BÀI MỚI

Bài Viết Mới Nhất
Browsing Category "marketing-online"

12 công cụ marketing miễn phí mọi startup nên biết

- 15/8/16
Nếu bạn đang phân vân giữa hàng trăm công cụ marketing trên thị trường hiện nay thì hãy tham khảo danh sách các sản phẩm tốt nhất dưới đây.


Nếu đang khởi nghiệp kinh doanh riêng bằng đồng vốn cá nhân, chắc chắn bạn sẽ hiểu được giá trị của từng đồng tiền tiết kiệm được.
Ai cũng hiểu tầm quan trọng của các hoạt động marketing đối với mỗi công ty. Nếu bạn đang phân vân giữa hàng trăm công cụ marketing trên thị trường hiện nay thì hãy tham khảo danh sách các sản phẩm tốt nhất dưới đây.
1. Quản lý các kênh truyền thông xã hội bằng Buffer hoặc Hootsuite
Buffer là công cụ quản lý đắc lực cho các kênh truyền thông xã hội như Facebook, Twitter, Instagram,… Buffer có khả năng kết nối nhiều tài khoản mạng xã hội vào một bảng điều khiển duy nhất, giúp bạn không phải lăn lộn đăng bài khắp nơi nữa. Một số tính năng thú vị khác bao gồm schedule (lên lịch trước) bài đăng, tạo các chiến dịch cũng như phân tích độ hiệu quả các post của bạn. Gói miễn phí của Buffer đã là khá đủ cho các startup.
Bảng điều khiển của Buffer
Tương tự như vậy, Hootsuite cũng là một công cụ tuyệt vời giúp bạn quản lý các tài khoản mạng xã hội. Điểm mạnh của Hootsuite là cho phép bạn nhanh chóng đăng tải các bài viết cũng như phản hồi trên các tài khoản mạng xã hội khác nhau ngay trên một bảng điều khiển duy nhất.
2. Thiết kế logo với “chợ” logo miễn phí của Spaces
Branding là một trong những bước bắt buộc trong các hoạt động marketing của doanh nghiệp, và logo là phần quan trọng hàng đầu trong bước này.
Với Spaces , bạn có thể dễ dàng lựa chọn hình dáng và các icon xuất hiện trong logo trong kho hình miễn phí sẵn có mà không cần phải quá nhiều tiền vào thuê một designer chuyển thể các ý tưởng của bạn thành hình vẽ nữa.
3. Thiết kế ấn phẩm truyền thông dễ dàng với Canva
Ấn phẩm truyền thông đẹp mắt đang ngày càng trở nên quan trọng hơn trong marketing. Từ những hình ảnh minh họa bài viết cho đến những infographic nâng cao ý thức người dùng, những catalogue sản phẩm cho đến poster quảng bá đều cần tới bàn tay của những người biết thiết kế. Thế nhưng nếu bạn chưa có đủ vốn hay khả năng thuê được một designer riêng thì sao? Hiện nay có rất nhiều công cụ design miễn phí trên thị trường, thế nhưng tốt và dễ sử dụng hàng đầu phải kể đến Canva . Với kho hình ảnh mẫu phong phú cực nhiều poster, banner Facebook hay brochure, ảnh minh họa và cho phép người dùng sử dụng kiểu kéo thả chữ vào, Canva xứng đáng là người bạn thân của tất cả các marketer.
4. Sử dụng Piktochart để tạo infographic nhanh chóng
Infographic cũng là một phương pháp tuyệt vời trong content marketing, và điều cản trở các marketer nhiều nhất từ trước đến nay chính là thiếu người có khả năng thiết kế. Vấn đề đó nay không còn nữa với Piktochart . Kho infographic mẫu của Piktochart có rất nhiều infographic các loại cho bạn lựa chọn, từ loại về tiểu sử cuộc đời cho đến loại về hướng dẫn hay nêu thống kê cho người xem được trình bày một cách hết sức sáng tạo. Bạn chỉ cần kéo thả thêm các yếu tố mình cần rồi save ảnh về máy là xong.
5. Tổ chức thông tin bằng Evernote và Mindmeister
