BÀI MỚI

Bài Viết Mới Nhất
Browsing Category "content"

Những bài viết làm tê liệt mọi suy nghĩ của khách hàng

- 24/2/17

Khách hàng luôn có quá nhiều suy nghĩ làm ảnh hưởng đến việc mua hàng. Hãy làm tê liệt nó!

Qua bài viết, tôi mong muốn gợi ý những tư duy đơn giản trong chiến lược content. Để làm sao khi nhìn vào một bài viết, các ông (bà) biết được nó đang viết theo kiểu như thế nào, tự đưa ra được những cái phân tích. Cái nào hay thì học hỏi, cái nào dở thì bỏ qua 


Ngày nay content đang theo 2 trường phái:


I. Từ NỖI ĐAU của khách hàng:


Content được xây dựng ra như thể những bài thuốc quý hiếm chữa trị
Ông bà tự tin rằng sản phẩm của ông bà chữa trị được băn khoăn trong tâm trí khách hàng. Ok Fine! Gợi nó ra, xoáy sâu vào, càng đau càng tốt. Vì sao ư? Bệnh nhân chỉ tìm đến bác sĩ khi có vấn đề thôi. Bệnh càng nặng càng chi nhiều tiền để chữa.

Khách hàng của chúng ta cũng vậy. Đôi khi họ còn chẳng biết họ đau ở đâu, họ thiếu những gì. Việc của ông bà là dùng những từ ngữ đơn giản, bình dị để miêu tả nỗi đau của họ. Nếu ông bà viết mà dùng từ ngữ khó, những từ mỹ lệ thì tôi tin chắc các ông bà sẽ fail đó

Tin tôi đi!

“Đừng dùng NGOẠI NGỮ để nói chuyện với KHÁCH HÀNG”. (Các ông bà không hiểu câu này thì tôi sẽ viết một bài phân tích chi tiết)

Title đơn giản là truyền tải thông điệp. Gãi vào chỗ ngứa của KH “Ông bà đang bị đau chỗ này này, giải quyết ngay nó đi, mai mà nó phát triển thành bệnh nan y thì có tiền cũng chịu”.
Đấy, đơn giản là như thế đấy!

II. Từ lúc KH đang hả hê, sung sướng hãy dựng content moi tiền


Nhìn xem, sản phẩm của ông bà tốt, chất lượng, đẹp, abc xyz, vân vân và mây mây,… Chỉ ông bà biết thôi. Vậy khách hàng thì sao?

Content hãy hot như những chú chim, bất cứ ai nghe cũng đều cảm thấy phấn khởi và xuất đô la thần chưởng cho sản phẩm của ông bà.

Dạng content này cực kỳ thích hợp cho những sản phẩm bán kèm.

Tưởng tượng, ông bà mới mua 1 chiếc ô tô mới. Cảm giác của ông bà thế nào? Sướng đúng không? Haha.

Nếu tôi viết content giới thiệu cho ông bà 1 bộ camera hành trình ngay tại thời điểm đó thì sao?

Tôi sẽ viết những lời khen đơn giản về chiếc xe ô tô của ông bà, có gì khó đâu thêm một vài lời phân tích rằng tại sao ông bà lại có lựa chọn tuyệt vời đến như vậy. Sau cùng tôi mới gợi ý cách bảo trì bảo dưỡng xe hàng năm và thật thiếu xót nếu xe của ông bà không có chiếc camera hành trình của tôi. Chiếc xe trị giá lên đến cả tỷ đồng mà chiếc camera của tôi chỉ có vài triệu.

Đấy, ông bà đang không chỉ bán mỗi sản phẩm thôi đâu, ông bà còn đang bán cả niềm vui và kiến thức cho KH nữa.

Hãy nghe tôi!“KH là những người cực kỳ thông minh và luôn luôn là người có lựa chọn đúng đắn”

Xây Dựng Content Dựa Trên Phương Pháp 5W1H

-

Chia sẻ một mô hình cũng khá là dễ nhớ về cách xây dựng content dựa trên phương pháp 5W1H. 



Về các yếu When, Where thì tùy vào mỗi người miễn sao cảm thấy thoải mái sáng tạo là được nên xin phép không đề cập trong mô hình này. Về các yếu tố còn lại thì cụ thể như sau:


+ Who (Cho ai): chắc chắn đối tượng chúng ta nhắm đến phải là khách hàng và mọi thứ xoay quanh mối quan tâm của khách hàng tiềm năng của chúng ta

+ What (Cái gì): vậy khách hàng quan tâm những gì? Đó là là những kiến thức, tin tức, hướng dẫn và các trải nghiệm thực tế liên quan đến sản phẩm/dịch vụ và các mối quan tâm khác của khách hàng.

+ How (Như thế nào): vậy các nội dung đó cần như thế nào để thu hút? Một nội dung hấp dẫn không thể thiếu các yếu tố sau: cần thiết, hữu ích và thú vị

+ Why (Goal-vì mục đích gì): luôn luôn nằm trong 2 mục đích chính: tạo dựng thương hiệu từ đó xây dựng lòng trung thành của khách hàng hoặc kêu gọi hành động để tiến tới bán sản phẩm/dịch vụ của mình.

Nội dung chia sẻ cũng cơ bản nhưng mong giúp mọi người dễ nhớ do đã được mô hình hóa.

Làm thế nào để tạo ra bản mô tả chi tiết về khách hàng?

-

Tôi sẽ cung cấp cho bạn mẫu câu hỏi để làm bản mô tả khách hàng như sau:(những câu hỏi này sẽ cần phải được thay đổi chút ít cho ngành dịch vụ).


Câu hỏi 1: Ai đang có nhu cầu mua sản phẩm của bạn? (Bạn có thể tìm thấy khách hàng ở đâu?)

Điều quan trọng ở câu hỏi này là phải biết tất cả những ai sẽ là người trả tiền cho các hóa đơn của bạn. Nói cách khác là xác định cả khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm của bạn. VD: Bạn có thể bán cho cả sinh viên, người đi làm, và doanh nhân,...

