BÀI MỚI

Bài Viết Mới Nhất
Browsing Category "facebook"

Chiến lược quảng cáo Facebook cho người có ngân sách thấp

- 30/10/16
Đầu tiên, ngân sách bao nhiêu là thấp bao nhiêu là cao thì không có con số, do chính các bạn quyết định việc đó.
Đa số chúng ta triển khai các chiến dịch marketing trên Facebook một cách tự phát, ngẫu hứng chứ không hề có chiến lược lộ trình rõ ràng. Con voi nó là von voi, không phải cái cột đình cũng không phải cái chổi xể. Dưới đây tôi xin chia sẻ cách thức chạy quảng cáo Facebook dành cho người có ngân sách nhỏ, các bạn tham khảo tránh việc lãng phí. Tôi gọi đây là chiến lược các vòng tròn đồng tâm. Lấy khách hàng làm trung tâm.

Đầu tiên, chúng ta hãy bắt đầu với Core Targeting. Đây là nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu của chúng ta, tệp đối tượng này có thể là email, số điện thoại của khách hàng cũ hoặc data khách hàng mà các bạn có được. Đây là nhóm người có khả năng chuyển đổi cao nhất để trở thành khách hàng của các bạn. Hãy chạy ads lên tệp này trước.
Sau khi có được con số, hãy đo lường hiệu quả của chiến dịch đó. Thời gian cho chiến dịch này kéo dài cho đến khi bạn khó bán được thêm sản phẩm, chi phí cho mỗi đơn hàng vượt qua mức cho phép.
Chiến dịch tiếp theo các bạn hãy lookalike tệp đối tượng ở trên, Facebook sẽ tìm ra cho các bạn một nhóm đối tượng mới có sở thích và hành vi giống với những người đã từng mua hàng. Bắt đầu chiến dịch với việc chạy quảng cáo target đến đối tượng lookalike này. Lời khuyên rằng hãy tạo tệp lookalike 1% để có được tệp đối tượng chất lượng nhất. Lại tiếp tục đo lường như chiến dịch đầu tiên.
Đến đây chắc chắn bạn đã có nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý đơn hàng, phân tích insight khách hàng mà hình dung ra được chân dung nhóm khách hàng mục tiêu. Bây giờ mới đến giai đoạn các bạn cần mở rộng đối tượng bằng việc target các sở thích mà các bạn cho rằng họ giống với khách hàng của mình nhất.

Content trên Facebook thì nên viết ra sao ?

- 29/10/16
-Yêu sản phẩm như con
-Lấy khách hàng làm trung tâm để viết
- Phải có sự khác biệt , tạo sự khác biệt cho sản phẩm khi viết bài , tôn sự khác biệt đó lên , giờ nhà nhà bán hàng trên fb , nếu khác hàng không nhận thấy sự khác biệt trên sản phẩm của bạn họ sẽ không có lý do gì mà chọn đối thủ của bạn
-Lập bảng phân chia các đối tượng tiềm năng mua hàng .Ai mua thì hay viết bài chuyên biệt cho người đó
Ví dụ 1 sp bán cho ai cũng được , dẫn đến viết bài chung chung , target chung chung thì rất khó bán .Nhưng nếu cùng 1 sản phẩm ta viết ra cho các đối tượng , bạn là sinh viên bạn nên mua túi này để dự tiệc hoặc bạn là nhân viên văn phòng rất phù hợp để đi làm mỗi ngày
Người ta chỉ chú ý khi được nhắc tới bản thân họ , ít ra cũng có tí liên quan đụng chạm
-Phải có màu sắc thương hiệu nôm na cái gì đó rất riêng ,khác biệt và nhắc người ta nhớ đến các bạn ngay khi nói tới thương hiệu
dễ dàng định vị thương hiệu sản phẩm của bạn trong tâm trí khách hàng
It ra cũng có logo trong mỗi bức ảnh, rồi tính xuyên suốt trong tất cả bài viết của slogan
-Không nhắc đến bán thân sản phẩm quá nhiều trên page gây nhàm chán , hãy cho đi những thông tin có ích cho khách hàng , tổ chức các cuộc thi , các mini game , sự kiện tư vấn .Phân bố tỉ lể bài bán hàng , bài chia sẽ , bài tương tác hợp lý có thể 20:70:10 chẳng hạn
-Tìm ra lý do mua hàng để mang vào bài viết .Nghiên cứu các cm đối thủ xem khách hàng hay hỏi điều gì , đó chính là cái họ muốn , hãy cho cái họ muốn
-Nội dung phù hợp với từng lứa tuổi
- Tháp nhu cầu Maslow. Nhu cầu là những thứ mà ta cần, đó có thể là vật chất hay tinh thần. Nhu cầu lại chia làm 3 mức độ. Đó là :
- Tôi cần
- Tôi muốn
- Tôi thích
Khách trên fb là tôi thích thôi , họ rất nhanh tụt cảm xúc , nên phải viết làm sao khơi gợi cảm xúc trong họ và tiến hành chốt đơn ngay lập tức .
-Hình ảnh phải gây được sự chú ý ngay từ phút giây đầu tiên , phải gây được chú ý cái đã , họ mới xem tiếp đến sản phẩm của bạn .
-Chỉ có 5-7 dòng đầu tiên đập vào mắt khách hàng , phải do họ thấy ngay lợi ích lý tính , hoặc cảm tính để có động lực click xem thêm .
-Bài viết phải có kêu gọi hành động rõ ràng .Giống như các bạn thường thấy ở các landingpage sale , liên tục có các nút đăng ký để thôi thúc hành động.
Học được cái hành trình khác hàng chia nhiều gian đoạn thể tiếp cận họ 
-Nhận thức 
-Khám phá
-Quyết định 


Làm sao biết khách hàng của bạn cần gì?

- 18/10/16
1 - Làm sao biết khách hàng cần gì?
Có 1 số cách nghiên cứu nhu cầu của người dùng - miễn phí như sau:

