việc phân tích các số liệu của marketing research (cái này có tiền thì mua, không có tiền thì bạn buộc phải tự survey)

CI có tác dụng để phân tích xem khách hàng của bạn:
- Họ là ai ?
- Họ muốn cái gì ?
- Họ thích điều gì ?
- Hành vi mua hàng của họ ra sao ?
- Quyết định mua hàng của họ bị tác động bởi những yếu tố nào ?
Tất nhiên, ngoài việc phân tích CI thì bạn cần phân tích thêm về yếu tố thị trường, đối thủ cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh của sản phẩm của bạn thì mới có thể tạo ra chiến lược content tốt được.


CONTENT thế nào được coi là tốt?


Content được coi là tốt dựa trên việc bạn sẽ đặt mục đích cho content đó đem lại cho bạn điều gì, ví dụ:
- Mục đích tăng tương tác post, content đem lại nhiều tương tác (cmt nhảm, likes dạo, share cho vui) => CPC rẻ. Vậy content đó được coi là tốt
- Mục đích quy đổi ra đơn hàng, content đem lại đơn hàng đến từ ib đặt hàng hoặc gọi điện trực tiếp mà post không có tương tác nào hoặc rất ít tương tác thì content đó vẫn được coi là tốt. Mặc dù CPC không rẻ (nằm trong khoảng budget bạn đặt ra cho 1 đơn hàng, còn gọi là CPA)
 Trên đây chỉ nêu ra 2 ví dụ về vấn đề mà đa số các bạn trong iSocial quan tâm, là CPC và CPA.

CUSTOMER INSIGHT & CONTENT cho FB


(ở phần này mình sẽ lấy 1 case study ví dụ để tiện cho các bạn).

- Sản phẩm: Quần + áo lót tên là ABC

- Mức giá: Áo lót (800k/ cái) Quần lót (300k/ cái)

- Thông tin sản phẩm: hàng Hàn Quốc, áo lót có miếng đệm dạng chất lỏng giúp khuôn ngực đầy đặn, mềm mại, nâng ngực.


Phân tích CI và thị trường:


+ Thị trường: có nhiều sản phẩm cạnh tranh của các thương hiệu khác nhau (có tên tuổi và hàng Việt Nam, hàng Trung Quốc)

+ CI: Được phân tích dựa trên các marketing research

Khách hàng phải là nữ, có các yếu tố như sau: 

- Độ tuổi từ 25 - 35t

- Sống ở tp lớn: Hà Nội, HCM ...

- Tập trung vào dân văn phòng, có mức thu nhập từ 8tr/ tháng trở lên

- Có gu thời trang và thường cập nhật xu hướng thời trang mới

- Muốn thoải mái trong vận động và di chuyển khi mặc quần áo

- Thường xuyên sử dụng internet để: Đọc tin tức, truy cập mạng xã hội, tán gẫu với bạn bè

- Là người cởi mở, giao thiệp, tự tin vào vóc dáng cơ thể. Luôn muốn mình trở nên quyến rũ và hấp dẫn trong mắt người khác

- Bị ảnh hưởng bởi xu hướng thời trang của bạn bè, đồng nghiệp và phong cách thời trang của người nổi tiếng

+ SP: có lợi thế cạnh tranh là sản phẩm của Hàn Quốc, có miếng nâng ngực bằng chất lỏng giúp nâng ngực tự nhiên phù hợp với vóc dáng phụ nữ Châu á (ngực nhỏ). 

Bất cứ sản phẩm nào cũng nên tìm ra lợi thế cạnh tranh của nó, nếu không có lợi thế cạnh tranh thì bạn chả có cái gì để tạo content cả. Lợi thế cạnh tranh có thể về giá, sản phẩm có tính năng nổi trội, sản phẩm của thương hiệu quốc tế ... 


Bạn có thể dùng mô hình SWOT của marketing phân tích các yếu tố này, để tìm ra lợi thế cạnh tranh cho sp của bạn



==> Sau khi phân tích được khách hàng và sản phẩm, thị trường thì bạn sẽ tìm ra được điểm gắn kết giữa sản phẩm của bạn và khách hàng. Ở đây điểm gắn kết sẽ là "Mọi cô gái sẽ trở nên Quyến rũ và Hấp dẫn như Thiên thần trong mắt người khác khi sử dụng đồ lót của ABC"
Từ đó ta xây dựng content như sau: 

- Headline: Đồ lót biến bạn Thiên Thần Quyến Rũ

- Text: Đồ lót thương hiệu hàng đầu Hàn Quốc với miếng độn chất lỏng (bọc silicon) sẽ đem lại cho bạn khuôn ngực đẹp tự nhiên và thoáng mát trong ngày hè. 
Giá cực hấp dẫn, tìm hiểu thêm tại website: 

- Pix: Như hình dưới
Set Ads: 

- Female, 25 - 35t

- Interest: Shopping, Bar, Nite club, Clothes 

- Vị trí quảng cáo: nf mobile, nf desktop

- Giờ chạy tối ưu: bắt đầu từ 19h00

- Chạy CPC


Bí quyết tạo nội dung tốt cho ngành bất động sản:


Content Marketing là một khái niệm được nhắc đến rất nhiều trong thời gian gần đây , đặc biệt là trong thời đại Digital Marketing lên ngôi. Trong lĩnh vực bất động sản cũng không ngoại lệ , nhà nhà nói về Content Marketing , người người nói về nó như một xu hướng tất yếu.