Câu hỏi 2: AI là đối tượng bạn mục tiêu muốn bán sản phẩm?


Trong khuôn khổ Group, với SMEs, hãy lựa chọn cho mình 1 phân khúc khách hàng mục tiêu. VD: Bạn có thể bán cho cả sinh viên và chủ doanh nghiệp, nhưng bạn muốn tập trung vào chủ doanh nghiệp vì họ có nhiều ngân sách hơn và ít để ý đến giá.

Câu hỏi 3: Chân dung khách hàng mục tiêu của bạn như thế nào?


Mục đích của câu hỏi này là để tạo ra một bức tranh chi tiết về khách hàng của bạn: giới tính là gì? Độ tuổi? Khu vực địa lý? Nghề nghiệp? Thu nhập? Động cơ khi mua hàng?. Bạn cần lưu ý xác định rõ động cơ mua hàng của khách hàng. VD ho mua chiếc ô tô X vì để khoe, chứ không phải để đi,...

Câu hỏi 4: Hành vi của khách hàng mục tiêu là gì?


Câu hỏi này bạn cần làm rõ 4 yếu tố: Sở thích của họ là gì?, hành vi mua hàng ở đâu, tìm kiếm thông tin trên kênh nào? Họ giải trí ở những nơi nào? Họ quan tâm tới điều gì?

Câu hỏi 5: Nhu cầu của khách hàng mong muốn khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ là gì?


Ở câu hỏi này, bạn cần xác định 4 yếu tố: Họ muốn SP, DV nhanh chóng như thế nào? Họ muốn SP,DV chất lượng ntn so với gia họ phải trả? Họ muốn donah nghiệp giải quyết nỗi lo nào khi họ mua hàng? Họ muốn được đối xử như thế nào?

Câu hỏi 6: Rủi ro của KH khi sử dụng sản phẩm dịch vụ là gì? ( Tạ sao họ không mua)

Bạn cần nêu ra được lý do, rủi ro tại sao mà khách hàng không mua sản phẩm dịch vụ để đi giải quyết.

Câu hỏi 7: Khách hàng yêu thích điều gì nhất từ sản phẩm của bạn? (tại sao họ mua sản phẩm)

Tiêu chí: Ngoài việc cần phải biết khách hàng của bạn là ai, bạn cũng cần phải biết điều gì gây cho họ hứng thú với sản phẩm của mình. Tại sao họ lựa chọn đây là nơi đầu tiên mua hàng, và tại sao họ lại tiếp tục quay trở lại?

Ví dụ: Ví dụ 1: khi mua 1 chiếc Iphone, bạn sẽ quan tâm nhiều hơn đến kiểu dáng hiện đại của chiếc iphone, khi cầm lên trông sang trọng hơn những chiếc điện thoại khác thay vì tính năng của nó.

Còn với Oppo, hãng điện thoại nổi tiếng gần đây khi Sơn Tùng MTP là hình ảnh đại diện cưa thương hiêu. Thì điều khách hàng yêu thích nhất khi mua sản phẩm không phải là thiết kế mà là dòng điện thoại này chụp ảnh tự sướng đẹp hơn các loại khác

Tóm lại, 1 ngôi nhà đẹp đẽ đến mấy, nguy nga đến mấy, đều phải xây trên 1 NỀN móng chắc. Nếu bạn muốn sở hữu những bài viết bán hàng thu hút hàng ngàn lượt tương tác, trang thái thuyết phục độc giả bày tỏ quản điểm, nhớ 2 bước đầu tiên này: hiểu sản phẩm, và hiểu khách hành - xây NỀN trước!

