BÀI MỚI

Bài Viết Mới Nhất
Browsing Category "marketing-online"

7 Chương Trình Giữ Chân Khách Hàng Hiệu Quả

- 22/9/16
Bạn có muốn giữ chân nhiều khách hàng hơn nữa? Vì một chương trình giữ chân khách hàng là cách tốt nhất để tăng hiệu quả duy trì, giảm tỉ lệ rời bỏ và tăng cường lợi nhuận.
Nghiên cứu được thực hiện bởi HBR cho thấy chỉ cần tăng mức duy trì khách hàng lên 5% có thể tạo thêm 25-95% lợi nhuận. Đây là một con số nghiêm túc không đùa được.
Các nghiên cứu thêm bởi John Fleming và Jim Asplund cho thấy rằng khách hàng nhiệt thành có thể tạo lượng lợi nhuận 1,7 lần cao hơn 1,7 lần so với khách hàng bình thường, trong khi nhân viên và khách hàng nhiệt thành tăng lợi nhuận lên 3,4 lần bình thường.
Hai nghiên cứu này giúp ta thấy rõ rằng tập trung vào việc giữ chân và giữ sự nhiệt thành của khách hàng sẽ tăng lợi nhuận đáng kể vào tổng thu.
Để tăng mức duy trì khách hàng, tác giả để nghị bạn hãy áp dụng một chương trình giữ chân khách hàng nào đó. Trong bài viết này, tác giả sẽ nói Bài viết sẽ tóm tắt 7 chương trình giữ chân khách hàng có tác dụng giảm tỷ lệ rời bỏ, nâng cao thời hạn khách hàng và tăng lợi nhuận.

1. Mang đến một dịch vụ chăm sóc khách hàng năng động

Trong này bao gồm việc dự tính các vấn đề trước khi nó xảy ra và chủ động đưa ra giải pháp trước khi vấn đề trở nên tồi tệ. Các công ty có tỷ lệ giữ chân khách hàng cao thường có một hệ thống ngăn ngừa sự cố, và nếu có sự cố xảy ra thì họ có các quy trình giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng.
Dịch vụ năng động có nghĩa là đoán trước khách hàng sẽ phàn nàn điều gì và tìm cách xử lý nó trước khi biểu lộ ra. Dịch vụ có dự tính được thực hiện rất tốt bởi các hãng hàng không lớn. Mọi người đều không thích chuyến bay bị trễ, ngồi chờ hàng tiếng đồng hồ ở sân bay thì còn gì khó chịu hơn. Những hãng hàng không tốt nhất sẽ chủ động liên hệ với khách hàng để thông báo việc trễ giờ. Một tin nhắn đơn giản như là, “Chuyến bay BS150 sẽ bị trễ 50 phút do tắc đường hàng không” và một cách phổ biến nào đó để họ chủ động thực hiện dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Hãy nghĩ đến những dịch vụ và tác vụ hàng ngày nào bạn có thể thực hiện nó một cách chủ động hơn.
Bạn có đang tìm kiếm một phương án dễ để bắt đầu? Tác giả gợi ý bạn nên thỉnh cầu phản hồi của khách hàng. Thực hiện các cuộc khảo sát có thể giúp bạn khoanh vùng những vấn đề đáng để tâm mà bạn có thể thử nghiệm xử lý chúng một cách chủ động hơn trong tương lai.

2. Mang đến trải nghiệm khách hàng bền vững.

Sự bền vững rất quan trọng trong việc mang đến một trải nghiệm khách vàng tuyệt vời để nâng cao lòng trung thành. Một khách hàng trung thành khó bị đối thủ cạnh tranh cám dỗ hơn hẳn. Hệ thống Net Promoter cho thấy những promoter (hay người ta gọi là khách hàng trung thành) đổi bên ít hơn so với những khách hàng khác; qua đó tạo mối quan hệ bền vững và có lợi hơn với cho công ty.
Để mang đến một trải nghiệm khách hàng bền vững bạn cần tất cả các phòng ban liên kết với nhau. Bên marketing thì phải liên kết với bên bán hàng, bên bán hàng lại cần trao đổi với bên hỗ trợ khách hàng. Các phòng ban cần hướng đến cùng mục tiêu là cần mang đến trải nghiệm khách hàng nào cho khách hàng nào.
Những công ty tốt nhất nhận ra rằng khách hàng tương tác với nhiều bộ phận của tổ chức thông qua nhiều kênh. Họ biết khách hàng tiếp xúc với những nhân viên khác nhau khi họ mua hàng, nhận dịch vụ và hỗ trợ, cũng như khi họ nói chuyện với bên thanh toán hay kế toán.
Hãy áp dụng một chiến lược trải nghiệm khách hàng và mang đến một dịch vụ có tính xây dựng lòng trung thành.

3. Chú trọng vào việc thực hiện tốt hơn cả sự mong đợi của khách hàng

“Lại nữa này Ross, blog này lại nói chuyện vượt qua sự mong đợi này...”
Ừ ừ tôi nghe... nhưng biết sao không, tôi cứ đưa vào danh sách các chương trình giữ chân khách hàng đấy.
Tại vì sao? Tại vì tạo ra, làm được như và làm tốt hơn sự mong đợi của khách hàng vẫn là phương án số một để giữ chân khách hàng. Khách hàng ai chẳng thích sự ngạc nhiên và họ cũng thích bạn vượt qua và vượt xa sự mong đợi của họ.
Làm tốt hơn khách hàng mong đợi bao gồm việc mang đến một dịch vụ không ngại tiến thêm bước nữa. Chẳng hạn như khi nhớ ra một dịp nào đặc biệt thì gửi một bó hoa tươi thắm một cách tự nhiên, hay tặng họ một vé free đến tham gia sự kiện; đều là những ví dụ cho thấy một dịch vụ tuyệt vời.
Khi khách hàng mong đợi nhiều và thực tế thì phũ phàng, họ sẽ trở nên thất vọng và có lẽ sẽ đánh giá trải nghiệm của họ là không hài lòng lắm. Bởi vậy, ví dụ một khu resort sang trọng lại đạt chỉ số đánh giá sự hài lòng thấp hơn nhà nghỉ bình dân—trong khi theo thang đo ‘chuẩn’ thì cơ sở vật chất và dịch vụ của họ là cao cấp hơn.” – tờ Marketing Metrics viết.
Sự mong đợi của khách hàng đặt tiêu chuẩn cho sự hài lòng của khách hàng và cũng ảnh hưởng đến những quyết định sau giao dịch. Nếu khách hàng cảm thấy bạn không đạt, thì họ sẽ không quay lại mua hàng của bạn nữa.

