BÀI MỚI

Bài Viết Mới Nhất
Browsing Category "content"

Hơn 100+ cách làm nội dung sử dụng trên Facebook

- 29/9/18

Mình thấy có nhiều bạn đang bán hàng, hoặc làm content dịch vụ làm một thời gian nhiều lúc bị thiếu ý tưởng không biết viết gì nữa ?


Với hơn 100+ ý tưởng làm nội dung trên Facebook gợi ý dưới đây sẽ hỗ trợ cho các bạn:

Tuỳ mục tiêu của bạn trong từng loại post mà chọn nội dung cho phù hợp nhé.








1. Chụp ảnh không gian làm việc
2. Đặt 1 câu hỏi
3. Giới thiệu một người ở trông công ty bạn
4. Phỏng vấn một khách hàng
5. Điền vào chỗ trống
6. Chia sẻ 1 sự kiện hay điều gì đó mà cộng đồng đang quan tâm
7. Chia sẻ 1 điều gì đó vui vẻ, hài hước
8. Kể một câu chuyện về công ty
9. Chia sẻ nội dung của một người khác (có liên quan)
10.  “Throwback Thursday”
11. Đăng một điều gì đó theo mùa
12. Chia sẻ 1 điều gì đó tạo nguồn cảm hứng
13. Làm nổi bật một khách hàng
14. Chia sẻ về 1 sự kiện mà bạn hoặc cty vừa tham dự
15. Chia sẻ 1 số liệu thống kê đáng chú ý
16. Hỏi fan 1 câu với nhiều lựa chọn
17. Chia sẻ 1 video về công ty
18. Đăng lại 1 bài đã có tương tác tốt trước đây
19. Chia sẻ bản tin email mới nhất của công ty
20. Tạo 1 infographics chia sẻ kiến thức
21. Chỉnh sửa và chia sẻ hình ảnh đẹp
22. Nói về một điều gì đó mà mọi người đang lầm tưởng
23. Chia sẻ cuốn sách hay hoặc 1 thứ gì đó đáng đọc
24. Chia sẻ một mẹo, thủ thuật, hữu ích (có liên quan)
25. Viết về 1 sự kiện quan trọng của công ty
26. Nói cảm ơn với khách hàng
27. Quote
28. Bản download free
29. Video về chia sẻ 1 kinh nghiệm, thủ thuật
30. Kể một câu chuyện truyền cảm hứng
31. Chia sẻ 1 tin tức trong ngành liên quan
32. Làm một biều đồ
33. Cảnh hậu trường
34. Livestream về một việc nào đó mà bạn có chuyên môn (hiện tại đang rất hot bởi tiếp cận được người nhất)
35. Chia sẻ 1 confession của khách hàng
36. Chia sẻ 1 câu chuyện quá khứ, hành trình của bạn/công ty
37. Trả lời 1 FAQs
38. Chia sẻ một sự thật thú vị của bạn, công ty, ngành đang kinh doanh
39. Danh sách (list)
40. Testimonial của khách hàng
41. Hướng dẫn làm 1 cái gì đó (How-to)
42. Trả lời 1 câu hỏi tại sao
43. Chia sẻ 1 case studies
44. Chia sẻ 1 bài phỏng vấn
45. Review sp/dv
46. So sánh với 1 điều gì đó
47. Một tin tức gì đó mới của cty
48. Nêu ý kiến và tranh cãi về 1 vấn đề (có liên quan)
49. Nói về một sự dự đoán
50. Nói về sự thành công, thành công bằng cách nào
51. Nói về thất bại & những điều không nên làm
52. Nói về 1 sự nghiên cứu trong ngành
53. Guides - Hướng dẫn cụ thể
54. Checklist để đạt 1 điêu gì đó
55. Templates56. E-books
57. White Papers 1 câu chuyện phức tạp súc tích
58. Thống kê các bài viết theo 1 chủ đề (Listicle Summaries)
59. Làm một sơ đồ
60. Thiết kế một Poster
61. Làm một Memes
62. Comics hoặc hoạt hình
63. Ảnh chụp màn hình (screenshots)
64. Tạo 1 hình Gif65. Illustrations (Minh họa)
66. Ghi chú viết tay67. Awards
68. Tạo 1 polls cho mọi người bình chọn
69. Tạo 1 khảo sát
70. Tạo 1 Quizzes
71. Tạo 1 cuộc thi
72. Tạo 1 thách đố
73. Tài trợ cho 1 điều gì đó
74. Một bản báo cáo
75. Tạo 1 cuốn Brochures
76. Hội nghị hoặc Workshops
77. Bộ sưu tập (Photo Galleries)
78. Đưa ra các lựa chọn, like,comment,share.
79. Hỏi fan 1 câu bình luận độc đáo
80. Gắn thương hiệu với 1 sự kiện
81. Nhắc nhở cuộc sống ngắn ngủi
82. Nói về 1 niềm tin trong cuộc sống
83. Nói về những vấn đề hiện tại
84. Nói về những điều cơ bản đang bị lãng quên
85. Nói về những điều bất ngờ
86. Đưa khách hàng vào 1 cuộc hành trình
87. Kể một câu chuyện cười
88. Kể một câu chuyện cảm động
89. Khuyến khích không bao giờ bỏ cuộc
90. Đề cao cái tôi cá nhân
91. Nhắc nhở chúng ta có nhiều điều chưa khám phá
92. Nói về 1 nghịch lý
93. Cung cấp 1 góc nhìn mới về những điều bình dị
94. Nói về sự hi sinh
95. Nói về những mối lo ngại, trở ngại cách giảm bớt
96. Photoshop Troll
97. Chế từ 1 câu chuyện nổi tiếng
98. Khuyến mãi 1 điều gì đấy
99. Hỏi đáp cùng chuyên gia
100. Nói về 1 ý nghĩa của cuộc sống
101. Cho fan tự đoán
102. Trích dẫn câu nói nổi tiếng
103. Tạo ra 1 ngày đặc biệt, giờ đặc biệt
104. Kêu fan nói về những giấc mơ
105. Nhờ fan tư vấn cho 1 vấn đề
106. Đưa ra 1 câu đố 
107. Hỏi ý kiến fan về sp/dv.