5 bước viết QUẢNG CÁO Hạ Gục Nhanh – Tiêu Diệt Gọn mọi khách hàng

- 21/2/17


------------------------------------------
Hôm qua mình có thấy một bạn chia sẻ về cách viết Content để thành công mọi thời đại nhưng đọc qua thì thấy toàn tận (lạm) dụng chương trình khuyến mãi. Thế nhưng nếu không có khuyến mãi thì tịt luôn không viết được sao? Thế nên công thức đó chắc chắn không thể thành công MỌI THỜI ĐẠI được (quả này giật tít hơi ác).
Thêm nữa mình cũng cảnh tỉnh các bạn cứ thích dùng km, giảm giá, sale sốc để câu khách. Nó là con dao 2 lưỡi, làm ăn chộp giật, chớp thời cơ thì được chứ làm ăn lâu dài thì không ổn. Không ổn thế nào thì lại là vấn đề bàn luận lúc khác. Quay lại 5 bước mình nói trong tiêu đề. Mong mọi người ghi nhớ 5 bước sau:
1. Gây chú ý.
2. Trình bày lợi ích: bán lợi ích không bán sản phẩm.
3. Chứng minh lợi ích: làm khách hàng tin lợi ích đó là có thật
4. Thuyết phục khách hàng phải chớp ngay lấy lợi ích.
5. Kêu gọi hành động: khách hàng phải MUA NGAY sau khi đọc xong bài.
Đây là 5 bước qua quá trình HỌC + ĐỌC SÁCH + LÀM VIỆC mình áp dụng. Công thức này không chỉ đúng trong khi viết bài quảng cáo, ai sáng tạo hơn dùng trong landing page hay đòi sếp tăng lương hay cưa gái, cưa trai đều được nhé.
1. Gây chú ý.
Thử tưởng tượng đang đọc một bài quảng cáo FB, các bác bị gây chú ý bởi cái gì? 1 là câu tiêu đề và 2 là hình ảnh đúng không? Thế nên tất nhiên là tập trung vào 2 cái này mà bắt người ta phải đọc mình thôi.
👉 Tiêu đề:
🔸 “Cụ thể” là thượng sách: đưa con số, bằng chứng xác thực, thời gian xác định. Cứ thử ngẫm 3 cái tiêu đề sau các bạn sẽ hiểu:
Tiếng Anh thành thạo với Mrs.Yến’English.
Chỉ 2 tháng, Tiếng Anh thành tạo với Mrs.Yến’English
Chỉ 2 tháng, tăng từ 600  800 TOIEC với Mrs.Yến’English
Phần này các bạn tự so sánh để thấy sự lợi hại đến đâu của con số.
🔸 Dài hay ngắn không quan trọng: có nhiều hôm nhìn ông Marketing và ông Content ngồi cãi nhau vì headline dài với ngắn mà thấy buồn cười. Tất nhiên ngắn là tốt, càng ngắn càng tốt. Nhưng quan trọng là nó phải hay, đủ ý và gây chú ý (ví như headline của mương 14, toàn dài bất tận mà sao vẫn đọc hết).
🔸Tận dụng các từ khóa gây kích thích: cái này anh Bình cũng đã một lần up tài liệu rồi, nằm vùng để làm gì? Là để học hỏi được những tài liệu như thế, mong các bạn tận dụng nó.
🔸 Tận dụng từ “bạn”: khiến người đọc thấy mình trong đó, và các bạn đừng quên “ta luôn là số 1”.
🔸 Trực diện vào VẤN ĐỀ họ đang gặp phải và hứa hẹn một LỢI ÍCH họ nhận được.
🔸 Tận dụng trend: cái này phải tùy đối tượng khách hàng và sản phẩm bạn đnag kinh doanh, trend của giới nào thì dùng cho giới đấy.
🔸 Đặt headline bằng cách đặt câu hỏi: câu hỏi luôn tạo được sự chú ý, nếu câu hỏi của bạn trúng vào vấn đề họ đang quan tâm.
👉 Hình ảnh minh họa: Cái này đặc biệt quan trọng với những mặt hàng như thời trang, đồ ăn, trang sức,… người ta chỉ xem ảnh chứ ít khi quan tâm content.
Có khi nào bạn lướt fb, lướt qua ảnh rồi xong quay lại đọc bài viết không? Đó chính là sức mạnh của hình ảnh, bởi:
🔸 Nó gây cảm xúc mạnh mẽ hơn.
🔸 Bắt mắt hơn.
🔸 Truyền tải các thông điệp cảm xúc rõ ràng hơn (đẹp, ngon,…)
Quan trọng là ảnh của bạn phải #KHÁC_BIỆT, TƯƠNG_PHẢN với các thằng khác cũng đang quảng cáo.
Có hai cách gây sự chú ý:
1 là xấu kinh khủng.
2 là đẹp xuất sắc.
Thêm nữa với bài quảng cáo đừng bắt khách hàng tư duy quá nhiều. Hình ảnh cần tập trung vào SẢN PHẨM: công dụng, cách dùng, hiệu quả sau khi sử dụng,…
🤓 Bài viết đã quá dài, xin tạm dừng ở đây. Hẹn các bạn phần sau chia sẻ tiếp bước thứ 2. Tạm thời cứ 1 bước gây chú ý trước đã.
(tu bi con ti niu…)
Mọi thắc mắc các bạn có thể COMMNT dưới post này.
🔥 🔥 🔥 Hot…………Hiện tại mình đang có “dự án” review sách về content, tóm gọn kiến thức theo 50 trang một, đã được 150 trang sách “Quảng cáo Quyến rũ”, bạn nào hứng thú có thể đọc trên FB cá nhân của mình (tìm trong phần album).

6 hình thức viết content

- 17/2/17

Nghề Sản Xuất Nội Dung (Content Producer) là một nghề luôn luôn hot xình xịch và có nhu cầu cao, hot cho đến khi nào không còn ai dùng internet nữa thì thôi.



Nghề Sản Xuất Nội Dung chia ra thành rất nhiều đầu việc khác nhau như sản xuất nội dung viết, sản xuất video, sản xuất hình ảnh, sản xuất ấn phẩm Content...

Chỉ riêng đầu việc Sản Xuất Nội Dung Viết đã có đến 6 dạng công việc tương ứng với 6 hình thức viết Content khác nhau. Hành nghề Content, chắc chắn bạn sẽ đụng đến 1, 2 hoặc 3 đầu việc trong số 6 dạng viết Content dưới đây.


1. Sale Content


Đây là dạng công việc viết lách truyền thống nhất. Ngay từ thời mới xuất hiện hình thức giao thương buôn bán là đồng thời đã có xuất hiện các dạng nội dung chào hàng đơn giản mà người bán viết ra để cho khách hàng đọc, hoặc thông báo tôi đang bán cái gì, hoặc tôi đang mang đến cho bạn một món hời (ưu đãi) nào vào lúc này.

Theo thời gian, nội dung chào hàng ngày càng được cải tiến với mục tiêu thuyết phục cho bằng được khách hàng mua hàng. Nội dung bán hàng ngày nay, ngoài việc thông tin tôi bán cái gì, người viết Content Bán Hàng cần nhiều phần nội dung hơn thế để giữ chân khách hàng xem và thúc đẩy họ ra quyết định.

Những bài viết bán hàng càng dài với giọng điệu cuốn hút sẽ có khả năng thuyết phục mua hàng cao hơn những bài viết bán hàng ngắn. Yếu tố thu hút và có sức thuyết phục là 2 yếu tố quan trọng cần có khi viết Sale Content.

Sale Content có thể viết cho Web, Blog, Email, Sale Page, Fanpage hoặc Profile Facebook Cá Nhân.

2. Social Content


Social Content gồm các bài viết mang tính tương tác, câu like, câu view trên các kênh Social để điều hướng người dùng theo mong muốn của mình. Người viết Social Content là người hiểu về tâm lý và insight của người xem, kết hợp sử dụng thuần thục câu chữ để lấy được sự yêu mến, tin cậy của độc giả.