4. Tìm hiểu, định lượng và sử dụng Net Promoter Score.

Hệ thống Net Promoter Score (NPS) là một công cụ tiện lợi để đong đếm và đánh tra mức độ trung thành của khách hàng. Nếu đã biết là lòng trung thành của khách hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến việc giữ chân khách hàng, ta có thể sử dụng nó để giúp nâng cao tỷ lệ duy trì.
Hệ thống NPS hoạt động là nhờ đạt ra một câu hỏi khảo sát ngắn cho khách hàng;
“Bạn thấy khả năng bạn sẽ giới thiệu Công ty X [hay Sản phẩm X] cho một người bạn hay đồng nghiệp là?”
Câu hỏi có thang điểm từ 1-10 tương ứng đến một câu trả lời. Với 10 tương đương với rất có khả năng đến 0 là chắc chắn không có khả năng nào.
NPS được sử dụng để hiểu rõ hơn mức độ hài lòng của khách hàng. Nó cũng có thể cho bạn thấy số lượng khách hàng không hài lòng và dễ chuyển sang dùng dịch vụ của đối thủ cạnh tranh một cách tương đối chính xác. NPS gọi khách hàng không hài lòng là những “Người gièm pha” và họ là những người ‘có nguy cơ’ mà bạn nên để tâm.
Bằng cách sử dụng hệ thống NPS, bạn có thể thấy những Người gièm pha là ai, và theo đó xử lý hết mọi vấn đề để giữ chân họ. Đây là một công cụ lợi hại để chủ động xử lý vấn đề trước khi quá trễ.

5. Theo dõi và đánh giá xu hướng hài lòng của khách hàng.

Định lượng sự hài lòng của khách hàng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn khách hàng của bạn hài lòng đến mức nào. 96% khách hàng sẽ không bảo bạn là họ không hài lòng và sẽ không mua nữa. Sử dụng một công cụ đo đếm sự hài lòng của khách hàng, bạn có thể chủ động tập hợp các ý kiến phản hồi từ khách hàng và thấy được họ hài lòng với dịch vụ của bạn đến đâu.
Theo dõi sự thay đổi mức độ hài lòng của khách hàng là quan trọng trong việc kiểm tra xem những chủ trương bạn áp dụng có tác dụng tích cực hay tiêu cực. Bạn có thể thấy được mức độ hài lòng tổng thể có cải thiện hay không, và mức độ hài lòng cá nhân cửa những khách hàng từng không hài lòng có tăng lên hay không.
Mặt khác, bạn cũng muốn biết nếu mức hài lòng giảm sút. Điều này giúp bạn đánh dấu những vị trí đó và có những hành động tương ứng. Bằng cách biết được ai không hài lòng, bạn có thể nhanh chóng xác định khách hàng nào ‘có nguy cơ’ và thực hiện duy trì mối quan hệ kinh doanh với họ

6. Làm vui lòng khách hàng bằng việc cá nhân hóa.

Dịch vụ cá nhân tạo sự gắn kết, lòng tin và các mối quan hệ khách hàng bền vững hơn. Khách hàng của bạn không muốn cảm thấy họ đang nói chuyện với một ‘thương hiệu’, một ‘công ty’, hay một hệ thống trả lời email tự động.
Cá nhân hóa mọi tương tác là quan trọng trong việc cho người ta thấy lòng thành của bạn. Nó cho thấy rằng bạn coi trọng công việc với bên kia và bạn thật sự muốn có một mối quan hệ hai chiều.
Áp dụng một dịch vụ cá nhân hóa dễ hơn bạn nghĩ đấy.
Tác giả khuyên bạn 5 điều sau:
•Trong mọi tương tác, luôn xưng hô với khách hàng bằng tên của họ.
•Cho họ thấy rằng bạn có thể nhớ những dịp đặc biệt.
•Lâu lâu hỏi thăm khách hàng, mời người ta đến các sự kiện kinh doanh và chia sẻ với họ những điều thú vị.
•Thiết kế riêng những tin nhắn quảng cáo dựa trên hồ sơ khách hàng – gửi cho họ những đề nghị, nội dung và email phù hợp.

7. Tạo dựng sự phụ thuộc bằng cách trở thành nhà tư vấn đáng tin cậy

Hãy là nhà tư vấn đáng tin cậy trong mọi vấn đề thuộc lĩnh vực của bạn. Chẳng hạn như nếu công ty bạn chuyên hỗ trợ Công nghệ Thông tin thì hãy trở thành anh thợ sửa máy tính mà có thể đưa ra lời khuyên trong mọi vấn đề công nghệ, ngay cả chuyện điện thoại!
Công đoạn này cần thêm chút cần mẫn, có nghĩa là đôi lúc bạn bỏ ra thời gian công sức miễn phí. Nhưng nó cải thiện đáng kể mối quan hệ kinh doanh của bạn và tạo ra những khách hàng ‘bám dính’ sẽ không chuyển sang chơi với đối thủ cạnh tranh.
Bạn có thể bắt đầu bằng việc đưa ra những lời khuyên không mất tiền về những chủ đề riêng mà khách hàng đang quan tâm. Tôi gợi ý bạn bắt đầu viết blog và chủ trì hội thảo online Hỏi&Trả lời liên quan đến những chủ đề nhất định. Làm sao cho cuộc hội thoại cởi mở và khuyến khích mọi người tham gia.
Bằng cách trở thành một nguồn thông tin đáng tin cậy, bạn có thể tạo dựng một mối quan hệ có thể dẫn đến lệ thuộc. Họ tin tưởng và tìm đến bạn khi cần những lời khuyên tốt nhất; bạn sẽ trở thành một phần đóng góp cho sự thành công trong kinh doanh của họ. Bỗng nhiên, giá trị của bạn không chỉ ở những món hàng hay dịch vụ bạn kinh doanh, mà còn là những lời khuyên và kinh nghiệm vô hình bạn đưa ra vì bạn là nhà tư vấn đáng tin cậy của họ.
Các chương trình giữ chân khách hàng thúc đẩy lợi nhuận và giảm tỷ lệ rời bỏ.
Việc giữ chân khách hàng rất quan trọng đối với mọi doanh nghiệp đang phát triển.
Làm sao một công ty có thể phát triển nếu nó cứ đuổi khách hàng đi?
Sử dụng những chương trình giữ chân khách hàng này để xây dựng những mối quan hệ bền vững hơn và tạo trải nghiệm tốt hơn cho những khách hàng của bạn. Nó sẽ tăng hiệu quả giữ chân, giảm tỉ lệ rời bỏ của khách hàng và tăng cường lợi nhuận tổng.
Nếu giữ chân khách hàng tốt hơn bạn cũng nâng cao giá trị thời hạn khách hàng. Khách hàng của bạn sẽ tiêu nhiều tiền hơn và họ sẽ giao dịch thêm nhiều lần hơn.