Việc tổ chức, sắp xếp thông tin cho các chiến dịch marketing là hết sức quan trọng. Bạn có thể nảy ra ý tưởng vào bất cứ lúc nào trong ngày và chắc chắn cần một nơi hệ thống lại tất cả. Evernote là công cụ ghi chú đã quá phổ biến, cho phép bạn không chỉ ghi chép, scan từ notebook mà còn cho save cả những bài báo, thư mục quan tâm về đọc offline.
Trong khi đó, Mindmeister là công cụ vẽ bản đồ tư duy đắc lực cho phép bạn chia sẻ cả với các cộng sự nữa. Việc cùng nhau brainstorm ý tưởng cho các chiến dịch marketing sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
6. Lấy phản hồi khách hàng bằng SurveyMonkey
SurveyMonkey là một trong số các công cụ khảo sát online miễn phí tốt nhất. Khảo sát khách hàng là hoạt động hữu ích giúp các marketer lấy insight, cảm nhạn của người dùng và khám phá các xu hướng sử dụng đương thời. Chỉ mất vài phút bạn đã có thể thiết kế các nên một mẫu khảo sát chuyên nghiệp. SurveyMonkey cũng cho phép bạn phân tích kết quả một cách chi tiết.
7. Email marketing qua Mailchimp
Theo dõi hiệu quả các chiến dịch qua MailChimp
Email marketing nay đã trở thành một kênh không thể thiếu với các doanh nghiệp. Xây dựng hình ảnh trên các mạng xã hội như Facebook, Youtube, Instagram,… là quan trọng nhưng cũng đi kèm với những hạn chế của các nền tảng này là khó đưa khách hàng vào “sales funnel” và theo dõi quá trình mua sắm của họ.
Trái lại, email lại cho phép bạn kiểm soát chặt chẽ hơn sự tương tác giữa thương hiệu và khách hàng cũng như “nuôi” khách hàng từ giai đoạn bắt đầu tiếp cận thương hiệu cho đến khi quyết định mua sản phẩm. Mailchimp là công cụ email marketing miễn phí cho phép bạn dễ dàng đo lường các chiến dịch truyền thông qua mail.
8. Growth hacking bằng Sniply
Là một marketer có lẽ bạn không còn quá xa lạ với thuật ngữ “growth hacking” – các chiến lược tăng lượng người dùng tức thì một cách sáng tạo và ít tốn kém.
Một trong những thủ thuật growth hacking hiệu quả là share lại các post từ những chuyên gia nổi tiếng trong ngành để xây dựng sự tin tưởng cho người dùng, Thế nhưng những nội dung bạn share lại thường nằm ở các website khác mà bạn không có quyền kiểm soát nên thường người đọc sẽ “ngó lơ” luôn website/page của bạn khi được dẫn sang nguồn khác. Hiểu điều này, Sniply cho phép bạn gắn nút kêu gọi hành động (Call to action) vào bất cứ nội dung gì bạn chia sẻ. Nó giúp bạn gắn một nút quay lại/kêu gọi hành động vào một hộp thoại bên góc trái màn hình để người đọc có thể quay trở lại website của bạn.
Ví dụ về sử dụng Sniply để kêu gọi khách hàng quay lại trang
9. Lấy nội dung từ các website bằng Scraper
Scraper (Data Miner) là một tiện ích Chrome cho phép lấy hết dữ liệu trên một website nào đó rồi xuất nó ra file Excel để tiện theo dõi. Đây là một cách tuyệt vời để lấy thông tin khách hàng từ các đối thủ. Một khi đã có được những danh sách khách hàng đáng giá này, bạn có thể sử dụng cold email hay cold call để thu phục họ.
10. Tìm kiếm thông tin chính xác bằng Rapportive
Sẽ thế nào nếu bạn nhận được email từ một khách hàng tiềm năng và muốn biết thêm thông tin chi tiết của họ? Rapportive sẽ giúp bạn dựa vào email để tra ra ngay ảnh chân dung, nơi sống, nghề nghiệp, công ty, hồ sơ cá nhân trên LinkedIn,…và hiển thị tất cả ngay trên giao diện Gmail, rất tuyệt phải không?