Social Content hiện tại đa phần được viết trên Facebook: Profile Cá Nhân, Group, Fanpage; tiếp theo có thể kể đến các đoạn Content viết trên Web với các điều hướng có chủ ý, viết trên Zalo, LinkedIn, Forum chuyên ngành.

3. Technical Content


Đây là một dạng viết đòi hỏi phải có chuyên môn, am hiểu sâu về lĩnh vực mình viết.
Những người viết Technical Content thường là những người có kinh nghiệm thực tế, hiểu rất rõ và chuyên sâu về sản phẩm, về kỹ thuật tạo ra sản phẩm. Họ không viết kiểu văn chương lai láng, mà đi thẳng vào việc đưa ra các thông tin có đầy đủ số liệu, dẫn chứng, thông số kỹ thuật cần có.
Các bài viết dạng Technical Content thường sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên ngành. Bài viết rất chất lượng về kiến thức chuyên môn. Là điểm cộng cho uy tín của thương hiệu. Tuy nhiên, Technical Content cũng có nhược điểm là khô khan và kén người đọc, không dành cho mọi đối tượng. Nếu không phải là người làm trong ngành thì khó lòng hiểu hết.

4. Creative Content


Người viết Content dạng này cần có khả năng sáng tạo cao. Việc họ làm phần lớn trong ngày là tha thẩn bay bổng hoặc động não suy nghĩ ra các ý tưởng, các concept, đưa ra ngắn gọn một vài từ "chất" nhưng muốn ngất. Họ không phải viết nhiều, nhưng mỗi ý tưởng họ tạo ra luôn có giá trị về mặt thương hiệu, thẩm mỹ, độ viral. Khách hàng sẵn sàng trả rất nhiều tiền cho các ý tưởng sáng tạo độc đáo của họ.

Công việc của người làm Creative Content khá thú vị và có thu nhập cao, tuy nhiên, không phải ai cũng có thể làm được. Để thăng hoa và phát triển với nghề này, bạn cần liên tục kích năng lực sáng tạo bên trong mình, có chút điên rồ, chút không tuân theo quy tắc, chút nghịch phá tò mò thích khám phá.

Creative Content có thể kể đến việc viết Slogan, làm Storyboard, Concept kịch bản quảng cáo, viral...

5. SEO Content


Kinh doanh trên Internet càng nở rộ thì nhu cầu về nhân sự viết SEO Content càng tăng cao. Đây là công việc gần như là phổ biến nhất hiện nay với số lượng người làm công việc này chiếm tỷ lệ khá lớn trong 6 dạng công việc về Content. Do cách viết SEO luôn có từ khóa gợi ý trước cho nội dung bài viết, độ dài bài viết SEO thường ngắn và không đòi hỏi cách hành văn phải hay mượt mà, nên việc viết bài có phần nhẹ nhàng hơn các thể loại viết khác.

Viết SEO Content quan trọng về kỹ thuật làm SEO như số lần xuất hiện của keyword, vị trí xuất hiện của keyword, keyword chính, keyword phụ... mục tiêu để có được vị trí cao trên Google search.

Ngày trước, làm SEO có thể không quan tâm đầu tư cho chất lượng Content thì bài viết vẫn có thứ hạng tốt. Ngày nay, khi lượng thông tin đầy dãy, người đọc có xu hướng chọn lọc và ưu tiên đọc các bài viết có Content tốt. Do đó, người viết bài SEO hiện nay phải làm SEO Content, nghĩa là quan tâm đến việc viết ra các bài viết có giá trị với người xem, và có kèm từ khóa.

SEO Content được viết cho Web, Blog là chính.

6. Press Content


Người viết Press Content làm việc với các nội dung dạng bài viết PR, thông tin sự kiện, thông cáo báo chí, những phát ngôn đại diện cho công ty hoặc thương hiệu... Họ là người rất hiểu về định vị của thương hiệu để có thể truyền thông đúng, chuẩn xác về tin tức, hoạt động, tinh thần của thương hiệu đó. Họ chính là những "phóng viên riêng" của thương hiệu.
Văn phong sử dụng cho Press Content thường trang trọng, từ ngữ rõ ràng chính xác không được mập mờ về nghĩa.

Trên đây, mình vừa tổng kết 6 hình thức viết Content tương ứng với 6 công việc viết lách khác nhau.

Kỹ thuật tạo Viral clip và KPI cho 1 chiến dịch viral

- 16/2/17
Viral clip hay các hiện tượng viral khác trong cộng đồng mạng bản chất như con virus lan truyền, len lỏi đến từng cá thể của cộng đồng. KPI cuối cùng và rõ ràng nhất là các chỉ số liên quan đến Talking about this (chính xác nhất là share)