8 Nguyên tắc bán hàng Online hiệu quả

- 1/9/16
Nếu định chuyển trang web của công ty từ chỗ chỉ để giới thiệu, quảng bá sản phẩm-dịch vụ thành một nơi bán hàng qua mạng hữu hiệu và năng động, hoặc chỉnh trang lại cửa hàng trực tuyến hiện tại, bạn luôn phải tuân thủ một vài quy tắc cần thiết...

Người tiêu dùng và khách hàng là những tổ chức, công ty... đang dần chuyển sang mua sắm trực tuyến nhằm tiết kiệm thời gian. Và rõ ràng, bạn sẽ đánh mất nhiều cơ hội nếu không xây dựng gian bán hàng trực tuyến cho riêng mình. Nếu bạn đã sẵn sàng khai trương một cửa hàng trực tuyến hay có ý định tổ chức lại cửa hàng hiện tại, dưới đây là tám quy tắc được các chuyên gia và những nhà bán lẻ trực tuyến thành công đúc kết mà bạn có thể tham khảo.

1. Thiết lập một cơ sở hạ tầng vững chắc, tiết kiệm


Bạn không cần thuê một chuyên gia, một họa sĩ thiết kế hay một kỹ sư mạng để xây dựng thêm một trang web thương mại điện tử. Công việc phức tạp và có phần tốn kém này giờ đây có thể được thực hiện bằng một vài phần mềm cùng các sự lựa chọn outsourcing (thuê bên ngoài) liên quan tới thiết kế web và hosting, chẳng hạn như Microsoft’s Commerce Manager.

Những gói phần mềm trên thị trường sẽ cung cấp rất nhiều sự lựa chọn mẫu thiết kế chuyên nghiệp, cả các catalogue sản phẩm, màn hình hiện giá, hệ thống đặt hàng tự động, rổ mua hàng, hệ thống xử lý quy trình, quản lý kho và thậm chí cả hệ thống kế toán.

Một số phần mềm tùy biến bao gồm cả những sự trợ giúp từ các chuyên gia về dải tần, duyệt web..., qua đó nâng cao hiệu ứng của trang web của bạn.

2. Tính năng, tính năng và tính năng


Cũng như những cửa hàng truyền thống luôn trông cậy vào cách thiết kế và sự tiện lợi để thu hút khách hàng, giúp họ nhanh chóng tìm được những gì mong muốn, các cửa hàng trực tuyến cũng không thể không quan tâm tới yếu tố này.

Hãy bảo đảm cho cửa hàng trực tuyến của bạn luôn tiện lợi và dễ sử dụng nhất. Tùy thuộc vào những gì cung cấp, nên quan tâm tới sơ đồ trang web (site map) để định hướng cho khách hàng. Hãy sử dụng thanh định hướng ở trên và dưới để người sử dụng không phải liên tục cuộn lên cuộn xuống trang web khi muốn thay đổi trang.

Sẽ rất quan trọng với menu drop-down (quay trở lại). Đừng buộc khách hàng phải trông cậy vào nút “back” trên trình duyệt web. Cũng đừng quên thường xuyên hỏi khách hàng xem họ cảm thấy chưa hài lòng hay khó chịu về điều gì.

3. Hiểu rõ khách hàng


Những khách hàng mua sắm trực tuyến rất khác những khách hàng mua sắm ngoại tuyến. Bạn đừng quên nghiên cứu và xác định những khách hàng trực tuyến thông qua các cuộc điều tra trực tuyến, nhóm nghiên cứu hay đơn giản là gọi điện thoại cho khách hàng.

Bạn cũng cần xác định những sản phẩm-dịch vụ nào sẽ lôi cuốn khách hàng mua sắm trực tuyến và từ đó hợp lý hóa cách chào hàng. Ngoài ra, những đề xuất về miễn phí, giảm giá hay dùng thử... sản phẩm cũng rất có giá trị. Giống như với mọi phương thức bán hàng khác, bạn phải biết rõ về khách hàng và đừng đưa ra những giả định.

4. Duy trì nguyên tắc thiết kế


“Khi thiết kế một cửa hàng trực tuyến, bạn sẽ rất dễ sa vào mong muốn đưa vào đó mọi thứ. Tất cả những hình ảnh động hay việc bổ sung thêm đồ họa trên trang web chỉ khiến tốc độ duyệt của trang web chậm đi. “Một thiết kế rõ ràng và đơn giản là tốt hơn cả”, Karen Frishman, Giám đốc tiếp thị của hãng Ruby Lane (rubylane.com), một trang web thương mại điện tử cho những nhà bán lẻ đồ gốm sứ, đồ cổ..., khuyên như vậy.

Và bạn cũng đừng quên tích hợp vào bản thiết kế cửa hàng trực tuyến của mình những dữ liệu tiếp thị ngoại tuyến. Mọi thứ ngoại tuyến nên được đưa vào đây.

5. Bảo đảm yếu tố nội dung thích hợp


Bạn cần có những bản miêu tả sản phẩm dễ đọc và dễ hiểu, các bức hình chất lượng cao, những hướng dẫn mua sắm và giao nhận rõ ràng.

Các nhà bán lẻ trực tuyến thường đăng tải những thông tin nghèo nàn, tự mình soạn thảo nội dung hay đưa lên những hình ảnh mờ nhạt, chất lượng thấp, kết quả là tạo ra một hình ảnh thiếu chuyên nghiệp, khiến khách hàng cho rằng các mặt hàng của họ có chấp lượng thấp. Thay vào đó, hãy thuê những chuyên gia viết quảng cáo, tiếp thị và sử dụng những nhà nhiếp ảnh có tay nghề cao. Sau đó xác định nội dung để công việc bán hàng được diễn ra tốt nhất.

6. Xây dựng lòng tin


Hãy thường xuyên khẳng định với khách hàng rằng bạn sẽ giao hàng đúng hẹn và tuyệt đối bảo vệ các thông tin cá nhân. “Sai lầm lớn nhất của những nhà bán hàng ít kinh nghiệm là không đưa đủ thông tin về việc họ là ai và có chuyên môn như thế nào. Khách hàng luôn muốn biết rõ về người đang bán hàng cho họ”, Frishman cho biết.

Với một mức chi phí không đáng kể, bạn có thể đăng ký và có được những nhãn mác phê chuẩn từ các tổ chức tư vấn khách hàng như TRUSTe (www.truste.org) hay Better Business Bureau Online (www.bbbonline.org). Việc đưa ra sự bảo đảm hoàn tiền 100% cũng sẽ xoa dịu được nỗi băn khoăn của khách hàng.

7. Tối ưu hóa các cơ hội


Các công cụ tìm kiếm trực tuyến là phương thức nhanh chóng và tiết kiệm nhất để thu hút các khách hàng mới, nhưng với điều kiện trang web của bạn phải được thiết lập chuẩn xác. Điều đó đồng nghĩa với những “meta tags” (nhãn ghi) thích hợp và thông minh – tại đó cung cấp các thông tin được đưa vào những trang web cho phép các công cụ tìm kiếm tìm thấy bạn.