Để viết được một Content Marketing đúng nghĩa thật sự không phải dễ dàng, nó đòi hỏi ở người viết khá nhiều kĩ năng cũng như sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Trong bài viết hôm nay  chia sẽ lại cách mà mình đang áp dụng để “sản xuất” Content Marketing .
Trước hết , các bạn cùng tìm hiểu qui chuẩn để được xem là một Content Marketing là thế nào. Qui tắc ABC là quy chuẩn của Content Marketing , vậy nghĩa của ABC là gì ?
A : Attention : Gây chú ý , thu hút lượt xem , click chuột …
B : Branding : Thương hiệu được nhắc đến trong Content hay thương hiệu được gợi nhớ . VD : Nhật Phạm & Các Cộng Sự
C : Changed : Thay đổi hoặc ảnh hưởng tới quyết định mua hàng của khách hàng.
Hầu hết các Content Marketing trong bất động sản thường chỉ đáp ứng được 1-2 tiêu chí A – B. Còn tiêu chí C thì thường bị bỏ qua hay chưa được chú trọng đúng mức. Theo Nhật Phạm , tiêu chí Changed phụ thuộc khá nhiều vào tiêu chí Branding, nếu là Content Marketing được đăng tải trên Blog cá nhân như nhatpham.net thì Brand Name của tác giả sẽ là yếu tố chủ chốt.
Bạn đã hiểu về qui chuẩn của Content Marketing , nhưng để “sản xuất” được thì bạn cần thêm một qui trình rõ ràng. Dưới đây là qui trình Nhật Phạm thường áp dụng khi viết bài trên blog của mình.
+ Phân tích dự án : 

_ Xác định rõ giá trị cốt lõi của dự án
_ Những điểm yếu của dự án và phương án giải quyết vấn đề này.
+ Định vị khách hàng :
_ Khách hàng của dự án là ai ,thuộc tầng lớp nào , ở đâu , mua để làm gì …
+ Phân tích Insight khách hàng :

_ Những điều khách hàng thích ( Hay nhu cầu của khách hàng)
_ Những điểm khách hàng lo lắng
Bây giờ ta đã có thể bắt tay vào việc “sản xuất” ra một Content Marketing .
Giật tít : Nhật Phạm thường sử dụng cách đặt câu hỏi về vấn đề khách hàng quan tâm hay lo lắng để thu hút traffic . Để tăng được yếu tố Attention bạn phải có kĩ thuật SEO , Adword , Facebook…hoặc kinh phí để quảng cáo như đăng báo đăng tin.
VD : Đầu tư biệt thự Vinpearl Premium Phú Quốc liệu có khả quan?
Viết nội dung :

Thông thường nội dung bạn “sản xuất” ra một bức tranh “màu hồng” là những thế mạnh hay giá trị cốt lõi của dự án. Nhưng vẫn nên có những chấm đen được thêm vào là các điểm chưa tốt và đưa ra phương án giải quyết ngay sau đó. Bí quyết  là đưa ra những vấn đề khách hàng thường lo lắng như pháp lý , cơ sở hạ tầng …và giải quyết nó. Bạn nên chia sẻ với đồng nghiệp , với cách này bạn sẽ có thể viết một content chạm được đến cảm xúc và tâm hồn của khách hàng đang quan tâm.
Brand : Trong bài viết , Brand nên được đưa vào một cách tự nhiên ,tránh nhồi nhét Brand quá nhiều gây phản cảm cho người đọc. Nên đưa Brand vào mở đầu của những đoạn quan trọng .
Changed : Cuối bài bạn nên đưa ra nhận định cá nhân về dự án một cách tổng quát và có lời khuyên , định hướng cho khách hàng của bạn. Nếu bạn làm tốt yếu tố Changed thì đó sẽ là “con ách chủ bài” cho một bài Content Marketing hoàn hảo.

[TIPS] Cách kéo traffic nhanh, dễ, hot, bền vững ... cho Website

- 16/7/18

5 cách tăng traffic cho website trong 1 tháng đủ tiền xài nguyên năm khi áp dụng thành công.



1. Tối ưu hoá các công cụ tìm kiếm.
2. Xây dựng nội dung chất lượng.
3. Chia sẻ lên mạng xã hội
4. Gửi email marketing
5. Quảng cáo Facebook, Google

=> Thấy sao toàn kiến thức chung chung đọc xong chả hiểu mẹ gì, cũng chả biết áp dụng vào như thế nào.

Ví dụ như vừa rồi có cái trends World Cup 2018 đi.


- Nghe mấy cái trend bự bự này chắc A E tặc lưỡi kiểu: "ĐM to đùng thế này khi vào cho mấy trang báo chúng đập chết" =]]] (Em cũng từng nghĩ vậy) Nhưng mà chỗ nào cũng sẽ có chỗ để mình bu vào hết đó. Cứ bình tĩnh : )))

+ Đầu tiên vào https://trends.google.com.vn/trends/?geo=VN (Gõ mấy từ liên quan tới world cup 2018 vào) Sau đó coi tìm cho mình một cái ngách nhỏ mà mấy trang báo chưa làm.

Rồi viết loạt bài ngách Ví dụ như: 

HLV tuyển Anh World Cup 2018 là ai?
HLV tuyển Pháp World Cup 2018 là ai?

.... Làm loại bài này là SML rồi nè xong thì mở rộng ra nha : ))) cái này cần phải suy nghĩ tí chút 

Tiếp theo theo dõi các trận đấu rồi sẽ viết bài về mấy thằng cầu thủ mới nổi, ghi bàn, thẻ đỏ,... chú ý nếu site mới thì chỉ nên làm mấy thằng ít nổi tiếng, làm cỡ Ronaldo Neymar thì xác định ĐÓI : ))))

Làm mấy bài dạng: Thông tin về Nikola Kalinic - Thánh nhọ World Cup 2018 (ĐM key này thôi đợt vừa rồi vào các site của Em tầm 100.000 lượt)

Rồi OK Nha! Hóng trend tiếp theo mà áp dụng nhá !!

Cách xem đối thủ của bạn đang quảng cáo trên Facebook Fanpage những gì?

- 30/6/18

Chào các bạn hiện Facebook vừa cập nhật tính năng mới cho phép mọi người xem fanpage bất kỳ hiện  đang quảng cáo những gì?