Vì vậy để có thể thực hiện viral cần đáp ứng được những yêu cầu sau:
1. Đối với kênh Facebook:
Virus khi lan truyền cần tấn công vào những cá thể yếu nhất của 1 tập thể: nữ lứa tuổi 13-24 (mặc dù có thể đây ko phải đối tượng KH mục tiêu). Như vậy để lan truyền virus này cần lựa chọn fanpage/KOL có các yêu cầu sau:
- Độ tuổi đọc của fanpage từ 13-24, giới tính: trên 70% là nữ
Dựa vào cơ chế phân phối bài viết của Facebook cần có những lưu ý sau:
- Lên lịch bài viết public lúc 19h tối thứ 6
- Setup quảng cáo lúc 18h30 (yêu cầu tài khoản quảng cáo có độ trust cao: hạn mức 16 triệu trở lên - có mức chi tiêu trong 1 năm trở lại đây không dưới 50 triệu)
- Target: 13-24 tuổi (trên toàn bộ việt nam) không nhắm mục tiêu cụ thể
- Đảm bảo tài khoản tiêu hết 2 triệu đồng ngay trong 2 giờ đầu tiên (sau đó có thể giảm dần ngân sách)
- Seeding 1,000 lượt chia sẻ và 100 comment vào ngay trong 15 phút đầu tiên khi public
Khi đạt đủ các yếu tố trên, KPI tối thiểu cần đạt được sẽ là:
- 19h15: 1,000 lượt chia sẻ
- 19h30: 10,000 lượt xem
- 20h: 200,000 lượt xem
- 21h: tài khoản quảng cáo tiêu hết 2 triệu đồng
- 22h: 500,000 lượt xem - 10,000 lượt chia sẻ
Sau 24h đầu tiên, thay đổi độ tuổi của nhóm quảng cáo từ 13-40 (lan dần sang nhóm KH mục tiêu)
Từ đây công việc tiếp theo sẽ phụ thuộc lớn vào nội dung của Clip, để có thể tiếp tục nhận được sự chia sẻ từ cộng đồng mạng thì thông điệp truyền tải trong clip là điều quan trọng nhất
Tối chủ nhật, thay đổi hoàn toàn nhóm quảng cáo về độ tuổi của nhóm KH mục tiêu 25-45
2. Đối với kênh Youtube
Khi chọn lịch public 19h tối thứ 6
Lịch up video trên video sẽ có điểm rơi vào 19h tối thứ 3
Cần phải có các kênh quảng cáo thu hút view của Youtube ngay lập tức:
KPI tối thiểu dành cho kênh này:
- thời điểm public video trên FB: Youtube cần đạt tối thiểu 200.000 lượt xem tại Việt Nam
- Lượt xem trong real time: tối thiểu 3k lượt xem/ 1h
Thời gian 1 tuần sau public, cần tiếp tục duy trì quảng cáo cho kênh ytb: trung bình 1k lượt xem/1h
Đây là các yếu tố kỹ thuật cần phải có để tạo ra 1 hiện tượng viral, các KPI trên đều ở mức tối thiểu. "vì em xứng đáng" đều đạt gấp 5 KPI trên facebook và gấp 2 lần trên youtube do thông điệp nhân văn chứa đựng trong clip, nên dù có sử dụng kỹ thuật tốt đến mấy nhưng nội dung vẫn yếu tố quyết định trong việc thực hiện 1 viral clip.
Khi nào rảnh sẽ viết thêm 1 bài viết: các yếu tố về content cần có trong 1 viral clip nữa — với Lê Minh Hiệp và Nguyen Viet Anh.
Nguồn: Đào Quyết Tiến

NHÌN LẠI 3 CHIẾN DỊCH KHÓ QUÊN NHẤT MẠNG XÃ HỘI NĂM 2016

- 10/2/17
Trong thời đại social media marketing bùng nổ như hiện nay, sở hữu những chiến dịch marketing độc đáo, có tính viral tốt và kích thích người tiêu dùng tương tác (like, comment) là mong ước của mọi marketers. Tuy nhiên, tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp vẫn đang lựa chọn hướng đi an toàn, quen thuộc nhất, không có chỗ cho cách làm táo bạo, đột phá hơn. Chính điều này đang cản trở thương hiệu Việt vượt khỏi vòng an toàn để vươn lên dẫn đầu thị trường.
Mặc dù vậy, trong năm 2016, có 3 doanh nghiệp Việt đã mạnh dạn triển khai những chiến dịch hoàn toàn khác biệt, nổi bật lên trong thị trường ngày một bão hòa và gặt hái được kết quả vô cùng mĩ mãn. Tận dụng sức mạnh của việc lắng nghe mạng xã hội, thấu hiểu insight của khách hàng và tinh tế trong cách thực hiện, các thương hiệu Việt dần đột phá hơn trong các chiến dịch quảng cáo. Một vài ví dụ điển hình như Bitis đã chọn 2 Influencer đang được giới trẻ quan tâm nhiều nhất là Sơn Tùng và Soobin Hoàng Sơn, Điện máy xanh truyền đạt thông điệp bằng việc lặp đi lặp lại với content và hình ảnh lạ, hoặc viral video của Vodka Cá sấu thực hiện quảng cáo hài hước và tạo sự tranh luận trong cộng đồng.
Bài viết dưới đây của YouNet Media tập trung phân tích 3 chiến dịch này dựa trên số liệu thống kê từ SocialHeat trong thời gian từ 18/12/2016 – 18/01/2017.

Nhìn chung, sức hút của Điện máy xanh chưa hề giảm nhiệt sau hơn 2 tháng tung ra TVC mà vẫn thu hút hơn 1,349,777 total interactions (lượng thảo luận, bài viết và tương tác từ cộng đồng mạng). Các hoạt động của Biti’s với chiến dịch “Đi để trở về” tiếp tục phát huy tính hiệu quả khi không chỉ thu về 1,203,433 total interactions mà còn biến Biti’s Hunter trở thành đôi giày được săn đón nhiều nhất trong thời gian qua  và liên tục cháy hàng tại các chi nhánh. Sau vài ngày xuất hiện, quảng cáo Vodka Cá sấu nhanh chóng trở thành cơn sốt trên mạng xã hội với hàng loạt ý kiến trái chiều về nội dung và tính hợp pháp của đoạn clip.

Điện máy xanh - Bạn muốn mua TV?