Việc này còn đồng nghĩa với việc bạn cần hiểu rõ hệ thống quản lý trang web để khi nào cần làm mới nội dung, bạn sẽ không đánh mất các từ khóa mà các công cụ tìm kiếm đã ghi nhận. Các chi tiết và thứ hạng tìm kiếm luôn thay đổi mỗi ngày. Trừ khi bạn có riêng cho mình những nhà chuyên môn kỹ thuật, còn bằng không hãy tìm đến sự trợ giúp của các chuyên gia khác.

Để tối ưu hóa trang web với các công cụ tìm kiếm trực tuyến, bạn cần có một chuyên gia làm việc bán thời gian hay sử dụng những dịch vụ trực tuyến như Microsoft’s Submit It!. Các sự lựa chọn phần mềm và dịch vụ cũng có thể thống kê lượng khách ghé thăm và phân tích nơi mà mọi người thường xuyên nhấp chuột cùng với việc họ rời trang web như thế nào. Ngoài ra, còn có một vài dịch vụ phân tích và thống kê web như Microsoft’s FastCounter Pro.

8. Luôn làm mới mình


“Những cửa hàng thành công luôn là những cửa hàng năng động nhất. Đó là những chủ cửa hàng trực tuyến luôn linh hoạt cập nhật thông tin, bổ sung hàng hóa mới, đăng tải những bức hình mới và cả không ngừng thay đổi bố cục trang web cho hấp dẫn hơn”, Frishman cho biết.

Đừng bao giờ “ngủ quên trên chiến thắng”. Hãy thay đổi các cửa sổ hình họa, thay đổi giao diện trang chủ... Hãy luôn cập nhật các sản phẩm mới hay luân chuyển các sản phẩm từ những trang con ra trang chủ và ngược lại.

Cũng xin đừng quên những phần thưởng. Hãy nhớ đem lại cho các khách hàng trung thành một điều gì đó mới mẻ hay đặc biệt, chẳng hạn như lời mời giảm giá hay một món quà tặng nhỏ. Bạn cũng nên gửi đi những e-mail thông báo cho khách hàng bất cứ khi nào bạn có mặt hàng mới hay hạ giá sản phẩm.

Ngoài ra, bạn sẽ cần đến những động thái xúc tiến bán hàng khác, chẳng hạn như đặt đường link của cửa hàng trực tuyến lên tất cả các dữ liệu tiếp thị, quảng cáo - từ túi bán hàng đến danh thiếp kinh doanh và văn phòng phẩm.

Cuối cùng, một phần quan trọng của hoạt động bán hàng trực tuyến là bảo đảm rằng các dịch vụ và phần mềm tự động hóa luôn nhanh chóng giúp bạn vận hành suôn sẻ cửa hàng trực tuyến. Tất cả những gì bạn cần làm là giữ cho trang web luôn ổn định và sản phẩm luôn được cập nhật.

Kết hợp với 8 nguyên tắc trên là 6 cách thúc đẩy khách hàng mua hàng online.

6 nguyên tắc thúc đẩy tâm lý mua hàng của người tiêu dùng online


Robert Cialdini là một chuyên gia về tâm lý học và marketing, trong cuốn sách “Sự ảnh hưởng” của mình ông đã đưa ra 6 cách để khiến khách hàng nói “có” mỗi khi bạn hỏi. Bất cứ người bán hàng nào, dù online hay offline đều nên tìm hiểu, yêu và sống cùng những nguyên tắc này:

Nguyên tắc trao đổi
Sự cam kết và sự nhất quán
Sự yêu thích
Tạo cơ sở tin cậy
Tạo bằng chứng xã hội
Sự khan hiếm

Vậy hãy cùng tìm hiểu xem làm thế nào để xây dựng được những nguyên tắc trên vào gian hàng online của bạn để có được thật nhiều đơn hàng và khách hàng nhé.

1. NGUYÊN TẮC TRAO ĐỔI (CÓ ĐI CÓ LẠI)


Bạn có thể hiểu nôm na là nguyên tắc “cho và nhận”, tức là khi ai đó đưa cho bạn thử một thứ làm bạn hài lòng, thì bạn sẵn sàng trả lại cho họ bằng một thứ khác tương tự. Bạn đã từng đi siêu thị và phải cho thêm xúc xích vào giỏ hàng của mình ngoài kế hoạch chỉ vì bạn đã được mời ăn thử một mẩu chưa? Đấy chính là cách mà những người bán hàng sử dụng nguyên tắc cho nhận này để khiến khách mua hàng của họ.

Dĩ nhiên, những người bán lẻ online không thể tự mình đi gõ cửa từng nhà của khách hàng để có thể tương tác với họ, để cho họ thử vài mẫu sản phẩm của mình. Bạn có thể tham khảo các cách sau:

1.1. MUA HÀNG ĐƯỢC TẶNG KÈM MỘT MÓN QUÀ


Chiến thuật này rất phù hợp với những cửa hàng mới ra đời, cửa hàng mỹ phẩm hay thời trang… Có thể là một mẫu thử màu son mới ra khi khách hàng mua sản phẩm make-up, hoặc một chiếc ví nhỏ xinh xắn khi khách hàng mua một bộ đồ thời trang,… Những món quà này tuy nhỏ nhưng chắc chắn sẽ khiến khách hàng của bạn hài lòng vì sự quan tâm đến khách hàng của bạn.

Khi khách hàng tạo website và có nhu cầu sử dụng các gói nâng cấp, Siêu Web cũng đã áp dụng phương pháp này với sản phẩm của mình. Khi các bạn mua gói trị giá cao hơn thì sẽ được tặng thêm thời gian sử dụng để tiết kiệm chi phí.

Thậm chí, nếu bạn không quảng cáo các món quà trước, mà tự động cho thêm vào khi ship hàng cho khách sẽ làm cho khách hàng cực kỳ thích thú và rất có thể sẽ tiếp tục giao dịch với bạn những lần sau nữa đấy:)

1.2. Xây dựng nội dung


Khi thiết kế website bán hàng, việc xây dựng nội dung là một cách đơn giản mà hiệu quả lớn, cho phép người bán hàng online cung cấp thông tin giá trị sản phẩm tới những khách hàng tiềm năng, điều đó cũng như việc tặng họ một món quà vậy. Ví dụ, StyleSeek đưa ra gợi ý để phối đồ phù hợp cho khách hàng mới bằng việc đưa ra những câu hỏi vui( có vẻ ban đầu không liên quan lắm) cho khách hàng trả lời khi đăng nhập vào trang chủ.