- Dùng google suggest và các tool kiểm tra từ khoá miễn phí -> từ đây các bạn sẽ có % các từ khoá và sẽ ra được 1 nhu cầu/vấn đề cơ bản, dễ thấy của user.
- Lần mò đọc hết gần như các topic của các forum/group có tương tác chất lượng -> đây là nơi tìm được những vấn đề “sâu thẳm” hơn chút.
- Để ý đối thủ của mình đang cover những loại nội dung nào/topic nào là sẽ biết nhu cầu/vấn đề chính của user là gì. Tiếp theo cần phải quyết định làm giống nó hay khác nó? Làm giống nó thì có gì hơn? Làm khác thì có nguồn lực để làm không?
- Dùng 1 tài khoản fb mới, thử dùng thanh search của Facebook, search từ khoá, xem từ 3 - 5 - thậm chí 10 page/group đầu mặc định tìm được - bước này là tự đặt mình vào vai trò của user và đánh giá những thông tin mà 1 user bình thường - sẽ tiếp cận được. Đánh giá những thông tin mà những công ty top đầu cung cấp cho user và xem mình có thể làm tốt hơn được chỗ nào không. Vì nhiều khi content không có gì quá phức tạp, chỉ là nói những cái ng ta đã nói 1 cách hay hơn, dễ nhơ hơn, thú vị hơn.
2 - Biết khách hàng cần gì rồi đấy - rồi sao nữa?
Sau khi nắm được tầm 15 - 20 vấn đề “có thể nhìn thấy” của khách hàng và phân nó theo từng statement như video của Thắng rồi bắt đầu chọn loại content + từ khoá để làm. Nhiệm vụ của người viết bài quay đi quay lại cũng chỉ có 2 thôi, đó là: sản xuất đủ content và content đủ hấp dẫn để người dùng tương tác. Nói thì dễ nhưng tập trung làm rất khó. Vì sao?
Thứ nhất, hay bị sao nhãng bởi quá nhiều vào những thứ hay ho mà quên mất 1 điều viết cho ai, viết để làm gì và quan trọng nhất, mình viết về cái gì giỏi nhất. Ví dụ, mình có lần đâm đầu vào làm infographic rồi Canvas, slide share, rồi MEME, rồi làm vài ba cái game trên fanpage, rồi làm các hình thức hỏi đáp trên group… rồi thấy sức mình có hạn, làm hoài cũng đuối mà hiệu quả không nhiều, trong khi ngân sách về thời gian là có hạn, cuối cùng cũng lại quay về trung thành với anh "chữ” mà thôi. Vì xét cho cùng content marketing hay các format hay các tool cũng chỉ giúp mình thấy sướng khi viết, khách hàng thấy sướng khi đọc rồi hành động theo 1 mục đích/hành vi mình muốn thôi.
Thứ hai, viết đủ content hấp dẫn. Có 1 điều lạ mà mình thấy ở nhiều website thương mại điện tử hoặc dịch vụ vừa và nhỏ hiện nay là hầu hết các bài ở mục Blog của họ viết cho có, tức là content writer viết thì cứ viết, anh chạy ad thì cứ chạy, anh quản lý fanpage thì cứ đăng lè le hôt dưa. 3 thứ tách hẳn với nhau dẫn đến user vào website/landing page rồi out ra nhanh chóng. Mặc dù website/LP nhìn rất đẹp. Tương tự với facebook của vậy, bài viết gì chẳng thấy đầu tư vào cách viết, mà chỉ thấy toàn icon và hình ảnh “gợi hành động”. Tất nhiên, hành động thì có, mua hàng hay không thì chưa biết. Ý của mình ở đây là 1 khi bài viết/post được đăng mà người làm ra nó không cần hoặc không phải quan tâm đến đến mục đích cuối cùng là gì thì kết quả cuối cùng sẽ là tốn tài nguyên mà thôi. Bạn nào đang làm ở vị trí viết bài chuẩn SEO hoặc thuê viết bài chuẩn SEO cần chú ý.
Vậy nên, chọn 1 trong các statement mình thấy có tiềm năng nhất, viết 1 bài thật hay, thật là ba hoa chải chuốt, vận dụng hết công lực sáng tạo, thì bắt đầu chạy ad cho nó để test - làm quen với các bạn có kinh nghiệm chạy ad rẻ để test nè ^^. Test, đánh giá và điều chỉnh, cứ thế làm đi làm lại, phục vụ cho thật tốt cho 1 nhóm rồi mới quan tâm đến các nhóm tiếp theo cũng chưa muộn mà (chiến lược dành cho các bạn phải tự làm từ A-Z hoặc phải cân toàn bộ những gì có liên quan “content” trong công ty). Vì sao nên làm thế? Bởi vì như Thắng chia sẻ trong video, không thể nào dồn hết khách hàng với nhu cầu/vấn đề khác nhau vào 1 cái hố và ngồi khấn cho họ click vào cái call to action được, nếu được, content của bạn hoặc phải sáng tạo hoặc… siêu dài. Đây là lỗi mà mình mấy website thương mại điện tử, dịch vụ hay bị, chạy ad cho tất cả từ khoá cho tất cả các đối tượng vào cùng 1 nơi, và nơi đó là đâu ạ? là home page ạ.
Cuối cùng, viết xong rồi share lên đâu cũng quan trọng. Quay đi quẩn lại thì cũng là share lên 3 kênh là Google, Facebook, Forum và có 3 hình thức là owned, shared, earned. Giờ chia tiền sao cho hợp lý ở 3 thằng…

Target là gì ? Những đặc điểm có thể Target trên Facebook

- 13/10/16

TARGET LÀ GÌ ?

Theo định nghĩa thì Target là việc bạn phân tích và lọc ra những khách hàng mà sản phẩm bạn đang bán nhắm tới. Nếu hiểu theo nghĩa dịch sang việt thì Target có nghĩa là đối tượng , hướng đối tượng.

Một ví dụ minh họa như sau : Bạn là một ông chuyên gia SEO đi quảng bá và thu hút thành viên cho những lớp học seo. Vậy những học viên đang có nhu cầu tham gia học hỏi về SEO , marketing online sẽ đến có nhu cầu và nó chính là Target.

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CÓ THỂ TARGET TRÊN FACEBOOK LÀ GÌ ?

Khi mà bạn Target đối tượng một cách rõ ràng , bạn sẽ vô hình chung tiếp cận được lượng khách hàng tiềm năng và chi phí bạn bỏ ra sẽ được tối ưu ở mức thấp nhất. Loại bỏ được những chi phí tiếp cận không đúng mục tiêu và hướng đến khách hàng tiềm năng.

Ảnh dưới là tổng hợp các khai của người dùng trên Facebook mà bất cứ cao thủ quảng cáo facebook nào cũng thuộc lòng.

Các yếu tố Target chính:


1. Sở thích.
2. Nhân khẩu học.
3. hành vi.
4. Khác


Link tải ảnh chất lượng cao tại đây

Hi vọng qua bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Target trên Facebook!

Những mẫu quảng cáo trên Facebook đẹp

-

Đối với quảng cáo trên facebook việc viết nội dung sao cho đẹp mắt và hấp dẫn đến người dùng là một trong những phần quan trọng nhất để tảo tiền đề cho đối tượng click vào trong trang.

Việc người dùng click vào trong quảng cáo đó bạn đã nắm trong tay 70% đó là khách hàng đang cần mua loại sản phẩm đó của bạn rồi . Còn lại là ở phần nội dung của sản phẩm đó có đủ giữ chân hay kích thích được người dùng mua sản phẩm của bạn hay không nữa thôi. Nếu họ không mua thì khi có một nội dung hay sẽ lôi kéo khiến họ đọc bài viết đó của bạn việc đó giúp ích cho tỉ lệ chuyển đổi time on site cao lên và vô hình chung những từ khóa của bạn sẽ được ưu ái hơn trên google mà không cần phải SEO.
Lan man quá rồi , đây là bài viết tổng hợp các mẫu quảng cáo trên facebook cho bạn tham khảo và áp dụng nhé !

Dưới đây là mẫu quảng cáo facebook về túi

TÚI NAM ĐA NĂNG – ĐẸP VÀ TIỆN DỤNG
🎉 Tuần lễ bán hàng KHÔNG LỢI NHUẬN
👉 Chỉ cần comment SĐT đặt hàng hoặc INBOX chúng tôi sẽ liên lạc lại ngay với bạn !!!
👉 NHẬN HÀNG TẬN TAY MỚI PHẢI TRẢ TIỀN
GIÁ CHỈ CÒN: 199.000 VNĐ
👨 Kiểu dáng thời trang hiện đại cho phái mạnh.
🚚 Giao hàng toàn quốc, FREE SHIP nội thành Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh
🎨 Màu sắc: nâu sôcôla, nâu vàng
Hãy nhanh tay đặt hàng cho chúng tôi vì số lượng chỉ còn có hạn
📞 Hotline hỗ trợ: 0933 626 623- 0435 525 666
👉 Địa Chỉ: COLLShop- 80A Cù Chính Lan (tầng 2), Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội.
Xem thêm: http://coll.vn

Hay quảng cáo về KOMIC

KOMIC – Special collection !
Những sản phẩm chất nhất, cá tính nhất đã ở ngay đây ! Tại sao không sở hữu nhỉ wink emoticon
———– TÍNH NĂNG ƯU VIỆT ——-
like emoticon Sản phẩm sử dụng công nghệ in 3D hiện đại nhất Nhật Bản
like emoticon Hình in không phai trong suốt thời gian sử dụng
like emoticon Sản phẩm sử dụng inox cao cấp, không gỉ sét trong suốt thời gian sử dụng
———– LINK MUA HÀNG ——-
‪#‎Horoscope : http://bit.ly/1Oj5YGV
‪#‎Travel_life : http://bit.ly/1OCjR28
———– GIAO HÀNG THU TIỀN TẠI NHÀ – TOÀN QUỐC ——-

5 cách tăng like tự nhiên cho fanpage

- 8/10/16

Sau gần một tuần thành lập, fanpage của mình đã đạt hơn 700 likes tự nhiên (xem ảnh). Mình nghĩ con số này cũng đủ ấn tượng để mình chia sẻ cho anh em cách tăng like tự nhiên cho fanpage của mình, kèm với đó là những giải pháp anh em có thể tương luôn và ra kết quả ngay. Page càng nhiều like thì áp dụng những cách dưới càng hiệu quả!



