BÀI MỚI

Bài Viết Mới Nhất

Tổng Hợp Các Websites và Blogs Về Digital Marketing

- 3/8/15
Nếu bạn đã đọc qua bài viết của tôi về những gì cần biết khi bước chân vào mảng Digital Marketing, thì trong đó tôi có nhấn mạnh về việc những người mới cần phải đọc nhiều hơn, bao bọc mình bằng những kiến thức trong ngành và cập nhật những thay đổi mới nhất trong thị trường.

Tôi nhận được khá nhiều câu hỏi về những websites, blogs nào mà tôi thường sử dụng để cập nhật các tin tức và kiến thức về Digital Marketing. Đáp lại những câu hỏi đó, tôi quyết định viết bài này, là bài viết thứ 3 trong chuỗi chia sẻ về các nội dung hữu ích của blog Conversion.vn.
Các trang web được nêu trong bài này sẽ được chia thành các mục khác nhau, tuy nhiên một số website thật ra có thể thuộc nhiều mục khác nhau do mỗi trang có thể có nội dung bao phủ nhiều chuyên đề. Tác giả phân định theo chuyên mục ở đây chẳng qua để biết là người viết thường theo dõi các trang đó cho mục nào nhiều nhất chứ không phải là website đó chỉ chuyên về nội dung đó. Đa phần tất cả các website này đều là trang tiếng Anh.
* Để quản lý số lượng nhiều các website, tôi khuyên bạn nên sử dụng bookmark manager của trình duyệt để có thể dễ sắp xếp và tìm kiếm khi cần thiết. Bấm Ctrl + Shift + O trên Chrome hoặc Ctrl + Shift + B trên Firefox để mở bookmark manager, tạo folder và quản lý các bookmark.

Web chủ đề digital marketing tổng hợp





Marketing Land đây là website cập nhật tin tức tổng hợp về digital marketing rất đa dạng và nhiều. Nội dung trên trang này bao gồm Search, Mobile, Analytics, Social, Display, Email, Retail và nhiều hơn nữa. Đa phần các tin tức mới nhất trong ngành đều sẽ được cập nhật ngay trên website này.
Think With Google website về marketing thực hiện bởi Google một phần hướng về micro moments, một phần về các chủ đề về các sản phẩm của Google như Youtube, Adwords, GDN, DoubleClick. Trang này cũng có các bài viết phân tích về các kênh marketing của nhiều ngành khác nhau như B2B, thời trang, tài chính, chăm sóc sức khỏe, bán lẻ, công nghệ v.v…
Marketo Blog Marketo xây dựng một blog nội dung rất phong phú và thú vị với nhiều chủ đề về marketing tự động, social media, content marketing, email marketing, v.v…
HubSpot Blog một trong những blog về marketing đáng theo dõi nhất. Thiên nhiều về content, design, tối ưu hóa, bán hàng và các thông tin dành riêng cho agency.

Web chủ đề công nghệ


technology-blogs.jpg
TechCrunch một trang tin tức tổng hợp với rất nhiều thông tin mới nhất về các nền tảng công nghệ và được cập nhật thường xuyên và nhanh chóng.
Mashable một trang tin tức công nghệ tổng hợp khác với các nội dung được cập nhật mới liên tục và phù hợp để giúp bạn theo dõi xu thế của thị trường.
Engadget tất cả tin tức về các công nghệ mới nhất có thể tìm được tại đây nhưng Engadget mạnh về các nội dung như giới thiệu sản phẩm công nghệ và review sản phẩm.
ZDNet được thành lập từ năm 1997 đến nay, ZDNet có lẽ là một trong những website công nghệ lâu đời nhất còn tồn tại cho đến giờ. Trang này tập trung các thông tin về nhiều mảng như phần cứng, di động, cloud, big data, lập trình v.v…

Web chủ đề Search Marketing

search-marketing-blogs.jpg
Search Engine Land là website anh em với Marketing Land, tập trung chủ yếu về mảng search, SEO – SEM và các tin tức liên quan đến các bộ máy tìm kiếm. Nếu bạn cần up-to-date với thông tin về SEO thì đây là website bạn nên theo dõi.
Moz Blog Moz (trước đây là SEOMoz) là website mà bất cứ dân SEO nào cũng phải biết, cung cấp rất nhiều kiến thức hay và hữu ích về các chủ đề SEO – SEM. Hiện nay Moz dù với nội dung chủ đạo vẫn là SEO nhưng đã mở rộng hơn, chứa cả các nội dung về Content, Email, CRO, Social Media và cũng khá là hữu ích. Bạn có thể download bộ video tài liệu SEO – Inbound Marketing từ Moz.
Search Engine Watch một trong những website hàng đầu về nội dung liên quan đến Search: SEO-SEM và cũng có bao gồm nhiều chủ đề hữu ích khác như Social, Analytics, Video, Content, v.v.. Là điểm đáng đến để cập nhật các thông tin và bài viết hữu ích về Search cũng như các nội dung liên quan.
Search Engine Journal một website khác chuyên về chủ đề Search với tên bắt đầu là Search Engine. Cũng như các website từng chuyên về SEO – SEM khác, SEJ dần dần cũng mở rộng ra nhiều chủ đề liên quan đến mảng này như Content, Social Media, Paid Search.
QuickSprout Blog được viết bởi Neil Patel, một trong những SEOs có tiếng trên thị trường thế giới và đồng thời là co-founders của KISSMetrics và CrazyEgg. QuickSprout tập trung những nội dung rất hữu ích về SEO cũng như các mảng có liên quan và tác động đến SEO.