Ra mắt từ đầu tháng 11 đến nay, chiến dịch Mua hàng điện máy – Đến Điện máy xanh vẫn đang làm mưa làm gió trên khắp các diễn đàn mạng xã hội vì nhiều hoạt động PR rầm rộ. Sau giai đoạn sử dụng TVC để gây chú ý và tăng độ nhận diện thương hiệu, Điện máy xanh tiếp tục triển khai brand activation bằng sự xuất hiện của đội quân người xanh tại khu vực trung tâm của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Sự có mặt của binh đoàn Điện máy xanh cùng bài hát gây ám ảnh đã khuấy động cộng đồng lẫn giới truyền thông. Người xanh tập hợp vào các dịp đặc biệt nhất trong năm như Giáng Sinh, Tết Tây và đem lại niềm vui cho mọi người, đặc biệt là gia đình có trẻ nhỏ qua những màn trình diễn hài hước mà ai cũng có thể nhảy theo.
Điện máy xanh còn cho thấy sự nhanh nhạy trong việc theo dõi và cập nhật các trào lưu của giới trẻ như Lạc Trôi, Rồng Pikalong, cách để Tết không bị đòi nợ, cắt tóc ngày Tết, Tết xưa và nay… khi tung ra ảnh chế với người xanh kì dị khiến cộng đồng mạng không ngừng chia sẻ.
Mặc dù một số người xem cảm thấy hình ảnh của Điện máy xanh có phần gây sợ hãi nhưng không thể phủ nhận các clip quảng cáo của Điện máy xanh đều sở hữu  lượng view cực kì ấn tượng, dù không có bất kì người nổi tiếng nào.
Bài học rút ra:
  • Hình ảnh quảng cáo lạ, gây bất ngờ và tạo tranh cãi.
  • Sử dụng thông điệp dễ nhớ, lặp đi lặp lại với tần suất cao.
  • Tận dụng những trang Fanpage có các thành viên có khả năng khơi tạo trào lưu, cùng với việc sử dụng hình ảnh người xanh kết hợp với các trào lưu đang nổi để lan truyền nội dung trên mạng xã hội.
  • Tăng cường các hoạt động trên kênh own media, sử dụng mini game để tạo tương tác như cuộc thi tặng quà khi gửi clip bài hát trong TVC, truy tìm slogan, đưa ông già Noel "đến Điện Máy Xanh",...

Biti's Hunter - "Lạc trôi - Đi để trở về"

Chính vào lúc “ông hoàng giày Việt” trở nên phai nhạt trong trí nhớ của người dân Việt thì trong năm 2016 vừa qua, Biti’s Hunter đã chào sân thị trường. Không chỉ là một dòng sản phẩm mới, Biti’s Hunter có thể xem là con át chủ bài sẽ giúp Biti’s lấy lại hào quang bằng chuỗi hoạt động marketing nghiêm túc với quy mô lớn, mạnh tay đầu tư cho các viral clip và sử dụng những cái tên hot nhất trên mạng xã hội để đưa Biti’s Hunter Feast trở thành đôi giày được săn đón nhiều nhất trong thời điểm này.
Thực tế, cốt lõi trong sự trở lại ngoạn mục của Biti’s là chiến lược truyền thông hiệu quả, khởi đầu bằng hàng loạt các chiến dịch khác nhau để đưa Biti’s Hunter ra mắt công chúng như: UberMove kết hợp cùng Uber, Kỳ thực tập trong mơ, đề bài Young Marketers, trải nghiệm trò chơi tế ảo “Nhẹ như bay”,...
Vào cuối năm 2016, có hàng loạt tranh cãi liên quan với việc nên trở về với gia đình vào dịp Tết, hay nên đi để trải nghiệm nhiều hơn về cuộc sống ngoài kia. Đây luôn là tranh cãi không hồi kết mỗi dịp Tết về, khi mà văn hóa phương Đông đề cao tình cảm và sự gắn kết gia đình, còn người trẻ muốn được là chính mình.
Cụ thể, cộng đồng mạng tích cực tham gia tranh luận sôi nổi khi các KOL ủng hộ 2 quan điểm được xem là trái ngược như sau:
  • #teamđi: Phở, Giang Hoàng, Thùy Minh với quan điểm tình cảm gia đình nên được xây dựng trong suốt năm, chứ không chỉ mấy ngày Tết. Việc tìm kiếm trải nghiệm để tăng thêm vốn sống, biết yêu thương và trân trọng những gì mình đang có là hoàn toàn đáng ủng hộ, và "Về là ở trái tim, bước chân không có lỗi"!
  • #teamtrởvề: JV, Nguyễn Ngọc Thạch & Phan Ý Yên với những lý luận sắc bén khi cho rằng, việc đi không sai nhưng cần đi cho đáng, đúng thời điểm và Tết là lúc chúng ta cần dành thời gian cho bố mẹ, gia đình!
Chính trong lúc tranh cãi cao trào, Biti's cùng với Soobin Hoàng Sơn đã tung ra video clip với thông điệp "Đi để trở về", một thông điệp sâu sắc và truyền tải một định nghĩa rất khác về "đi". “Điều kì diệu là con người ta đi xa hơn để trưởng thành hơn, không quên mang theo bên cạnh hành trang nỗi nhớ gia đình.” - với thông điệp cuối clip đã khiến không ít người nhận ra hình ảnh bản thân mình trong đó, trân trọng hơn về các giá trị của tình thân, của gia đình.
Tương tác của 2 video clip viral lồng ghép khéo léo hình ảnh Biti's Hunter
Ngay sau đó, đỉnh điểm bùng nổ thông tin về Biti’s Hunter được đẩy lên cao trào vào dịp Tết Dương lịch 2017 khi đôi giày Biti’s Hunter xuất hiện chớp nhoáng trong MV Lạc Trôi của Sơn Tùng – nam ca sĩ luôn tạo ra trào lưu với bất cứ sản phẩm âm nhạc nào vừa ra mắt . Hình ảnh đôi Hunter màu đen phối với long bào hoàng phục trong khung cảnh cổ trang nhanh chóng tạo ra hiệu ứng viral mạnh mẽ, chỉ cần vài giây, không cần quay cận cảnh, không cần nhắc đến tên sản phẩm hay tính năng gì cũng đủ để giới trẻ sốt sắng tìm truy lùng "1 đôi Sơn Tùng".
Theo số liệu từ Google Trend, 2 MV đình đám đẩy lượt tìm kiếm về Biti’s lên đỉnh điểm trong 5 năm qua. Xây dựng chiến lược tập trung vào cảm xúc đã giúp Biti’s hoàn toàn chinh phục được đối tượng khách hàng trẻ tuổi, những người đặt ra yêu cầu cao không chỉ về chất lượng sản phẩm mà còn phải khẳng định hình ảnh và phong cách bản thân.
Bài học rút ra:
  • Tận dụng sức ảnh hưởng của người nổi tiếng, lồng ghép hình ảnh sản phẩm một cách khéo léo, phù hợp với đối tượng mục tiêu là người trẻ, năng động.
  • Có thể thấy, Biti's tận dụng khá tốt hiệu ứng gây tranh cãi. Dẫn dắt cộng đồng mạng tranh cãi giữa 2 việc "đi" và "trở về", sau đó kết thúc bằng thông điệp "đi để trở về" để xoa dịu cuộc tranh luận, cả hai team đều thỏa mãn với thông điệp không gì phù hợp hơn thế. Hoặc như kích thích anti fan của Sơn Tùng với việc "mặc đồ cổ trang mà đi giày hiện đại", bùng nổ cuộc chiến giữa fan và antifan, và không gì có thể viral nhanh hơn thế.