=========================
 Bắt đầu nhé! ^^ Khi anh em vào mục Insights => Likes (Thông tin chi tiết => Thích) của Page và kéo xuống dưới cùng, Facebook sẽ thống kê cho anh em các nguồn likes đến từ đâu. Mình sẽ giúp anh em người hiểu được rõ các nguồn likes này để từ đó tự có những cách tăng lượng likes cho fanpage của bản thân:
_1. Trên trang của bạn (On your page): Là khi người dùng nhìn thấy bài viết từ Fanpage của bạn thông qua quảng cáo hoặc trên tường bạn bè, họ sẽ click vào trang để tìm hiểu. Khi vừa lòng họ sẽ like.
 Cách cải thiện like số 1: Hãy thiết kế fanpage chuyên nghiệp (đồng nhất màu sắc, đầu tư avatar, cover, sử dụng icon giống nhau cho các bài viết) để khi khách vào page của anh em có cảm giác muốn like hơn.
_2. Bài viết của bạn (Your posts): Là khi fan share bài, xong rồi bạn bè của fan đó nhìn thấy like fanpage nó sẽ tính vào đây.
 Cách cải thiện like số 2: Đầu tư vào content dễ nhiều lượt share, cụ thể là content mang lại NHIỀU GIÁ TRỊ cho người đọc. Khi fan thấy post của Fanpage hữu ích, họ sẽ share với mong muốn giúp cho bạn bè của họ cũng nhận được giá trị tương tự.
_3. Trên di động/ máy tính chưa phân loại (Uncategorized Desktop, Mobile): Khi anh em sử dụng cái núm nút "mời bạn bè like fanpage", like sẽ được phân vào mục này
 Cách cải thiện like số 3: lập nick ảo có nhiều bạn bè là khách hàng tiềm năng rồi mời họ like fanpage. CẢNH BÁO: anh em mời thôi chứ đừng dùng trò share bài của page rồi tag nhé. Mình cực dị ứng với thể loại tag kiểu này.
_4. API: Khi khách dùng app hoặc website của anh em có tích hợp nút "like page" thì lượng like sẽ được tính vào đây
 Cách cải thiện like số 4: Khi thiết kế app hoặc web, hãy nhớ bảo developer tích hợp nút like page theo hướng dẫn của facebook. Mình khuyên anh em cho luôn page vào phần layout của web để khách luôn nhìn thấy nút này.
_5. Quảng cáo (Ads and Sponsored Stories): Khi anh em chạy một chiến dịch (Campaign) like page thì lượng like sẽ được tính vào đây. Tuy nhiên theo kinh nghiệm bản thân, giá của mỗi like nếu chạy ads thường khá đắt nên mình không khuyến khích dùng cách này lắm.
_6. Đế xuất trang (Page Suggestions): Đây là một nguồn thu like tự nhiên KHỔNG LỒ nếu bạn hiểu nó. Khi khách hàng like một fanpage bất kỳ, hoặc đang ở trên tường nhà bạn bè, Facebook sẽ giới thiệu cho họ like luôn những trang: phù hợp với sở thích của họ; những trang bạn bè họ cũng like; những trang có quan hệ với trang họ đã like (giống nhau, hoặc có liên kết với nhau)
 Cách cải thiện like số 5: Liên kết với nhiều fanpage khác. Liên kết nghĩa là gì? Là bạn dùng page của mình (page A) để like cho page B và yêu cầu admin của page B làm điều ngược lại. Khi đó, các fan của page A sẽ dễ được đề xuất like page B hơn và các fan của page B cũng sẽ dễ like page A hơn. Từ đó, page của hai bạn cùng có lợi, thêm lượng fan mà không mất một xu nào cả. Hoặc một cách liên kết khác, là các page tag lẫn nhau trong bài post của mình. Tag càng nhiều page và càng thường xuyên thì page của bạn càng có lợi, và tất cả cùng vui, cùng nhiều likes mà chả mất một xu nào cả 
À cách like page khác với tư cách page của mình: Anh em dùng máy tính, nhấn vào cái nút ba chấm "..." góc phải dưới của page cover, sau đó chọn "Thích với tư cách trang của bạn" (Like As Your Page), rồi chọn trang của anh em
 Lời cuối: Các cách từ 1 đến 4 thì anh em cứ tự quay tay làm dần cũng được tuy có thể khó và tốn time, nhưng cách số 5 là một cách CỰC KỲ NHANH CHÓNG, anh em CHẢ MẤT CÁI GÌ nhưng chẳng mấy ai làm. Vì sao? Vì không biết, hoặc vì anh em cần cộng tác với admin các page khác để hai page like lẫn nhau. Mà thói người Việt Nam thì thường "tính đố kỵ thì cao, tính hợp tác thì thấp" o.o
=========================
 ĐỘNG CƠ CỦA MÌNH KHI ĐĂNG BÀI:
Động cơ phụ: Chia sẻ kinh nghiệm cho anh em, đặc biệt là newbie về cách tăng like cho page. Hy vọng anh em đã lóe lên được một ý tưởng gì đó sau khi đọc bài này.
Động cơ chính: Page của mình target vào đối tượng nữ, tuổi teen + hậu teen một tí (16-23) và hiện có 700 fan tự nhiên (chú ý: con số này không ngừng tăng!). Anh em nào có tập khách hàng gần gần giống thì comment dưới đây để ta cùng hợp tác với nhau, tăng lượng like cho cả hai page theo cách thứ 5 nhé! Mình sẵn sàng hợp tác với tất cả anh em, từ page chục like đến chục nghìn like ^^.
Tham khảo thêm:
Trước tiên thì chúng ta sẽ tìm hiểu về các nguồn like Fanpage, kiểm tra Tab Like trong mục Insights Fanpage bất kỳ sẽ thấy xuất xứ lượt thích fanpage của bạn:
 Cụ thể:
Page Suggestions: Đề xuất trang, người dùng like Fanpage của bạn thông qua mục Đề xuất của Facebook.

On Your Page: Trên trang của bạn, người dùng khi nhìn thấy quảng cáo, bài viết của bạn thông qua bạn bè họ, hay được mời từ bạn bè… họ chưa thích ngay mà vào tìm hiểu Fanpage rồi mới bấm Like.
Your post: Trên post Fanpage của bạn, khi bạn đăng 1 bài mới, thành viên A nhìn thấy like share khiến bạn bè họ là B nhìn thấy, B like Fanpage của bạn.
Uncategoried Mobile: Trên di động chưa phân loại, tương tự trên, thành viên B dùng di động nhìn thấy rồi like page từ các bài viết, người khác chia sẻ Fanpage, mời like page của bạn.
Page likes: Lượt thích trang, người dùng A like Fanpage khiến cho B nhìn thấy like Fanpage theo.
Ads and Sponsored Stories: Quảng cáo và các câu chuyện được tài trợ, cái này hiểu nôm la là dùng tiền trả cho Facebook để Fanpage tăng fan.
API: là nguồn từ app, từ các website khác có đặt nút like fanpage của bạn. (Cái này dễ hình dung giống như 2 căn nhà hàng xóm ngoài đi từ cổng chính vào thì còn các cổng sau để đi sang nhà nhau, để nắm kỹ hơn bạn có thể tìm trên wiki và đọc chính sách nhà phát triển của Facebook – https://developers.facebook.com/ – còn phần nguồn like cho fanpage thì chúng ta tạm hiểu đó rằng những lượt like nhờ bên thứ 3 giới thiệu, không phải từ Fanpage của bạn).
Post by other people: Post của người khác, khi thành viên A post lên tường Fanpage, bạn bè của họ nhìn thấy like Fanpage của bạn.
Uncategorized Desktop: tương tự Uncategorized Mobile.
Ngoài ra còn có nguồn “Other”, tất cả các nguồn khác mà Facebook không đo lường chính xác được thì cho vào mục này.
Như vậy để tăng like của một Fanpage, tất cả việc chúng ta có thể làm là tăng các chỉ số trên: thiết lập vào Suggested Pages, tăng bài post hàng ngày, tăng kiểu nội dung dành cho di động, tăng quảng cáo, tăng liên kết với các fanpage, ứng dụng khác của Facebook hay Website liên quan. 
Muốn tăng bài post hàng ngày mà người tương tác ngày một tăng thì chúng ta phải đầu tư nội dung chất lượng, có kế hoạch nội dung cho Fanpage một cách hợp lý, hàng ngày post bao nhiêu bài, cung giờ nào…
Về quảng cáo chúng ta sẽ chọn hình thức Page Likes, chúng ta có thể chọn những nội dung mà nhiều người thích, phù hợp với độ tuổi, giới tính chúng ta nhắm tới (Chi tiết về quy trình xây dựng Fanpage, chọn mẫu Quảng cáo sẽ được chúng tôi tư vấn tại các buổi học Face Sale). Có thể nói rằng 2 nguồn trên là 2 nguồn hợp lệ, Facebook nó cực thích vì hữu ích với người dùng và túi tiền của nó.
Tăng liên kết với các Fanpage, website thì chúng ta cần phải thỏa thuận, mời hợp tác lâu dài trong các sự kiện online, offline. Ví dụ một Fanpage shop quần áo nữ có thể hợp tác cùng Fanpage giày, sandal, Fanpage về thời trang, các Fanpage địa điểm vì có cùng nhóm đối tượng.
Về ứng dụng, với kiểu khai thác nguồn like từ các ứng dụng nhảm, spam như ngày trước không còn được Facebook ủng hộ, hầu hết các trang ngày trước tăng like bằng app đều bị block. Nếu muốn tăng nguồn like này chúng ta nên đầu tư các ứng dụng chất như thi ảnh, trò chơi … chẳng hạn như của Lotteria:

https://www.facebook.com/ilovelotteria/app_491363904273110
https://www.facebok.com/ilovelotteria/app_640888232615834