Ví dụ đây là quảng cáo của nhãn hàng Abbot Grow Việt Nam ngày 30/6 đang chạy 2 mẫu quảng cáo:


Vậy nhiều bạn sẽ thắc mắc làm sao xem được như vậy.

Hướng dẫn cách xem một Fanpage bất kỳ đang quảng cáo những gì? 

Ở đây mình làm trên fanpage: https://www.facebook.com/abbottgrowvietnam/

Cách 1:

Công thức: https://www.facebook.com/TÊNFANPAGE/ads.

Lưu ý:

Tênfanpage: là tên bất kỳ Fanpage nào bạn thích.

Ví dụ ở đây mình chọn fanpage Abbott:  https://www.facebook.com/abbottgrowvietnam/ads 



Khi Fanpage có chạy quảng cáo sẽ hiện ra chữ "Được tài trợ" với bạn nào dùng tiếng anh là "sponsor" như hình trên >>> Xong.

Cách 2: Vào Fanpage rồi chọn Tab "Thông Tin và Quảng Cáo"


Bạn hiện nhìn thấy các quảng cáo Abbott Grow Vietnam đang chạy tại vị trí của bạn. Lúc này, Trang đó không chạy quảng cáo ở bất kỳ quốc gia nào khác.

Phân tích cách chạy quảng cáo của Facebook của Phong Thuỷ:


Target:


Phân tích Target sâu bằng content:







Công cụ phân tích đối thủ cạnh tranh trong Digital Marketing

- 19/6/18

Để hoạt động kinh doanh được hiểu quả hơn, ngoài việc phát triển và cải tiến chính sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp mình thì chúng ta cũng cần quan sát và tìm hiểu cách thức đối thủ vận hành, phân tích chiến lược marketing và các kênh truyền thông của họ.

Nếu chúng ta có thể phân tích đối thủ thành công, chính xác thì cơ hội để chiếm ưu thế so với họ hoàn toàn không còn là bài toán quá khó.


Chia sẻ với các bạn 3 loại công cụ tốt nhất để phân tích đối thủ cạnh tranh trong Digital Marketing một cách dễ dàng, hiệu quả mà vẫn tiết kiệm chi phí:


+ Công cụ phân tích và đánh giá website của đối thủ: Similar Web/ Google Analytics


+ Công cụ phân tích mạng xã hội: Social Mention/ Imonitor


+ Công cụ tracking: Google Alert/ KW Finder


1. Similar Web - Công cụ phân tích đánh giá website:


Link công cụ: https://www.similarweb.com/




Similar Web là một công cụ cho phép bạn phân tích toàn diện về website đối thủ của mình. Đây là 1 công cụ vô cùng hữu ích với các thông tin được bố trí hợp lý, đơn giản và các số liệu được cung cấp khá chi tiết.

Ưu điểm hàng đầu của công cụ này là nó cung cấp cho người dùng những thông tin khá sâu về website họ cần phân tích và có thể so sánh các website với nhau. Với công cụ này, bạn sẽ nhận được rất nhiều thông tin như:


– Tổng quan về website
– Khu vực địa lý của người truy cập website
– Nguồn liên kết tới site
– Nguồn truy cập từ tìm kiếm
– Nguồn truy cập từ mạng xã hội
– Nguồn truy cập từ nguồn quảng cáo hiển thị.
– Thông tin về người truy cập

Ngoài ra, công cụ này cũng có thể xếp hạng website của bạn không chỉ trong giới hạn Việt Nam mà cả toàn thế giới.


Tuy nhiên nhược điểm của nó là các dữ liệu phân tích chủ yếu là các dữ liệu về traffic, thứ hạng, từ khóa… chứ không có dữ liệu liên quan trực tiếp đến nội dung của trang website.

2. Google Analytics - Công cụ phân tích đánh giá website:


Link công cụ: https://analytics.google.com/analytics/web/



Google Analytics là một công cụ cho phép tạo ra các bảng thống kê chi tiết về khách đã viếng thăm một trang web bất kì. Nó là sản phẩm hữu hiệu giúp các nhà Marketing phân tích được website của đối thủ hay nhìn nhận lại chính website của mình.

Ưu điểm của công cụ này đầu tiên là tiết kiệm chi phí vì nó miễn phí. Tiếp theo, Google Analytics có thể xác định được việc website có đang làm việc hiệu quả hay không bằng các kỹ thuật như hình dung kênh, cung cấp thông tin nơi khách truy cập (mạng xã hội, website, quảng cáo), họ ở lại website bao lâu,... Nó cũng cung cấp nhiều tính năng nâng cao bao gồm phân khúc khách truy cập tùy chỉnh. Hơn hết, công cụ này có thể liên kết được với các công cụ khác như Google Analytics Report hay Google Analytics E-commerce giúp bạn có thể phân tích kĩ càng hơn được bất cứ website nào.

Ví dụ, Google Analytics e-commerce có thể theo dõi được số lượng đơn hàng ở trên web, các giao dịch, doanh thu của trang web và nhiều chỉ số thương mại khác.

Nhưng công cụ này cũng có kha khá nhược điểm bởi đơn giản vì nó free nên chúng ta cũng không thể đòi hỏi quá nhiều. Thứ nhất, tính năng real-time của Google Analytics thường bị trễ từ vài giờ đồng hồ đến 1 ngày lận và đương nhiên như vậy thì giá trị của “real time” không còn nữa. Thứ hai, Google Analytics chỉ có thể phân tích phần trăm ghé thăm, số lượt view mà không thể biết chính xác người dùng làm những gì trên web như họ click vào liên kết nào, họ thăm website trong bao lâu,...

Cuối cùng, công cụ này không thể phân tích từng dữ liệu trên web được mà nó chỉ có thể phân tích các data được thu thập mẫu qua phép toán Sampling. Vì vậy nếu dùng công cụ này, kết quả bạn nhận được có thể không chính xác cho là lắm so với hiện thực.

