BÀI MỚI

Bài Viết Mới Nhất

Làm nội dung trên Fanpage như thế nào thì tốt?

- 6/7/15
Facebook Marketing ở Việt Nam đang phát triển ngày càng mạnh, kéo theo sự ra đời của hàng loạt các fanpage với mục đích phục vụ cho hoạt động marketing của doanh nghiệp. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu còn ngắn, tài liệu tìm hiểu tiếng Việt còn hạn chế, nên việc làm và sử dụng Facebook trong Marketing chỉ trong giai đoạn sơ khai và còn nhiều hạn chế.

Nhiều người ra rả nói "Content is king", nhưng làm content - nội dung trên Fanpage của Facebook cụ thể thế nào là đúng, thì chưa có tài liệu nào viết đủ.

Trong phạm vi bài viết này, như một lời cảm ơn đến những người đã theo dõi và ủng hộ mình trong suốt thời gian qua, sẽ là những thông tin sâu về cách làm nội dung trên một fanpage theo từng nhóm sản phẩm, từng nhóm thiết bị truy cập dựa trên kinh nghiệm & kiến thức của mình về lĩnh vực này. Hy vọng nó sẽ hữu ích ít nhiều cho các bạn.

1. Phát triển content trên Facebook là làm những gì?

"Tuyển content fanpage", cụm từ ấy không quá xa lạ với nhiều người trong chúng ta. Content Creator hay Người tạo nội dung chính là những người sẽ tạo nội dung cho 1 fanpage.

Content được tạo ra bao gồm tất cả những nội dung như hình ảnh, âm thanh, câu chữ, khởi tạo sự kiện, trả lời tin nhắn & bài viết trên tường...Tất cả những nội dung ấy nhằm định hướng người dùng vào hành vi mong muốn theo mục tiêu marketing của doanh nghiệp

Một content creator giỏi, không chỉ là một người viết giỏi mà còn là người có tư duy marketing, có khả năng định hướng người dùng theo mục đích thông qua câu chữ và hình ảnh tại fanpage.

2. Tại sao cần quan tâm đến content

Tất cả các hoạt động quảng bá fanpage như tăng like, tổ chức event, in link của fanpage lên giấy tờ hoặc thậm chí đưa vào các TVC đều chỉ làm được công việc dẫn người dùng đến fanpage, còn việc có like hay không, có mua hàng hay không, đều do content quyết định.

Trên Facebook Marketing, doanh nghiệp và người dùng có cầu nối để tương tác nhanh nhất. Đó cũng là nơi các yếu tố tiềm ẩn tạo khủng hoảng tồn tại nhiều nhất. Facebook Fanpage là kênh đại diện của thương hiệu, lẽ dĩ nhiên nó phải được chăm lo chu đáo. Không ai muốn Fanpage thương hiệu của mình có những bài đăng như thế này:


Rất tiếc cho FPT vì có 1 bạn làm content không hiểu gì về thương hiệu. Đây cũng chính là lí do tuyển content hay làm content không phải trò đùa.

3. Làm content thế nào cho hiệu quả?


3.1. Những quy chuẩn về content của Facebook.


Tất cả các quy định chung của Facebook đối với người làm content đều được Facebook Public, các bạn có thể xem ở 3 link sau:
https://www.facebook.com/legal/terms .
https://www.facebook.com/page_guidelines.php
https://www.facebook.com/communitystandards

Vi phạm các quy định trên, Facebook có thể block fanpage mà không báo trước, như thế này:


Facebook block dù page bạn có 1000 fans hay 1 triệu fans, vì thế, lời khuyên duy nhất của mình cho các bạn là đừng đùa với họ trên những page bạn không muốn bị block. Mới đây, Teens Only, 1 fanpage 4 triệu fans đã bị block chỉ vì tội up hình ảnh thương tâm để câu like. Đó cũng là tiếng chuông thể hiện sự nghiêm khắc của Facebook đối với những nội dung đăng tải tại đây.


(Ảnh: Page 300k fans bị block vì đăng 1 số nội dung vi phạm quy định của Facebook)


3.2. Lập 1 kế hoạch Content (plan content) chi tiết

3.2.1 Plan chung:

Plan chung là plan dùng để định hướng nội dung fanpage theo thời gian dài, thông thường làm trong 1 năm hoặc theo các quý. Plan chung thường bao gồm các mục nhỏ sau, trình bày mỗi mục trong một hoặc một vài slide:

1. Định hướng chung (Brief Recap)
2. Mục tiêu (Objective)
3. Khách hàng mục tiêu (Target Audience)
4. Phân tích khách hàng mục tiêu (The Insight)
5. Điểm nhấn (The Touch Point)
6. Định hướng fanpage chung (Fanpage Concept): dựa trên các phân tích từ 1 đến 5 để đưa ra định hướng
7. Thông điệp (Tone & Mood): Nội dung chính & màu sắc chủ đạo của fanpage
8. So sánh với đối thủ cạnh tranh (Compare with competitors)
9. Định hướng nội dung (Content Direction)
10. Content Management 
11. KPI & Cost

3.2.2. Plan chi tiết theo tuần

Sau khi có plan chung, cần phải có plan chi tiết theo từng ngày: Đăng gì, đăng thế nào. Việc làm plan theo từng ngày sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát được nội dung thông tin truyền đi không bị sai lệch và đúng theo định hướng ban đầu.

(Minh họa: Một slide trong plan content theo tuần)

Việc tồn tại một plan chi tiết như thế này sẽ giúp giảm thiểu nhiều rủi ro, một trong những rủi ro là:
- Người làm content không hiểu về thương hiệu, truyền sai thông điệp trên mạng xã hội.
- Người làm content không hiểu về sản phẩm, truyền sai thông điệp.
- Người làm content đăng tải thông tin thiếu chính xác.
- Người làm content đăng tải thông tin thiếu nhất quán theo định hướng ban đầu
....