Còn các cách như đặt like ẩn từ các website, app sex, nội dung phản cảm, giả mạo người nổi tiếng để lấy Follow rồi chuyển sang Fanpage, gộp các page lại với nhau hay trao đổi từ các web dạng addmefast là cách có thể vẫn sử dụng được (cách này tăng lương like từ API, other) nhưng hiểm họa những rủi ro khó lường. Nếu một doanh nghiệp muốn phát triển bền vững, sử dụng Fanpage của mình trên 6 tháng thì không nên thử những cách này vì hiện tại đã có rất nhiều page bị Block vì tăng like kiểu này.

Target sở thích có thực sự hiệu quả ?

- 5/10/16

TARGET SỞ THÍCH CÓ THẬT SỰ HIỆU QUẢ ?

Trước khi trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cần phải hiểu "nhắm chọn sở thích" là gì và những người nằm trong danh mục sở thích cụ thể là nhóm người nào.


Như tôi đã chia sẻ nhiều lần về việc cần phải làm khi tiếp thị trên Facebook.

(1) Đi tìm người có nhu cầu và  (2) tạo ra nhu cầu.

Với trường phái thứ 1.

 Việc đi tìm người có nhu cầu chính là việc target nhắm chọn nhóm đối tượng đang có nhu cầu mua sản phẩm dịch vụ. Nhấn mạnh rằng đang-có-nhu-cầu chứ không phải đã-có-nhu-cầu. Nên nhớ rằng 28 ngày Facebook update lại các con số vì vậy với nhóm người đã-có-nhu-cầu, sau 28 ngày họ thường đã mua sản phẩm dịch vụ của đơn vị khác. Một số sản phẩm có giá trị lớn như bất động sản, oto, thẩm mỹ viện...thời gian từ lúc tiếp nhận thông tin đến lúc đưa ra hành động mua hàng có thể lâu hơn. Phần lớn mọi người trong group đều kinh doanh các sản phẩm có mức giá từ 200k-1000k. Vậy với sản phẩm này, sau 28 ngày người ta đã mua hàng chưa ?

Tôi lấy ví dụ cho sở thích "giày cao gót", khi bạn chọn sở thích này, mục đích của bạn là target đến nhóm người có sở thích giày cao gót để bán cho họ sản phẩm đấy. Tôi cứ cho rằng những người thuộc danh mục sở thích "giày cao gót" là những người có nhu cầu mua sản phẩm. Tuy nhiên nếu như bạn cố nhắm chọn sở thích này, tôi đồ rằng hiệu quả sẽ không như kỳ vọng bởi nhóm người này có tỷ lệ cao là họ đã mua sản phẩm của một nơi khác. Như đã nói ở trên, 28 ngày Facebook mới update con số trong các danh mục sở thích.

Đã bao giờ bạn gặp trường hợp khi đang comment với bạn bè về một sản phẩm nào đó và một lúc sau chúng ta bắt gặp quảng cáo về sản phẩm đó ?

Nên nhớ rằng Facebook không bao giờ phân phối hiển thị một cách ngu ngốc, nó luôn phân phối ngẫu nhiên trong nhóm người mà chúng ta đã nhắm chọn, tuy nhiên không phải nhóm người nào nó cũng phân phối lên. Facebook có thuật toán để biết được rằng nhóm người nào có-vẻ-như-phù-hợp-nhất- với nội dung mà chúng ta đã dùng để chạy quảng cáo.

Đúng như triết lý của Facebook "Chúng tôi luôn cố gắng mang lại nội dung tốt nhất cho người dùng" . Nội dung tốt chính là các nội dung hữu ích nhất đối với họ. Sẽ chẳng có gì tuyệt vời hơn nếu như họ nhìn thấy quảng cáo về một sản phẩm, dịch vụ mà họ đang muốn nói đến. Có phỏng ạ ?

Vậy việc bạn nhắm mục tiêu chi tiết sở-thích liệu có thật sự hiệu quả ? Tôi đoán bạn đã có câu trả lời.

Tôi vẫn luôn nói với các học viên của tôi rằng "Đỉnh cao của target là không target". Chúng ta hãy nhắm đến nhóm người có khả năng chi trả cho món hàng nếu như họ phát sinh nhu cầu. Việc này dễ hơn rất nhiều so với việc đi tìm người có nhu cầu trên Facebook.

Bán giày cao gót mà target sở thích giày cao gót thì sẽ cạnh tranh nhiều đối thủ. Thay vào đó là target người vừa mua cái đầm, cái váy, đương nhiên sẽ cần mua 1 đôi giày để đi cho hợp.

Thiết nghĩ fb nó thêm cái sở thích ra là có lý do của nó. Nếu target sở thích nâng cao thì nên target sở thích chéo. Ví dụ tao đang có cửa hàng bán quần áo trẻ em tao sẽ target vào các bà mẹ có nhu cầu thông qua 1 số sở thích khác :D . 
Mấy cái sản phẩm giày dép quần áo thì cứ target đại trà ra theo tuổi rồi facebook nó tự reach hiệu quả cho mình.

em có 1 thắc mắc là thế nào được tính là sở thích a, vì một ngày e xem đọc thông tin trên trời dưới biển sản phẩm nam nữ đủ các thể loại trên đời nhưng tuyệt nhiên không bao giờ mua thứ gì và Thích không phải là mua.

Một nhóm mình set campain thường có 2 bài nhỏ chia ra target vào nhóm khách hàng có khả năng có nhu cầu mua sản phẩm, vị trí và trang họ quan tâm, 1 bài target rộng nhằm tìm kiếm nhu cầu và từ đó focus. Cảm thấy khá hiệu quả.


CÁC TIÊU CHÍ QUAN TRỌNG ĐỂ TARGET QUẢNG CÁO FACEBOOK


Như tôi đã biên ở bài trước, hãy tập trung nhắm quảng cáo vào nơi mà ở đó người dùng dễ có khả năng chi trả cho món hàng nếu như họ phát sinh nhu cầu. Facebook có quá nhiều tiêu chí để target, tuy nhiên tôi chỉ kể ra các trường quan trọng nhất. Hãy tập trung phân tích nó và làm nó

1- ĐỊA LÝ 


- Bán toàn quốc: Hãy phân chia thành các nhóm địa lý mà tại đó hành vi mua sắm của họ dễ giống nhau nhất.


Ví dụ: Chia theo vùng miền (Miền Bắc - Miền Trung - Miền Nam)

Chia theo kinh tế: Hà Nội - Tp.Hồ Chí Minh - 10 tỉnh giàu

- Bán online theo location: Chọn bán kính mà tại đó đồng giá ship.

- Kéo đến cửa hàng: Tạo 1 chiến dịch độc lập, thả gim 1-3Km với content "Chỉ cách bạn chưa đến 2 phút đi bộ, chưa đến 1p đi xe..." mục đích là làm cho khách hàng thấy rất gần mình.

2- ĐỘ TUỔI


Xem xét giá bán công dụng của sản phẩm để xác định độ tuổi từ bao nhiêu đến bao nhiêu.

- Giá: Để tìm ra độ tuổi nào có khả năng tài chính, có thời gian tích luỹ về tiền để mua được sản phẩm một cách dễ dàng nhất

- Công dụng (Style): Để xác định sản phẩm đấy có công dụng phù hợp với nhóm tuổi nào nhất.
Ví dụ:

+ Trị nám: Không cần quan tâm giá, chỉ cần biết tuổi nào dễ bị nám nhất: Phụ nữ sau sinh

+ Giày: Giày lười có đối tượng trẻ hơn giày da

3- SỞ THÍCH - HÀNH VI


Tôi không chọn. Tại sao thì bài trước tôi đã biên rồi.