3. Social Mention - Công cụ phân tích và đánh giá mạng xã hội:


Link công cụ: http://socialmention.com/


Social Mention là một công cụ rất phổ biến trong giới Marketing, có khả năng giúp theo dõi và phân tích mạng xã hội của đối thủ. Nó được coi thể là một trong những công cụ đo đếm chuyên sâu nhất về độ gắn kết và lan tỏa của truyền thông trên mạng xã hội.

Ưu điểm của công cụ này là thao tác vô cùng đơn giản. Ngoài ra, nó có khả năng thu thập thông tin và phân tích mạng xã hội qua 4 chỉ số sau: độ mạnh thương hiệu, tỉ lệ cảm xúc của người dùng vs thương hiệu, top keyword được nhắc đến xung quanh từ khóa, top người dùng đang hoạt động tích cực vs từ khóa và nguồn của từ khóa.

Tuy nhiên nhược điểm của nó là không hỗ trợ tiếng Việt nên chỉ có ai có khả năng đọc hiểu tiếng anh mới có thể sử dụng thành thạo. Giao diện hiển thị của công cùng này cũng hơi khô khan, nhiều biểu đồ, số liệu khá là khó nhìn và theo dõi.

4. Imonitor - Công cụ phân tích và đánh giá mạng xã hội:


Link công cụ: https://imonitor.com.vn/




Imonitor là công cụ phân tích mạng xã hội của Việt Nam. Người dùng công cụ này chỉ việc cung cấp từ khóa về chủ để quan tâm trên mạng xã hội, kết quả theo dõi, thống kê sẽ tự động được hệ thống gửi về email hàng ngày, vô cùng tiện lợi cho người muốn theo dõi mạng xã hội của đối thủ mà không muốn mất quá nhiều thời gian.

Ưu điểm của công cụ này là thu thập được khá nhiều thông tin và phân tích gồm: biến động lượt đề cập theo ngày đối với từng từ khóa, chủ đề, top nguồn - bài viết có chứa từ khóa được nhiều người tương tác, đi kèm là file excell thống kê lại toàn bộ nội dung bài viết và thảo luận. Ngoài ra do là sản phẩm Việt nên nó vô cùng dễ sử dụng cho người Việt với giao diện hoàn toàn bằng tiếng Việt.

Tuy nhiên, nó cũng có một nhược điểm là chưa hỗ trợ được tính năng đánh giá cảm xúc thông qua nội dung thảo luận, điều mà Social Mention có thể làm được.

5. Google Alerts - Công cụ Tracking:


Link công cụ: https://www.google.com.vn/alerts



Google Alerts là một công cụ của google cho phép bạn cập nhập kết quả tìm kiếm liên quan đến một từ khóa nhất định qua Email. Với công cụ này bạn sẽ theo dõi được đối thủ cạnh tranh và bạn sẽ biết được họ đang có chiến lược SEO như thế nào để có được biện pháp cần thiết cho bộ từ khóa của mình.

Ưu điểm của công cụ này khá là nhiều. Nó có khả năng theo dõi một nội dung đặc biệt một cách nhanh và an toàn nhất. Nó cũng giúp người dùng theo dõi các xu hướng khách hàng hay thông tin cá nhân nhạy cảm trên internet một cách hiệu quả. Ngoài ra, nó cũng có thể tìm kiếm các thông tin đặc biệt mỗi ngày (mã giảm giá, vé máy bay giá rẻ, máy tính đời mới,..) và phát hiện spam trên website rất hiệu quả.

Nhược điểm của công cụ này là chất lượng thông tin không được quá chuẩn xác và không tức thì vì sẽ mất một thời gian để Google Alerts đưa ra được kết quả phân tích. Cùng đó là Google Alerts sẽ không phân tích được những từ khoá phức tạp ví dụ như từ khoá tìm kiếm nâng cao của Google.


6. KWFinder - Công cụ Tracking:


Link công cụ: https://kwfinder.com/




KWFinder là một công cụ cho phép bạn làm một nghiên cứu từ khóa của đối thủ hoàn chỉnh trong một vài phút. Nó cung cấp thông tin cụ thể như khối lượng chính xác của các tìm kiếm cũng như mức độ cạnh tranh và độ khó của mỗi từ khóa.

          >> Chơi thử game bắn cá online tại https://bancagiaitri.com/


Ưu điểm của công cụ này là nó đưa ra được các thông số vô cùng chi tiết như:


- Trend – xu hướng tìm kiếm trong 12 tháng qua
- Search – lượng tìm kiếm trung bình hàng tháng trong 12 tháng qua
- CPC – chi phí trung bình cho mỗi nhấp chuột của từ khóa
- PPC – mức độ cạnh tranh trong quảng cáo(min = 0; max = 100)
- Seo Difficulty - Độ khó của từ khóa. Để xác định giá trị này, KWFinder sẽ đưa vào nhiều yếu tố như số lượng của các liên kết, CTR và tên miền của các đối thủ của bạn.
- Google SERP - Xếp hạng đối thủ cạnh tranh trên top Google.

Ngoài ra, kết quả phân tích của công cụ này khá chính xác, nó sở hữu nhiều bộ lọc chi tiết và có bản sử dụng miễn phí cho những người không cần các thông tin phân tích quá sâu.

Điểm yếu của nó là nếu bạn muốn dùng trọn vẹn chức năng của công cụ này thì bạn phải trả một cái giá khá cao và tuỳ từng gía bạn trả thì nó sẽ có giới hạn phân tích khách nhau.

4 phương pháp marketing ngành ôtô trên Digital hiệu quả

- 9/6/18

Với 4 phương pháp marketing ngành ô tô trên Digital, tin rằng bạn sẽ đạt hiệu quả khi áp dụng vào công việc kinh doanh của mình.