Web chủ đề phân tích

analytics-blogs.jpg
Google Analytics Blog blog chính thức của Google Analytics là nơi bạn cần ghé thăm đầu tiên nếu muốn những thông tin, hướng dẫn và các phân tích chuyên sâu bằng công cụ Google Analytics. Blog cũng có một số case studies rất thú vị.
KissMetrics Blog KISSMetrics là một blog rất đang theo dõi về chủ đề phân tích, testing và online marketing. Mỗi bài viết đều có những con số để chứng minh và minh họa visually. Rất đáng để bookmark.
Occam’s Razor được viết bởi Avinash Kaushik, một trong những người có tiếng tăm nhất trong lĩnh vực phân tích và đọc qua những bài viết của ông, bạn sẽ hiểu lý do tại sao. Blog của ông có những bài viết cực kỳ hay và thú vị về việc phân tích và đưa ra quyết định dựa trên các data có được. Nếu bạn là một Digital Marketer nghiện phân tích những con số thì trang này là trang bạn cần bookmark đầu trên list.
Annielytics Annie cũng là một chuyên gia về phân tích và blog của bà tập trung nhiều về các hướng dẫn cách để khai thác và sử dụng hiệu quả các công cụ analytics như Google Analytics. Nếu bạn muốn hướng đi chuyên sâu về phân tích thì blog của Annie sẽ là một nguồn kiến thức rất giá trị.

Web chủ đề Social Marketing

social-media-blog.jpg
Buffer Blog không chỉ sở hữu công cụ Social Marketing hữu ích, Buffer còn sở hữu một trong những blog nổi bật nhất về chủ đề Social Marketing với những bài viết chuyên sâu hữu ích.
Social Media Examiner đây là trang web mà bạn nên bookmark nếu muốn theo dõi tất cả những thông tin cập nhật mới nhất về Social. Với rất nhiều bài viết có ích và được cập nhật thường xuyên SME là một website bạn nên follow.

Web chủ đề Email Marketing

email-marketing-blogs.jpg
Vero Blog bạn có bao giờ tự hỏi rằng tại sao open rate, click rate của email mình lại không được cao hoặc conversion của email chưa được tốt lắm? Nếu bạn quan tâm đến Email Marketing (bạn nên), thì Vero là nơi chứa những thông tin cực kỳ giá trị để giúp bạn có thể tìm được câu trả lời cho các câu hỏi trên.
MailChimp Blog không chỉ là ứng dụng gửi email hàng đầu trên thị trường, MailChimp còn sở hữu một blog với content rất hữu ích và giá trị. Những case studies và thử nghiệm được chứng thực bằng data là những gì bạn cần để tìm ra định hướng cho chiến dịch email của mình.
Emma Blog tổng hợp những lời khuyên và thông tin rất hữu dụng để giúp bạn tạo được một chiến dịch Email Marketing tuyệt vời.

Web chủ đề Copy & Content Marketing

copywriting-content-blogs.jpg
CopyBlogger có một trong những blog hàng đầu về mảng content marketing và copywriting. Đằng sau mỗi màn hình là một con người và con người thì chỉ tương tác với những nội dung hay và hữu ích mà họ cảm thấy thích và nếu bạn thật sự tin điều này thì nội dung của blog này sẽ rất có ích cho bạn.
Content Marketing Institute là nơi tập hợp bài viết của những chuyên gia về content marketing hàng đầu thế giới và là điểm đến đang tin cậy cho mọi thông tin cập nhật mới nhất và có ích về chủ đề content marketing.
KopyWriting nếu bạn muốn biết cách để cải thiện content của mình và khiến chúng hiệu quả hơn thì những bài viết của KopyWriting là những gì bạn cần. Cách viết vui và hấp dẫn cùng với nội dung hữu ích, đây là blog bạn nên bookmark cho chuyên mục thường đọc về content của mình.
B2B Marketing Insider Michael Brenner là chuyên gia hàng đầu về content và ông chia sẽ những kiến thức hữu ích đó trên blog này. Thường trực trên trang là các bài viết hướng dẫn làm cách nào để content của bạn có thể thực sự hiệu quả hơn trong việc lấy leads hoặc cải thiện sales cùng với content strategy.

Web chủ đề Mobile Marketing

mobile-marketing-blogs.jpg
Apptamin blog Apptamin tổng hợp tất cả các thông tin cho những ai liên quan đến mảng mobile dù là developers, marketers hay designers. Những bài viết rất tường tận và hữu ích với các chủ đề từ quảng cáo ứng dụng di động cho đến tracking, các công cụ hỗ trợ, v.v…
TUNE tập trung nhiều về ứng dụng mobile với các nội dung liên quan đến tối ưu hóa trên app store, quảng cáo cho ứng dụng di động, quảng cáo trên điện thoại. Với các nội dung chuyên sâu và không kém phần hữu ích, TUNE là trang đáng để bookmark nếu bạn đang tìm hiểu về mobile marketing.
Swrve hiểu được người dùng muốn gì, tương tác thế nào trên ứng dụng di động điều cần thiết để có định hướng về mobile một cách đúng đắn. Những bài viết trên Swrve hướng đến việc giúp bạn hiểu được những insights đó.

Web chủ đề design, UI / UX

ui-ux-blogs.jpg
UXMovement đây là điểm đến hàng đầu nếu bạn muốn tìm hiểu về UX, cách để làm thế nào có thể cải thiện trải nghiệm người dùng trên website. Các bài viết bao trùm nhiều chủ đề từ forms, navigation, CTA – button, nội dung, wireframes, v.v…
UXpin nơi bạn có thể tìm thấy gần như mọi thông tin bạn cần liên quan đến chủ đề UI / UX. Nội dung của blog bao trùm các chủ đề rộng từ thiết kế web, thiết kế di động cho đến, testing, quản lý phát triển sản phẩm. Đáng để bookmark nếu bạn quan tâm đến các chủ đề này.
Usability Tools blog tập trung về việc cải thiện thiết kế để tăng trải nghiệm người dùng và qua đó cải thiện được tỉ lệ chuyển đổi (conversion rate). Nếu bạn quan tâm đến CRO và quan tâm đến UX, blog này là dành cho bạn.
UXMag một website về UI UX cũng đáng theo dõi với các bài viết rất hữu ích và thú vị về nhiều chủ đề liên quan không chỉ gói gọn trong web hoặc mobile.
UXMyths trang này tập trung vào việc phá vỡ các suy nghĩ sai lệch về những vấn đề liên quan đến UI / UX dựa vào các luận cứ và dẫn chứng thuyết phục. Có rất nhiều kiến thức bạn có thể học được từ trang này.