Bonus: Quảng cáo lên "Bạn bè của những người có sinh nhật trong tuần này" để bán các sản phẩm phụ kiện (Ví da, thắt lưng, mỹ ký...)

Trên đây là cách tôi đang làm, có nhiều cách làm để giải quyết vấn đề. Hãy đi vào giá trị cốt lõi của vấn đề để lựa chọn phương án giải quyết tối ưu nhất.

Tản mạn về CPM, CPC, oCPM

- 29/9/16
Sáng sớm chưa kịp rửa mặt đã thấy dân tình xôn xao về các mục tiêu tối ưu hoá và cách tính tiền của Facebook khiến cho một người nghiên cứu nhiều về Facebook như tôi đây phải bỏ bữa ăn sáng 150k như mọi ngày, đánh con xe Lexus loại giống với cán bộ Trịnh Xuân Thanh Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang đã từng đi. Chạy ra quán net để biên vài dòng.
- TẢN MẠN VỀ CPM, CPC, oCPM -
- Trước tiên, Fb ghi rất rõ ràng CPM, CPC, oCPM là cách thức nhà quảng cáo lựa chọn để tối ưu phân phối quảng cáo của mình (hình 1). Điều đó có nghĩa là, với loại content mình muốn quảng bá và mục đích của chiến dịch quảng cáo mà nhà quảng cáo lựa chọn hình thức tối ưu mẩu quảng cáo đó theo CPM, CPC, hay oCPM.
- Quảng cáo tối ưu CPM:
+) Có nghĩa là Fb sẽ ưu tiên phân phối quảng cáo đến nơi mà quảng cáo dễ hiển thị nhất, những nơi có giá CPM rẻ nhất để đạt được mục đích cuối cùng là Impression chiến dịch cao nhất.
+) Quảng cáo này nên sử dụng trong trường hợp bạn có nội dung tốt, khi hiện thị quảng cáo khả năng click vào mẩu quảng cáo cao, trãi nghiệm mẫu quảng cáo tốt tư đó giúp nhà quảng cáo tiết kiệm được chi phí, nâng cao hiệu quả truyền thông. Trường hợp khác có thể áp dụng lựa chọn quảng cáo CPM là đối với các campain thương hiệu, cần lượng impression lớn.
+) Nguy cơ khi sử dụng loại quảng cáo này nếu nuội dung không tốt và không có nhiều phương án quay vòng quảng cáo sẽ dẫn đến việc gây nhàm chán cho người dùng dẫn đến các hành động tiêu cực vào mẫu quảng cáo, Frequency quảng cáo sẽ lên tương đối cao, quảng cáo dễ nhảy vào các vị trí mà người dùng ít lưu tâm,...
- Quảng cáo tối ưu CPC:
+) Có nghĩa là Fb sẽ ưu tiên phân phối quảng cáo đến nhóm user có khả năng click vào mẩu quảng cáo cao nhất mục đích là tối ưu chi phí cho 1 lần nhấp chuột của người dùng.
+) Quảng cáo này sử dụng trong trường hợp nhà quảng cáo khá bế tắc trong việc lựa chọn tệp đối tượng phải "ném đá dò đường"; Trường hợp, cần mở rộng tệp khách hàng tiềm năng; Trường hợp nhà quảng cáo cần count volume thị trường,...
+) Nguy cơ của việc sử dụng loại quảng cáo này nếu không có những định hướng ban đầu và các target căn bản sẽ dẫn đến việc quảng cáo phân phối tới nhóm người dùng có thói quen click nhưng không tiềm năng cho sản phẩm, dịch vụ,...
- Quảng cáo tối ưu oCPM:
+) Đây là loại quảng cáo được để tự động trong thiết lập quảng cáo. Bản chất của quảng cáo này là optimaze engagement, quảng cáo này sẽ phân phối tới nhóm người dùng có khả năng tương tác với mẫu quảng cáo cao nhất.
+) Đây là loại quảng cáo áp dụng phổ biến khi quảng cáo bán sản phẩm/dịch vụ trên Fb, quảng cáo tương tác cộng đồng,...
+) Nguy cơ của loại quảng cáo này là thường chỉ tiếp cận được người dùng ở 1 volume thị trường nhất định, khó mở rộng ra thị trường mới đặc biệt là các campain chạy lâu ngày (Điều này sẽ dễ nhận thấy khi các post bán hàng sẽ giảm dần hiệu quả qua thời gian).
- Hiểu đơn giản: CPC, CPM, OCPM là cách Fb sẽ tối ưu phân phối quảng cáo chứ không phải là cách Fb tính tiền quảng cáo. Vì thế, việc chọn quảng cáo CPC mà không có click nào vào mẫu quảng cáo thì nhà quảng cáo vẫn mất tiền như thường.
>> Còn về khoản tính tiền, giá thầu, giá quảng cáo tại thời điểm hiện tại thì Mark đẹp trai mà nên Mark thích thì Mark tính thôi =)))


Đây là bài viết cô đọng của Tĩnh lão nhân gia, sâu sắc mà tâm huyết không có bàn phím nào tả xiết.
Như trong ảnh, Facebook có 2 cách tính tiền cho chúng ta lựa chọn.
1- Tính tiền theo CPM: Đây là bản chất của Facebook, Facebook chỉ bán cho chúng ta lượt hiển thị. Đơn vị tính tiền là CPM1 = 1000 lượt hiển thị. Khi quảng cáo của bạn được hiển thị là bạn đã mất tiền, giá tiền cao hay thấp phụ thuộc vào việc trong 1000 người kia có bao nhiêu người tương tác với mẩu quảng cáo của bạn. Số người tương tác càng nhiều thì chi phí cho các lượt tương tác càng rẻ. Hiểu đơn giản là chia theo đầu người. Khi có rất ít lượt tương tác với mẩu quảng cáo, Facebook sẽ đánh giá nội dung của bạn kém dẫn đến trải nghiệm của người dùng với quảng cáo là không cao và vì thế giá CPM sẽ đội lên rất cao, kết hợp việc chia cho số người tương tác ít dẫn đến chi phí cho các lượt tương tác sẽ cao thêm bội phần.
Và ngược lại...
2- Tính tiền theo tương tác: Facebook sẽ chỉ tính tiền khi có các tương tác với mẩu quảng cáo. Tôi cho rằng đây là một cách tính tiền mà Facebook đưa ra để các nhà quảng cáo không nghĩ rằng Facebook không độc đoán khi cho các nhà quảng cáo thêm lựa chọn.
Hãy đọc kỹ, Facebook sẽ chỉ tính tiền của bạn khi quảng cáo của bạn có con zời nào đó tương tác. Thế giá của tương tác đó thì sao ? Bạn có đặt câu hỏi không ? Đúng là Facebook chỉ tính tiền khi có tương tác, tuy nhiên giá cho các tương tác đó sẽ được tính cho cả các con zời không tương tác trước đó.
Như vậy nó quay về cách thứ 1 nghĩa là tính theo CPM hết.
Ví dụ cho trường hợp này: Tôi mở quán ăn và tôi nói rằng tôi sẽ tính tiền cho bàn ăn đó cho người nào đến muộn nhất. Đương nhiên những người đến sớm sẽ rất sung sướng như Việt nam thắng Thái Lan. Tuy nhiên số tiền đó là bao nhiêu ? Chính là tổng tiền của bàn ăn đó luôn. Tôi đâu có ngu =))
Vì bản chất sẽ quay về tính tiền theo CPM vậy nên bài toán của chúng ta sẽ là tối ưu quảng cáo làm sao để càng nhiều người tương tác với bài viết càng tốt trong cái đống người được hiển thị kia. Vậy heng.

Nên Đặt Giá Thầu Tự Động Hay Giá Thầu Thủ Công Facebook?

- 28/9/16

Nếu bạn mới bắt đầu với quảng cáo Facebook, chắc chắn bạn sẽ phân vân nên chọn gói click CPC hay gói hiển thị CPM.


Gói click CPC chỉ trả phí khi khách hàng click vào quảng cáo, ví dụ 5000 vnđ/click, còn gói hiển thị CPM thì trả cho 1000 lượt hiển thị (1CPM), ví dụ 1500 đ/CPM

Với gói CPM, bạn có nguy cơ là mất toàn bộ ngân sách quảng cáo mà không có một click nào để vào thăm website và mua hàng của bạn, bởi đơn giản là số lượng truy cập online trên facebook là vô cùng lớn, với mỗi lần user chuyển từ trang này sang trang khác, refresh lại trang thì lại được tính là 1 impression.