Cho khách hàng những gợi ý nhỏ là cách để bạn thu hút họ

Tóm lại, dù là gợi ý làm một việc đơn giản hay phức tạp thì việc sử dụng nội dung như là việc “hối lộ đạo đức”, tức làm cho người tiêu dùng cảm thấy có cảm tình với công ty của bạn cũng đều có tác dụng thúc đẩy sự mua hàng.

2. CAM KẾT VÀ SỰ NHẤT QUÁN


Việc công khai cam kết của mình là một cách để bạn đi tới quyết định nhanh chóng hơn, một khi bạn đã đưa ra một cam kết với tất cả mọi người (online), bạn sẽ thực sự có nhiều động lực hơn để hoàn thành công việc đó.

Ví dụ như: khi bạn muốn giảm 5 cân, việc bạn công khai kế hoạch giảm cân của mình lên các mạng xã hội sẽ giúp bạn có thêm động lực để giảm cân, đơn giản là vì tất cả mọi người đều đã biết đến kế hoạch đó của bạn.

Một người bán lẻ nên hiểu rõ điều này, nếu bạn có thể khiến nhiều khách hàng thực hiện một tương tác cam kết nhỏ với bạn (đơn giản là họ đăng ký nhận tin của bạn qua email chẳng hạn) thì cơ hội để bạn bán được hàng cho họ càng cao.

Nguyên tắc này đã được chương trình Warby Parker’s Home Try-On áp dụng thành công:

Để khách hàng tự cam kết sẽ mua hàng là một cách hiệu quả

Warby Parker biết được rằng với việc một chiếc kính đúng vị trí, chuẩn tầm nhìn và vừa vặn thật sự quan trọng với khách hàng. Và họ cũng biết được rằng nếu họ đưa cho khách hàng một vài sự lựa chọn, họ có thể sẽ nắm được 50% cách thức để khách hàng có thể mua hàng của mình. Vì thế khi họ càng tương tác nhiều hơn với khách hàng bằng cách cho khách hàng order hàng thử miễn phí- nhận box thử, order mẫu và trả mẫu thử thì cơ hội mua hàng sẽ càng tăng lên. Không có một cam kết cụ thể nào, nhưng họ biết khách hàng của họ cảm nhận được sự cam kết mỗi khi họ yêu cầu mẫu thử. Hầu hết khách hàng sẽ thử dịch vụ này, vì họ biết nếu không ưng họ có quyền trả lại, nhưng một khi món hàng được yêu thích đã được chuyển tới khách hàng, liệu họ có trả lại hay không?

3. SỰ YÊU THÍCH


Nguyên tắc này chỉ ra rằng, khách hàng sẽ có xu hướng mua hàng hơn nếu như họ có cảm tình với người bán. Đấy là lý do tại sao những người bán hàng nên có một thái độ niềm nở đối với khách hàng của họ.

Đấy cũng là lý do một thương hiệu luôn luôn thuê những người nổi tiếng, được mến mộ làm đại diện cho sản phẩm của họ để thu hút sự thích thú của khách hàng.

Có rất nhiều cách để làm khách hàng yêu thích sản phẩm của bạn:

3.1. Kể câu chuyện của mình


Mỗi yếu tố trong câu chuyện của bạn-từ màu sắc, phông chữ, trích dẫn- đều phải làm nổi bật cá tính thương hiệu của bạn, và mục đích của bạn là tạo ra một cá tính có sự gắn kết và cá tính đó cần làm cho những khách hàng mục tiêu của bạn yêu thích. Có thể là “nhanh chóng và hiệu quả” với kinh doanh trên thị trường, “ ấm áp và vui tươi “ với việc kinh doanh đồ trẻ em, “mẹ của thiên nhiên” đối với các shop bán đồ thiên nhiên.

Rất nhiều website bán hàng có trang “Giới thiệu” (hoặc tên khác “Về chúng tôi”) thì có bản sẽ có thương hiệu riêng được chắt lọc kĩ.

Hay trang web của nhà thiết kế kim cương Elva Fields cũng vậy:

Giới thiệu ấn tượng để thu hút khách hàng

3.2. Sử dụng những người mẫu để thương hiệu của bạn dễ dàng nhận ra


Sử dụng người mẫu để thương hiệu của bạn được nhận diện dễ dàng

Nếu như bạn bán quần áo, đồ trang sức, phụ kiện… thì cách nhanh chóng để tạo ra sự kết nối tới khách hàng là tìm ra những người phù hợp, những người nổi tiếng và được yêu thích. Nhưng điều này không có nghĩa là bạn cần phải thuê một siêu mẫu quá xa vời, mà bạn cần phải tìm mẫu gần giống với khách hàng của mình.

Càng chọn mẫu giống khách hàng mục tiêu của bạn càng thu hút được sự quan tâm

3.3. Liên kết xã hội


Khách hàng thường có khuynh hướng mua những thứ mà họ được giới thiệu bởi những quen biết và tin tưởng. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng những trang mạng xã hội mà bạn dùng để giới thiệu sản phẩm của mình như Twitter, Facebook, Pinterest, hay Google + sẽ là nơi để khách hàng của bạn giới thiệu cho bạn bè của họ những sản phẩm tốt mà họ tìm thấy trên trang của bạn.

3.4. Hiển thị những gì khách hàng khác đang mua


Hiển thị sản phẩm các khách hàng khác của mình đã mua

Khách hàng cũng thường có khuynh hướng tham khảo trước khi mua hàng. Bạn có thể chỉ cho khách hàng thấy những mặt hàng mà khách hàng khác đang mua, mua nhiều nhất…qua những dữ liệu cập nhật trên trang của mình, để khách hàng tham khảo và dễ lựa chọn hơn.

4. TẠO CƠ SỞ TIN CẬY CHO KHÁCH HÀNG


Việc sử dụng những cơ quan hay những người có uy tín, có kinh nghiệm sẽ làm cho khách hàng tin tưởng và sử dụng sản phẩm của bạn nhiều hơn

4.1. Tận dụng những chuyên gia về sản phẩm


Sản phẩm của bạn có bí quyết khoa học nào không? Hãy hiển thị nội dung ý kiến, nhận xét của các chuyên gia về sản phẩm của bạn, như trang Herbalife:

Hiển thị ý kiến của các chuyên gia về sản phẩm của mình

Hay nếu sản phẩm của bạn được làm ra từ những nghệ nhân thủ công được đào tạo bài bản? Đừng ngần ngại thể hiện ra cho khách hàng mình biết giống như Dodocase:

Còn nếu bạn kinh doanh sách thì hãy có những thông tin chung về cuốn sách để thu hút người đoc. Một cuốn sách được dán nhãn “best-selling” hay được viết bởi những người đã có tiếng sẽ thu hút được sự quan tâm hơn những quyển sách bình thường.