Web chủ đề CRO, A/B testing

a-b-testing-blogs.jpg
ConversionXL đây có lẽ là blog về chủ đề CRO (conversion rate optimization) hay nhất mà người viết được biết hiện nay. Các bài viết hướng đến việc tối ưu hóa tỉ lệ chuyển đổi bằng cách tăng trải nghiệm người dùng thông qua A/B testing, phân tích và đánh giá.
UnBounce blog có nội dung cực kỳ hay và hữu ích tập trung mạnh vào A/B testing và tối ưu hóa conversion rate của các kênh khác nhau. Các case studies đều được dẫn chứng bằng dữ liệu và các suy luận đều có các luận cứ để hỗ trợ. Bookmark trang web này để học được rất nhiều kiến thức bổ ích.
Optimizely là một trong những công cụ A/B testing hàng đầu hiện nay và đương nhiên họ có 1 cái blog để thể hiện họ là người đi đầu trong mảng này. Các bài viết trên này cung cấp những case studies những thông tin và kiến thức bổ ích mà bất cứ người nào quan tâm đến CRO đều sẽ cảm thấy hữu ích.
Visual Web Optimizer blog của VWO cũng tương tự như Optimizely, bookmark để có thêm các kiến thức hữu ích liên quan đến A/B testing và CRO.
Đọc thêm: quy trình A/B testing

Web tham khảo các mẫu quảng cáo

ads-galleries.jpg
Ads of the World một website tập hợp rất nhiều mẫu quảng cáo của các hãng trên thế giới được phân chia theo loại hình quảng cáo, quốc gia, ngành công nghiệp. Đáng bookmark để theo dõi và tìm ý tưởng.
Advertising Served một website tổng hợp các mẫu quảng cáo và cả quy trình thực hiện lẫn định hướng và mục đích của team thực hiện chiến dịch này. Rất hữu ích cho các bạn làm creative agency.
Advertising Served website này tập hợp các quảng cáo video được thực hiện bởi các agencies khác nhau. Trở ngại duy nhất có lẽ là website này sử dụng tiếng Pháp, sử dụng Google Translate nếu cần.
Rich Media Gallery website trực thuộc Google, tổng hợp các quảng cáo display nổi bật chạy trên hệ thống Youtube, DoubleClick, Adwords.
Rich Media Gallery website tập hợp các mẫu quảng cáo trên điện thoại di động của nhiều hãng khác nhau.
Hatads.org.uk tổng hợp các mẫu quảng cáo print ads theo phong cách cổ điển.
Brainient tổng hợp các mẫu quảng cáo interactive và video bởi Brainient, khá đa dạng.

Web download tài liệu marketing

download-digital-ebooks.jpg
HubSpot Libabry có lẽ là thư viện về digital marketing ebook lớn nhất bạn có thể tìm thấy mà cho download miễn phí. Có tất tần tật các ebooks về mọi chủ đề và không chỉ có ebooks mà còn có template, worksheet, guide cực kỳ hữu dụng.
Bookboon tổng hợp rất nhiều ebooks về marketing, về cả digital lẫn traditional. Ngoài ra cũng có rất nhiều ebooks về các chủ đề khác.
E-book Directory tổng hợp một số ebooks về marketing và sales. Ngoài ra cũng có rất nhiều ebooks về các chủ đề khác.

Web giải trí cho dân Digital Marketing

entertainment-sites.jpg
Well, đọc nhiều và tiếp thu nhiều kiến thức thì ắt hẳn cũng rất nặng đầu, dưới đây là một số website giải trí dành riêng cho dân marketers để giúp bạn thư giãn và sau đó có thể tiếp tục tốt hơn:

Sapo là gì? Viết Sapo hiệu quả cho bài viết

- 31/7/15

Đa số bài viết chưa biết cách tạo sa-pô để gợi mở, thu hút sự chú ý của bạn đọc ngay từ giây phút đầu.

Vậy sapo là gì? 

Sa-pô (sapo) là đoạn văn mở đầu hay phi lộ nhằm giới thiệu tóm tắt nội dung bài viết. Sa-pô phải làm sao cho người ta muốn đọc và muốn biết thêm chi tiết.

Một số tác giả có thói quen viết sa-pô trước khi viết bài, điều này giúp họ xác định rõ góc độ xử lý hoặc đặt mình trong cùng một mạch logic với bài viết. Đôi khi sa-pô do một người khác viết.

Cách tạo sapo như thế nào ?

Cách tạo sa-pô không phải là copy một đoạn nội dung có sẵn trong bài viết. Vậy người viết sa-pô và biên tập nội dung Phật giáo cần phải làm gì để truyền thông đạt hiệu quả. Trong bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ một số kỹ năng và tính chất của công việc này



Vai trò của sa-pô:

- Tóm tắt thông tin, nói rõ chủ đề bài viết và góc độ tiếp cận đề tài. Giúp bạn đọc hình dung bài viết sẽ nói gì.
- Giải thích cho bạn đọc hiểu tại sao tác giả chọn viết về sự kiện hay hiện tượng này. 
- Giới thiệu trong bài viết có chi tiết nội dung gì liên quan đến bạn đọc.
- Đối với một bài viết nhiều kỳ, sa-pô gợi lại những kỳ trước. Nó giới thiệu vắn tắt thông tin cốt lõi đã đề cập trong kỳ trước. 
- Sa-pô thường được in đậm, ở vị trí dưới tiêu đề, dễ đập vào mắt người đọc.
- Sa-pô thông báo bố cục, nội dung trình bày những gì. Đây là một cách gửi thông điệp cốt lõi của bài viết, rất cần thiết với những độc giả đọc nhanh, bởi cách này rõ ràng.
Như vậy, người làm truyền thông Phật giáo cần có kỹ năng viết sa-pô để giới thiệu những bài Phật pháp đến với bạn đọc. Mặt khác, người biết viết sa-pô tốt và thu hút bạn đọc thì có thể thực hiện chuyên mục điểm báo hoặc giới thiệu sách Phật pháp tới công chúng.