Ngược lại, với CPC thì bạn chỉ trả tiền khi khách hàng click vào quảng cáo, với 5000 lượt hiển thị nhưng không có ai click vào thì vẫn không mất tiền. Bạn chỉ phải trả nếu có khách hàng thấy sản phẩm của bạn hấp dẫn và click vào để tìm hiểu rồi mua nó. Do đó, tỷ lệ CTR của CPC bao giờ cũng cao hơn CPM.

Khi nào nên chọn CPM cho Facebook Ads?


Bạn nên chọn CPM khi mục tiêu của bạn là muốn quảng bá nhanh chóng thương hiệu của doanh nghiệp tới lượng lớn người dùng. Mục tiêu của CPM là exposure “phát tán”

Ví dụ: nếu bạn có một fanpage, và bạn muốn hướng tới nhóm fan cụ thể ví dụ “Hội thích du lịch khám phá” “Hội thích trẻ em ngộ nghĩnh”… khi đó bạn tạo chiến dịch với lời quảng cáo ví dụ như:

– Hội thích du lịch khám phá: nhấp chuột vào đây để cùng trải nghiệm
– Hội thích trẻ em ngộ nghĩnh: nhấp chuột vào đây trở về với tuổi thơ

Khi bạn chọn CPM, quảng cáo của bạn hiển thị thường xuyên, mọi người click vào đó, click “Like” trang fan page của bạn, và bạn có thể dễ dàng thu hút hàng nghìn fan vào trang và like trang của bạn có cùng sở thích đó.

CPM cũng phù hợp với mục tiêu quảng bá thương hiệu. Thương hiệu như Coca-cola hay Starbucks thường sử dụng CPM, bởi vì họ không cần khách hàng click vào và hành động gì đó như mua hàng, đăng ký thành viên…Mục tiêu của họ là tên tuổi doanh nghiệp, logo, hình ảnh doanh nghiệp được hiển thị thường xuyên trên tường Facebook.

Khi nào nên chọn CPC cho Facebook Ads?


Bạn nên chọn đấu giá CPC nếu mục tiêu của bạn là tỷ lệ chuyển đổi conversion, tức là khách hàng có hành động cụ thể với quảng cáo của bạn, click vào trang web, mua sản phẩm

CPC đặc biệt nên dùng nếu bạn muốn kiểm tra hiệu quả của quảng cáo trên Facebook. Theo thời gian quảng cáo theo CPC sẽ tiết kiệm chi phí cho bạn, khi mà quảng cáo khá quen thuộc với người dùng thì số lượng click sẽ giảm xuống.

Ví dụ: Bạn đấu 5000 đ/click – khi có tầm 1000 lượt hiển thị – nếu quảng cáo của bạn đã quen với người dùng thì bạn sẽ nhận được ít click hơn ban đầu, nhưng tỷ lệ CTR là cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ trung bình trên Facebook (0,02%)

Tuy nhiên, nếu bạn có được 1000 lượt hiển thị, và không ai click vào ad của bạn thì bạn không phải trả tiền. Khi đó, Facebook thường sẽ dừng hiển thị ad của bạn vì nó không được phổ biến. Nếu nó xảy ra, dừng quảng cáo của bạn ngay, và tạo một cái mới, chọn lọc lại.

Nếu bạn cần một hành động cụ thể của khách hàng (vào thăm website, mua hàng, gia nhập gì đó…), CPC là hiệu quả nhất để đem lại ROI cao (return on investment) cho chiến dịch !!!

Nói chung hình thức CPC hay CPM đều có những mặt tốt của nó trong việc giúp chiến dịch quảng cáo của chúng ta đạt được hiệu quả nhưng quan trọng quảng cáo của chúng ta có hiệu quả hay không thì lại vẫn phụ thuộc nhiều vào Content thu hút, hấp dẫn, xúc tích và thuyết phục người đọc, Target đúng tệp khách hàng tiềm năng có nhu cầu đối với sản phẩm và ngân sách đủ lớn với số người tiếp cận tiềm năng của nhóm sở thích hành vi bạn nhắm đến.

Chúc các bạn thành công !!!

BẠN đã thực sự tối ưu hóa FACEBOOK ADS chưa?

-
BẠN ĐÃ THỰC SỰ TỐI ƯU FACEBOOK MARKETING CHƯA?
Như chúng ta đã biết để làm Facebook Marketing Hiệu Quả thì TỐI ƯU FACEBOOK ADS như là việc làm mà luôn phải nỗ lực.
Các cách để tối ưu có thể kể sơ như sau:
1. Hình ảnh sản phẩm.
2. Nội dung
3. Mức độ của Thương Hiệu.
4. Giá và Sản phẩm.
5. Target trúng đối tượng.
6. Một vài yếu tố khác trong việc tối ưu Ads.
Nhưng đa số các nhà làm quảng cáo chúng ta vẫn muốn tối ưu hơn. Muốn kết quả tốt hơn nữa.
Tối ưu hơn:
1. Thay đổi hình ảnh bắt mắt
2. Nội dung sáng tạo hơn.
3. Thay đổi sản phẩm (Nếu có)
4. Nghiên cứu Target tập khách hàng mới.
5. Các kỹ thuật bơm ngừng ads gia tăng đơn hàng.
Nếu chỉ đề cập đến đây thôi thì chủ đề không có gì mới, cái mà mình muốn đề cập trong Post này là 1 khái niệm RỘNG HƠN.
"MA TRẬN FACEBOOK" - Chiến lược kết nối đa điểm không ngừng.
Trước đây mình đã từng thực hiện hàng 100 chiến dịch Ads, với mức độ TỐI ƯU và bán hàng tạm HÀI LÒNG. Mình cũng vẫn luôn tìm và học hỏi các phương pháp tối ưu mới.
Nhưng thực sự BƯỚC NGOẶT khi kết hợp với Chuyên gia SEO đang triển khai chiến lược cho nhiều dự án lớn, tại Việt Nam. Với Traffic lên đến 7 con số.
Khái niệm về Facebook Chủ Động và Bị Động được đưa vào để Tối Ưu.
Case Study thành công được như sau:
Post trong vòng 24 tiếng >2K Reach tự nhiên, > 50 Comment (Không ads).
Điều này các bạn có thể quan sát, Page vài trăm K Like chưa chắc có được lượng Reach và Comment này.
Vậy Facebook Chủ Động có tác dụng gì?
- Đẩy SEO TOP Google Page, Note.
- Hút traffic tự nhiên từ SEO.
Lúc này (theo kết quả test) BÁN HÀNG mà chưa cần ads.
Nhưng sẽ không dừng lại ở đó.
Facebook Bị Động xuất hiện.
- Vẫn tất cả các phương pháp Tối Ưu như đã làm. Bơm tiếp Ads khi đang có lượng Reach và tương tác tự nhiên.
Các bạn có thể hình dung chi phí Ads sẽ rẻ đi chứ? (Thay vì khi Set ads, một số chúng ta vẫn đi kiếm tương tác tự nhiên từ việc Share group, Share Profile).
Tất nhiên để làm được những việc này cần có những chiến lược riêng của sự kết nối.
- Cần sự TỐI ƯU của Facebook Ads.
- Cần sự kết hợp chặt chẽ của Nền tảng Facebook Page, Note, Event, Post..
- Cần chiến lược kết nối của Ma trận Facebook.
Riêng mình Facebook ads không chưa đủ PHÊ. Facebook SEO với hệ thống MA TRẬN sẽ hấp dẫn hơn.
Các bạn có thể tham khảo thêm hình ảnh qua Test thực tế ở bên dưới. Tất cả đang bán hàng đều đặn.
Hình 1: Set ads bán hàng. ( Page bán hàng không SEO)
Hình 2: Reach tự nhiên Không ads.
Hình 3,4: Comment tự nhiên không ads.





