BÀI MỚI

Bài Viết Mới Nhất

Tại sao chạy ads tốt mà không có đơn hàng?

- 17/9/15

Dạo này thấy 1 số bạn hay than phiền "Sao chạy quảng cáo giá rẻ mà toàn like, chẳng ra đơn" "Content ổn, sale off đầy đủ ... mà vẫn không có đơn hàng"...


Mình tạm gác việc chạy quảng cáo qua 1 bên, coi như chạy quảng cáo là ổn rồi. Nhưng không biết mấy bác không bán được hàng có bao giờ tự hỏi tại sao mình không bán được hàng ? Hay vẫn cứ nghĩ do chạy quảng cáo không tốt?

- Gần đây kinh doanh em cảm thấy các bác cứ quan tâm quá vào việc chạy quảng cáo. Đành rằng chạy quảng cáo là cách tiếp cận tốt nhất, nhanh nhất và đem lại hiệu quả tốt nhất. Nhưng có mấy bác bỏ công ra nghiên cứu phát triển thương hiệu lâu dài?

Không biết từ bao giờ marketing research gần như là mất đi, liệu có bác nào nghiên cứu sản phẩm của mình, nghiên cứu thị trường, nghiên cứu tâm lý hành vi người tiêu dùng (khách hàng) trước khi khởi nghiệp kinh doanh?

- Nhiều bác cứ lên mạng hỏi cách target như thế nào? Nhưng liệu có bác nào bỏ sức ra nghiên cứu sản phẩm của mình kĩ lưỡng, nghiên cứu khách hàng, nghiên cứu thị trường? Hay cứ thấy người khác bán được mình cũng bán, thấy sản phẩm rẻ thì bán?

Sản phẩm nếu độc đáo, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng em nghĩ không cần quảng cáo cũng có thể bán được.

Target có phải sản phẩm nào giống sản phẩm nào đâu? Độ tuổi, vị trí, hành vi, sở thích... những cái đó cũng phải dựa vào nghiên cứu khách hàng, sản phẩm của mình.

Để chạy 1 sản phẩm em phải tìm hiểu nó mất 1 tuần hoặc hơn, thậm chí liên hệ với bạn làm bên vật giá xem số lượng đơn hàng đến từng khu vực như thế nào ...

- Còn 1 số bác cứ than phiền sao đơn hàng nhiều, nhưng lợi nhuận chẳng được bao nhiêu. Thiết nghĩ kinh doanh trước tiên cũng là vì lợi nhuận, thời gian đầu có thể để phát triển thương hiệu, nhưng có thực mới vực được đạo, cũng phải tự cân đối giá, cân đối ngân sách, nếu không thấy lợi nhuận thì phải biết thay đổi chứ, cứ lao đầu vào như vậy khác gì thiêu thân?

- Bây giờ kinh doanh em thấy thị trường tạp nham quá, quá ít người chịu tập trung phát triển thương hiệu, tạo dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình. Công sức bỏ ra bao nhiêu đồng nghĩa với thành quả thu lại tương xứng như vậy.

Marketing online hay Digital marketing nó cũng có thời gian, nhưng Marketing thì mãi mãi phát triển. Con người là sáng tạo, nhưng phải có gốc thì ngọn mới phát triển được.

Trước tiên nên hiểu về cái mà mình theo đuổi thì mới làm việc tốt nhất được.

Đấy cũng chỉ là ý kiến của cá nhân mình, mình cũng chỉ bán hàng và làm marketing được hơn 5 năm. Cũng chưa kiếm được trăm triệu 1 tháng, cũng chẳng có dự án vài tỷ trong tay.

Social Listening là? Hệ thống thu thập dữ liệu của Social Listening khủng và tinh vi đến mức nào?

- 16/9/15
Bài viết này là một trong series các bài viết cho thấy bức tranh thực sự về cách hoạt động của các social listening tool, đặc biệt là Buzzmetrics, một giải pháp lắng nghe và phân tích mạng xã hội đang được dùng để theo dõi các chiến dịch và thương hiệu quản lý bởi các tập đoàn lớn Coca-Cola, Unilever, Mead Johnson và các Agencies global như Ogilvy, Maxus, Leo Burnett, Phibious, Performics… tại Việt Nam.

Social media theo khái niệm của Social Listening không chỉ bao gồm mạng xã hội, mà còn là tất cả các phương tiện truyền thông cho phép tương tác nhiều chiều, trong đó bao gồm diễn đàn, báo điện tử (phần bình luận), blogs, các trang review đánh giá của nguời tiêu dùng như Foody và các phần đánh giá của các trang Ecommerce như Lazada hay Tiki. 