Một trong những lí do của việc tồn tại plan content chi tiết theo ngày, là để tránh những content mù quáng thế này:

(Minh họa: Content trên fanpage của một đơn vị thiết kế web)

Làm nội dung trên fanpage là đại diện thương hiệu nói chuyện với người dùng, định hướng họ hành động theo mong muốn của chúng ta. Làm content fanpage phải theo định hướng marketing chung, tuyệt đối không được làm hỏng thương hiệu. Lan truyền nội dung không đúng định hướng, không tạo lợi ích cho thương hiệu, vào nhóm khách hàng không phải mục tiêu là lan truyền vô nghĩa.

3.3. Đăng tải content đảm bảo theo thuật toán Edgerank.

Mỗi ngày, trên Facebook 1 người có hàng trăm bạn bè vào đăng mới, làm sao để người này thấy bài mà người kia không thấy, Edgerank là thuật toán giải quyết điều này.

Một số người nói, Facebook đã đổi thuật toán, vv & vv ....nhưng với cá nhân mình, Edgerank vẫn có nguyên giá trị của nó.

(Lưu ý rằng, tất cả những thông tin trên mạng về các thuật toán của Facebook đa phần đều là đồn đại chứ không phải từ Facebook. Đừng nghe, hãy thực nghiệm để kiểm chứng những gì người ta đồn đại).


Tại sao phải đăng đảm bảo theo Edgerank? Vì Edgerank quyết định đến số người nhìn thấy bài đăng (reach). Với bất kỳ mục đích nào, dù bán hàng hay traffic, người ta vẫn phải nhìn thấy thì mới tạo hành vi.
(Nếu ai chưa biết đọc về chỉ số, các bạn có thể xem thêm về reach tại bài blog cũ http://lybau.blogspot.com/2013/07/chi-so-nao-can-e-tam-khi-xem-xet.html - vẫn nguyên giá trị)

Edgrank được đo bằng 3 tham số:
U: User, tỷ lệ giữa số người dùng tương tác/ số người dùng nhìn thấy
W: Weight, trọng số giữa các loại hình tương tác, comment có giá trị tốt nhất trong các loại tương tác.
D: Decay , độ trễ của tương tác mới nhất và tương tác gần nhất trước đó.

Đăng bài là phải có người xem, muốn có người xem thì phải giữ Edgerank tốt.

Một số cách làm content để giữ chỉ số Edgerank:

- Đăng content câu comment: Chủ yếu là content ở dạng câu hỏi, người dùng tham gia trả lời sẽ đẩy W lên cao và đẩy U lên cao. Đồng thời, họ sẽ bị cuốn vào vòng Edgerank giữa người dùng và fanpage. Làm như vậy trong thời gian dài, tương tác ở fanpage sẽ luôn đảm bảo. (Tham khảo ví dụ về cách đặt câu hỏi tại page bán hàng https://www.facebook.com/didongthongminh )

- Like comment của người dùng: Người dùng bị Facebook thông báo admin đã like comment -> họ sẽ quay vào page xem -> vòng edgerank của họ và fanpage tiếp tục hoạt động.
Cứ 1 ngày 1 lần, admin vào fanpage like tất cả comment của người dùng, hiệu ứng sẽ rất tốt vì luôn khiến người dùng vào lại page, vòng edgerank luôn được duy trì.

3.4. Đăng tải content theo thời gian và loại hình phù hợp người dùng.


Dạng content:


Ở mỗi fanpage, tùy theo cách tăng like và nguồn like, tùy theo định hướng đăng tải, cộng đồng sẽ có những thói quen khác nhau, ngay cả dạng content họ thích xem cũng khác nhau.


(Nguồn : Ảnh từ bài đăng cũ của mình tại page www.facebook.com/lybausocialmedia)

Tùy theo mục đích của mình, bạn cần chọn cách tăng like phù hợp để tạo nên những cộng đồng có hành vi riêng đúng theo định hướng của mình.

Thời điểm đăng bài:


Ở mỗi fanpage, khi vào insight bạn sẽ thấy đời điểm có nhiều người online nhất.



Sau 3 so sánh nhỏ, có thể thấy peak time cơ bản trên Facebook là 12h trưa và 9h tối.

Đăng bài giống như ném một nắm cát, hãy ném để gió lớn đến, nắm cát đã bay ra và kịp gặp gió để lan rộng. Nếu gió qua mới ném, hoặc gió đến nơi mới ném, thì nắm cát sẽ không lan ra rộng nhất được.

Thời điểm đăng bài tốt nhất, vì thế, không phải peak time, mà là thời điểm đăng tải để kịp khuyếch đại khả năng viral khi đến peak time.



3.5. Một số đặc điểm cơ bản từ nguồn like và hành vi người dùng:

Like từ apps, like ẩn = thích click vào website
-> Nên đăng nội dung dạng link và hình ảnh
(Like từ apps và like ẩn, ở 1 góc độ nào đó, có những giá trị nhất định, bài viết sau mình đề cập sâu vào vấn đề này)

Like từ set chéo, via = thích đọc truyện, status
-> Nên đăng nội dung dạng text, truyện ngắn.
(Đây là lí do những trang như Mật ngữ 12 chòm sao, Những truyện ngắn hay, có rất nhiều comment từ điện thoại).

Like qua invite bạn bè = tỷ lệ xuất hiện hành vi mua hàng/ lượng like cũ cao nhất
-> Nên sử dụng cách này khi mới phát triển fanpage bán hàng.

 Trong phạm vi bài viết này, do thời gian có hạn, mình không thể viết được chi tiết về cách training người dùng và tìm kiếm nguồn người dùng theo thiết bị, nếu có thời gian mình sẽ viết thêm nhé mọi người.