Trong bất cứ bài viết nào, dù là pr hay quảng cáo thì lời mở đầu cũng là yếu tố quan trọng bởi đó là thứ khách hàng của bạn thấy đầu tiên. Do vậy, lời mở đầu hấp dẫn, thú vị, rõ ràng sẽ dễ dàng khiến khách hàng muốn đọc hết bài viết của bạn. Hãy cùng khám phá bí quyết để có lời mở đầu “sexy”.

cách viết lời mở đầu hấp dẫn

Đầu tiên, một lời mở đầu hay phải bao gồm 3 yếu tố sau:

Lôi cuốn sự chú ý của người đọc
Thể hiện khái quát về sản phẩm/dịch vụ
Cho khách hàng thấy giá trị bài viết sẽ đem lại cho họ
Vậy, làm thế nào để đảm bảo 3 yếu tố này?
Thứ nhất, để có thể lôi cuốn sự chú ý của người đọc, bạn cần phải tìm hiểu insight của khách hàng lẫn sản phẩm. Con người thường có những tâm lý sau: được, mất, cảm xúc. Lời mở đầu của bạn nên đi sâu vào niềm tin, nỗi đau và sướng.
Nếu bạn muốn viết về dịch vụ tắm trắng, bạn cần biết khách hàng ngoài mục đích làm da trắng, họ còn cần cái gì? Điều gì khiến họ chọn dịch vụ bên bạn? Họ cần sướng, họ cần được chăm sóc tử tế, nâng niu, cần sự an toàn, cần chất lượng, cần niềm tin vào dịch vụ này. Như vậy, khi biết, bạn phải đánh trúng vào sự sung sướng khi được tắm trắng tại cơ sở của mình và thêm thắt vào đó độ uy tín như 100% người sử dụng đều lên tone ngay lần đầu tiên, các hot girl đã dùng dịch vụ này như ca sĩ, diễn viên, người mẫu,…
Thứ hai, thể hiện khái quát về sản phẩm/dịch vụ của bạn. Trong quá trình viết, bạn cần tập trung nói vào sự khác biệt của sản phẩm/dịch vụ một cách ngắn gọn, rõ ràng và cô đọng nhất. Bởi khách hàng của bạn không có quá nhiều thời gian để đọc một đoạn dài, họ chỉ đọc những gì họ thích và cần. Và luôn nhớ, người khôn khéo khi viết bài là người dẫn dắt khách hàng đi được từ sự việc này tới sự việc khác, càng đọc càng ham và cuối cùng, hết bài lúc nào không hay.
Thứ ba, cho khách hàng thấy giá trị bài viết sẽ đem lại cho họ. Giá trị bài viết đó phải làm gia tăng lợi ích của khách hàng, phải định lượng hóa được & theo xu hướng. Nguyên tắc cơ bản, hãy lĩnh ngộ thật tốt 5W + 1H (trunk down), kỹ thuật cơ bản của mọi copywriter. Trong phần mở đầu chưa tới 10 dòng, bạn càng có đủ các thông tin cần thiết cái gì, như thế nào, ở đâu, làm ra sao, ai là người cung cấp sản phẩm/dịch vụ thì càng dễ dàng đạt được mục đích.
Cuối cùng, chia sẻ thêm một vài các ví dụ về cách viết lời mở đầu đang rất hot hiện nay.

Bài viết quảng cáo theo chuẩn mẫu:

Mở đầu bằng cách dẫn dắt
Đa số các bạn trẻ mới ra trường hay những người viết lâu năm thường bị dập khuôn, máy móc theo những gì được học trong trường hay form mẫu có sẵn. Vậy nên hãy thử mở đầu bằng một kiểu mới, có tính chất giai thoại, với lỗi dẫn dắt có đôi chút hưu cấu. Cách viết lời mở đầu này thường phù hợp với các chủ đề khô khan như khoa học, chính trị, y học, …
Mở đầu bằng một nhân vật
Đây là cách viết phổ biến dành cho những ai không có đủ tư liệu hay số liệu cần thiết, tìm một nhân vật có liên quan tới chủ đề và nổi tiếng một chút. Bởi lẽ bản thân nhân vật cũng được coi là dạng tư liệu hấp dẫn, đầy sức sống và vô cùng thuyết phục rồi.
Mở đầu bằng dựng cảnh
Có một nhà văn chia sẻ, ông ấy đã cố gắng thử đi thử lại rất nhiều lời mào đầu song không thể tìm ra được nội dung phù hợp. Mặc dù ông đã tìm hiểu câu chuyện, lắng nghe các thông tin đầy đủ về nhân vật. Cuối cùng, một suy nghĩ lóe lên trong đầu ông. Nếu đã không chứng kiến được toàn bộ, không thể kiếm được chi tiết hấp dẫn từ câu chuyện của nhân vật thì ông sẽ dựng lại hoạt cảnh để làm đất diễn cho họ tỏa sáng.

Vậy bạn cũng có thể áp dụng cách viết lời mở đầu này vào bài viết cùa mình để có thêm “đất diễn” cho sản phẩm/dịch vụ của mình.
Mở đầu gây shock
Con người chỉ bị shock khi họ cảm thấy mình trong câu chuyện đó, có thể là sự kiện/câu chuyện lạ, trái với luân thường đạo lý. Hãy để yếu tố shock đó vào hình ảnh “ấn tượng” hay clip “độc lạ” để mở màn cho một bài viết dài dòng của bạn sau này.



Mở màn bằng các câu hỏi
Những câu hỏi thường đặt ra dựa lợi ích sản phẩm/dịch vụ đem lại cho khách hàng. Hãy hỏi thẳng khách hàng của bạn, điều họ đang tìm kiếm là gì? Và sản phảm/dịch vụ của chúng tôi sẽ giải quyết các vấn đề của bạn một cách gọn gẽ, uy tín và chân thực.

Xem thêm : 7 cách viết đoạn mở đầu cuốn hút khó cưỡng

Cách viết bài quảng cáo mẫu trên Facebook cực hot

-
Facebook là mạng xã hội phát triển nhất hiện nay. Tính riêng tại Việt Nam, có đến hơn 25 triệu người tham gia facebook. Với lượng người khổng lồ như vậy, một bài quảng cáo của bạn trên facebook có thể tiếp cận lượng lớn người đọc trong thời gian cực kỳ nhanh chóng. Một bài mẫu quảng cáo facebook thì nội dung hoặc hình ảnh ra sao quyết định hiệu quả của cả chiến lược PR Marketing.