108......

Hơi nhiều cách làm nội dung rồi đó hãy bắt tay vào thực hành ngay đi.

Chúc các bạn sáng tạo nhiều nội dung thích thú cho khách hàng của bạn.

Từ Customer Insight đến content cho social marketing

- 24/8/18
Customer Insight (viết tắt là CI) được coi là những hiểu biết của các bạn về khách hàng tiềm năng, hiểu biết này đến từ việc phân tích các số liệu của marketing research. Vậy tầm quan trọng của CI như thế nào trong digital marketing.

Bài về phân tích insight khách hàng để từ đó xây dựng content cho phù hợp, mình có 1 vài chia sẻ về cách làm của cá nhân mình. Cách làm này đúc kết từ quá trình học tập từ các chuyên gia và kinh nghiệm làm việc với nhiều ngành hàng, sản phẩm.

Customer Insight là gì? (viết tắt là CI)



CI được coi là những hiểu biết của các bạn về khách hàng tiềm năng, hiểu biết này đến từ việc phân tích các số liệu của marketing research (cái này có tiền thì mua, không có tiền thì bạn buộc phải tự survey)

CI có tác dụng để phân tích xem khách hàng của bạn:
- Họ là ai ?
- Họ muốn cái gì ?
- Họ thích điều gì ?
- Hành vi mua hàng của họ ra sao ?
- Quyết định mua hàng của họ bị tác động bởi những yếu tố nào ?
Tất nhiên, ngoài việc phân tích CI thì bạn cần phân tích thêm về yếu tố thị trường, đối thủ cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh của sản phẩm của bạn thì mới có thể tạo ra chiến lược content tốt được.


CONTENT thế nào được coi là tốt?


Content được coi là tốt dựa trên việc bạn sẽ đặt mục đích cho content đó đem lại cho bạn điều gì, ví dụ:
- Mục đích tăng tương tác post, content đem lại nhiều tương tác (cmt nhảm, likes dạo, share cho vui) => CPC rẻ. Vậy content đó được coi là tốt
- Mục đích quy đổi ra đơn hàng, content đem lại đơn hàng đến từ ib đặt hàng hoặc gọi điện trực tiếp mà post không có tương tác nào hoặc rất ít tương tác thì content đó vẫn được coi là tốt. Mặc dù CPC không rẻ (nằm trong khoảng budget bạn đặt ra cho 1 đơn hàng, còn gọi là CPA)
 Trên đây chỉ nêu ra 2 ví dụ về vấn đề mà đa số các bạn trong iSocial quan tâm, là CPC và CPA.