Từ cách tăng like, content creator sẽ đăng tải nội dung phù hợp với nhóm fans của mình, và hiệu quả thu lại có thể như thế này:


(Minh họa: Fans comment ở bài đăng của page định hướng cho người dùng từ điện thoại - đa phần comment qua điện thoại)

3.6. Những loại nội dung câu comment cơ bản & hữu dụng.

- Câu hỏi IQ đơn giản
- Câu hỏi nhanh mắt
- Câu hỏi chọn lựa
- Câu hỏi về địa danh
- Câu hỏi về tuổi thơ

Lưu ý: Câu hỏi đặt ra là để có câu trả lời, đừng hỏi quá khó.

Ví dụ:

Câu hỏi lựa chọn:




Câu hỏi IQ Test:

Dạng 1: Điền vào chỗ trống



Dạng 2: Tìm đường - mê cung




Dạng 3: Nhanh mắt:


Dĩ nhiên, với những kịch bản trên, bạn sẽ phải tư duy để lồng ghép thương hiệu sao cho hiệu quả nhất. Đây cũng là những nội dung thú vị, đảm bảo không vi phạm quy định của Facebook.

3.7. Các bước tạo 1 content trên Fanpage

Thông thường, content creator ở Việt Nam chỉ làm 3 bước:

Tìm nội dung -> Đăng tải -> Quảng bá -> Kiểm tra và phản hồi.

Trên thực tế, từ ví dụ của các bài đăng trên Cocacola, bạn có thể thấy các bước khởi tạo của content sẽ bao gồm:

Lên ý tưởng -> nháp nội dung -> thiết kế -> đăng tải -> quảng bá -> kiểm tra phản hồi.

Biết một chút về design sẽ giúp bạn hoàn thiện mảng content hình ảnh cho fanpage của mình. Phải nhớ rằng, làm content trên fanpage không chỉ là gõ text.

3.8. Một số lưu ý:

Content dùng tiếng Việt hoàn toàn, đừng sính ngoại.
- Viết caption rõ nghĩa, dễ hiểu, ngắn gọn.
- Thể hiện ý chủ đạo ngay ở câu đầu tiên.
- Luôn phản hồi lại người dùng.
- Nhân xưng: Mình & bạn, admin & các bạn, không dùng cách xưng hô riêng vùng miền với các fanpage tập khách hàng rộng ( vd: Không nên xưng cậu & tớ nếu là fanpage cho người dùng toàn quốc).

4. Lời kết

Mặc dù rất muốn viết sâu hơn về content trên fanpage, nhưng thời gian có hạn nên không viết hết được. Mình hy vọng những điều chia sẻ bên trên sẽ hữu dụng đối với mọi người. Có gì không hiểu mọi người hỏi tại đây hoặc :
Profile: www.facebook.com/lybauvn

Cách phân biệt Customer và Consumer

- 5/7/15
Trước tiên, về ngữ nghĩa  chúng ta thấy như sau:


  • Costomer: Khách hàng (hay người mua ) 
  • Consumer: Người tiêu dùng (hay người tiêu thụ/sử dụng sản phẩm dịch vụ)
Rõ ràng là chúng có điểm chung, song nếu là dân marketing thì chúng ta tư duy chút xíu là thấy điểm khác nhau giữa 2 khái niệm này rồi. Thực tế, ở nhiều tài liệu và cả marketer trong thực tiễn sử dụng 2 khái niệm này tương đương nhau. Tức họ không quá phân biệt rạch ròi mà đôi khi dùng thay thế coi như nghĩa là 1. Mặc nhiên coi khách hàng là người tiêu dùng. (Đơn giản vì có nhiều trường hợp họ là 1) 

Thế nhưng, ở đây chúng ta cần làm rõ 2 thuật ngữ này để phân định rõ ranh giới giữa người mua và người tiêu dùng, đồng thời thấy được sự khác nhau về đặc tính của 2 nhóm này, từ đó tìm ra phương án tiếp cận tối ưu. 
Người không biết có thể đánh đồng, nhưng đã biết thì cần phải rạch ròi, phải không nào!
* CUSTOMER
Đây là khái niệm dùng để chỉ đối tượng mua hàng, hay đối tượng trực tiếp tham gia giao dịch mua bán/trao đổi trên thị trường với chức năng thu mua hàng hóa từ người bán. Customer là một cá nhân, hoặc một nhóm người hoặc một tổ chức.
Chúng ta có các dạng thức mua bán/trao đổi sau:
+ B2B có nghĩa là Business to business - tức giao dịch được thực hiện bởi 2 đối tượng là tổ chức doanh nghiệp này với tổ chức doanh nghiệp kia. Và người mua trong trường này rõ ràng là 1 tổ chức. Ví dụ: Công ty bạn nhập nguyên vật liệu của 1 nhà cung ứng. 

+ B2C có nghĩa là Business to customer - tức giao dịch được thực hiện bởi 2 đối tượng là tổ chức doanh nghiệp và 1 cá nhân. Trong dạng thức này, Customer được mặc định là 1 cá nhân. Ví dụ: Bạn mua một chiếc điện thoại ở Viettel Store chẳng hạn.
+ C2C có nghĩa là Customer to customer - tức giao dịch được thực hiện bởi 2 đối tượng là 2 cá nhân. Customer cũng được mặc định là 1 cá nhân không mang tư cách pháp nhân. Ví dụ: Bạn mua một cây kẹo bông của 1 người bán rong hay mua bán rao vặt trên mạng.
+ C2B có nghĩa là Customer to Business - tức giao dịch được thực hiện bởi 2 đối tượng là cá nhân và tổ chức. Trong trường hợp này người mua lại là Business. Ví dụ: Bạn bán 1 chỉ vàng cho 1 cty vàng bạc đá quý để lấy tiền làm gì đó. 