Facebook là công cụ hỗ trợ quảng cáo tuyệt vời đem lại doanh thu cho các doanh nghiệp
Một thông điệp bài mẫu quảng cáo hấp dẫn, thu hút người xem sẽ làm nên thành công cho doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp có thêm nhiều khách hàng tiềm năng. Để tin quảng cáo trở nên lôi cuốn và gây ấn tượng cho cư dân mạng, bạn cần biết những bí kíp viết bài mẫu quảng cáo trên facebook sau đây:
1. Tạo ra tiêu đề hấp dẫn
Ắt hẳn ai cũng bị cuốn hút bởi những tiêu đề giật gân trên các trang báo. Hãy làm tương tự như thế với bài mẫu quảng cáo facebook của mình. Có thể bạn không tin, nhưng tiêu đề bài mẫu trên facebook của bạn quyết định đến hơn 70% sự thành công của bài mẫu quảng cáo. Khi bạn có một tiêu đề bài mẫu hay, ấn tượng, thông điệp quảng cáo sẽ để lại ấn tượng mạnh trong lòng độc giả, khuyến khích họ cảm nhận, cần phải click vào để đọc nội dung cho bằng được.
Tiêu đề bài mẫu quảng cáo cần tập trung vào các khía cạnh như: Khách hàng muốn gì? Họ cần gì? Họ thích gì và không thích gì?...
2. Nhấn mạnh nội dung sáng tạo trong bài mẫu
Hãy triển khai ý tưởng cho nội dung đặt ra trong tiêu đề ngay từ những câu đầu của bài mẫu quảng cáo. Nếu bạn đã hứa hẹn sẽ đưa đến cho người đọc một bí quyết làm đẹp da hiệu quả bằng mật ong thì ngay câu đầu tiên trong bài mẫu quảng cáo, bạn phải đề cập đến mật ong và các tác dụng hoàn hảo của mật ong đối với da mặt. Điều cần thiết là bài mẫu quảng cáo phải hướng đến đề tài, thôi thúc sự quan tâm hơn nữa của độc giả để họ luôn cảm thấy mình may mắn khi click vào tin quảng cáo của bạn.
Nội dung và tiêu đề bài mẫu quảng cáo phải được triển khai thống nhất
3. Bố cục bài mẫu quảng cáo
Facebook cho phép người dùng chọn lọc và phân loại đối tượng theo khu vực, tuổi tác, sở thích… Vì vậy, mộtbài mẫu quảng cáo cần phải có bố cục rõ ràng, tránh lan man, lạc đề để nội dung hướng đến các đối tượng phù hợp. Bố cục bài mẫu cần đáp ứng các yếu tố:
  • Nêu vấn đề ở phần mở bài và giới thiệu giải pháp.
  • Minh họa bằng những ví dụ cụ thể hoặc những chứng thực từ người đã sử dụng sản phẩm.
  • Nêu ra các lợi ích trong việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ.
  • So sánh kết quả sau khi dùng sản phẩm, dịch vụ. 
  • Có sự chỉ dẫn rõ ràng, đơn giản về phương thức mua hàng.

Bài mẫu quảng cáo trên facebook giúp tiếp cận người đọc một cách nhanh chóng, hiệu quả
4. Tuân thủ nguyên tắc KISS
Đây là một nguyên tắc cơ bản trong viết bài mẫu quảng cáo. KISS là chữ viết tắt của cụm từ “Keep It Simple Stupid”, nghĩa là nội dung thật đơn giản nhưng phải ý nghĩa, hình ảnh bắt mắt và liên quan tới nội dung quảng cáo. 
5. Đầu tư hình ảnh cho bài mẫu quảng cáo
Hình ảnh cho bài mẫu quảng cáo trên facebook phải liên quan tới sản phẩm, dịch vụ, màu sắc phải thật đồng đều, bắt mắt, có sự tương phản tốt, kích thước phù hợp. Có không ít những bài mẫu quảng cáo nói một đằng nhưng minh họa hình ảnh một nẻo, khiến nhiều người tỏ ra khó chịu khi bị “ăn dưa bở” từ cái nhìn đầu tiên.
Đầu tư chất lượng và hình ảnh cho bài mẫu quảng cáo thật ấn tượng, khơi gợi hành động ngay
Hình ảnh và cả nội dung bài mẫu quảng cáo phải đáp ứng được khả năng “kêu gọi hành động” để người đọc tiếp cận là muốn tìm hiểu, muốn mua sản phẩm ngay. Bạn cũng cần làm nổi bật những lợi ích hàng hóa, sản phẩm muốn quảng cáo bằng cách VIẾT HOA tiêu đề hoặc những chỗ cần nhấn mạnh để bài mẫu trông thu hút và gợi sự nhấn mạnh hơn. Tuy nhiên, cũng tránh lạm dụng quá nhiều từ viết hoa trong bài vì có thể sẽ bị đánh giá là không am hiểu ngữ pháp tiếng Việt.

Tổng Hợp Các Công Cụ SEO Hữu Ích

- 28/7/15
SEO ngày nay đã khác nhiều so với trước đây và thực chất ngày càng trở nên phức tạp hơn với nhiều thứ phải làm hơn. Các công việc thường nhật của người làm SEO có thể bao gồm nghiên cứu từ khóa, tối ưu hóa onsite, nghiên cứu đối thủ, link building, theo dõi thứ hạng từ khóa, báo cáo, v.v… Bài viết này tổng hợp một số các công cụ SEO hữu ích có thể hỗ trợ giúp người làm SEO thực hiện các quy trình công việc của mình một cách dễ dàng hơn. Bài viết này không đề cập đến những công cụ SEO dạng spam, auto link building, spin nội dung vì những thứ đó theo quan điểm của người viết không phải là định hướng nên đi cho SEO.
Các công cụ này có thể là ứng dụng hay dịch vụ web, extension của trình duyệt, phần mềm hoặc ứng dụng di động (Android hayiOS). Một số công cụ SEO thì hoàn toàn miễn phí (FREE), một số thì miễn phí nhưng sẽ giới hạn tính năng sử dụng trừ khi trả phí (FREEMIUM), một số thì phải trả phí mới được sử dụng (PREMIUM), một số thì phải trả phí nhưng có cho dùng thử (TRIAL)
* Các công cụ trong bài viết này được sắp xếp theo công dụng và tính năng, tuy nhiên đó có thể không phải là toàn bộ tính năng mà các công cụ này có, ngoài tính năng chính có thể còn có các tính năng phụ trợ thêm. Để biết chúng có tính năng chi tiết thế nào bạn có thể xem trực tiếp trên website của các công cụ này.