Facebook Phễu Marketing & cách chuyển hóa khách hàng trên Facebook

- 24/9/16

THÔNG TIN THÊM
1. Số lượng tối ưu cho tệp gốc: 10k-50k người là số tượng tốt, mặc dù vẫn có trường hợp dưới 2k-5k làm được Lookalike chất lượng.
2. Cách sử dụng lookalike mình đã ghi trong phễu: các bạn tạo 1 tệp khách hàng tốt nhất (ở bước Trung Thành hoặc Chuyển Đổi) sau đó tạo Lookalike.
3. Lookalike sẽ ở trong một đất nước mà bạn chọn khi tạo.
4. Có hơn 1 ngàn yếu tố khác nhau được tính đến khi chọn lookalike.
5. Lookalike sẽ không bao gồm hoặc trùng với tệp gốc ban đầu
Các câu hỏi các bạn tham gia sự kiện đăt:
1. Câu hỏi của bạn Tran Ngoc Linh :
Thân gửi Phương và William câu hỏi của Linh:
Facebook có tạo công cụ label để phân loại khách hàng rất hay và tiện (khách online, khách offline, vip …) , có cách nào lọc thành từng tệp khách để remarketing không? ví dụ như post hàng mới về, bộ sưu tập …
Cám ơn hai Bạn.
Trả lời: 
Bạn có website không? Nếu có thì có thể sử dụng custom audience là những người vô các trang web khác nhau và làm remarketing.
Nếu bạn không có website và chỉ có page Facebook thì có thể làm tệp audience qua 2 nguồn: tổng hợp contact (số điện thoại/email) trong comment rồi upload lên Facebook, hoặc sử dụng quảng cáo video/điền form và tạo tệp khách từ đó
2. Câu hỏi của bạn Nguyễn Hồng Hạnh
Em chào chị Phương và anh William,
Em có một câu hỏi là bằng cách nào mình có thể mở rộng được đầu vào của phễu mà theo anh William thuyết trình, nó ở tầng khám phá ấy ạ? Em có test thử tệp audience LAL thì thấy hiệu quả rất thấp. Chạy Click to web thì thấy sai số so với report của GA khá lớn.
Em cảm ơn anh chị!
Trả lời:
Mở rộng đầu vào của phễu có 2 cách như mình trình bày, 1 là target rông hơn, sử dụng thông tin của khách hàng hiện tại như là 1 kim chỉ nam để tối ưu, 2 là lookalike từ khách hàng có sẵn. Nếu bạn chạy lookalike % quá lớn thì sẽ chất lượng tệp sẽ thấp, ảnh hưởng tới hiệu quả
3. Câu hỏi của bạn Nguyễn Mỹ Hậu
Có thể loại trừ những tệp khách hàng đã xem hay click vào quảng cáo, nhắm đến những người chưa được hiển thị quảng cáo không ạ?
Trả lời: 
Chào bạn, đáp án là không nhé, trừ khi bạn chạy quảng cáo dạng video hay lead ad, thì có thể gom các đối tượng từng xem video lại thành 1 tệp tuỳ chỉnh, rồi loại trừ tệp đó trong chiến dịch tiếp theo của mình.
Mình giải thích thêm một chút: không chỉ bạn mà rất nhiều khách hàng lớn của mình cũng hỏi tại sao không bao giờ chạy quảng cáo được reach 100% đối tượng tiềm năng.
Lý do là Facebook sẽ nhìn vào mục tiêu quảng cáo của bạn là hành vi nào (ví dụ web click, tương tác, xem video…) sau đó xếp hạng tất cả khách hàng của bạn theo thứ tự khả năng thực hiện hành vi đó, và chạy quảng cáo tương ứng. Do đó, những người Facebook chưa reach tới (dù bạn bỏ nhiều tiền) là những người dù có xem quảng cáo thì có thể cũng không thực hiện hành vi bạn mong muốn đâu
4. Câu hỏi từ bạn Thắng Cao
Cho mình hỏi: Look a like chính xác là tương tự theo thứ tự ưu tiên nào: tuổi, hành vi, vị trí, sở thích, ???. và ví dụ mình chọn 1% là khoảng 425k người thì cần tệp mẫu tối thiểu phải là bao nhiêu để đạt độ chính xác (1k, 2k, 5k,…).
Cảm ơn Phương Nguyễn và anh William.
Trả lời:
Chào bạn, tệp lookalike được tạo từ tệp custom audience (tuỳ chỉnh). Tệp tuỳ chỉnh là bản mẫu. Bản mẫu càng chi tiết và chính xác thì khi tạo tệp tương tự cũng sẽ chính xác hơn.
Giải thích thêm 1 chút cho Phương: tụi mình tất nhiên không thể tiết lộ chính xác những hành vi nào Facebook dùng để theo dõi, tuy nhiên mình có thể đảm bảo là nếu bạn chọn lookalike 1% thì kết quả ra sẽ rất tốt, những người đó có profile rất gần với tệp gốc :) con số % càng tăng thì chất lượng càng giảm, và số người trong tệp càng tăng.
Tương tự, cũng không có số lượng tối thiểu cho 1 tệp gốc, nhưng bạn hãy hình dung là nếu tệp gốc chỉ có vài trăm người thì chưa đủ dữ liệu để kết luận hành vi đó có thể dùng để lookalike không. Ví dụ bạn bán áo khoác nam phong cách trẻ trung, nhưng 300 người đầu tiên mua lại là người trung niên muốn hồi xuân, như vậy nếu bạn làm lookalike thì kết quả sẽ không chính xác :) tệp càng lớn, hành vi càng rõ và lookalike sẽ càng giá trị.
5. Câu hỏi từ bạn Tạ Hưng
Cho em hỏi, tệp looklike đó có tiếp tục cập nhật thì từ tệp tùy chỉnh không ạ? Hay khi nó đạt đủ số lượng nhất định để thông kê về các hành vi, sở thích, độ tuổi,… rồi thì nó sẽ dừng. Nếu như vậy thì sau một thời gian sử dụng thì liệu nó có bị lỗi thời không? Cảm ơn anh chị.
Trả lời:
Có bạn nhé. Ví dụ bạn chạy quảng cáo video, tập 1 tệp tuỳ chỉnh là những người xem video trên 75%, sau đó làm 1 tệp lookalike. Như vậy khi quảng cáo video => nhiều người xem video trên 75% => tập tuỳ chỉnh tăng lên => tập lookalike tăng tương ứng
6. Câu hỏi từ bạn Bánh Ít
Mình chạy ads dạng quảng cáo bài viết trên Fanpage về chương trình khuyến mãi của công ty, mỗi tháng chạy 1 lần và target cùng đối tượng, làm cách nào để lọc được những khách hàng đã từng xem, click, comment ở những bài chạy ads trước đó? Cảm ơn!
Trả lời:
Chào bạn, hiện nay bạn không thể lọc và tạo tệp tuỳ chỉnh từ các hành động như xem, click và comment trên các QC. Bạn chỉ có thể tạo tệp Tuỳ Chỉnh (Custom Audience) từ những cá nhân đã xem video, mở form (lead ad), hoặc xem Canvas. Xem thêm chi tiết tại đây: https://www.facebook.com/groups/FacebookAdvertisersCommunityVN/permalink/1585697438401173/?match=cGjGsMahbmcgbmd1eeG7hW4%3D
Bạn có thể thu thập dữ liệu bạn có từ comment, sau đó bỏ vào file .csv và sau đó upload để Facebook đối chiếu dữ liệu và tạo ra tệp người dùng nhé. Mình đoán là công ty bạn lấy đơn hàng từ comment, nếu như vậy thì đây là cách để loại trừ bớt những người đã comment và nhận khuyến mãi. Chúc bạn thành công
Xem thêm: https://www.facebook.com/business/help/381385302004628?hc_location=ufi
7. Câu hỏi từ bạn Khánh Ly
Liệu với game mobile thì có thể áp dụng phễu marketing được không, và áp dụng như thế nào?
Trả lời:
Mình xin chia sẻ về một trường hợp làm game thành công mà mình biết, rất tiếc không phải là khách hàng của mình mà là một trường hợp trên thế giới.
Họ chạy quảng cáo video, làm 1 trailer rất thú vị về gameplay, và thu hút người xem & tương tác.
Sau đó, họ chạy một quảng cáo nhiều hình (Carousel) trong đó có các nhân vật trong game, với lời nhắn “chọn nhân vật bạn ưa thích để chinh phục thế giới” – click vào, người dùng sẽ được đưa đến app trên các Store.
Cuối cùng, họ sử dụng Facebook SDK và Facebook App Analytics, lập các sự kiện trong game, phân tích hành vi người chơi và chạy quảng cáo tối ưu cho sự kiện đó (ví dụ mua hàng trong cửa hàng đồ chơi). Họ cũng chạy quảng cáo remarketing cho những người mới cài game nhưng chưa chơi, hay chưa mở app sau vài ngày.
Một yếu tố quan trọng của game mobile đó là game của bạn phải khiến họ cảm thấy được khuyến khích tương tác, quay lại hàng ngày. Mình cũng là người chơi game mobile và đã bỏ không ít tiền vào Mortal Kombat X Mobile và chơi rất tích cực mỗi ngày – vì họ có chương trình mở app mỗi ngày để được thưởng, và có các daily mission để kiếm thêm phần thưởng và rank cao hơn trên bảng điểm. Bao lần muốn bỏ mà chưa được
8. Câu hỏi từ bạn Encore Hop
Cho mình hỏi. Hiện tại trên Facebook, ta có thể target đối tượng đang sử dụng 3G và loại trừ đối tượng sử dụng wifi được ko? Cảm ơn nhiều!