Mô hình 7 Mix Trong Marketing Online

- 11/8/16
Online marketing là mô hình kinh doanh phổ biến nhất hiện nay. Mô hình này được rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức áp dụng. Tuy nhiên để thực hiện thành công mô hình này không hề đơn giản. 
🔎 Vì vậy, mô hình 7p dưới đây sẽ giúp khách hàng có cái nhìn tổng quát hơn về marketing Online. Từ đó xây dựng được chiến lược và thực thi nó thành công. 


Về Concept trong chiến dịch Marketing

- 3/8/16

Có bạn hỏi về Concept và thấy ít ai nói về Concept trong marketing nên chia sẻ đêm khuya chút, với mình thì Concept vẫn còn lơ mơ và đang học hỏi thêm nên mong các anh chị góp ý thêm. 

Bắt đầu và đơn giản thôi :


💡 - Concept được xem như linh hồn của quảng cáo.

💡- Concept là ý tưởng chủ đạo.


Concept mang tính bao quát, định hướng và là mục tiêu chung. 1 concept có thể có rất nhiều idea, và những idea này hỗ trợ việc thể hiện concept.

Concept có vai trò quan trọng trong chiến lược xây dựng hình ảnh thương hiệu vì thế cần tạo ra một concept phù hợp. Concept được tạo ra bởi các agency nhưng đôi khi client đề xuất. Và trong Agency thì CD (Creative Director) là người đảm nhiệm việc sáng tạo ra concept. Họ góp phần thổi linh hồn vào quảng cáo.

Tiêu chí của 1 Concept đó là SMART :


S = Specific (rõ ràng)
M = Measurable (vừa phải)

A = Attractive (hấp dẫn)

R = Relevant (gần gũi)

T = Timing (đúng lúc)

Concept thường đơn giản, nhưng từ một concept đơn giản đó có nhiều idea cũng như execution khác nhau. Có thể nói concept như chiếc xương sống, từ đó, những idea bồi đắp da thịt để hoàn thiện.

Mở rộng hơn:

Product concept: Concept của sản phẩm lại là những ý tưởng chủ đạo của sản phẩm nhằm để đáp ứng hoặc tạo ra một nhu cầu của người tiêu dùng.

VD: Các loại nước uống trên thị trường được biết đến như một loại giải khát. Còn Trà Dr Thanh ra đời với concept là “giải nhiệt cơ thể”

Đơn giản Concept là Nội Dung Thông Điệp mà Quảng Cáo muốn Truyền Tải...

Bản Kế hoạch Marketing cơ bản dành cho doanh nghiệp 2016 (Marketing Plan)

- 27/7/16
Bài viết này tôi xin gửi tới các bạn các bước cơ bản của một kế hoạch Marketing Online cơ bản, đặc biệt xu hướng bây giờ là Digital Marketing, mong giúp ích cho các bạn hình dung được sự tổng quát và triển khai đúng hướng hơn, trong các bài viết tiếp theo tôi sẽ cập nhật chi tiết và có ví dụ cụ thể cho từng mục nhỏ.  (Click vào ảnh để xem chi tiết)

I.Tổng quan

+ Tóm tắt về mục tiêu kinh doanh và mục tiêu marketing tổng thể, mục tiêu năm 2016 của doanh nghiệp. Nêu bối cảnh, tóm tắt thực trạng và lý do cần thiết phải thực hiện chiến lược Digital Marketing năm 2016.

+ Một vài con số then chốt về sản phẩm, mục tiêu kinh doanh và thị trường.

II.Mục tiêu

+ Liệt kê các mục tiêu

+ Đánh thứ tự ưu tiên

+ Các con số cụ thể, đo lường được

+ Cụ thể ngân sách

+ VD: 1.Củng cố thương hiệu ABC 2.Nâng tổng số căn hộ bán ra trong năm 2016 từ xxx - xxxx

(Liệt kê các mục tiêu, Đánh thứ tự ưu tiên, Các con số cụ thể, đo lường được, Cụ thể ngân sách)

III.Hiện trạng Doanh nghiệp

+ Thực trạng

  - Liệt kê các con số thống kê về thị trường

  - Đánh dấu những con số có ý nghĩa

  - Sử dụng các biểu đồ

  - Hình ảnh hoá các con số để so sánh hoặc làm nổi bật số liệu

+ SWOT

  - Điểmmạnh

  - Điểm yếu

  - Cơ hội

  - Thách thức

  - Phân tích SWOT nên bao trùm cả phạm vi bên trong và bên ngoài có tác động đến doanh nghiệp, có liên quan tới chiến lược marketing tổng thể, nguồn lực hiện tại, năng lực cạnh tranh, năng lực đội ngũ, độ chính xác/tin cậy của các nghiên cứu thị trường, các báo cáo thu được. Không thể bỏ qua nghiên cứu thị trường, nghiên cứu các xu hướng công nghệ, kinh tế, xã hội có ảnh hưởng tới doanh nghiệp.