Vodka Cá Sấu - Cảm xúc chỉ có thể tốt hơn

Từ trước đến nay, đồ uống có cồn của doanh nghiệp Việt Nam thường truyền thông bằng hình thức phát sóng TVC trên truyền hình, content chỉ tập trung vào nam giới và chủ yếu xoay quanh việc khẳng định bản lĩnh phái mạnh, cho đến khi có sự xuât hiện của Vodka Cá sấu. “Cảm xúc chỉ có thể tốt hơn” là câu khẩu hiệu được khẳng định xuyên suốt trong viral clip của Vodka Cá sấu.
Không dựng nên bối cảnh hào nhoáng, sang trọng, nội dung trong clip mang mô típ quảng cáo của Thái Lan, kể những câu chuyện ngắn có phần phi thực tế liên quan đến sản phẩm. Cụ thể là Vodka cá sấu giúp một cô gái không tự tử, bố con cãi nhau làm hòa và Chí Phèo không giết Bá Kiến.
Cách thể hiện này đã tạo nên làn sóng tranh cãi gay gắt trên mạng xã hội khi phe ủng hộ khen ngợi đoạn phim hài hước, sáng tạo, xem mãi không chán còn phe phản đối cho rằng việc cổ vũ cộng đồng uống rượu để giải quyết vấn đề là vô cùng phản cảm, trái với thuần phong mỹ tục và đang ngang nhiên vi phạm pháp luật.
Chửi thuê, Beatvn những fanpage đầu tiên đã giúp quảng cáo Vodka cá sấu trở nên viral, kế đến là professional (người trong ngành) như Hiếu Orion và các trang chuyên về sáng tạo cũng nhiệt tình chia sẻ đoạn clip vì tính mới lạ của nó so với thị trường hiện tại.
Bài học rút ra:
  • Cũng như Điện Máy Xanh, Biti's hay như nhiều thương hiệu khác đang thực hiện, Vodka Cá Sấu cũng sử dụng 1 thông điệp đơn giản, dễ nhớ và xuyên suốt video clip "Cảm xúc chỉ có thể tốt hơn".
  • Nội dung video rõ ràng, dễ hiểu, không bắt người xem phải suy nghĩ quá nhiều qua từng lớp nghĩa. Sự hài hước cũng là một điểm mới trong video clip của Vodka Cá Sấu khi truyền tải thông điệp rượu không chỉ đơn thuần uống trên bàn nhậu, mà còn dùng khi con người có các cảm xúc vui buồn, bất cứ tâm trạng nào để "cảm xúc chỉ có thể tốt hơn" => thể hiện sự đồng bộ giữa thông điệp và nội dung.
  • Tranh cãi một lần nữa là chất xúc tác giúp video clip viral. Sau khi tung ra clip thu hút được sự chú ý của không chỉ cộng đồng mạng mà ngay cả giới chuyên môn, bỗng dưng xuât hiện một loạt các bài báo lên tiếng phê bình và cho thấy Vodka Cá sấu đang làm trái luật nhưng chưa có một thông tin chính thức nào cho thấy doanh nghiệp này thực sự bị phạt.

TẠM KẾT

Chọn hướng đi mới lạ, táo bạo về nội dung và chặt chẽ trong hành trình truyền tải thông điệp đến người tiêu dùng là những điều mà các marketer Việt Nam đã làm được trong năm vừa qua. Có thể nói, thành công của một chiến dịch không còn hoàn toàn phụ thuộc vào quy mô và nguồn gốc thương hiệu, đây là cuộc chơi của tất cả các marketers có khả năng sáng tạo, nhanh nhạy trong việc cập nhật xu hướng mới  kết hợp với việc lắng nghe mạng xã hội để lựa chọn Influencer phù hợp nhất, có tiềm năng viral tốt nhất. Công chúng có thể mong chờ thương hiệu nào sẽ tỏa sáng vào năm 2017, khởi đầu bằng những chiến dịch Tết giàu cảm xúc nhất?
Bài viết được phân tích bởi đội ngũ chuyên gia phân tích của YouNet Media và sử dụng số liệu từ SocialHeat - Hệ thống Social Listening & Market Intelligence duy nhất tại Việt Nam có khả năng thu thập và phân tích thông tin theo thời gian thực, một cách tự động và có phạm vi thu thập bao phủ hơn 90% các nguồn tin tức và thảo luận từ các mạng xã hội.