1. Tìm kiếm Google con đường ngắn nhất giữa sản phẩm và khách hàng 

Google là kênh tìm kiếm khách hàng tốt nhất trong ngành ô tô. Sản phẩm của bạn sẽ tiếp cận với khách hàng có nhu cầu thực sự thông qua các “ từ khoá": mà khách hàng của bạn sử dụng Google để tìm kiếm.

Bằng cách chạy quảng cáo Google Adwords: 


– Bài viết trên Website tối ưu hóa chuẩn seo là một cách bạn tiết kiệm chi phí.

– Tối ưu hóa tốc độ load website sẽ một phần giảm thiểu chi phí.

– Website đáp ứng được tối ưu hoá tốt trên các thiết bị (60% -70% khách hàng tìm kiếm thông qua di động)

 – Thực hiện SEO đưa website của bạn lên top 10 google.

Các cách thức bạn sở hữu những kỹ thuật SEO đưa Website lên Top 10 Google:


Đi học SEO chuyên nghiệp, lựa chọn các lớp miễn phí chất lượng đảm bảo mức phí. Mua tài liệu SEO tự học kết hợp với hỗ trợ của đội ngủ hỗ trợ (lưu ý sách rất nhiều, hết sức cẩn thận trong việc chọn sách). Ưu tiên vừa học, vừa có người hướng dẫn cho mình là tốt nhất

KẾT LUẬN: Vậy phải sử dụng mảng nào của Google thì hợp lý. Đó phải là sự kết hợp giữa quảng cáo Google Adwords và SEO Website. Bởi lẽ nếu chúng ta bỏ một phân mảng nào thì chúng ta đã đánh mất đi một lượng khách hàng của mình.

SEO website lên Top 10 Google chính là công cụ bổ trợ hữu hiệu nhất để giảm chi phí Google Adwords cho bạn.

---> Làm SEO chỉ phù hợp với các bạn làm trong ngàng lâu dài.

2. Tìm khách hàng qua hoạt động trên các diễn đàn ôtô.


Có nhiều người nghĩ rằng diễn đàn chỉ là nơi những dân SEO tung hoành để đi lấy backlink, spam link. Thật sự hết sức sai lầm khi nghĩ như thế vì đây cũng chính là nơi để marketing online ngành ô tô rất hiệu quả.

Một số diễn đàn về ô tô cực kỳ chất lượng, nơi những người chơi xe ô tô, đam mê xe ô tô chia sẻ, trao đổi, mua bán xe ô tô của mình… Sẽ là không thể bỏ qua. Đó sẽ là nơi mang lại cho bạn khách hàng về ngành ô tô của bạn.

Chắc cái này ai cũng biết rồi, nên xin phép không giới thiệu nhiều. Chỉ cần bạn lưu ý cách đặt tiêu đề của tin đăng làm sao phù hợp với đối tượng bạn hướng đến, đồng thời nội dung tin đăng viết sao cho hay – cái này bạn cần nghiên cứu kỹ thuật viết bài pr hay.

3. Tìm khách hàng ôtô thông qua kênh Facebook


Nói đến ông vua Mạng xã hội này thì mình cũng chẳng muốn nói thêm gì nhiều bởi hơn 1/3 dân số Việt Nam đang sử dụng Facebook và mỗi ngày trung bình sử dụng trên 2 tiếng/ngày.

Quảng cáo trên Facebook là một cách marketing online ngành ô tô rất hiệu quả. Quá tuyệt vời để tìm kiếm khách hàng có nhu cầu trong ngành ô tô trên mạng xã hội này. Điều cần làm chính là hướng đi của bạn cho kênh kinh doanh Facebook này mà thôi.

Những khách hàng trong ngành ô tô đa phần là những người có tiền và công việc của họ cũng khá là bận. Vì vậy sử dụng marketing online ngành ôtô để khách hàng tiếp cận với sản phẩm của mình là vô cùng quan trọng.


4. Marketing ngàng Ôtô thông qua các đoạn video trên Youtube


Tự thiết kế video kết hợp với công nghệ SEO (Review xe, chia sẻ các tính năng mới của xe vv...)

Trong lĩnh vực ô tô khách hàng sẽ tìm đến bạn nếu như bạn có những đoạn video cuốn hút về sản phẩm tạo cho khách hàng sự hài lòng thì bạn đã một phần thành công.

Ngoài ra khi đã thiết kế được một video cho mình chất lượng thì hãy tập trung làm SEO cho video của bạn. Rất dễ lên nếu chiếc xe đó chưa ai làm.

Chúc các bạn sẽ bán được nhiều Oto nhé!


Top 18 giải pháp tiếp thị thương hiệu cho công ty có ngân sách hạn chế

- 5/6/18

Doanh nghiệp nhỏ chưa có nhiều tiền để làm quảng cáo thì đây là 18 cách marketing với chi phí thấp dành cho bạn.



Danh sách 18 giải pháp tiếp thị cho doanh nghiệp có ngân sách hạn chế:

1. Tạo Website

Tạo website là điều tốt nhất bạn có thể làm, đưa nội dung hữu ích lên web để mọi người biết bạn là ai và bạn có thể cung cấp những gì. Quá trình này có thể được xem như một cách thu hút khách hàng thông minh để khi họ sẵn sàng mua, họ sẽ nhìn vào thương hiệu của bạn thay vì đối thủ cạnh tranh của bạn.

2. SEO

Giải pháp seo được coi là 1 giải pháp quan trọng. Bạn cần tối ưu hóa công cụ tìm kiếm và tìm ra các từ khóa phù hợp mà khách hàng hiện tại, tương lai của bạn và khách hàng sẽ sử dụng để tìm dịch vụ hoặc sản phẩm của bạn.

3. Truyền thông xã hội

Người ta ước tính có gần 1 nửa dân số thế giới dùng mạng xã hội. Trong đó tập trung chủ yếu vào các mạng xá hội: Facebook, Twitter, Reddit, Snapchat, Pinterest, Instagram... Nhưng bạn phải xác định khách hàng tiềm năng của mình tập trung ở mạng xã hội nào để có thể tập trung vào những gì phù hợp với bạn nhất - thay vì cố gắng làm tất cả các mạng xã hội cùng một lúc.