(Điểmmạnh, Điểm yếu, Cơ hội, Thách thức)

+ Digital Marketing Audit

  - Facebook Page

  - Google Adwords

  - Online PR

  - Online Advertorials

  - Forum Seeding

  - Video Mkt

  - Affiliate

IV.Thực tiễn Mkt trong ngành

+ Liệt kê danh sách các doanh nghiệp trong ngành

+ Xác định các đối thủ chính, trực diện

+ Thống kê các chiến lược, chương trình Digital Marketing đối thủ đã thực hiện

+ Đánh giá những thành công/thất bại của các chiến dịch đã thực hiện

+ Đánh giá xu hướng, các bài học

+ Tìm hiểu các case study cụ thể

+ Sau khi đánh giá toàn ngành và rà soát các hoạt động đối thủ đã làm trên toàn bộ thị trường trong năm trước, cần có đánh giá tổng quan lại đối thủ nhằm: - Xác định vị trí trên bản đồ digital so với đối thủ - Xác định xu hướng cần phải theo để đuổi kịp hay vượt mặt đối thủ -Nhận ra bài học/sai lầm của đối thủ để tránh •  Tìm ra được hướng đi độc đáo so với toàn ngành nhằm chiếm lĩnh tâm trí khách hàng hoặc bán được hàng

(Liệt kê danh sách các doanh nghiệp trong ngành , Xác định các đối thủ chính, trực diện , Thống kê các chiến lược, chương trình Digital Marketing đối thủ đã thực hiện, Đánh giá những thành công/thất bại của các chiến dịch đã thực hiện , Đánh giá xu hướng, các bài học , Tìm hiểu các case study cụ thể )

V. Các xu hướng MKT

+ Quảng cáo Video và Content (phát triển mạnh)

+ Mobile Marketing (xu hướng chính)

+ Social Influencer marketing (là cách hiệu quả nhất)

+ Đầu tư vào content

+ Display Ads và Programatic (chiếm ngân sách lớn)

+ Automation Marketing

+ Conversion rate optimization

VI. Đối tượng mục tiêu

+ Chỉ ra đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng mục tiêu

+ Phân tích hành vi, thói quen sống và tiêu dùng

+ Chỉ ra những thay đổi, xu hướng trong hành vi tiêu thụ media/digital media của người dùng trong năm 2015

+ Sử dụng số liệu của các báo cáo nghiên cứu thị trường, nghiên cứu về hành vi tiêu dùng và báo cáo digital marketing của năm gần nhất - Hình ảnh hoá thông tin - Mô hình hoá -Hạn chế sử dụng text và câu chữ rườm rà

(-Chỉ ra đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng mục tiêu , -Phân tích hành vi, thói quen sống và tiêu dùng , - Chỉ ra những thay đổi, xu hướng trong hành vi tiêu thụ media/digital media của người dùng trong năm 2015)

VII. Hướng tiếp cận chiến lược

+ Thực trạng doanh nghiệp

  - Thực trạng ngành

  -  Ứng dụng Mkt trong ngành & trên thế giới

  -  Xu hướng Digital Mkt 2016

  -  Insight người dùng

  -  Phương án tiếp cận chiến lược

+ Phương án tiếp cận chiến lược phải thể hiện được là kết quả logic của toàn bộ chuỗi tổng hợp, đánh giá và phân tích thông tin ở phía trên

+ Phương án chiến lược phải đảm bảo:

  - Tính chiến lược

  - Đúng xu hướng

  - Khả thi

  - Nhìn thấy rõ phạm vi và đối tượng tác động

  - Dễ hình dung hiệu quả

VIII. Concept

+ Concept phải ăn khớp với chiến lược và được thể hiện xuyên suốt trong toàn bộ các chiến thuật trên tất cả các kênh.

IX. Key visual

+ Key Visual chính là hình ảnh hoá Concept.

X. Story

+ Câu chuyện phải gắn với Concept và Key Visual.

+ Câu chuyện sẽ giúp bạn làm nên sự khác biệt, dễ được khi nhớ và dễ gây thiện cảm

XI. Kế hoạch chiến lược

+ Kế hoạch chiến lược – Master Plan - là tổng hợp/ input toàn bộ hướng tiếp cận chiến lược được chuyển tải qua Concept và cụ thể hoá trong từng chiến thuật.