* Ở đây, rõ ràng khái niệm Customer - Business được hiểu là dạng cá nhân hay tổ chức tham gia vào giao dịch mua bán. Và sẽ có trường hợp Customer đóng vai trò là người bán. oh oh

Tại sao lại có nhiều dạng thức giao dịch đến vậy? đơn giản vì thị trường nó đa dạng thế đấy. Muôn hình vạn trạng. Vậy nên, mỗi ngành nghề khách nhau thì mô hình giao dịch thương mại có sự khác nhau ngay ở đối tượng tham gia rồi.
Khi bạn là người làm chủ giao dịch, bạn p nắm được các đối tượng có khả năng tác động đến thành công của giao dịch là ai? bạn phải ứng xử với họ như thế nào?

Trở lại với 2 thuật ngữ Customer và Consumer - rõ ràng để Customer là Consumer thì người mua phải tham gia vào quá trình sử dụng sp/dv mà mình đã mua. 

Ví dụ: Chiếc kẹo bông kia bạn ko tặng cho cô bé nào đó, mà chính bạn ăn luôn. Nếu galang thì bạn sẽ mua 2 cái, 1 cho bạn gái và 1 cho mình. Còn nếu lãng mạn thì 2 đứa cùng ăn 1 cái. Lúc đó bạn sẽ là Consumer.

Rõ ràng Consumer không nhất thiết p tham gia giao dịch, chỉ cần họ tiêu dùng sản phâm/dv là họ trở thành người tiêu dùng rồi. Ở ví dụ trên, nếu bạn không ăn, thì bạn là customer, còn nếu bạn ăn thì bạn là cả 2. Còn cô gái được ăn kẹo bông người yêu mua cho, chính là consumer nhé. Trường hợp ko được ăn miếng nào, thì chỉ là cô gái thôi.

Từ đây, chúng ta có thể thấy rằng - khi phân biệt rõ Consumer và Customer thì chúng ta sẽ xác định được đâu là đối tượng chúng ta cần kích đẩy, đâu là đối tượng chúng ta cần thỏa hiệp trong giao dịch. Rõ ràng khi 2 đối tượng này ko là một thì họ mang những đặc tính hoàn toàn khác nhau.

- Nếu khách hàng của bạn là Customer (chỉ mua thôi) - Yếu tố nào sẽ được ưu tiên : Giá, chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã, hay 1 giá trị vô hình nào đó? Thường họ sẽ cân nhắc nhiều về giá.
- Nếu khách hàng của bạn chính là Consumer (mua và dùng) - Mức độ ưu tiên với các yếu tố trên có gì thay đổi không? Là người trực tiếp trải nghiệm sản phẩm, họ sẽ quan tâm nhiều đến chất lượng và giá trị của nó.

Vấn đề của Marketer không chỉ là phân định, mà còn phải hành động. Không phải chỉ quan tâm tới đối tượng trực tiếp giao dịch, phải quan tâm tới động lực dẫn đến hành vi mua - cái nằm ở nhu cầu của Consumer. Trên các kệ bán quần áo trẻ con không phải ngẫu nhiên mà những chiếc áo Siêu nhân bao giờ cũng đắt hàng hơn áo hình con ếch đúng ko nhỉ?
Marketer thực sự phải thấu hiểu được Consumer để tác động đến Customer.

Người mua bị chi phối bởi n yếu tố, song có 2 yếu tố quan trọng không thể bỏ qua là:  nhu cầu của người tiêu dùng + khả năng tài chính của mình

Chúng ta có 1 cách phân biệt khá hay, đó là: GIỮA MONG MUỐN VÀ NHU CẦU (WANTS & NEEDS)

Không phải lúc nào chúng ta cũng tìm được tiếng nói chung giữa hai đối tượng này. Nói đúng hơn là mong muốn và nhu cầu trái nhiều khi không tương đồng
Ví dụ cái kẹo bông kia.
Chàng trai (costumer) mong muốn bày tỏ tình cảm với cô gái bằng chiếc kẹo bông, vừa rẻ, vừa đẹp. Trong khi cái cô gái (consumer)  thực sự cần là 1 cốc nước mía mát lạnh, hoặc 1 món quà max tiền hơn...

Rõ ràng, 1 sản phẩm có thể đáp ứng được mong muốn của người mua, nhưng lại ko thõa mãn được nhu cầu của người tiêu dùng. Sự chênh lệch này sẽ là áp lực cho người mua khi tham gia giao dịch - dĩ nhiên nó ko tốt chút nào cả. Bởi vậy, bài toán cho Marketer là phải thực sự thấu hiểu được cả 2 đối tượng mà mình phục vụ, sp/dv của mình hướng tới ...để tạo ra một giải pháp tối ưu.

Nếu bạn là dân marketing... hãy nghĩ đến những phương án an toàn hơn cho các chàng trai. Ví dụ - mua 1 kem bông tặng 1 nước lọc đá... 

Hãy bắt đầu từ việc họ CẦN và MUỐN gì? chúng ta sẽ tìm cách dung hòa nó!

Các Phrasal Verbs thường gặp trong tiếng anh

-

Phrasal Verbs là gì?


Phrasal Verbs là các Động từ cụm. dịch từ chính trước rồi đến từ bổ nghĩa. Còn cụm động từ là 2 or 3 động từ ghép cùng nhau, hay đi cùng nhau đại loại vậy. Phrasal Verbs chia ra là 2 phần
.
Phần 1: những từ có nghĩa rõ ràng, ví dụ: stand up : đứng lên; get on/off .....