4. Livestream

5. Thương hiệu độc đáo

Tạo nên 1 thương hiệu độc đáo để không ai có thể sao chép hoàn toàn bản sắc thương hiệu duy nhất của bạn - đặc biệt là các thương hiệu mang tính cách: vui vẻ, thẳng thắn, dã man hoặc quyến rũ. Sự kết hợp của các yếu tố, hoặc tính từ, là điều làm cho thương hiệu của bạn đáng nhớ.

6. Kể chuyện

Để thu hút khán giả trực tuyến của bạn, hãy kể câu chuyện cá nhân. Điều nổi bật là khách hàng phản hồi lại cảm xúc, có thể là sự ngưỡng mộ, bất ngờ hoặc tức giận. Do đó, kết nối với đối tượng mục tiêu của bạn

7. Marketing có ảnh hưởng

Bạn có thể sử dụng các bài đánh giá blogger, xác nhận từ các thương hiệu đáng tin cậy hoặc các chuyên gia, và thậm chí các bài đăng trên phương tiện truyền thông xã hội.

8. Tạo nội dung có giá trị:

 video, podcast, infographics, viết blog...

9. Giúp đỡ người khác: 

Tổ chức hội thảo, lớp học miễn phí, trả lời câu hỏi FAQ...

10. Tạo Podcast

Về cơ bản podcast là một kênh, nơi chứa những tệp tin âm thanh của bạn, nói nôm na đây chính là nơi bạn xuất bản bản audio (âm thanh) của riêng bạn và mọi người có thể nghe online, đăng ký và thậm chí tải về tệp tin âm thanh đó.

11. Chia sẻ 

Tạo nội dung viral (có ích dành cho khách hàng của bạn) kích thích sự chia sẻ từ khách hàng

12. Tạo Infographics

13. Quảng cáo trên ô tô:

ô tô của công ty, taxi, xe khách vv...

14. Chiến dịch tiếp thị lại: 

Tiếp thị lại là một cách tuyệt vời để tăng tỷ lệ chuyển đổi một cách nhanh chóng

15. Quảng cáo mạng xã hội trả tiền như Facebook, instagram vv...

16. Networking: 

tham gia vào các hội chợ để quảng bá thương hiệu, mở rộng khách hàng tiềm năng

17. Xây dựng thương hiệu mạnh

Để nhận biết tên và mục tiêu của bạn, hãy chọn một biểu trưng làm nổi bật doanh nghiệp, sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn và kết nối với đối tượng mục tiêu của bạn.

18. Các liên kết đến khách hàng

Tạo đánh giá trực tuyến để tăng quyết định mua hàng của khách hàng. Theo nghiên cứu về lĩnh vực tâm lý, con người luôn tìm kiếm bằng chứng và lý do để hỗ trợ các quyết định của họ. 

Ví dụ: nếu bạn thấy nhiều đánh giá tốt về 1 doanh nghiệp, bạn có nhiều khả năng tin rằng họ đáng tin cậy.

13 loại nội dung giúp tăng lòng tin của khách hàng đối với sản phẩm của bạn

- 30/5/18

Việc để khách hàng tin tưởng sử dụng sản phẩm dịch vụ là điều rất quan trọng khi bạn kinh doanh. Vậy bạn có thể tạo ra những nội dung thế nào để xây dựng lòng tin ở khách hàng.



Trước hết, muốn ai đó tin bạn bạn phải nói sự thật, nếu bạn nói dối thì những lời tiếp theo cũng chỉ là dối trá.

Dưới đây 13 cách làm nội dung, bạn có thể xem như một tài liệu tham khảo, chọn lọc và áp dụng tùy sản phẩm/dịch vụ của mình:


1. Bề dày lịch sử/uy tín thương hiệu


Nếu bạn có lợi thế này, hãy xây dựng nội dung xoay quanh nó.

VD: infographics, video lịch sử thành lập, những bức ảnh của thương hiệu trong ngày đầu, chứng nhận thành lập…

2. Nhấn mạnh về thành phần sản phẩm/hoạt động công ty


Nhất là những sản phẩm làm đẹp, thực phẩm chức năng...hãy truyền tải cho mọi người thật rõ về thành phần tạo nên sản phẩm.

Vd: livestream nói về sản phẩm, giới thiệu dịch vụ, ảnh hoạt động sản xuất, chế biến, hoạt động dã ngoại, làm việc của nhân viên, cơ sở vật chất, công nghệ sản xuất …

3. Bảo trợ bởi người nổi tiếng, người có tầm ảnh hưởng


Nếu có nhiều tiền thì bạn có thể sử dụng loại nội dung này.

 Vd: nhờ người nổi tiếng review, chụp hình, làm vlog…

4. Bảo trợ bởi viện nghiên cứu, chuyên gia


Các tổ chức uy tín chắc chắn tăng thêm phần tin tưởng của khách hàng.

Vd: hình ảnh giấy chứng nhận, ảnh dự hội nghị, nhận bằng khen...

5. Nguồn gốc xuất xứ


Một số người tin rằng đồ Nhật Bản, Thái Lan, Mỹ... là tốt. Hãy thử làm nội dung nhấn mạnh vào nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.

Vd: ảnh đi lấy hàng, nhập hàng, nhận hàng, hợp tác ký kết, chứng nhận hợp tác…

6. Testimonial (cảm nhận khách hàng)


Dùng khách hàng nói về sản phẩm dịch vụ là một trong nhiều cách khá tốt trong việc xây dựng niềm tin cho khách hàng khác. Họ tạo ra những bằng chứng xã hội đáng tin cho thương hiệu của bạn.

Vd: hình chụp feedback, video phỏng vấn, review đánh giá trên website, fanpage...