Trả lời:
Có nhé bạn. Mình gửi ảnh.
9. Rất nhiều bạn hỏi: giá như có cách nào đó, ở bước từ Nhu Cầu sang Chuyển Đổi, hoặc từ Chuyển Đổi sang Trung Thành, mình có thể retarget vào những người đã từng comment, để tăng hiệu quả quảng cáo.
Ví dụ, mình có thể chạy retargeting cho một người đã comment mua một bộ váy, để bán thêm 1 chiếc túi xách hay một đôi giày cùng bộ được không?
Trả lời:
Hiện tại, với nền tảng Facebook các bạn đang sử dụng (qua Page, Ads Manager/Trình quản lý quảng cáo, hay Power Editor) thì mới chỉ retargeting được theo người truy cập web, xem video, hoặc điền form.
Tuy nhiên, trong Ads API của Facebook, các kỹ sư đã mở ra tính năng retargeting theo comment. Tiếc là tại Việt Nam, chưa có cao thủ lập trình nào nghiên cứu và xây dựng tính năng này để hàng chục ngàn nhà quảng cáo ở Việt Nam được nhờ :) các bạn có biết ai có khả năng lập trình, hãy bảo họ nghiên cứu và xây dựng công cụ này – nếu làm tốt, khả năng thành công sẽ rất lớn và biết đâu đấy, một ngày sẽ trở thành một trong các thành viên của www.facebookmarketingpartners.com
10. Câu hỏi của bạn Vũ Hải Sơn
Thân chào William Nguyen và Phương Nguyễn. Mình có 2 vấn đề muốn được các bạn giúp đỡ :
1. Đối với tệp lookalike, mình biết tệp cũ càng rộng thì tệp 1% lookalike càng chuẩn, nhưng nếu tệp cũ mình có 300k đối tượng chẳng hạn, và 300k này chỉ nằm trong bán kính tầm 5km, độ tuổi 24-35 trên taget của mình, thì tệp lookalike này rơi vào 400k vậy 400k này với 300k cũ kia có bị trùng lặp đối tượng tuổi 24-35, bán kính 5km ko ?
2. Tệp lookalike sau khi sử dụng sẽ có cần taget thêm về địa lý, tuổi, giới tính, sở thích,….không? Nếu có thì taget ấy đóng vai trò là bộ lọc cho tệp lookalike ấy, vậy nếu lọc rồi ta có thể dùng được bao nhiêu %.
Cám ơn về sự giúp đỡ của các bạn cho cộng đồng marketing Việt Nam!
Trả lời:
Tệp lookalike và tệp gốc có thể có những hành vi, đặc tính giống nhau (tuổi, giới tính…) nhưng chắc chắn thành viên của tệp này sẽ không thể là thành viên tệp khác.
Các yếu tố như tuổi, địa lý,… sẽ đóng vai trò như bộ lọc cho tệp lookalike nhé. Cụ thể dùng được bao nhiêu % thì tuỳ trường hợp rất nhiều, ví dụ bạn bán hàng ở Hà Nội rồi chọn địa lý là Hồ Chí Minh thì chắc dùng được 1%
11. Câu hỏi của bạn Nguyễn Đình Chinh
Hiện mình có 1 tập khách hàng đến cửa hàng ( số điện thoại ).
Mình có thể add vô thành 1 audience và có cách nào phân tích tệp này thông qua fb để biết đối tượng này từ độ tuổi nào, sở thích hành vi ntn —> để sau đó tối ưu mục tiêu đối tượng được không ?
Trả lời:
Tập khách hàng đã đến cửa hàng là tập ở bước Chuyển Đổi hoặc Trung Thành rồi :) Tiếc là công cụ Audience Insights của Facebook chưa cho phép phân tích custom audience, cái này mình phải tìm cách chăm sóc khách hàng thôi (ví dụ gọi điện thăm hỏi sau khi khách mua sản phẩm, xem có hài lòng không, và nhân tiện hỏi thêm về khách hàng…)
12. Câu hỏi của bạn Lưu Thị Hồng Minh
Khi em chạy game mobile, fb đưa ra những gợi ý : nên đặt toàn bộ quốc gia trên thế giới, và fb sẽ tối ưu theo quốc gia thích hợp với app game đó.
Em thắc mắc:
1 . em nên làm như thế nào để chọn được toàn bộ quốc gia ạ?
2. có phải những quốc gia giàu thì cost chạy sẽ cao hơn quốc gia nghèo đúng không ạ? và khi chọn như vậy, em nên tối ưu trên những tiêu chí nào ạ
3.Em có thể vận dụng Phễu marketing vào game mobile như thế nào ạ
Em cám ơn, anh / chị.
Trả lời:
1. Gần đây, Facebook đã ra mắt tính năng Worldwide targeting bạn nhé. Bạn có thể đọc thêm cách sử dụng ở đây https://www.facebook.com/business/help/285255905140138
2. Bạn nên đo đạc ROI của quảng cáo ở từng nước (ROI = doanh thu mà user nước đó mang lại/tiền bạn đầu tư vào quảng cáo) và tối ưu cho những quảng cáo nào hoặc nước nào mang lại ROI cao nhất. Để đo được ROI cho từng quảng cáo bạn nên cài purchase app event vào trong SDK của app để có thể track được lượng chi trả của user. Sau khi cài đặt và trả số lại cho FB, bạn có thể thấy được doanh thu được tạo ra từ user đến từ campaign/ads nào đó trong Ads Manager – và tối ưu những ads có ROI tốt đó thay vì chỉ nhìn vào cost.
13. Nhiều bạn cùng hỏi:
Thời hạn sử dụng của Phễu Marketing là bao lâu, cần bao lâu để nó phát huy tác dụng?
Trả lời:
Điều tuyệt vời của Phễu Marketing là không phụ thuộc thời gian, thậm chí bạn không cần phải chỉ làm trên Facebook! (mặc dù tất nhiên các bạn nên làm trên Facebook nhiều nhiều nha hihi).
Ví dụ một trang bán đồng hồ như xwatch, các bạn ấy không chỉ làm 1 video branding hấp dẫn như trong bài mình có nhắc tới là xong, họ có thể làm 5, 6 video branding như vậy, và tập hợp nhữngngười xem và tương tác để chuyển xuống bước Nhu Cầu.
Hay ở bước Nhu cầu, xwatch có thể quảng cáo nhiều dòng sản phẩm đồng hồ khác nhau, tuỳ thuộc vào nhu cầu khách hàng mà họ sẽ chọn để click vào web xem sản phẩm nào nhiều nhất. Ở bước Chuyển Đổi cũng vậy – ví dụ như Tugo bán tour du lịch, có thể remarketing nhiều tour khác nhau nếu khách của họ xem nhiều tour.
Quảng cáo dù ở bước nào cũng sẽ tới lúc bớt hiệu quả, và yêu cầu bạn tạo quảng cáo mới để refresh cho khách hàng. Như vậy, cùng 1 lúc bạn có thể có 2 quảng cáo Khám Phá, 4 quảng cáo Nhu Cầu, 3 quảng cáo Chuyển Đổi và 1 quảng cáo Trung Thành, và liên tục thay đổi – tuỳ vào việc bạn nghĩ công ty mình nên làm gì, thêm người biết tới thương hiệu, hay thêm người chuyển đổi, hay thêm khách hàng trung thành
14. Câu hỏi của Nguyễn Đình Chinh
Ngoài video và click to web, có bao nhiêu cách khác có thể thu thập audience người dùng vậy ? ví dụ canvas, slide ảnh, … ?
Trả lời:
Có thêm cách dủng quảng cáo lead ads (điền form), up danh sách khách hàng, canvas và tương tác trên app nhé