4.2. Tổ chức, trình bày nội dung dựa vào những người có uy tín trong lĩnh vực


Ngày nay, số lượng, phạm vi của các sản phẩm sẵn có với người mua là vô cùng lớn, thật sự khó để vượt mặt tất cả thương hiệu khác để đứng vững.

Việc 1 shop thời trang có riêng 1 stylist có tiếng và một trang giới thiệu về sản phẩm chất lượng của họ theo các mùa, hay một cửa hàng bán đồ fitness có một người huấn luyện riêng đưa ra những dụng cụ mà anh ta yêu thích sẽ là một lợi thế cạnh tranh rất lớn.

Dù là cách nào đi nữa, chỉ cần đưa ra một vài cơ sở là bạn đã có thể tác động đến tâm lý của khách hàng một cách hiệu quả.

5. BẰNG CHỨNG XÃ HỘI


Nguyên tắc này và nguyên tắc sự yêu thích có sự kết nối với nhau, đây chính là hiệu ứng đám đông mà ta hay nhắc tới. Chúng ta thường thích những gì mà đã nhiều người thích dù cho là chúng ta có biết về họ hay không. Bất cứ điều gì trên website của bạn chứng tỏ rằng những sản phẩm của bạn sử dụng rất tốt, rất nhiều người dùng đều có tác động tới tâm lý mua hàng của khách ghé thăm.

hiển thị những đánh giá tốt đẹp của khách hàng, báo chí..lên website của mình

Nếu bạn nhận được tin tốt lành của báo chí, hãy đề cập tới nó ngay trên website của mình! Nếu bạn nhận được thư mến mộ của khách hàng, hãy trích dẫn lên website! Nếu nhận được feedback tốt về sản phẩm, bạn cũng đừng ngần ngại up lên website của mình.

Một chiến thuật khác chính là cung cấp trang cho khách hàng biết sự thu hút của từng sản phẩm, website bán hàng nên xây dựng các kiểu trang như “Sản phẩm bán chạy nhất”, hay “Sản phẩm phổ biến nhất”. Cho dù những sản phẩm đó có thực sự phổ biến và được yêu thích hay không, bản thân khách hàng sẽ không biết được, nhưng bằng cách tạo ấn tượng riêng cho những sản phẩm đó cũng là cách để thu hút sự quan tâm của khách hàng.

Website tại Siêu Web cho phép bạn dán nhãn “Mới”, “Nổi bật”, “Giảm giá” cho các sản phẩm của mình, qua đó bạn có thể ngầm tác động đến xu hướng mua hàng của khách hàng, thúc đẩy bán hàng đối với những sản phẩm mà bạn muốn.

Và tất nhiên, xếp hạng và đánh giá của các khách hàng cũng là một bằng chứng xã hội tác động tới quyết định mua hàng.

6. SỰ KHAN HIẾM


Nguyên tắc cuối cùng đó chính là nguyên tắc “sự khan hiếm”, bằng việc chỉ ra cho khách hàng thấy rằng nếu họ không mua ngay sản phẩm này, thì sẽ không có cơ hội để mua nữa. Người ta thông thường có tâm lý “thấy quý” những thứ mà mình nghĩ là sắp mất, và thường có suy nghĩ có bằng được những thứ mà người khác cho là không thể.

Những chuyên gia marketing làm điều này bằng cách sử dụng tất cả các chiến lược marketing để thuyết phục khách hàng rằng “những sản phẩm ( hoặc giá ưu đãi) chỉ còn ít ngày nữa thôi”, hay “ có người cũng đặt trước rồi, nếu bạn không lấy thì họ sẽ lấy”, “nhà sản xuất sẽ không tung sản phẩm này ra thị trường nữa đâu”….

6.1. Đưa ra thời hạn giảm giá


Hãy đưa ra thời hạn cho chương trình giảm giá của mình. Và khi chương trình gần đến ngày kết thúc, hãy tích cực nhắc nhở khách hàng của mình về điều này.

Lily Pulitzer đếm ngược từng giây cuối cùng cho đợt giảm giá các sản phẩm mùa hè.

6.2. Thông báo những mặt hàng sắp “cháy hàng”


Bạn có muốn mua sản phẩm này không? Nhanh tay lên, chỉ còn đúng 3 cái nữa thôi!

Các sản phẩm theo mùa hoặc sản xuất với số lượng hạn chế. Khi một sản phẩm ra mắt nhưng với số lượng khá hạn chế, rất nhiều người sẽ có tâm lý cố “săn” bằng được sản phẩm đó và khi săn được rồi thì họ sẽ cực kì thích thú và mãn nguyện. Đấy là lý do tại sao, rất nhiều nhà cung cấp lại hạn chế số lượng sản phẩm tung ra trên thì trường để hiếu kì cho khách hàng.

6.3. Về giá cả thì sao?


Bạn có thể sẽ tự hỏi trong những chiến thuật trên thì chiến thuật nào được dùng phổ biến nhất? Có phải giá cả tác động lớn tới hành vi tiêu dùng của khách hàng không?

Câu trả lời tất nhiên là có. Hãy nghĩ theo cách này: Gía cả mà bạn đưa ra tỉ lệ với rủi ro mà khách hàng sẽ phải suy nghĩ. Nói cách khác, người ta sẽ kén chọn những sản phẩm giá trên 1 triệu hơn là những sản phẩm chỉ giá chỉ 100k.

Trên đây là vài nguyên tắc bạn có thể áp dụng để thu hút khách mua hàng online của mình nhiều hơn. Các bạn thử áp dụng hết chúng và xem kết quả thế nào nhé:)

Nghệ thuật bán hàng nhìn từ người bán Xoài

- 26/8/16
Chuyện là khoảng 1 năm trước, vào ngày chuẩn bị đón giao thừa. Mẹ mình có nhờ mình ra chợ mua 3kg Xoài về bỏ dĩa cúng tổ tiên. Vì biết mình là đàn ông ít khi đi chợ và ngại trả giá, nên mẹ dặn kĩ càng thế này: "Mày mua đúng 3kg và chỉ trả tiền với giá 18k/kg thôi nha !"