CUSTOMER INSIGHT & CONTENT cho FB


(ở phần này mình sẽ lấy 1 case study ví dụ để tiện cho các bạn).

- Sản phẩm: Quần + áo lót tên là ABC

- Mức giá: Áo lót (800k/ cái) Quần lót (300k/ cái)

- Thông tin sản phẩm: hàng Hàn Quốc, áo lót có miếng đệm dạng chất lỏng giúp khuôn ngực đầy đặn, mềm mại, nâng ngực.


Phân tích CI và thị trường:


+ Thị trường: có nhiều sản phẩm cạnh tranh của các thương hiệu khác nhau (có tên tuổi và hàng Việt Nam, hàng Trung Quốc)

+ CI: Được phân tích dựa trên các marketing research

Khách hàng phải là nữ, có các yếu tố như sau: 

- Độ tuổi từ 25 - 35t

- Sống ở tp lớn: Hà Nội, HCM ...

- Tập trung vào dân văn phòng, có mức thu nhập từ 8tr/ tháng trở lên

- Có gu thời trang và thường cập nhật xu hướng thời trang mới

- Muốn thoải mái trong vận động và di chuyển khi mặc quần áo

- Thường xuyên sử dụng internet để: Đọc tin tức, truy cập mạng xã hội, tán gẫu với bạn bè

- Là người cởi mở, giao thiệp, tự tin vào vóc dáng cơ thể. Luôn muốn mình trở nên quyến rũ và hấp dẫn trong mắt người khác

- Bị ảnh hưởng bởi xu hướng thời trang của bạn bè, đồng nghiệp và phong cách thời trang của người nổi tiếng

+ SP: có lợi thế cạnh tranh là sản phẩm của Hàn Quốc, có miếng nâng ngực bằng chất lỏng giúp nâng ngực tự nhiên phù hợp với vóc dáng phụ nữ Châu á (ngực nhỏ). 

Bất cứ sản phẩm nào cũng nên tìm ra lợi thế cạnh tranh của nó, nếu không có lợi thế cạnh tranh thì bạn chả có cái gì để tạo content cả. Lợi thế cạnh tranh có thể về giá, sản phẩm có tính năng nổi trội, sản phẩm của thương hiệu quốc tế ... 


Bạn có thể dùng mô hình SWOT của marketing phân tích các yếu tố này, để tìm ra lợi thế cạnh tranh cho sp của bạn



==> Sau khi phân tích được khách hàng và sản phẩm, thị trường thì bạn sẽ tìm ra được điểm gắn kết giữa sản phẩm của bạn và khách hàng. Ở đây điểm gắn kết sẽ là "Mọi cô gái sẽ trở nên Quyến rũ và Hấp dẫn như Thiên thần trong mắt người khác khi sử dụng đồ lót của ABC"
Từ đó ta xây dựng content như sau: 

- Headline: Đồ lót biến bạn Thiên Thần Quyến Rũ

- Text: Đồ lót thương hiệu hàng đầu Hàn Quốc với miếng độn chất lỏng (bọc silicon) sẽ đem lại cho bạn khuôn ngực đẹp tự nhiên và thoáng mát trong ngày hè. 
Giá cực hấp dẫn, tìm hiểu thêm tại website: 

- Pix: Như hình dưới
Set Ads: 

- Female, 25 - 35t

- Interest: Shopping, Bar, Nite club, Clothes 

- Vị trí quảng cáo: nf mobile, nf desktop

- Giờ chạy tối ưu: bắt đầu từ 19h00

- Chạy CPC


Bí quyết tạo nội dung tốt cho ngành bất động sản:


Content Marketing là một khái niệm được nhắc đến rất nhiều trong thời gian gần đây , đặc biệt là trong thời đại Digital Marketing lên ngôi. Trong lĩnh vực bất động sản cũng không ngoại lệ , nhà nhà nói về Content Marketing , người người nói về nó như một xu hướng tất yếu.