+ Master Plan

  - Mô hình hoá toàn bộ chiến lược

  - Thể hiện được ý tưởng xuyên suốt (Concept)

  - Thể hiện được kênh và chiến thuật trên từng kênh

  - Thể hiện được sự tương tác qua lại giữa các kênh (nếu có)

  - Thể hiện được mục tiêu của từng Tactics/chiến thuật (nhắm tới đối tượng nào, để làm gì).

  - Thể hiện được Timeline và các hoạt động hỗ trợ

XII. Chiến thuật

+ Khi trình bày chiến thuật, nên thể hiện ở mức độ gần như hoàn thiện, có thể thực hiện được chứ không chỉ mang tính ý tưởng. Điều này sẽ quyết định việc proposal của bạn có được thông qua hay không. Với các tactic có cần đến thiết kế thì nên có bản demo. Với tactic cần đến kịch bản, câu chuyện thì nên có copywrite hoặc storyboard.

+ Lần lượt mô tả các chiến thuật theo trật tự trình bày trên Master Plan.

XIII. KPIs

+ Đưa ra chỉ số thực hiện cụ thể cho từng Tactics

+ Các chỉ số phải là những con số mang ý nghĩa hướng vào việc tạo ra Conversion theo xu hướng biến người ghé thăm thành khách hàng tiềm năng, biến khách hàng hiện tại thành khách hàng trung thành

XIV. Quản lý rủi ro

+ Liệt kê các vấn đề có thể gặp phải khi triển khai kế hoạch chiến lược này. Chỉ ra khả năng (mức độ %) rủi ro có thể xảy ra và đưa ra phương án xử lý. Chỉ rõ vai trò và trách nhiệm của bên/bộ phận sẽ hành động khi có vấn đề/rủi ro phát sinh.

+ Phương án dự phòng/back up khi việc triển khai không diễn ra như dự kiến.

+ Dự trù các chi phí phát sinh

  - Dự trù chi phí được thống kê theo danh sách Tactics, ăn khớp với trật tự thể hiện trên Master Plan

XV. Báo cáo giám sát

+ Quy định cơ chế báo cáo (tuần, tháng, báo cáo tổng kết)

+ Quy định loại báo cáo

+ Quy định đối tượng thực hiện/nhận báo cáo

+ Quy định cơ chế giám sát, xử lý, phản hồi báo cáo và cơ chế điều chỉnh kế hoạch hành động

+ Quy định quy trình làm việc chung giữa các bên


Marketer Mr.

[Kỳ 3]: Mô Hình Tổ Chức Nhỏ Cho Phòng Online Marketing

-

Đây là cách em tổ chức một Team để triển khai các dự án nhỏ, các bác tham khảo nhé.


1. Mô Hình Tổ Chức


- Phòng Marketing sẽ bao gồm 2 bộ phận: Research Team (nghiên cứu và tạo Plan cho chiến dịch) và Deployment Team (triển khai các chiến dịch và chăm sóc khách hàng).

- Đứng đầu mỗi Group sẽ là một Team Lead, 2 bên sẽ có các mảng tương ứng giữa research và deploy.

a. Research Team:


Bộ phận nghiên cứu sẽ chịu trách nhiệm cập nhật những thông tin mới, nghiên cứu các sản phẩm mới đồng thời hỗ trợ các kiến tạo đầu tiên của chiến dịch và lên plan chi tiết bao gồm cả báo giá cho cả dự án. Các công việc được chia 3 nhóm như sau:

Social Group:


o Content: Nhóm sẽ chịu trách nhiệm về Content, biên soạn và tổ chức các bài viết thành kịch bản khi launch ra các mạng xã hội.

o Social Network: phụ trách nghiên cứu các tính năng, lên kế hoạch quảng cáo cho kênh chính là FaceBook và các kênh phụ (Extra)

o Forum: triển khai bài viết, thiết lập quảng cáo, thu thập báo giá nếu quảng cáo cho từng Forum (nếu được yêu cầu).

o E-Site: triển khai bài viết, thiết lập quảng cáo, thu thập báo gia nếu quảng cáo cho từng Site (nếu được yêu cầu).

Search Group:


o Google Adword: Config quảng cáo từ khóa, viết lời quảng cáo, check giá đấu từ khóa. Lên chiến dịch trong 1 tháng.

o SEO (Outsource): Phân tích Seo Onpage, Offpage của website, check độ khó của từ khóa. Đánh giá ngân sách cho kế hoạch seo theo từ khóa cụ thể cho từng website sản phẩm. Cập nhật các thuật toán mới của Google.