Mình nghe răm rắp theo và xách xe ra chợ gần nhà để mua Xoài về cúng.
Tấp vào sạp bán Xoài ngay gần cổng chợ, mình hỏi: "Xoài này bán thế nào vậy chị?"
- Chị bán xoài tươi cười trả lời: "Anh mua để ăn hay để cúng ạ?"
- Mình đáp: "Mua để cúng"
- Chị trả lời: "Vậy anh nên mua Xoài loại 1, xoài bự - da bóng mịn và vẫn còn ương ương vàng, trưng bàn thờ tổ tiên sẽ rất đẹp".
- Xong chị hỏi tiếp: "Anh mua mấy ký?"
- Mình đáp: "3kg"
- Chị hỏi lại: "Anh bày trên dĩa cúng to phải không?"
- Mình: Ừm
- Chị: "Nếu bày trên dĩa to, anh nên mua 5kg, bày trên dĩa sẽ đầy và đẹp hơn"
- Mình hỏi lại về giá: "Thế bao nhiêu 1 kg?"
- Chị đáp trả: "Nếu anh mua Xoài loại 1 để cúng thì 30k/kg. Em lựa 5kg Xoài ngon nhất bỏ bịch cho anh nha!". (Thế là chị nhanh tay lựa đúng 5kg bỏ vào túi, cột thật chặt và đứng lên cột ngay vào móc xe của mình)
- Mình bèn kiếm cớ deal giá: "Thôi mắc quá, không mua đâu"
- Chị thuyết phục tiếp: "Trời, xoài em bán là Xoài Cát loại 1, chỉ có trên Bình Phước vào đúng mùa này mới trồng được"
- Mình deal giá lần 2: "Giảm giá đi, rồi mua"
- Chị nói tiếp: "Trời, Xoài em là xoài tuyển. Em dậy từ 4h sáng ra chợ đầu mối giành dựt mãi mới lấy dc 10kg để bán cho khách quen, thấy anh thân thiện nhiệt tình nên mới bán cho anh đó!"
- Mình: *im lặng vài giây*
- Chị bán hàng đẩy tiếp: "Anh thử đi kiếm hết cái chợ này đi rồi quay lại tìm em, làm gì có ai bán Xoài Cát vào mùa này và ngon như em bán cho anh."
- Mình: "Nhưng mà giá cao quá'
- Chị chốt tiếp: "Trời, có mấy chục ngàn mà anh chê cao. Em nói thiệt, mua Xoài cúng ông bà tổ tiên quan trọng tấm lòng. Nếu là em, em sẽ không tính toàn vài đồng bạc lẻ với ông bà"
- Mình: ...
- Chị chơi chiêu cuối: "Thôi thế này nhé, Bây giờ anh cứ đi hỏi mấy chỗ khác, Bịch Xoài này em sẽ gói kĩ lại và cất bên trong cho anh. Nếu anh quay lại lấy thì em gửi tặng anh thêm bó nhang trầm để thắp cho ông bà"
- Mình bị thuyết phục hoàn toàn vì cú close deal của chị này đã chạm đến trái tim của mình, và bèn chấp nhận mua 5kg Xoài với giá 30k/kg. (Thay vì là 18k/kg và 3kg Xoài như lời mẹ dặn).
=> Chiến thuật buôn bán khôn khéo:
1. Đối với những khách hàng quen thuộc, điều cần bán đi chính là sự nhiệt tình. Đối với những khách hàng lạ, điều cần bán đi chính là sự vui vẻ, lễ phép => chị bán hàng cười tươi bởi mới gây thiện cảm và nói chuyện rất lịch sự
2. Hỏi han chu đáo để đưa ra gợi ý => Chị bán hàng hỏi han mua làm gì, ăn hay cúng rồi đưa ra gợi ý, dẫn dắt khách
3. Ân cần, kiên nhẫn => Dù nói không mua vẫn không nóng lòng mắng chửi mà vẫn nhẹ nhàng chốt tiếp để bán.
4. Nhanh nhẹn => Mới vừa nghe khách nói là nhanh tay bỏ hàng
5. Kiên định, chắc giá => Bán buôn là phải chắc giá, bán đúng giá và không để khách hàng trả giá lên xuống hay than trách khi mua hàng
6. Nắm bắt yếu tố tâm lý => Phân biệt rành mạch khách hàng là nam và nữ, vui vẻ và khó tính, sang trọng và bình dân, hiền lành hay khó chịu, kiên định hay do dự,....để đưa ra những cách chốt khác nhau
7. "Gãy đúng chỗ ngứa" => Biết khách mua cúng nên mới nói câu "tiếc chi mấy đồng bạc lẻ với ông bà"
8. Có ưu đãi => Biết cúng còn tặng bó nhang. Nghe bán trái cây mà tặng nhang cũng kỳ nhưng nó lại được xem là nhiệt tình, gần gũi, gây được thiện cảm
Trong 8 điều trên, vẫn quan trọng nhất là điều số 6 NẮM BẮT TÂM LÝ. Cụ thể là :
1. Đối với những khách hàng lạ, điều cần bán đi chính là sự lễ phép.
2. Đối với những khách hàng quen thuộc, điều cần bán đi chính là sự nhiệt tình.
3. Đối với những khách hàng nóng tính, điều bán đi chính là hiệu suất.
4. Đối với những khách hàng ngạo mạn, điều thật sự bán đi chính là lòng nhẫn nại.
5. Đối với những người có tiền, điều mà bạn bán đi chính là sự tôn quý.
6. Đối với những người nghèo khổ, điều bán đi chính là lợi ích thiết thực.
7. Đối với những người thời thượng, điều bán đi chính là sự sang trọng.
8. Đối với những người chuyên nghiệp, điều mà bạn bán đi chính là sự chuyên nghiệp.
9. Đối với những người hào sảng, điều mà bạn bán đi chính là sự phóng khoáng.
10. Đối với những người keo kiệt, điều thật sự bán đi chính là lợi ích.
11. Đối với những người sống hưởng thụ, điều cần bán đi chính là sự phục vụ.
12. Đối với những người hư vinh, điều bán đi chính là vinh dự.
13. Đối với những người hay bắt bẻ, điều bán đi chính là sự tinh tế.
14. Đối với những người hiền lành, điều cần bán đi chính là sự chân thành.
15. Đối với những người hay do dự, điều thật sự cần bán đi chính là sự đảm bảo.

6 cách thu hút khách hàng với những chiến lược độc đáo

- 24/8/16









Hầu hết các nhà tiếp thị sử dụng kết hợp chiến lược thu hút khách hàng tiềm năng như quảng cáo Facebook, tổ chức sự kiện, tạo ebook, email marketing và nhiều hoạt động khác trong Marketing hỗn hợp. Tuy nhiên, vẫn có vô vàn chiến lược sáng tạo và mới mẻ khác có thể bạn chưa nghĩ tới, mà chúng hoàn toàn có thể là sức mạnh giúp doanh nghiệp nổi bật trong đám đông.

1. Marketing du kích (Guerrilla marketing)
Marketing du kích là hình thức marketing sử dụng phương pháp sáng tạo, độc đáo, dễ gây bất ngờ, thường với chi phí thấp để lan truyền thông điệp của doanh nghiệp. Nó đôi khi chỉ đơn giản là đặt những miếng dán (sticker), poster xung quanh khu phố, hoặc hoạt động nào đó thu hút sự tham gia của nhiều người như tổ chức flashmob.