Phần 2: những từ chưa có nghĩa rõ ràng, mình phải tra từ điển để lấy nghĩa, ví dụ: run into: to meet someone you know when you are not expecting to. ---> nghĩa là tình cờ. theo tụi mình được tiếp cận thì Phrasal Verbs là như vậy. Phrasal Verbs phân ra thành ''Tách'' và ''không tách''. Ví dụ: pick up ---> pick (sb) up. sb: danh từ or đại từ. Nếu là danh từ thì có thể: ''pick + N + up'' or '' pick up + N. còn đại từ chỉ có dạng '' pick + pronouns + up. Còn không tách: call back + N ko xen vào giữa call back là ok. Mang tính chia sẻ


Các Phrasal Verbs thường gặp trong tiếng anh theo các âm tiết:



A
Advance in: tấn tới
advance on: trình bày
advance to: tiến đến
agree on sth: đồng ý với điều gì
agree with: đồng ý với ai, hợp với, tốt cho
answer to: hợp với
answer for: chịu trách nhiệm về
attend on (upon): hầu hạ
attend to: chú ý

B
Back up: ủng hộ, nâng đỡ
bear on: có ảnh hưởng, liên lạc tới
become of: xảy ra cho
begin with: bắt đầu bằng
begin at: khởi sự từ
believe in: tin cẩn, tin có
belong to: thuộc về
bet on: đánh cuộc vào

C
Care for: thích, săn sóc
catch up with: bắt kịp
chance upon: tình cờ gặp
close with: tới gần
close about: vây lấy .
come to: lên tới
consign to: giao phó cho
cry for: khóc đòi
cry for sth: kêu đói
cry for the moon: đòi cái ko thể
cry with joy: khóc vì vui
cut something into: cắt vật gì thành
cut into: nói vào, xen vào

D
delight in: thích thú về
depart from: bỏ, sửa đổi
do with: chịu đựng
do for a thing: kiếm ra một vật

A
account for: chiếm, giải thích
allow for: tính đến, xem xét đến
ask after: hỏi thăm sức khỏe
ask for: hỏi xin ai cái gì
ask sb in/ out: cho ai vào/ ra
urge sb into/ out of : thuyết phục ai làm gì/ không làm gì

B
to be over: qua rồi
to be up to sb to V: ai đó có trách nhiệm phải làm gì .
to bear up = to confirm: xác nhận
to bear out: chịu đựng
to blow out: thổi tắt
blow down: thổi đổ
blow over: thổi qua
to break away = to run away: chạy trốn
break down: hỏng hóc, suy nhược, òa khóc
break in (to + O): đột nhập, cắt ngang
break up: chia tay , giải tán
break off: tan vỡ một mối quan hệ
to bring about: mang đến, mang lại (= result in) . .
bring down = to land: hạ xuống
bring out: xuất bản
bring up: nuôi dưỡng (danh từ là up bringing)
bring off: thành công, ẳm giải
to burn away: tắt dần
burn out: cháy trụi

C
call for: mời gọi, yêu cầu
call up: gọi đi lính, gọi điện thoại, nhắc lại kỉ niệm
call on/ call in at sb's house: ghé thăm nhà ai
call off = put off = cancel: hủy bỏ
Call at: ghé thăm
Care about: quan tâm, để ý tới
Care for: muốn, thích (= would like ), quan tâm chãm sóc (=take care of)
Carry away: mang đi, phân phát
Carry on = go on: tiếp tục
Carry out: tiến hành , thực hiện
Carry off = bring off : ẵm giải
Catch on: trở nên phổ biến, nắm bắt kịp
Catch up with = keep up with = keep pace with: theo kịp ai,cái gì
Chew over = think over: nghĩ kĩ
Check in/ out: làm thụ tục ra/ vào . .
Check up: kiểm tra sức khỏe
Clean out: dọn sạch, lấy đi hết
Clean up: dọn gọn gàng ..
Clear away: lấy đi, mang đi
Clear up: làm sáng tỏ
Close down: phá sản , đóng cửa nhà máy
Close in: tiến tới
Close up: xích lại gần nhau . .
Come over/ round = visit
Come round: hồi tỉnh
Come down: sụp đổ (= collapse ), giảm (= reduce ) . . .
Come down to: là do
Come up: đề cập đến , nhô lên , nhú lên . . .
Come up with: nảy ra, loé lên .
Come up against: đương đầu, đối mặt
Come out: xuất bản
Come out with: tung ra sản phẩm
Come about = happen
Come across: tình cờ gặp
Come apart: vỡ vụn , lìa ra
Come along/ on with: hoà hợp, tiến triển
Come into: thửa kế
Come off: thành công, long ,bong ra
Count on sb for sth: trông cậy vào ai .
Cut back on/ cut down on: cắt giảm (chỉ tiêu)
Cut in: cắt ngang (= interrupt ) .
Cut st out off sth: cắt cái gì rời khỏi cái gì
Cut off: cô lập, cách li, ngừng phục vụ
Cut up: chia nhỏ
Cross out: gạch đi, xóa đi
D
Die away/ die down: giảm đi, dịu đi (về cường độ)
Die out/ die off: tuyệt chủng
Die for: thèm gì đến chết
Die of: chết vì bệnh gì
Do away with: bãi bỏ, bãi miễn
Do up = decorate
Do with: làm được gì nhờ có
Do without: làm được gì màkhông cần
Draw back: rút lui
Drive at: ngụ ý, ám chỉ
Drop in at sb‘s house: ghé thăm nhà ai
Drop off: buồn ngủ
Drop out of school: bỏ học

E
End up: kết thúc
Eat up: ăn hết
Eat out: ăn ngoài

F
Face up to: đương đầu, đối mặt
Fall back on: trông cậy , dựa vào . .
Fall in with: mê cái gì (fall in love with sb: yêu ai đó say đắm ).
Fall behind: chậm hơn so với dự định, rớt lại phía sau
Fall through: = put off, cancel
Fall off: giảm dần
Fall down: thất bại
Fell up to: cảm thấy đủ sức làm gì . .. .
Fill in: điền vào
Fill up with: đổ đầy
Fill out: điền hết, điền sạch
Fill in for: đại diện, thay thế
Find out: tìm ra