Social Listening là gì ?

Social Listening là một mô hình kinh doanh biến thể của ngành nghiên cứu thị trường. Và cũng giống như các quy trình nghiên cứu thị trường truyền thống, social media research cũng phải trải qua 5 giai đoạn:
1. Thu thập dữ liệu
2. Xuất dữ liệu
3. Phân loại dữ liệu
4. Phân tích dữ liệu
5. Trình bày báo cáo nghiên cứu
Trong đó, Thu thập dữ liệu là bước đầu tiên trong quá trình thực hiện nghiên cứu trên social media. Hiện tại hệ thống của Buzzmetrics đang thu thập 1,141,412 trang fanpages trên Facebook và các mạng xã hội, 211,571 Facebook groups, 1,240 diễn đàn, 3,067 báo điện tử, 138,114 Youtube channels, 219,691 Instagram users,  các trang Review và Ecommerce, với tốc độ xử lý hàng triệu thảo luận mỗi ngày. Việc thu thập dữ liệu toàn bộ thị trường là cần thiết và cho phép Buzzmetrics thực hiện các nghiên cứu về xu hướng và ngành hàng. Quy mô đầu tư về công nghệ và phần cứng của Social Listening tool tương đương với các search engines và càng ngày càng tăng theo thời gian.
gandalf
Hiện nay có 2 phương pháp chính dùng để thu thập dữ liệu: API và Trang (Sites).
THU THẬP DỮ LIỆU BẰNG CỔNG GIAO THỨC LẬP TRÌNH (API)
Phương pháp này được áp dụng đối với các global social networks như Facebook, Google Plus, Youtube, Twitter , Instagram… trong đó các công cụ social listening sẽ kết nối với các API (Application Programming Interface – Giao diện lập trình ứng dụng) của các social networks và yêu cầu hệ thống trả về những bài viết có chứa keywords. Phương pháp này theo nguyên tắc cho phép lấy dữ liệu của toàn bộ social network, bao gồm các trang cá nhân, nhưng trên thực tế phụ thuộc vào sự hạn chế của các social networks này. Với việc Facebook hạn chế organic reach cho các chủ fanpage và các nhà quảng cáo, Facebook cũng không trả lại đầy đủ và nhất quán các bài viết cá nhân cho Social Listening tool qua API. Hiện tại không có một thống kê rõ ràng việc lấy dữ liệu bằng API có thể lấy được bao nhiêu % thảo luận.
THU THẬP DỮ LIỆU THEO SITES
Hệ thống Buzzmetrics social listening sử dụng cơ chế thu thập dữ liệu theo trang (sites), trong đó hệ thống sẽ đi thu thập dữ liệu từ các nguồn dữ liệu theo trang như website báo điện tử, forum, Facebook fanpages, Youtube channels, Instagram pages,…. Phương pháp này giúp thu thập toàn bộ dữ liệu của các kênh được liệt kê. Việc thu thập dữ liệu  được thực hiện bằng 2 cách: Tự động lan tỏa và Liệt kê danh sách trang (panel).
Thu thập theo phương pháp liệt kê trang: 
Công đoạn xây dựng một social listening platform cho thị trường mới bắt đầu từ việc xây dựng một tổ hợp các trang fanpages mạng xã hội, báo điện tử, diễn đàn, blogs… của thị trường đó. Việc này thường tốn từ 6 tháng đến một năm. Từ danh sách các trang này, đội ngũ data team sẽ viết các con nhện (crawlers) để quét qua các trang liên tục và copy thảo luận người dùng về. Crawlers hành xử như một con người, tự động scan nội dung của trang, nhận điện đâu là bài viết (thread), nội dung của bài viết bao gồm bài viết đầu tiên (lead), tác giả (author), ngày giờ và các bình luận hay phản hồi (comments).