Để viết được một Content Marketing đúng nghĩa thật sự không phải dễ dàng, nó đòi hỏi ở người viết khá nhiều kĩ năng cũng như sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Trong bài viết hôm nay  chia sẽ lại cách mà mình đang áp dụng để “sản xuất” Content Marketing .
Trước hết , các bạn cùng tìm hiểu qui chuẩn để được xem là một Content Marketing là thế nào. Qui tắc ABC là quy chuẩn của Content Marketing , vậy nghĩa của ABC là gì ?
A : Attention : Gây chú ý , thu hút lượt xem , click chuột …
B : Branding : Thương hiệu được nhắc đến trong Content hay thương hiệu được gợi nhớ . VD : Nhật Phạm & Các Cộng Sự
C : Changed : Thay đổi hoặc ảnh hưởng tới quyết định mua hàng của khách hàng.
Hầu hết các Content Marketing trong bất động sản thường chỉ đáp ứng được 1-2 tiêu chí A – B. Còn tiêu chí C thì thường bị bỏ qua hay chưa được chú trọng đúng mức. Theo Nhật Phạm , tiêu chí Changed phụ thuộc khá nhiều vào tiêu chí Branding, nếu là Content Marketing được đăng tải trên Blog cá nhân như nhatpham.net thì Brand Name của tác giả sẽ là yếu tố chủ chốt.
Bạn đã hiểu về qui chuẩn của Content Marketing , nhưng để “sản xuất” được thì bạn cần thêm một qui trình rõ ràng. Dưới đây là qui trình Nhật Phạm thường áp dụng khi viết bài trên blog của mình.
+ Phân tích dự án : 

_ Xác định rõ giá trị cốt lõi của dự án
_ Những điểm yếu của dự án và phương án giải quyết vấn đề này.
+ Định vị khách hàng :
_ Khách hàng của dự án là ai ,thuộc tầng lớp nào , ở đâu , mua để làm gì …
+ Phân tích Insight khách hàng :

_ Những điều khách hàng thích ( Hay nhu cầu của khách hàng)
_ Những điểm khách hàng lo lắng
Bây giờ ta đã có thể bắt tay vào việc “sản xuất” ra một Content Marketing .
Giật tít : Nhật Phạm thường sử dụng cách đặt câu hỏi về vấn đề khách hàng quan tâm hay lo lắng để thu hút traffic . Để tăng được yếu tố Attention bạn phải có kĩ thuật SEO , Adword , Facebook…hoặc kinh phí để quảng cáo như đăng báo đăng tin.
VD : Đầu tư biệt thự Vinpearl Premium Phú Quốc liệu có khả quan?
Viết nội dung :

Thông thường nội dung bạn “sản xuất” ra một bức tranh “màu hồng” là những thế mạnh hay giá trị cốt lõi của dự án. Nhưng vẫn nên có những chấm đen được thêm vào là các điểm chưa tốt và đưa ra phương án giải quyết ngay sau đó. Bí quyết  là đưa ra những vấn đề khách hàng thường lo lắng như pháp lý , cơ sở hạ tầng …và giải quyết nó. Bạn nên chia sẻ với đồng nghiệp , với cách này bạn sẽ có thể viết một content chạm được đến cảm xúc và tâm hồn của khách hàng đang quan tâm.
Brand : Trong bài viết , Brand nên được đưa vào một cách tự nhiên ,tránh nhồi nhét Brand quá nhiều gây phản cảm cho người đọc. Nên đưa Brand vào mở đầu của những đoạn quan trọng .
Changed : Cuối bài bạn nên đưa ra nhận định cá nhân về dự án một cách tổng quát và có lời khuyên , định hướng cho khách hàng của bạn. Nếu bạn làm tốt yếu tố Changed thì đó sẽ là “con ách chủ bài” cho một bài Content Marketing hoàn hảo.

13 loại nội dung giúp tăng lòng tin của khách hàng đối với sản phẩm của bạn

- 30/5/18

Việc để khách hàng tin tưởng sử dụng sản phẩm dịch vụ là điều rất quan trọng khi bạn kinh doanh. Vậy bạn có thể tạo ra những nội dung thế nào để xây dựng lòng tin ở khách hàng.



Trước hết, muốn ai đó tin bạn bạn phải nói sự thật, nếu bạn nói dối thì những lời tiếp theo cũng chỉ là dối trá.

Dưới đây 13 cách làm nội dung, bạn có thể xem như một tài liệu tham khảo, chọn lọc và áp dụng tùy sản phẩm/dịch vụ của mình:


1. Bề dày lịch sử/uy tín thương hiệu


Nếu bạn có lợi thế này, hãy xây dựng nội dung xoay quanh nó.