Công cụ nghiên cứu từ khoá



Các công cụ SEO này hỗ trợ người dùng trong quá trình nghiên cứu từ khóa bằng cách đề xuất và cung cấp thêm các từ khóa. Các từ khóa này có thể dùng phục vụ cho việc tối ưu hóa nội dung website để tăng organic traffic hay phục vụ cho chiến dịch quảng cáo hay để nghiên cứu nhu cầu thị trường. Bên dưới đây là một số công cụ hữu ích cho việc nghiên cứu từ khóa.
Adwords Keyword Planner, Bing Keyword Tool, KeywordTool.io, UberSuggest là những công cụ miễn phí hỗ trợ trong việc tìm kiếm keywords. Word Stream và Word Tracker là các công cụ có trả phí, cung cấp thêm nhiều thông tin cũng như các từ khóa mà các tool miễn phí có thể không có. Keyword Toaster và Merge Words là các công cụ giúp bạn tự chủ động tạo ra các danh sách từ khóa bằng cách kết hợp các từ với nhau. Các công cụ SEO này nên được sử dụng kết hợp với nhau để cho ra danh sách từ khóa chi tiết và đầy đủ nhất.

Công cụ kiểm định tình trạng tối ưu hóa của website


Các công cụ này cho phép người dùng có thể nhanh chóng kiểm định được tình trạng website về mặt tối ưu hóa trên website và cho biết rằng những yếu tố nào cần được điều chỉnh để tối ưu hóa tốt hơn. Thường những yếu tố được kiểm định là những yếu tố onsite và những đề nghị chỉnh sửa của các công cụ này là dựa trên một số quy chuẩn chung, không phải lúc nào cũng là đúng cho website của bạn, người quyết định cuối cùng cái nào cần chỉnh và chỉnh sửa ra sao vẫn sẽ là bạn. Tuy nhiên các công cụ SEO này hữu ích nếu bạn cần kiểm tra nhanh một website nào đó. Dưới đây là một số các công cụ đó:
Nếu muốn sử dụng miễn phí và website của bạn không quá lớn thì SEORCH và SiteLiner là lựa chọn tốt. Screaming Frog SEO Spider cung cấp một lựa chọn có trả phí với giao diện rõ ràng và thông tin chi tiết cũng như rất nhiều chế độ tùy chỉnh khác nhau. Nếu bạn làm cho công ty thì đây là một lựa chọn tốt. Xenu Link Sleuth thì giống như Screaming Frog nhưng với giao diện hơi ít thân thiện hơn và tính năng cũng ít hơn nhưng bù lại thì hoàn toàn miễn phí. Website Audit của SEO PowerSuite cũng là một lựa chọn có trả phí khác bạn có thể tham khảo.

Công cụ phân tích backlinks


Các công cụ phân tích backlinks cho phép bạn kiểm tra xem một website hiện đang có tình trạng về backlinks ra sao: có bao nhiêu trang đang links tới website đó, các domains của links, các links đó có các chỉ số ra sao như PR, DA, PA, v.v… Các công cụ này khá hữu ích trong việc giúp bạn phân tích tình trạng backlinks của website mình, nghiên cứu các backlinks của đối thủ hay tìm ra thêm backlinks mới. Đa phần các công cụ này có trả phí nên mặc định bạn sẽ chỉ xem được một số thông tin cơ bản và vài backlinks đầu tiên, nếu muốn xem chi tiết hơn, bạn sẽ phải nâng cấp. Một số công cụ phân tích backlinks phổ biến trên thị trường hiện nay bao gồm:
Công cụ phân tích backlinks nào là tốt nhất? Cá nhân nếu chỉ nói về phân tích backlinks thì người viết nghiên về aHrefs nhiều hơn vì đây là công cụ cho số lượng backlinks cũng như cung cấp các report rõ ràng và dễ hiểu nhất. Hoặc nếu bạn muốn một nghiên cứu chi tiết về điểm mạnh, điểm yếu của 3 công cụ này thì có thể xem qua bài viết phân tích aHrefs vs MajesticSEO vs Open Site Explorer này. 2 công cụ link explorer của Google và Bing thì tuy miễn phí nhưng số lượng link và thông tin cung cấp rất giới hạn. SEO SpyGlass của SEO PowerSuite cũng là một phần mềm chuyên về việc phân tích backlinks đáng thử qua.

Công cụ loại bỏ backlinks xấu

Không phải tất cả các backlinks đều có lợi hay tốt cho thứ hạng của website bạn. Những backlinks spam, nằm trên những website kém chất lượng hoặc đôi khi đối thủ muốn triệt hạ bạn bằng cách đẩy các backlinks spam với số lượng lớn vào website của bạn (negative SEO) là một số trường hợp điển hình mà khi đó bạn sẽ cần phải disavow các links này đi. Các công cụ này sẽ phân tích tìm ra những backlink có khả năng gây tác hại đến website của bạn dựa trên nhiều tiêu chí và đề nghị xem những links nào nên disavow. Chúng cũng hỗ trợ integrate với các công cụ backlink analytics như Moz, aHrefs, MajesticSEO, Google Webmaster tool để có thể liên tục theo dõi và kiểm tra tình trạng backlinks profile của website bạn, phòng tránh trường hợp bị tấn công bằng negative SEO hoặc bị penalized bởi Google. Một số tính năng khác như tự động liên hệ với admin của các website có chứa backlinks xấu để yêu cầu gỡ bỏ links để tiết kiệm thời gian. Dưới đây là một số công cụ như vậy:
Link Detox PREMIUM
RMOOV PREMIUM
Disavow Link Tool FREE
Sau khi đã có danh sách các backlinks xấu, spammy thì đây là công cụ bạn sẽ cần sử dụng để disavow các baclinks đó. Tuy nhiên cần phải cực kỳ cẩn trọng trong vấn đề này, luôn nên kiểm tra lại danh sách các backlinks bị đánh giá xấu để không lẫn những backlinks tốt trong đó. Việc disavow nhiều links tốt cũng có thể ảnh hưởng đến thứ hạng của website.