Khác với Search engine nhận diện toàn trang là một dòng dữ liệu, hệ thống Social Listening nhận diện mỗi comment là một dòng dữ liệu. Như hình minh họa dưới đây, bài viết này có 907 phản hồi, tương đương với hệ thống ghi nhận 908 dòng dữ liệu, hay 908 mentions, hay buzz, hay ý kiến người tiêu dùng. Crawlers chỉ có thể thấy những gì công chúng thấy, thu thập được những thảo luận để chế độ public, chứ không lấy được các thảo luận private, tuân thủ theo luật privacy. Tuy nhiên, crawlers có thể lấy được thảo luận trong closed Facebook group, bằng các đăng nhập bằng một member ID của group đó, nhưng việc này cần có sự đồng ý của admin của group.
ScreenHunter_003
Hệ thống thu thập toàn bộ dữ liệu có trong trang từ quá khứ đến hiện tại và liên tục quay lại cập nhật các dữ liệu mới tạo ra trên trang cứ 15 phút đến 1 tiếng một lần. 
Capture1
Phương pháp thu thập theo trang phụ thuộc vào 4 yếu tố: đường truyền internet, tốc độ trả dữ liệu của trang, sự nhận diện nội dung và cấu trúc trang của crawlers và khả năng ngăn chặn crawlers của trang. Các trang diễn đàn lớn thường có sự thay đổi về cấu trúc hàng năm nên khi crawlers khi gặp cấu trúc mới khác với thiết kế ban đầu thì sẽ dẫn đến việc thu thập bị gián đoạn. Đồng thời các publishers thường có cơ chế nhận diện và chặn việc thu thập dữ liệu của máy tính gây ảnh hưởng đến băng thông. Các crawlers cũng thường xuyên phải cập nhật và nhảy tính danh để vượt qua các cơ chế chặn này. Vì những lý do trên, việc thiếu hay gián đoạn dữ liệu là điều không thể tránh khỏi với các Social Listening tool nên ở Buzzmetrics, một đội ngũ lập trình viên data team phải làm việc liên tục để cập nhật crawlers, thực hiện các biện pháp xử lý ngoài tình huống chuẩn để đảm bảo đầy đủ dữ liệu cho khách hàng, đặc biệt trong các trường hợp chạy chiến dịch hay xử lý khủng hoảng.
Đây cũng là lý do chính các công cụ social listening nước ngoài hay các công cụ miễn phí như iSentia, Brandtology, Sysomos, Radiant6, mention.com không thể hoạt động hiệu quả ở Việt Nam do thường xuyên bị thiếu dữ liệu do việc thu thập danh sách sites không đủ, hoặc khi gặp một trong các vấn đề trên thì không có nhân sự để giải quyết ngay tức thì. 
Thu thập trang tự động lan tỏa:
Việc thu thập trang tự động có thể được thực hiện bằng 2 cơ chế thông minh:
- Thu thập theo trend: Từ những chủ đề, xu hướng được nhắc đến nhiều nhất trên social media, hệ thống sẽ tự động phát hiện và thu thập các trang có chứa thảo luận về chủ đề đó. Ví dụ, khi có một sự kiện được báo chí đưa tin nhiều, hệ thống sẽ tự động phát hiện từ khóa về sự kiện đang được nhắc đến nhiều và đi khắp các phương tiện truyền thông xã hội để thu thập các trang có chủ đề thảo luận về từ khóa, bao gồm các trang Facebook, forums,…
- Thu thập theo cơ chế lan tỏa: Từ những trang/group đã thu thập được, hệ thống sẽ phát hiện và thu thập các page/group/user khác được trao đổi trong những trang này. 
spread
Việc thu thập theo trend và theo cơ chế lan tỏa là 2 quá trình được thực hiện đồng thời, đảm bảo cho các chủ đề đang được thảo luận nhiều trên social media luôn nằm trong hệ thống trong thời gian sớm nhất và dữ liệu đầy đủ nhất.
Công nghệ social listening cũng như công nghệ search engine, đó là mô hình tổng hợp dữ liệu thị trường. Một công cụ social listening phải lưu trữ dữ liệu tối thiểu 2 năm để phục vụ các mục đích nghiên cứu. Áp lực lưu trữ và xử lý dữ liệu cũng tăng theo thời gian vì thế khoản đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng phần cứng cũng là rất lớn và liên tục.