7. Tư vấn trực tiếp


Hãy lắng nghe và giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng. Giúp họ giải quyết những vấn đề, xóa đi nỗi lo âu sợ hãi của họ.

 Vd: tổ chức webinal, offline, talkshow, livestream tư vấn, free day…

8. Chính sách bảo hành & hoàn tiền


Sản phẩm/dịch vụ bạn tốt thì sợ gì chính sách bảo hành & hoàn tiền. Mạnh dạn làm nội dung này để củng cố lòng tin khách hàng là một ý hay.

9. Tài trợ cho hoạt động xã hội


Giúp những người khó khăn vừa thể hiện trách nhiệm xã hội, vừa tạo dựng uy tín lớn cho cộng đồng. Vd: quỹ học bổng, đào tạo miễn phí, suất ăn miễn phí…

10. Đầu tư vào bộ nhận diện thương hiệu


Một thương hiệu được chăm chút đến logo, cover, avatar, website, hình ảnh, màu sắc...sẽ tạo cảm giác tin tưởng hơn.

11. So sánh với sản phẩm/dịch vụ khác


Hãy cung cấp những thông tin về sp/dv của bạn vượt trội hơn những nơi khác, nhấn mạnh những điều khác biệt, phân tích lợi ích lớn hơn mà khách hàng nhận được.

 Vd: video review, infographics so sánh, khách hàng trải nghiệm và đánh giá…

12. Case studies


Hãy kể những câu chuyện thành công mà sản phẩm/dịch vụ của bạn mang lại cho khách hàng. Vd: hành trình làm đẹp, câu chuyện đổi đời...

13. Cho dùng thử


Nếu tất cả điều bạn làm khách hàng đều chưa tin thì hãy cho họ dùng thử, trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng 1 sờ.

Vd: dùng thử trong thời gian giới hạn, ăn thử, uống thử, khảo sát thực tế khách hàng với sp/dv khác…

11 Kinh nghiệm chạy quảng cáo Facebook thực chiến

- 28/5/18

Nội dung dưới đây được viết bởi Abhishek Agarwal, một seller xuất sắc và cũng thành viên rất tích cực trong cộng đồng Teespring. Mục đích của bài viết này chính là chia sẻ kinh nghiệm chạy quảng cáo Facebook sao cho hiệu quả hơn.


Hy vọng bài viết này sẽ có ích và bạn có thể “cân nhắc” thực hành vài điều tôi nói là tốt rồi. Và tôi tin vài người nhất định sẽ thử.


Dưới đây là 11 kinh nghiệm chạy quảng cáo Facebook thực chiến:


1. Facebook ưu ái các nhóm khách hàng lớn hơn, thường là từ 500K trở lên. 


Độ lớn của tập khách hàng từ 2M-3M là tuyệt nhất. Tôi nghĩ việc target thật cụ thể và chi tiết khách hàng như trước đây đang dần trở nên lỗi thời và kém hiệu quả.

Hãy nhắm đến các tập khách hàng lớn và rộng, Facebook sẽ tiến hành bước phân loại và tìm ra khách hàng thích hợp nhất cho sản phẩm của bạn.

2. Chọn đặt quảng cáo trên các thiết bị di động là xu hướng trong hiện tại và tương lai. 


Tôi không chạy quảng cáo trên máy tính để bàn (Desktop) ngay từ giai đoạn đầu khi thử nghiệm một chiến dịch, trừ khi tôi muốn nhắm vào các khách hàng lớn tuổi (55-65+), hoặc khi chiến dịch đã bán được hàng, và tôi muốn mở rộng đến người dùng desktop.

Nhưng không bao giờ tôi chọn đặt quảng cáo trên máy tính để bàn khi thử nghiệm các chiến dịch, tôi luôn thất bại và lỗ rất nhiều khi làm như thế.

3. Nhóm khách hàng tương tự (Lookalike Audiences), mặc dù rất hấp dẫn, nhưng sẽ không hiệu quả nếu nhóm khách hàng chính của bạn không đủ lớn. 


Bạn cần rất rất nhiều VC/ATC/Purchases trên pixels để có LAA hiệu quả. 1000 VC/ 200 ATC/ 100 Purchases là không đủ và FB sẽ không thể định dạng khách hàng của bạn là ai.

Tôi đề xuất ít nhất 3000 VC/ 500 ATC/ 500 Purchases nếu muốn LAA của bạn hiệu quả. Dĩ nhiên, càng nhiều càng tốt. Tôi biết đây là con số quá lớn, nhưng nếu ít hơn thì sẽ không hiệu quả.

4. Một tài khoản hay nhiều tài khoản?


 Đây là vấn đề gây tranh cãi không ngừng. Nhưng tôi khuyên bạn nên dùng 1 tài khoản cho một chủ đề (niche). Nếu bạn muốn buôn bán lâu dài, hãy giữ pixel sạch sẽ và đừng trộn lẫn pixel với dữ liệu từ nhiều chủ đề khác.

Khi mức cạnh tranh ngày càng tăng và FB phát triển xa hơn, tôi tin bạn sẽ được lợi rất nhiều từ việc dữ liệu từ niche của mình được quản lý gọn gàng trong nhiều tài khoản riêng biệt.

Trước đây, tất cả chủ đề của tôi đều nằm dưới 1 tài khoản. Nhưng cách đây 3 tháng, tôi tạo 1 tài khoản cho 1 chủ đề. Nhiều bạn sẽ không thể làm điều này vì mặc định ta chỉ được cho phép 2 tài khoản trong “Business Manager”.

Bạn có thể liên hệ FB và yêu cầu cho phép tạo nhiều tài khoản. Tôi có thể tạo 1,000 tài khoản trong BM của tôi. Và tất nhiên, tạo 1 tài khoản cho 1 chủ đề cần rất nhiều công sức, nhưng sẽ mang lại rất nhiều lợi ích:

• Giữ cho data của bạn được phân loại và không bị nhiễu.