VD: infographics, video lịch sử thành lập, những bức ảnh của thương hiệu trong ngày đầu, chứng nhận thành lập…

2. Nhấn mạnh về thành phần sản phẩm/hoạt động công ty


Nhất là những sản phẩm làm đẹp, thực phẩm chức năng...hãy truyền tải cho mọi người thật rõ về thành phần tạo nên sản phẩm.

Vd: livestream nói về sản phẩm, giới thiệu dịch vụ, ảnh hoạt động sản xuất, chế biến, hoạt động dã ngoại, làm việc của nhân viên, cơ sở vật chất, công nghệ sản xuất …

3. Bảo trợ bởi người nổi tiếng, người có tầm ảnh hưởng


Nếu có nhiều tiền thì bạn có thể sử dụng loại nội dung này.

 Vd: nhờ người nổi tiếng review, chụp hình, làm vlog…

4. Bảo trợ bởi viện nghiên cứu, chuyên gia


Các tổ chức uy tín chắc chắn tăng thêm phần tin tưởng của khách hàng.

Vd: hình ảnh giấy chứng nhận, ảnh dự hội nghị, nhận bằng khen...

5. Nguồn gốc xuất xứ


Một số người tin rằng đồ Nhật Bản, Thái Lan, Mỹ... là tốt. Hãy thử làm nội dung nhấn mạnh vào nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.

Vd: ảnh đi lấy hàng, nhập hàng, nhận hàng, hợp tác ký kết, chứng nhận hợp tác…

6. Testimonial (cảm nhận khách hàng)


Dùng khách hàng nói về sản phẩm dịch vụ là một trong nhiều cách khá tốt trong việc xây dựng niềm tin cho khách hàng khác. Họ tạo ra những bằng chứng xã hội đáng tin cho thương hiệu của bạn.

Vd: hình chụp feedback, video phỏng vấn, review đánh giá trên website, fanpage...

7. Tư vấn trực tiếp


Hãy lắng nghe và giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng. Giúp họ giải quyết những vấn đề, xóa đi nỗi lo âu sợ hãi của họ.

 Vd: tổ chức webinal, offline, talkshow, livestream tư vấn, free day…

8. Chính sách bảo hành & hoàn tiền


Sản phẩm/dịch vụ bạn tốt thì sợ gì chính sách bảo hành & hoàn tiền. Mạnh dạn làm nội dung này để củng cố lòng tin khách hàng là một ý hay.

9. Tài trợ cho hoạt động xã hội


Giúp những người khó khăn vừa thể hiện trách nhiệm xã hội, vừa tạo dựng uy tín lớn cho cộng đồng. Vd: quỹ học bổng, đào tạo miễn phí, suất ăn miễn phí…

10. Đầu tư vào bộ nhận diện thương hiệu


Một thương hiệu được chăm chút đến logo, cover, avatar, website, hình ảnh, màu sắc...sẽ tạo cảm giác tin tưởng hơn.

11. So sánh với sản phẩm/dịch vụ khác


Hãy cung cấp những thông tin về sp/dv của bạn vượt trội hơn những nơi khác, nhấn mạnh những điều khác biệt, phân tích lợi ích lớn hơn mà khách hàng nhận được.

 Vd: video review, infographics so sánh, khách hàng trải nghiệm và đánh giá…

12. Case studies


Hãy kể những câu chuyện thành công mà sản phẩm/dịch vụ của bạn mang lại cho khách hàng. Vd: hành trình làm đẹp, câu chuyện đổi đời...

13. Cho dùng thử


Nếu tất cả điều bạn làm khách hàng đều chưa tin thì hãy cho họ dùng thử, trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng 1 sờ.

Vd: dùng thử trong thời gian giới hạn, ăn thử, uống thử, khảo sát thực tế khách hàng với sp/dv khác…

Làm thế nào để content của bạn được lan truyền trên mạng xã hội?

- 27/4/18

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CONTENT CỦA BẠN ĐƯỢC VIRAL TRÊN MẠNG XÃ HỘI?