G
Get through to sb: liên lạc với ai
Get through: hoàn tất (= accomplish ), vượt qua (= get over)
Get into: đi vào, lên (xe)
Get in: đến, trúng cử
Get off: cởi bỏ, xuống xe , khởi hành . . . .
Get out of = avoid
Get down: đi xuống, ghi lại
Get sb down: làm ai thất vọng . .
Get down to doing: bắt đầu nghiêm túc làm việc gì . . .
Get to doing: bắt tay vào làm việc gì . .
Get round...(to doing): xoay sở, hoàn tất
Get along / on with = come along/ on with
Get sth across: làm cho cái gì được hiểu
Get at = drive at
Get back: trở lại
Get up: ngủ dậy
Get ahead: vượt trước ai
Get away with: cuỗm theo cái gì .
Get over: vượt qua.
Get on one’s nerves: làm ai phát điên, chọc tức ai
Give away: cho đi, tống đi, tiết lộ bí mật
Give sth back: trả lại
Give in: bỏ cuộc
Give way to: nhượng bộ, đầu hàng (= give oneself up to): nhường chỗ cho ai
Give up: từ bỏ
Give out: phân phát , cạn kiệt
Give off: toả ra, phát ra ( mùi hương, hương vị) .
Go out: đi ra ngoài, lỗi thời
Go out with: hẹn hò .
Go through: kiểm tra , thực hiện công việc . . . .
Go through with: kiên trì bền bỉ
Go for: cố gắng giành được
Go in for: = take part in
Go with: phù hợp
Go without: kiên nhẫn .
Go off : nổi giận, nổ tung , thối rữa ( thức ăn ) . . . . . .
Go off with = give away with: cuỗm theo .
Go ahead: tiến lên .
Go back on one‘s word: không giữ lời
Go down with: mắc bệnh
Go over: kiểm tra, xem xét kĩ lưỡng
Go up: tãng, đi lên , vào đại học
Go into: lâm vào
Go away: cút đi , đi khỏi .
Go round: đủ chia .
Go on: tiếp tục . .
Grow out of : lớn vượt khỏi
Grow up: trưởng thành

H
Hand down to = pass on to: truyền lại ( cho thế hệ sau,,,,)
Hand in: giao nộp ( bài, tội phạm )
Hand back: giao lại
Hand over: trao trả quyền lực
Hand out: phân phát (= give out)
Hang round: lảng vảng . .
Hang on = hold on = hold off: cầm máy (điện thoại)
Hang up (off): cúp máy
Hang out: treo ra ngoài
Hold on off = put off
Hold on: cầm máy
Hold back: kiềm chế
Hold up: cản trở/ trấn lột
J
Jump at a chance /an opportunity: chộp lấy cơ hội
Jump at a conclusion: vội kết luận
Jump at an order: vội vàng nhận lời
Jump for joy: nhảy lên vì sung sướng
Jump into (out of): nhảy vào (ra)

K

Keep away from = keep off: tránh xa
Keep out of: ngăn cản .
Keep sb back from: ngăn cản ai không làm gì .
Keep sb from = stop sb from
Keep sb together: gắn bó
Keep up: giữ lại, duy trì
Keep up with: theo kịp ai
Keep on = keep V-ing: cứ tiếp tục làm gì
Knock down = pull down: kéo đổ, sụp đổ, san bằng

Knock out: hạ gục ai

Cách Sử dụng TAKE VÀ HAVE trong tiếng anh

- 3/7/15
Take và Have được sử dụng rất nhiều trong các trường hợp và 2 từ này được dùng với nghĩa khá giống nhau trong một vài trường hợp nhưng vẫn có sự khác nhau trong cách sử dụng 2 từ này. Các bạn hãy nghiên cứu các ví dụ dưới đây và tìm ra sự khác biệt nhé!



1. Giống nhau:
A. Have a guess = Take a guess đoán xem
Ví dụ:
  • Go on, have a guess. What you do think happened next?
(Hãy thử đoán xem. Bạn nghĩ rằng chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo?)
  • Take a guess. You'll never believe what she said after that.
(Hãy đoán xem nào. Bạn sẽ không bao giờ tin cái cô ta đã nói sau đó)
B. Take a bath = Have a shower: tắm
Ví dụ:
  • I'm going to take a bath.
(Tôi sẽ đi tắm)
  • She has a shower in the morning.
(Cô ta tắm vào buổi sáng.)
C. Take a rest/ nap = Have a rest/ nap: nghỉ ngơi
Ví dụ:
  • I always have/take a short rest before I go to the field in the afternoon.
(Tôi luôn nghỉ ngơi 1 chút trước khi tôi đi ra đồng vào buổi chiều)
  • I always have a nap in the afternoon and then I wake up feeling really refreshed.
(Tôi luôn ngủ vào buổi trưa và sau đó tôi cảm thấy hưng phấn khi thức dậy.)
2. Khác nhau
Một số ví dụ minh họa
A. Have:
  • Let's have a chat.
  • (Hãy nói chuyện nhé.)
    • Do you mind if I have a word with you?
    (Bạn có phiền nếu tôi nói chuyện với bạn không?)
  • (Tôi cần nói chuyện với xếp về việc nghỉ phép vào tuần tới.)I need to have a conversation with my boss about taking holidays next week.
  • We had a terrible argument and now she's not speaking to me.
(Chúng tôi đã có một trận cãi vã và bây giờ cô ấy không nói chuyện với tôi.)
  • He had cancer for years before he died.
(Anh ta đã bị bệnh ung thư trong nhiều năm trước khi qua đời.)
  • Did you have measles when you were a child?
(Bạn có bị bệnh sởi khi bạn còn nhỏ không?)
  • She had an accident at work.
(Cô ta bị tai nạn lao động.)
  • Tim has had a bit of bad luck recently.
(Tim đã gặp xui xẻo gần đây.)
  • They had a run of really good luck last year.
(Họ đã gặp nhiều may mắn trong năm vừa qua.)
  • We had loads of fun at the beach.
(Chúng tôi vui chơi vui vẻ tại bờ biển.)
  • They had a miserable time on holiday. The weather was awful and hotel was dirty.
(Họ có một thời gian xui xẻo trong kỳ nghỉ. Thời tiết thật xấu và khách sạn thì dơ bẩn.)
  • Do you want to have a game of tennis next week?
(Anh muốn chơi quần vợt vào tuần tới không?)
B. Take
  • I'm taking my driving test next week.
(Tôi sẽ dự kỳ thi lái xe vào tuần tới)
  • You need to take this medicine three times a day for the next two weeks.
(Anh cần uống thuốc này ba lần mỗi ngày trong hai tuần tới.)
  • He takes the bus to work.
(Anh ta đi làm bằng xe buýt.)