• Pixel của bạn sẽ tập trung vào chủ đề đó – hệ thống sẽ đọc dữ liệu hiệu quả hơn nhờ data sạch sẽ rõ ràng và không pha trộn.

• Nếu bạn thuê người giúp quản lý vài mảng trong tài khoản quảng cáo, sẽ dễ hơn rất nhiều nếu cấp quyền cho họ vào một số tài khoản nhất định, không phải tất cả. Bạn là người nắm quyền quản lý.

• Vì mọi tài khoản đều riêng biệt, nếu 1 tài khoản gặp sự cố, các tài khoản còn lại vẫn an toàn.

5. Nhiều người tin rằng khi tạo một Quảng cáo mới, ta nên đặt mức chi phí hàng ngày $10-20 và để chạy 2-3 ngày trước khi quyết định giữ hoặc dừng quảng cáo.


Nhưng sau khi tạo hàng ngàn quảng cáo, tôi thấy có rất ít quảng cáo không hiệu quả trong 24 giờ đầu nhưng sau đó lại khởi sắc và cho kết quả tốt hơn. Cũng có xảy ra, nhưng rất hiếm. Số phận một quảng cáo thường được định đoạt trong vòng 24 giờ đầu tiên.

Nếu FB quảng cáo đến đúng khách hàng bạn mong muốn trong ngày đầu tiên, cơ hội quảng cáo hoạt động tốt sau đó là rất cao. Nhưng nếu FB quảng cáo sai người trong ngày đầu, tỷ lệ khởi sắc mấy ngày sau là rất mong manh.

Vì thế tôi khuyên rằng nếu bạn đặt chi phí $10-$15 để thử nghiệm một quảng cáo trong hơn 1 ngày, bạn đang lãng phí thời gian và tiền bạc. (Tất nhiên cũng có vài ngoại lệ).

6. Khởi đầu một adset với ngân sách cao hơn $15 không mang lại hiệu quả tốt cho tôi. 


Với tôi mức phù hợp nhất là $12. Thú thật, tôi cũng không biết tại sao, nhưng bất kỳ ngân sách nào hơn $15 với tôi đều không có hiệu quả mỹ mãn.

7. Gần đây tôi xem một video trên FB bảo rằng ngân sách không ảnh hưởng đến việc tối ưu hóa. 


Nhưng IMO thì chắc chắn có. Nếu không, tại sao chúng ta không thể tăng mức chiến dịch lên 10x ngân sách ban đầu chỉ sau một đêm, kể cả với tập khách hàng lớn? Chúng ta đều biết rằng nếu ta nhân 2x hoặc 3x ngân sách, ROI sẽ giảm ngay chỉ sau 1 đêm. Mức tăng đều 10-20% là cách hiệu quả. Mặc dù vậy, khi bạn tăng ngân sách của mình, ROI thường sẽ giảm dần.

8. Facebook không thích giới hạn, không thích bạn chia nhỏ nhóm tuổi, đặc biệt khi nhóm khách hàng mục tiêu cuối cùng có độ lớn dưới 500K.


Ví dụ: Nếu bạn chạy quảng cáo đến tập khách hàng 1M người, tuổi từ 25-65, và nhận thấy nhóm tuổi 35-44 chuyển đổi tốt và hoạt động hiệu quả.

Đừng tạo chiến dịch riêng lẻ hướng đến nhóm 35-44 đó, đặc biệt nếu độ lớn của tập khách hàng này thấp hơn 500K. Nếu nhiều hơn 500K, tạo 1 quảng cáo khác, nhưng chỉ khi chiến dịch ban đầu của bạn (mục tiêu 25-65) không còn hoạt động nữa.

Nếu bạn có cả 2 chiến dịch cùng chạy đồng thời, sẽ có nhóm khách hàng bị trùng, và FB không thích điều này. Ý tiếp theo tôi sẽ phân tích rõ hơn.

9. Facebook không thích nhóm khách hàng trùng. Vì thế đừng để nhiều quảng cáo cùng hướng đến một nhóm khách hàng, kể cả khi các quảng cáo này có mục tiêu khác nhau.


Ví dụ: nếu bạn có chiến dịch tối ưu hóa VC (VC-optimized) hướng đến 1 nhóm người, tránh đặt các quảng cáo về ATC hay Purchase nhắm đến nhóm khách hàng này.

Lý tưởng nhất chính là từng quảng cáo hoạt động đều hướng đến từng đối tượng khác nhau. Bạn có thể dùng tính năng “ngoại trừ” (exclude) để thực hiện yêu cầu này. Nhưng sau khi loại trừ, đảm bảo độ lớn của nhóm khách hàng cuối cùng phải đạt ít nhất 500K.

10. Tiếp theo Điểm 8… Nếu bạn “phải” giới thiệu 1 quảng cáo khác hướng đến cùng nhóm khách hàng như quảng cáo hiện có (có thể có mục tiêu chuyển đổi khác), hãy làm điều đó 1 hoặc 2 ngày sau khi quảng cáo đầu tiên được đăng.


Điều này giúp quảng cáo đầu tiên có thời gian tối ưu hóa và ổn định trước khi quảng cáo sau được kích hoạt.

11. Tránh chạy cùng lúc nhiều chiến dịch quảng cáo trong cùng một niche tại một thời điểm. 


Các quảng cáo của bạn sẽ tự cạnh tranh lẫn nhau và cuối cùng đều chịu rủi ro và thua thiệt. Nếu chủ đề của bạn có tập khách hàng khoảng 1 triệu (1M) người, tôi khuyên bạn không nên chạy cùng lúc quá 3 chiến dịch. Đối với các niche nhỏ hơn, đừng chạy quá nhiều hơn 2 quảng cáo, 1 là vừa phải.

Hy vọng bạn thấy bài chia sẻ này hữu ích và giúp được cho công việc của bạn và nhớ like bài viết nhé!