Fake like chạy quảng cáo - Nên hay không nên?

-
Gần đây có nhiều trường hợp vào Gr spam tặng like để ace chạy quảng cáo, mình có nhận được 1 số report scams của member về vấn đề này. 


Nhưng trong topic này mình chỉ chia sẻ ở khía cạnh nên hay không nên fake like để quảng cáo.
Về căn bản, Facebook, Google hay bất kỳ kênh quảng cáo nào cũng dựa trên 1 yếu tố quan trọng để tiếp cận người dùng, đó chính là trải nghiệm của người dùng về mẩu quảng cáo. Vì vậy, cần lưu ý một số điểm sau:
Thứ nhất:
Đối với kênh Facebook, 500 reach đầu tiên, Facebook không có điểm chất lượng. Sau 500 reach này Facebook mới đánh giá điểm chất lượng của mẩu quảng cáo dựa trên tỉ lệ click, lượng tương tác, số hành động của người dùng, mức độ tương thích của người dùng với mẩu quảng cáo, từ đó optimize mẩu quảng cáo theo hướng có lợi cho người dùng. Có nghĩa là sẽ ưu tiên tiếp cận và tiêu tiền vào nhóm có interest & behavior tương tự với nhóm tương tác đầu tiền lên post hay mẩu quảng cáo. Nếu token bạn đẩy vào không tương đồng với nhóm công chúng mục tiêu sẽ khiến cho quảng cáo của bạn giảm đi đánh kể hiệu quả.
Thứ 2:
Bản chất cơ chế hiện thị trên newsfeed người dùng là được sắp xếp theo rank dựa vào thuật toán phức tạp. Những user có mối liên hệ càng lớn với trang thì càng được ưu tiếp cận, vì thế khả năng tiếp cận của mẩu quảng đối với nhóm user này càng dễ dàng hơn nhiều. Nhóm này dễ nhận thấy nhất là:
- Đối tượng Fans của Fanpage
- Đối tượng đã có lịch sử tương tác với trang
-.....
Nếu Fans ban đầu của Page không chất lượng hoặc đối tượng có lịch sử tương tác với page không nằm trong nhóm đối tượng tiềm năng thì sẽ làm cho việc tiếp cận đúng đối tượng khó khắn hơn.
=> Do đó, Nhà quảng cáo nên cân nhắc Lợi - Hại của vấn đề trước khi tiến hành quảng cáo. Biểu tượng cảm xúc grin

Liên kết neo là gì và cách tạo liên kết neo trong seo cho site

- 14/9/15

Chào các bạn!
Hôm qua, mình tình cờ thấy có 1 bạn trên Facebook có hỏi về vấn đề xuất hiện link trong Description. Thực ra, kỹ thuật này nó có từ rất lâu rồi, đó chính là liên kết neo hay còn gọi là Anchor Link trong SEO. Vậy liên kết neo (Anchor link) có nghĩa là gì? Anchor link là sử dụng để nói về một liên kết trỏ đến một vùng nào đó được chỉ định trên một trang, nó khác với Anchor text nhé. Anchor Text chỉ một từ hay một cụm từ khóa có chứa liên kết.
Vậy làm thế nào để tạo được liên kết neo? Hay liên kết neo được hoạt động như thế nào?
Liên kết neo thì nó gồm có 2 thành phần chính
- Phần neo hay gọi là Anchor: thì nó được xác định bằng thuộc tính id trong html
Ví dụ:
HTML:
<span id="tên-neo">Nội dung</span>
-Phần liên kết(link): Nó được xác định bằng url/#tên-neo. Có 2 cách để sử dụng liết kết neo:
Nếu bạn sử dụng liên kết neo ngay trên webpage chứa nó thì bạn chỉ cần sử dụng thẻ a như sau:
HTML:
<a href="#tên-neo">Nội dung</a>
Còn bạn sử dụng liên kết neo cho 1 trang khác thì bạn phải sử dụng full url/#tên-neo.
Ví dụ, mình muốn sử dụng liên kết neo để trỏ thẳng đến đến một neo là "Chế độ sinh hoạt và phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp khác" thì các bạn sử dụng thẻ a như sau:
HTML:
<a href="http://benhtuoigia.com/benh-viem-da-khop-dang-thap-va-cach-dieu-tri-moi.html#che-do-sinh-hoatva-phuong-phap-dieu-tri-viem-khop-dang-thap-khac">Chế độ sinh hoạt và phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp khác</a>.
Kết quả ở trang tìm kiếm:
[​IMG] lien-ket-neo.png ​
Nếu bạn đang sử dụng website Wordpress thì dưới đây là 1 số plugin giúp bạn tự động tạo liên kết neo
  • Table of Contents Plus (TOC +): Tạo bảng nội dung (Mục lục) cho bài viết hoặc trang dựa trên các thẻ tiêu đề (heading) từ h1-h6. Nhiều tùy chọn hiển thị như bên trái nội dung bài viết, bên phải, trước thẻ heading đầu tiên… Hỗ trợ tùy chọn có hiển thị mục lục hay không dựa vào shortcode
  • Better Anchor Links: Tạo mục lục cho bài viết dựa trên thẻ tiêu đề từ h1-h6 nhưng ít tùy chọn hiển thị hơn TOC +
  • Extended Table of Contents: Giống như TOC +, plugin này cũng hỗ trợ tạo bảng nội dung cho bài viết dựa trên thẻ tiêu đề