Hi vọng sau khi đọc bài này các bạn sẽ không bị nhầm lẫn trong cách sử dụng “take” và “have” nữa nhé!

20 thói quen giúp bạn phát triển bản thân

-
Bạn hãy tập thể dục thường xuyên, đọc sách ít nhất 30 phút, chỉ xem TV một tiếng mỗi ngày, học cách nghe nhiều hơn và nói ít đi.

Ngày nay, rất nhiều người chỉ hoạt động như một cái máy đã được lập trình sẵn và không chịu dành thời gian nhìn nhận, điều chỉnh lại những thói quen của mình. Entrepreneur đã tổng kết từ cuốn sách "Những thói quen giàu có" của Tom Corley và những bài viết gần đây của ông để đưa ra 20 hành động giúp bạn thành công. Nếu không có chúng, bạn sẽ bỏ lỡ rất nhiều cơ hội làm giàu cho bản thân.


Thiết lập thói quen tốt mỗi ngày
Thói quen tốt là nền tảng của sự giàu có. Sự khác biệt giữa những người thành công và người bình thường nằm ở chính những thói quen hàng ngày. Nói cách khác, người thành công có rất nhiều thói quen tốt và cực kỳ ít thói xấu. Nếu có thể nhận ra chính những thói xấu đang ngăn cản mình trở nên giàu có, đây chính là bước khởi đầu để bạn thay đổi số phận của mình.
Corley khuyên rằng bạn nên lấy giấy, chia làm 2 cột. Một ghi lại thói quen xấu, và một chuyển chúng thành tốt. Ví dụ như thay vì xem TV quá nhiều, giờ bạn chỉ xem một tiếng mỗi ngày. Hay viết tên ra giấy để học thuộc chúng, thay vì cố nhớ nhẩm trong đầu. Sau 30 ngày, bạn sẽ rất ngạc nhiên vì sự tiến bộ của mình.
Thường xuyên đặt ra mục tiêu
Người thành đạt luôn hành động vì mục tiêu. Họ liên tục đặt ra mục tiêu và lên sẵn kế hoạch cho một ngày làm việc.
Người thành đạt là những người biết nhìn xa trông rộng. Họ có mục tiêu cho mỗi ngày, mỗi tuần, tháng, và năm.  Nhưng một mục tiêu sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu không có kế hoạch để đạt được. Vì vậy, bên cạnh đặt ra mục tiêu, người thành công còn nỗ lực tìm cách thực hiện chúng và luôn có trách nhiệm với bản thân mình.
Tự hoàn thiện bản thân
Người thành công luôn tìm cách để tự hoàn thiện bản thân mình. Họ đọc sách mỗi ngày và học hỏi để nâng cao chuyên môn. Họ không bao giờ lãng phí thời gian cho những việc không giúp mình tiến gần mục tiêu. Người thành đạt biết rằng thời gian là tài sản vô cùng quý giá và chỉ nên được sử dụng cho công việc của mình. Tự hoàn thiện chính là cam kết thực hiện các hành động để rèn luyện bản thân mình.
Hãy tìm cách cách mở mang vốn hiểu biết. Điều này không hề dễ dàng, nhưng con người chỉ có thể trưởng thành từ những thử thách. Khi đã có kiến thức, cơ hội sẽ tìm đến bạn.
Chăm sóc sức khỏe
Mỗi ngày, người thành đạt đều tập thể dục và ăn uống lành mạnh. Chế độ ăn là vô cùng quan trọng. Tập thể dục có thể trở thành một thói quen thường nhật, cũng như tắm rửa. Những người tập thể dụng đều đặn sẽ tích lũy được nhiều năng lượng để hoàn thành các kế hoạch đặt ra.
Xây dựng các mối quan hệ
Người thành công thường là tâm điểm chú ý của những người xung quanh. Họ dành một phần thời gian của mình để thắt chặt tình bằng hữu và thiết lập các mối quan hệ lâu dài. Họ luôn chủ động tiếp xúc và giúp đỡ người khác mà không mong đợi sự đáp trả.
Có người từng nói, âm thanh tuyệt diệu nhất trên thế giới là tên của chính mình. Vì vậy, hãy cố gắng nhớ tên của tất cả những người bạn gặp. Hãy tự hỏi, chẳng lẽ bạn không ấn tượng với một ai đó nhớ tên của mình à? Đó là cách hữu hiệu để tạo dấu ấn và sự khác biệt cho bản thân.
Có nếp sống điều độ
Bạn sẽ đạt được sự cân bằng trong cuộc sống nếu biết sinh hoạt điều độ. Điều này có nghĩa là sắp xếp các hoạt động làm việc, ăn uống, tập thể dục, uống rượu, xem TV, lướt web… một cách khoa học. Như thế, mọi người sẽ thích kết giao với bạn. Khi họ đã thích bạn, bạn sẽ có nhiều cơ hội trong việc hợp tác kinh doanh để làm lợi cho công việc của mình.
Nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ
Việc hôm nay chớ để ngày mai. Hãy hoàn thiện hết những công việc đã bắt đầu. Tất cả mọi người đều có những nỗi sợ, nhưng người thành đạt sẽ dẹp nỗi sợ sang một bên và cố gắng hoàn thành nhiệm vụ quan trọng bằng mọi giá.