Video Group:


o Content: chịu trách nhiệm biên soạn content video ứng với từng nội dung của sản phẩm của Công ty và khách hàng.

o Youtube: lên chiến dịch tương tự Google Adword, báo giá chiến dịch trong 1 tháng.

b. Deployment Team:


Bộ phận triển khai sẽ chịu trách nhiệm tiếp tục triển khai công việc được phân công theo quy trình có sẵn, đồng thời sẽ là người hỗ trợ trực tiếp khách hàng. Ứng với công việc của 3 nhóm ở Resarch Team:
Social Group:

o Social Network: Kiến tạo Fanpage mới (nếu cần), Config và Run Quảng cáo. Post các Topic theo mô hình AISAS và theo kịch bản mà Team Research đã đưa ra từ trước. Trả lời Comment tăng tính tương tác giữa Fan và Fanpage. Phân tích số liệu dựa trên Tool của Facebook. Áp dụng các Tool cần thiết để triển khai Quảng Cáo một các hiệu quả. Phân tích thống kê số liệu thành Report (Analyse Number).

o Forum: Kiến tạo Topic mới cho sản phẩm (nếu cần), Config và Run Quảng cáo (nếu cần). Reply trả lời comment, tăng tính tương tác, sử dụng những comment mang có tính chất CTA (call to action) để hướng người dùng đến Website hay Fanpage của sản phẩm. Phân tích thống kê số liệu thành Report (Analyse Number).

o E-Site: Kiến tạo Topic hoặc gian hàng mới cho sản phẩm (nếu cần), Config và Run quảng cáo. Reply trả lời comment, tăng tính tương tác, sử dụng những comment mang có tính chất CTA (call to action) để hướng người dùng đến Website hay Fanpage của sản phẩm. Phân tích thống kê số liệu thành Report (Analyse Number).

Search Group:


o Google Adword: Run Quảng cáo, theo dõi từ khóa hằng ngày nằm trong Top quy định, bid giá đưa từ khóa lên Top (nếu cần). Phân tích số liệu viết báo cáo trên số liệu đề ra dựa theo KPI.

o SEO (Out source): Chỉnh sửa config Onpage với website (nếu cần), đẩy mạnh các hình thức SEO Offpage nếu phần này chúng ta không Outsource. Tích hợp các công cụ SEO vào Web. Phân tích số liệu đánh giá dựa vào các công cụ làm SEO theo KPI.

Video Group:


o Manage Chanel: khởi tạo Chanel riêng cho từng sản phẩm (nếu cần). Chỉnh sửa Video phù hợp với sản phẩm và chiến dịch đề ra bên Research Team. Post các Video mới vào kênh và trả lời Comment hướng người dùng đến Website hay Fanpage của sản phẩm.

o Manage Ads: config quảng cáo cho Youtube hoặc các kênh chia sẻ Video khác (nếu cần). Chạy chiến dịch quảng cáo mà Team Research đề ra trước đó. Phân tích số liệu thống kê dựa vào Tool của Youtube hoặc các Tool sẵn có của các kênh khác.

Xác định USP bằng 5 bước

-
 USP LÀ GÌ? 5 BƯỚC ĐƠN GIẢN ĐỂ THỐNG LINH THỊ TRƯỜNG  
 USP (Unique Selling Point) có thể dịch nghĩa ra là đặc điểm bán hàng độc nhất. USP được coi là cách để doanh nghiệp nổi bật giữa hàng ngàn đối thủ khác, bằng cách tạo ra giá trị độc nhất của doanh nghiệp – những thứ mà các doanh nghiệp khác không có được.
 Vậy làm thế nào để tìm ra được USP, khi sản phẩm của bạn không hề có sự khác biệt so với các sản phẩm của đối thủ. Đây chính là phao cứu sinh của bạn. 



CHIẾN LƯỢC KHÁC BIỆT HÓA TRONG THƯƠNG HIỆU 
 Khác biệt hóa là một trong những chiến lược quan trọng nhất của thương hiệu.
 Tuy nhiên để hiểu rõ thế nào là khác biệt và xây dựng được chiến lược phát triển thương hiệu khác biệt hiệu quả cần nắm rõ được mô hình khác biệt hóa trong thương hiệu dưới đây.