Công cụ theo dõi thứ hạng từ khóa


Theo dõi thứ hạng là một trong những công việc quan trọng của người làm SEO để biết được tình trạng hiện tại và hiệu quả của chiến dịch cũng như phục vụ cho việc báo cáo. Công cụ kiểm tra thứ hạng thường sẽ có hỗ trợ để kiểm tra theo vị trí địa lý, ngôn ngữ, tự động thông báo khi có thay đổi về thứ hạng, theo dõi thứ hạng từ khóa của đối thủ, v.v… Dưới đây là một số công cụ theo dõi thứ hạng từ khóa phổ biến:

Ứng dụng di động

Công cụ SEO nào tốt nhất? Nếu bạn cần kiểm tra nhanh chóng và miễn phí 1 vài keywords thì sử dụng SEO SERP Workbench extension hoặc SERPS.com. Nếu bạn cần kiểm tra nhiều từ khóa và báo cáo chi tiết này nọ thì Rank Tracker của SEO PowerSuite hoặc RankWatch là 2 công cụ mà người viết đã sử dụng qua và thấy tốt. Pro Rank Tracker và Rank Ranger thì vừa có cả phiên bản desktop lẫn phiên bản điện thoại di động, thích hợp nếu bạn có nhu cầu cần kiểm tra thứ hạng một cách linh động. Ngoài ra còn có SEO Watcher và SEO Mojo là 2 công cụ kiểm tra thứ hạng miễn phí trên Android.
* Nếu bạn sử dụng phần mềm như Rank Tracker thì khi kiểm tra thứ hạng bạn sẽ cần sử dụng thêm proxies để quá trình kiểm tra không bị chặn bởi các bộ máy tìm kiếm. InstantProxies.com là một lựa chọn tốt nếu bạn cần mua private proxies với chi phí hợp lý và chất lượng ổn định.

Công cụ SEO tổng hợp

Đây là các công cụ / dịch vụ hỗ trợ người làm SEO bằng cách gom tất cả tính năng đã được nêu ở trên vào một chỗ bao gồm (nhưng không giới hạn) các tính năng như kiểm tra thứ hạng từ khóa, kiểm tra backlinks, kiểm tra từ khóa đối thủ sử dụng, nghiên cứu từ khóa, kiểm tra tình trạng của website, tạo report, etc. Do gom nhiều tính năng vào một chỗ nên đôi khi chi phí sẽ cao hơn và chưa chắc bạn sẽ cần sử dụng hết tất cả tính năng này. Ngoài ra vì tổng hợp nhiều tính năng nên chưa chắc từng tính năng riêng lẻ đã tốt bằng các dịch vụ cung cấp đơn lẻ. Tuy nhiên nếu bạn cần một giải pháp SEO tổng thể cho công ty thì các công cụ sau đây có thể thích hợp:
Moz PREMIUM
Searchmetrics PREMIUM
BrightEdge PREMIUM
Dragonmetrics PREMIUM
SEO PowerSuite FREEMIUM
ScrapeBox PREMIUM
Moz, SearchMetrics, BrightEdge là những công cụ SEO có tiếng lâu nay trong ngành. DragonMetrics là một công cụ tương tự nhưng được thiết kế đặc trưng cho thị trường Châu Á. SEO PowerSuite là 1 bộ công cụ SEO gồm nhiều phần mềm khác nhau (có được nhắc đến bên trên) là một lựa chọn khá tốt nếu bạn thích phần mềm hơn là ứng dụng web. Scrapebox là một phần mềm cực kỳ hữu dụng với các tính năng đa dạng và hữu ích có thể đáp ứng được đa dạng nhu cầu.

Công cụ theo dõi SEO trending


Một trong những nhiệm vụ quan trọng của SEOers là phải thường xuyền theo dõi xu hướng và các cập nhật mới nhất của các bộ máy tìm kiếm và kịp thời phản ứng khi có các thay đổi lớn. Có một số công cụ có thể giúp bạn theo dõi được những thay đổi lớn trên các bộ máy tìm kiếm:
MozCast FREE
Algoroo FREE
Ngoài ra còn có lịch sử tất cả các cập nhật về thuật toán tìm kiếm của Google từ Moz.

Công cụ SEO hỗ trợ khác

Đây là các công cụ SEO không thuộc các nhóm bên trên và hữu dụng trong các công việc hằng ngày của người làm SEO.
SEOQuake FREE
SEOQuake là một browser extension – toolbar cung cấp cho bạn ngay những thông tin SEO cần thiết và chi tiết về một website một cách nhanh chóng. Công cụ này cũng hỗ trợ cho ngay cả các kết quả đang hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm của Google.
Đây là công cụ cho phép nhanh chóng kiểm tra xem trang web bạn đang xem có bị redirected hay không và header status code hiện là gì (301,302, 404, 500, v.v…)
Một trong những công cụ SEO tiện lợi nhất, giúp bạn có thể lấy mọi thông tin SEO cần thiết mà thậm chí còn không cần phải rời khỏi file excel.
CopyScape PREMIUM
Công cụ này giúp phát hiện ra xem hiện nay có trang web nào đang copy hay sử dụng bài viết của website bạn hay không hoặc để xem bài viết mà bạn đang chuẩn bị đưa lên website mình có phải là nội dung bị duplicated ở đâu đó rồi hay không.
Robots.txt là file hướng dẫn các con bọ của các bộ máy tìm kiếm xem phần nào của website thì nên quét và phần nào thì không. Những sai sót trong file robots.txt đôi khi có thể có ảnh hưởng nghiêm trọng đến website. Công cụ này sẽ giúp kiểm tra xem file robots.txt có bị vấn đề gì hay không.
Những công cụ SEO được nêu lên trong bài viết này hi vọng sẽ giúp ích được cho công việc hằng ngày của những người làm SEO. Những công cụ mới cũng sẽ thường xuyên được cập nhật vào bài viết này.