Corley khuyên rằng khi ý nghĩ trì hoãn công việc xuất hiện trong đầu, hãy nhắc đi nhắc lại cụm từ "Phải làm ngay", và đừng dừng lại cho tới khi công việc đã xong xuôi.
Giữ quan điểm tích cực
Hầu hết người thành công đều là những người lạc quan, nhiệt huyết và năng động. Họ luôn nhìn vào điểm tốt của bản thân và người khác. Với họ, các vấn đề chính là những cơ hội đang chờ được khám phá.
Mỗi ngày chúng ta đều bị ngập trong vô vàn tin tức về những chuyện không hay đang xảy ra. Người thành đạt sẽ hạn chế tối đa việc tiếp xúc với những tin tức kiểu này. Thay vào đó, họ nuôi dưỡng tâm hồn mình với những suy nghĩ tích cực từ trong sách.
Tiết kiệm thường xuyên
Theo Corley, người thành đạt thường dành ra 10 - 20% thu nhập của mình để thêm vào tài khoản tiết kiệm, đầu tư hoặc dự phòng khi nghỉ hưu.
Chi tiêu hợp lý
Người giàu luôn cố gắng tránh bội chi. Trong khi đó, rất nhiều người khác lại đang vật lộn với các khó khăn tài chính do chi tiêu quá khả năng. Họ tiêu nhiều hơn số tiền kiếm được và rơi vào cảnh nợ ngập đầu. Nếu bạn đang ở trong tình trạng này, hãy thay đổi ngay để có thể kiểm soát tốt tài chính của mình.
Đọc sách mỗi ngày
Rất nhiều người thành công dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để đọc sách. Đọc sách có thể mở mang tri thức của bạn. Dành thời gian đọc sách tức là bạn đang phấn đấu hoàn thiện bản thân, giúp mình nổi bật và khác biệt với những người xung quanh.
Hạn chế xem TV
Bạn có biết rằng hầu hết người thành đạt không bao giờ xem TV quá một giờ đồng hồ mỗi ngày? Thời gian dành ra để xem truyền hình có thể được sử dụng để làm những công việc khác năng suất cao hơn nhiều.
Làm nhiều hơn những gì được yêu cầu
Thay vì hoàn thành nhiệm vụ được giao, người thành công thường làm nhiều hơn như thế. Họ tình nguyện làm những việc không nằm trong nghĩa vụ của mình và từ đó nâng cao giá trị bản thân. Nếu là một doanh nhân, bạn sẽ không có sếp để quản lý và giao nhiệm vụ cho mình. Tuy nhiên, hãy làm việc hết sức và tận tâm để tạo ấn tượng với khách hàng.
Nói ít đi, lắng nghe nhiều hơn
Bạn luôn học được điều gì đó khi lắng nghe người khác. Đó là lý do vì sao con người có hai tai, nhưng lại chỉ có một cái miệng. Việc chú ý lắng nghe người khác không chỉ hữu ích cho bạn, mà còn làm lợi cho công việc của bạn. Khi chú tâm tới những gì người khác nói, bạn sẽ có thể giúp đỡ họ tốt hơn.
Không bỏ cuộc
Đừng nản lòng khi gặp khó khăn. Người giàu luôn tìm cách xoay xở để vượt qua mọi trở ngại. Có thể họ sẽ phải thay đổi hướng đi của mình, nhưng sẽ luôn tiến về phía trước.
Giao thiệp với những người cùng chí hướng
Có câu nói: "Cho tôi biết bạn của bạn là ai, tôi sẽ nói bạn là người như thế nào". Người thành công sẽ kết giao với những người cũng thành công như họ. Những mối quan hệ tốt sẽ giúp bạn sớm đạt được mục tiêu của mình.
Tầm sư học đạo
Rất nhiều người thành công có được vinh quang là nhờ sự dạy dỗ từ người thày của mình. Một người đi trước dày dạn kinh nghiêm sẽ truyền cho bạn những bài học quý giá và giúp bạn đạt được thành công nhanh hơn.
Hiểu nguyên nhân
Khi bạn hiểu được lý do của việc mình làm, bạn sẽ đạt được những gì mình muốn nhanh hơn. Có mục đích rõ ràng là một điều vô cùng quan trọng để thành công trong cuộc sống và kinh doanh. Hãy tự hỏi mình tại sao bạn lại khao khát thành công? Vì cái gì bạn muốn trở nên giàu có?
Trấn áp nỗi sợ
Nhưng người thành công sẽ không cho phép nỗi sợ kìm hãm sự phát triển của mình. Hãy nhìn nhận lại những nỗi sợ của bản thân và tìm cách vượt qua chúng. Bạn nên tham khảo người mình ngưỡng mộ hoặc học hỏi trong tiểu sử của những người giàu để xem họ đã vượt qua nỗi sợ như thế nào.
Nâng cao kỹ năng
Để thành công, cách duy nhất là khiến bản thân giỏi hơn trong lĩnh vực của mình. Điều gì có thể đưa bạn tới đỉnh cao sự nghiệp trong vòng 30 ngày? Hãy tập trung vào nó, tức là theo đuổi đến cùng cho tới khi chạm tay tới thành công.