Mr.Clean, đơn vị cung cấp các sản phẩm làm sạch và tẩy rửa đã tận dụng ngay các vạch kẻ sang đường để quảng cáo cho sản phẩm của mình. Chừng nào vạch kẻ duy nhất có logo của Mr.Clean còn trắng sáng hơn các vạch kẻ khác, thì chắc chắn quảng cáo thú vị này vẫn còn thu hút được sự chú ý của rất nhiều người.


Mr.Clean đã tận dụng các vạch kẻ sang đường để làm marketing du kích rất hiệu quả.

Hay như Nivea, thương hiệu hóa mỹ phẩm rất quen thuộc đã thuyết phục khách hàng chỉ bằng một chiếc ghế sofa. Nửa bên phải của chiếc ghế với logo và thông điệp “Tạm biệt dầu thừa trên da” hoàn toàn đối lập với nửa bên trái không có logo, bề mặt bóng loáng và nhiều lỗ nhỏ. Không cần thêm bất kỳ một yếu tố nào, công dụng của các sản phẩm Nivea đã được truyền tải trọn vẹn và vô cùng thuyết phục.


Chỉ một chiếc sofa, Nivea đã thể hiện rất rõ ràng công dụng của các sản phẩm mà họ cung cấp.

2. Marketing bằng người có ảnh hưởng (Influencer Marketing)
Thực hiện Marketing bằng người có ảnh hưởng cũng giống như tiếp thị bằng mối quan hệ. Mỗi ngành lại có những người có ảnh hưởng, nổi tiếng trong lĩnh vực đó – họ có thể là CEO của một công ty, một tác giả, blogger, diễn giả… Hãy tạo một danh sách gồm 10 người (có trường hợp bạn phải tính đến cả trăm người) mà bạn muốn kéo họ về “đội” của bạn. Từ đó tạo quan hệ và mạng lưới với những người này, trao đổi blog, kết nối, và mời họ phát biểu trong webinar hay sự kiện của bạn.


Marketing bằng người có ảnh hưởng cũng có thể bao gồm những khách hàng có tiếng nói và ủng hộ thương hiệu của bạn. Hãy tạo quan hệ với những chuyên gia trong lĩnh vực của bạn, chăm sóc khách hàng để biến họ trở thành những người lan truyền mạnh nhất sản phẩm.

3. Sử dụng meme
Rất nhiều doanh nghiệp sử dụng meme trong các chiến lược truyền thông mạng xã hội để tăng tương tác với khách hàng. Vậy meme là gì? Hiểu đơn giản, đó là một ý tưởng được lan truyền mạnh mẽ trên Internet. Meme thường mang tính hài hước, chứa một câu nói đơn giản hoặc một cụm từ thông dụng dưới dạng video, hình ảnh, microsite hay hashtag. Doanh nghiệp có thể thỏa sức sáng tạo với meme, và chỉ với những icon truyền thống, một bức ảnh đang “hot”, thông điệp của bạn sẽ được truyền đi với vô vàn tương tác trên Facebook hay Twitter. Chìa khóa chính là hãy đặt một lời kêu gọi hành động cụ thể với một liên kết như “Tải xuống ebook mới”, “Đăng kí tham dự webinar”, “Mua ngay sản phẩm mới”…


Thế giới di động – đơn vị cung cấp các sản phẩm điện thoại, máy tính, điện máy… đã sử dụng meme để làm marketing rất hiệu quả trên mạng xã hội.

Những hình ảnh tùy chỉnh như vậy được sử dụng rất nhiều trên các kênh mạng xã hội của doanh nghiệp để tăng cường nội dung, thúc đẩy sự kiện và khuyến mãi đặc biệt. Chúng dễ dàng thu hút sự chú ý của những người theo dõi, lôi cuốn họ ấn vào CTA của bạn.

4. Newsjacking
Về cơ bản, Newsjacking là một kỹ thuật mà các nhà tiếp thị nắm bắt được xu hướng của người dùng, cung cấp cho họ những tin tức nóng hổi có liên quan tới các vấn đề mà họ quan tâm. Hay nói cách khác, nhà tiếp thị biết nơi nào, khi nào và ở đâu có nhu cầu cao, họ tham gia các cuộc thảo luận và sử dụng lợi thế của mình, cung cấp thông tin (breaking news), hay những mẩu chuyện có liên quan trong các cuộc thảo luận chung. Đó có thể đơn giản là 1 show truyền hình, một bộ phim… hoặc bất cứ sự kiện gì đang khiến dư luận chú ý.


Website thời trang Zalora đã không bỏ lỡ cơ hội làm marketing nhân sự kiện Leo đoạt giải Oscar.

5. Tạo ra một câu thơ hay bài hát
Một chiến thuật thú vị khác là bạn có thể tạo ra một câu thơ hay bài hát đi cùng với sản phẩm trong các hoạt động giới thiệu, quảng bá. Điều này sẽ trở nên dễ dàng nếu bạn có thể tìm đúng người, đúng đơn vị có thể sáng tạo chúng cho bạn. Thông thường, bạn có thể tìm đến một nhạc sĩ, nói cho anh ta biết thông điệp bạn muốn truyền tải, và sản phẩm là một bài hát hay. Bạn có thể quay video, tạo hình ảnh chuyển động nếu đủ nguồn lực. Bạn sẽ có một giai điệu bắt tai, dễ nhớ để tung lên các phương tiện truyền thông mạng xã hội, email và các hoạt động Marketing khác.


“Nhà là nơi” là một ca khúc trong chiến dịch marketing cùng tên của Fami. Mặc dù chiến dịch đã kết thúc, nhưng những giai điệu gần gũi, yêu thương vẫn được rất nhiều người đón nhận.

6. Sử dụng thư thoại tự động

Có nhiều dịch vụ, chẳng hạn như Boxpilot, chuyên cung cấp thư thoại tự động. Đây là cách tuyệt vời để kết nối với người tham dự trước một sự kiện, và doanh nghiệp sẽ không phải tốn thời gian cho các cuộc gọi để quảng bá sự kiện. Dịch vụ thư thoại tự động cho phép bạn tạo ra kịch bản riêng và sử dụng giọng nói riêng. Hãy suy nghĩ về việc sử dụng giọng nói của Giám đốc công ty, hoặc thậm chí là của người nổi tiếng, nếu bạn có thể! Dịch vụ này tiếp cận khách hàng tiềm năng của bạn ngay cả trong giờ nghỉ hay ngoài giờ làm. Và trong khi bạn đang ngủ, cả ngàn người đang đăng kí tham dự sự kiện của bạn đấy!

Sự sáng tạo là không giới hạn, đôi khi bạn cần phải “vượt qua khuôn khổ” một chút và thêm gia vị cho các chiến dịch Marketing của mình.