Marketing và Chuyện Trái Ớt

- 14/7/15

Những người bán ớt sẽ luôn gặp phải câu hỏi như thế này, “ớt của anh (chị) có cay không?”, gặp câu hỏi như thế thì phải trả lời sao đây nhỉ?


Nếu nói cay, những người sợ cay, họ sẽ bỏ đi ngay; còn nếu bảo không cay, cũng có thể khách hàng lại là người thích ăn cay, như vậy việc làm ăn lại gặp rủi ro.
Một ngày kia, không có việc gì làm, tôi đến đứng bên cạnh chiếc xe ba gác của một chị bán ớt, thử xem chị ấy giải quyết hai vấn đề hoàn toàn tương phản này như thế nào. Nhân lúc không có người đến mua, tôi cố làm ra vẻ thông minh mà nói với chị ấy rằng:
“Chị hãy chia số ớt này thành hai đống đi, nếu có người muốn mua cay thì cho họ đống này, còn nếu không, thì cho họ đống kia”.
Chị bán ớt cười với tôi, dịu dàng nói: “Không cần đâu!”
Đang nói thì một người đến mua, và điều thần kỳ đã xảy ra, rốt cuộc bà chủ đã nói thế nào nhỉ? Hãy mau xem tiếp…..
Quả nhiên chính là hỏi câu đó: “Ớt của chị có cay không?”
Chị bán ớt rất chắc chắn mà bảo khách hàng rằng: “Màu đậm thì cay, còn nhạt thì không cay!”                     
Người mua ngỡ là thật, chọn xong liền trả tiền, vui lòng mà đi.
Chẳng mấy chốc, những quả ớt có màu nhạt chẳng còn lại bao nhiêu.
Lại có khách hàng đến, vẫn là câu hỏi đó: “Ớt của chị có cay không?”
Chị bán ớt nhìn vào số ớt của mình một cái, liền mở miệng nói …..
Lần này bà chủ trả lời: “Ớt dài thì cay, ớt ngắn không cay!”
Quả nhiên, nguời mua liền dựa theo tiêu chuẩn phân loại của chị mà bắt đầu chọn lựa.
Kết quả lần này chính là, ớt dài rất nhanh đã hết sạch.
Nhìn những quả ớt vừa ngắn vừa đậm màu còn sót lại, trong lòng tôi nghĩ :
“Lần này xem chị còn nói thế nào đây?”
Tuy thế, khi một khách hàng khác hỏi: “Ớt có cay không?”
Chị bán ớt hoàn toàn tự tin mà trả lời rằng: “Vỏ cứng thì cay, vỏ mềm không cay!”.
Tôi thầm bội phục, không phải vậy sao, bị mặt trời phơi cả nửa ngày trời, quả thực có rất nhiều quả ớt vì mất nước mà trở nêm mềm nhũn đi. Chị bán ớt bán xong số ớt của mình, trước khi đi, chị nói với tôi rằng: “Cách mà cậu nói đó, thật ra những người bán ớt chúng tôi đều biết cả, còn cách của tôi thì chỉ có mình tôi biết thôi”.
Thật là thần kỳ vậy!

Thật ra bạn có bao giờ nghĩ rằng, những gì bạn bán đi không phải là hàng hóa, mà lại chính là …….

1. Đối với những khách hàng lạ, điều cần bán đi chính là sự lễ phép.
2. Đối với những khách hàng quen thuộc, điều cần bán đi chính là sự nhiệt tình.
3. Đối với những khách hàng nóng tính, điều bán đi chính là hiệu suất.
4. Đối với những khách hàng ngạo mạn, điều thật sự bán đi chính là lòng nhẫn nại.
5. Đối với những người có tiền, điều mà bạn bán đi chính là sự tôn quý.
6. Đối với những người nghèo khổ, điều bán đi chính là lợi ích thiết thực.
7. Đối với những người thời thượng, điều bán đi chính là sự sang trọng.
8. Đối với những người chuyên nghiệp, điều mà bạn bán đi chính là sự chuyên nghiệp.
9. Đối với những người hào sảng, điều mà bạn bán đi chính là sự phóng khoáng.
10. Đối với những người keo kiệt, điều thật sự bán đi chính là lợi ích.
11. Đối với những người sống hưởng thụ, điều cần bán đi chính là sự phục vụ.
12. Đối với những người hư vinh, điều bán đi chính là vinh dự.
13. Đối với những người hay bắt bẻ, điều bán đi chính là sự tinh tế.
14. Đối với những người hiền lành, điều cần bán đi chính là sự chân thành.
15. Đối với những người hay do dự, điều thật sự cần bán đi chính là sự đảm bảo.
Nếu như bạn muốn bán đi những sản phẩm của mình, có phải bạn thường hay nói với người tiêu dùng rằng sản phẩm của mình tốt như thế nào, sản phẩm của bạn có gì khác với những thứ khác, và sản phẩm của bạn rẻ như thế nào. Nếu như bạn bán hàng đều là dựa theo những cách này, thì bạn sẽ phát hiện rằng nhất định mình sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn.
“Công ty bán hàng hóa như thế nào, thường thường so với việc công ty bán những sản phẩm gì cũng quan trọng như nhau”
Đừng có vừa mới bắt đầu đã vội vàng bán sản phẩm, mà trước hết cần phải hỏi rõ vấn đề, nghe xem tiềm ẩn bên trong khách hàng cần những gì. Một khi biết được những yêu cầu tiềm ẩn bên trong của khách hàng, vậy thì việc bán hàng sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều.
Chúc bạn có thể khởi đầu cho mình một công việc làm ăn thuận buồm xuôi gió, và ngày càng phát triển.