Viral content là gì ? – CÁCH VIẾT BÀI VIRAL HÀNG CHỤC NGÀN SHARE

- 9/2/17
Viral content là những bài viết ở các định dạng nội dung như Video, Ảnh, bài viết trên website, âm nhạc, câu tagline – thành ngữ hay, Bài thơ văn, Slide tài liệu, Ebook…. có giá trị cao tác động được đúng Insights của một đối tượng độc giả nào đó khiến nội dung được lan truyền, chia sẻ đi nhiều nơi như Facebook cá nhân, fanpage, group hay copy qua các nơi thảo luận trên diễn đàn, Blog, các website khác hay thậm chí báo chí truyền thông đại chúng như Kênh truyền hình, Radio, tạp chí, cơ quan báo chí, sách vở, giảng đường  và thậm chí cả lan truyền miệng.
Làm cách nào để nội dung được lan truyền mạnh mẽ như vậy cho hàng trăm ngàn người xem, hàng chục ngàn lượt chia sẻ trên MXH thậm chí lên báo chí, truyền thông?
Content – Nội dung có 3 dạng chính trên đời này : Hữu ích – Troll hài và – Nhân văn 
Content hữu ích : Là loại nội dung đem lại giá trị với người đọc / xem / nghe (khán giả) – Nó có 3loại hữu ích : Hữu ích về mặt thông tin (HOT), hữu ích vềmặt lý tính (Kiến thức) và Hữu ích về mặt cảm xúc (5 giác quan lay động – Sắc)
Content Troll hài : Là loại content làm khán giả lay động cảm nhận về sự hoan hỉ, thấy vui vẻ , hài hước và cảm thấy mình bị lừa bởi một sự bất ngờ nào đó mà họ không đoán trước được.
Content nhân văn : Là loại content làm khán giả lay động cảm xúc – Cảm nhận (Thọ) sau 5 giác quan ở khía cạnh nhân văn, tình người khiến khán giả xúc động,
(1 – Content hữu ích) Đầu tiên chúng ta cần phải tạo ra được nội dung đáp ứng được một trong 3 dạng sau : Có ích (Content hữu ích với đám đông mục tiêu và giúp họ cảm thấy giải quyết được một vấn đề gì đó mà họ khát khao) – Hãy xem 1 ví dụ về định dạng content này được lan truyền mạnh vào Tết 2017.



Content Viral do anh Tuấn Hà viết vào dịp Tết 2017 đã có hơn 12K lượt chia sẻ sau 5 ngày

Tuy nhiên để làm được nội dung này cần chú ý thêm các điểm tiên quyết sau : Nó nhất quyết phải có Ngòi nổ là những thứ sau :
+ Nó phải là 1 Big content (Ngòi hời lớn) – Big content là một dạng content có độ công phu về hữu ích lớn gấp 10 lần so với các bài viết hữu ích thông thường mà trên mạng hiện đã có, nếu chỉ ngang ngửa thì sẽ chắc chắn không có viral xảy ra. Hãy xem content ở trên theo Link sau để hiểu về độ công phu của bài viết
+ Nó phải được quảng bá đúng thời điểm (Ngòi trend) : Hãy xem bài viết trên chọn đúng dịp Tết 2017 mới phát hành là lý do đó.
+ Nó phải có tính mới lạ (Ngòi lạ) : Phải đảm bảo chưa ở đâu có , nếu không nó sẽ giảm đi 90% hiệu ứng lan truyền.
+ Nó có ngòi đòn bẩy (Từ những nội dung nơi khác đã được công nhận là hay, KOL, celebs….)
+ Nó phải làm cho người đọc thấy đúng nội dung mình muốn đọc (hay còn gọi là tính liên quan) : Hãy xem bài viết, tác giả đã liệt kê 50 đầu sách theo 5 lĩnh vực khác nhau và hầu hết ai cũng thấy có 1 lĩnh vực mà họ quan tâm – chính vì lý do đó họ mới tương tác với nội dung vì tính liên quan của nội dung !
+ Nó phải được phát hành trên các cộng đồng, kênh đúng khách hàng mục tiêu đang có mặt : Phải được chia sẻ lên các nơi có đông người đọc mục tiêu, nếu không thì nội dung bài viết sẽ không thể lan truyền được dễ dàng. Bài viết kia đã được chia sẻ lên Group Isocial nơi có 130K thành viên và 1 số group nhỏ khác nữa.
+ Tác giả được xây dựng thương hiệu để có đông FAN tin tưởng vào nội dung của tác giả thì càng tốt
+ Nó dễ cất đi bằng nút Share lập tức, quá hữu ích, không thể bỏ lỡ nhưng khó nhớ nên buộc phải chia sẻ !
Nó phải chuẩn SEO – để traffic còn tiến dài. Nhiều bài viết của Vinalink vì chuẩn SEO nên traffic kiếm từ MXH khoảng 30% thôi còn 70% còn kiếm được từ Google sau khi lên TOP – đây cũng chính là bí quyết của SEO VUA – trường phái SEO không cần làm Backlink của Vinalink trong 17 năm qua và hiện hầu hết các kết quả đều Top 1-10 và tại sao lý giải khi các bạn search các khóa học về Marketing / Seo/ Facebook/Content thì Vinalink lại đứng top 1 hết, thậm chí chiếm 10/10 kết quả search
(2 – content Troll hài) Nội dung thứ 2 : Nội dung Troll hài – Là nội dung có tính chất lừa người đọc để gây ra cảm giác hài hước vui vẻ – Dễ đem nội dung bị troll lại đem đi troll tiếp bạn bè của họ. – Nội dung này sẽ được phân tích kỹ hơn ở một bài viết chi tiết khác.

Một nội dung Troll hài nhảm có hàng chục triệu người đọc sau 1 tháng
(3 – Content nhân văn) Nội dung thứ 3 : Nội dung mang tính Nhân văn – Là nội dung đem lại bài học ý nghĩa nhân văn sâu sắc khác cho người đọc, khiến khán giả phải xúc động, lay động cảm xúc để chia sẻ mong muốn những người khác cùng cảm nhận giống mình. – Nội dung này sẽ được phân tích kỹ hơn ở một bài viết chi tiết khác.

Đây là ví dụ về một nội dung nhân văn reach tới gần 3 triệu người
Các phần 2 và 3 của bài viết về Nội dung Troll, Nội dung nhân văn và chi tiết về Ngòi, Thủ pháp sẽ được chia sẻ trong thời gian tới ! Rất mong các bạn đóng góp ý kiến cho phần 1