Từ khi mạng xã hội trở thành “món ăn tinh thần 15 phút 1 lần” của hàng triệu người thì tốc độ và quy mô lan truyền của thông tin đã trở nên một con ngựa bất kham, đôi khi vượt khỏi tầm kiểm soát của người tạo ra nó. Nhưng cái gì khiến ai đó share?

Về mặt nội dung, đó thường là:


1. Share để cảnh báo về một nguy cơ, nguy hiểm nào đó có thể xẩy ra với đồng loại: ví dụ thực phẩm nhiễm độc, bệnh tật, đường hầm bị sập,…Thông tin share dạng này thường dẫn đến thay đổi về quan điểm hoặc thúc giục người khác hành động.

2. Share vì lợi ích (tham gia trúng thưởng, được giảm giá khi check in hay gặp ở các Mini Game).

3. Share vì xúc động (vui, buồn, phẫn nộ, ngạc nhiên) một vụ bạo hành, clip xúc động về tình cha con (my father is a liar), dumb way to die, clip thử xe của volvo, Christmas promotion WestJet,….

4. Share vì hình ảnh cá nhân.

5. Share vì liên tưởng


Về mặt nội dung, đó thường là:


1. Share để cảnh báo về một nguy cơ, nguy hiểm nào đó có thể xẩy ra với đồng loại: ví dụ thực phẩm nhiễm độc, bệnh tật, đường hầm bị sập,…Thông tin share dạng này thường dẫn đến thay đổi về quan điểm hoặc thúc giục người khác hành động.

 2. Share vì lợi ích (tham gia trúng thưởng, được giảm giá khi check in).

 3. Share vì xúc động (vui, buồn, phẫn nộ, ngạc nhiên) một vụ bạo hành, clip xúc động về tình cha con (my father is a liar), dumb way to die, clip thử xe của volvo, Christmas promotion WestJet,…. Westjet Christmas: My father is a liar:

 4. Share vì hình ảnh cá nhân. Người share muốn thể hiện một hình ảnh tích cực với cộng đồng của mình như tốt bụng, sang trọng, hài hước, hiểu biết,… (các thông tin về tìm trẻ lạc, giúp đỡ người neo đơn, check in ở nơi sang trọng, chụp ảnh với người nổi tiếng, share thông tin hình ảnh gắn với một sự kiện thời sự trong và ngoài nước. một vấn đề thời sự nóng hổi; share hình ảnh - câu chuyện - video dí dỏm hài hước, kết thúc bất ngờ, hình ảnh đẹp,...)



5. Share vì liên tưởng. Người share thấy gần gũi với hoàn cảnh của mình hoặc tưởng tượng mình sẽ như thế. (tình cảm gia đình, thầy trò, tình yêu tan vỡ, bị nhãn hàng đối xử tệ, xúc phạm…). Thông tin share dạng này thường dẫn đến thay đổi về quan điểm hoặc thúc giục người khác hành động. Chính vì vậy hình thức của các công cụ truyền thông muốn được viral cần có hình thức ngắn gọn (3p maximum nếu là video), dễ hiểu, hình ảnh bắt mắt, ngôn từ hấp dẫn (xúc động, tếu táo, kì lạ, trendy), được KOLs endorse khéo léo, hoặc theo chủ đề (ngày lễ, tết, kì nghỉ).

Ngày nay, các cơ hội marketing ăn theo cũng rất nhiều, chính vì vậy kế hoạch pr marketing fix budget, fix message, fix ngân sách chạy đều đều cả năm khó có thể tồn tại. Khi cơ hội đến, chiến thuật truyền thông có thể thay đổi ngay để “lướt sóng” tận dụng cơ hội (chiếc váy xanh hay vàng, cú ghi bàn của Van Persy trong world cup, công nhận hôn nhân đồng tính ở Mỹ, đàn ông không giúp việc nhà là đồ con lợn,…).

Nói một cách ví von thì hãy đổ nội dung hay vào những chiếc lọ bắt mắt rồi thả ở những khúc sông nhiều người qua lại.

Nếu khéo nữa thì tạo sóng lớn trước đó, hoặc nương theo ngọn sóng thời sự thì hiệu ứng còn cao hơn nữa. Đôi lời về "kỹ thuật giết rồng”- tạo hiệu ứng viral - thực tế cần có nhiều chi tiết khác để dành cho các nhà thực hành, kỹ thuật tung hoành và thoả chí sáng tạo dựa trên ADN của nhãn hàng và sự kiện.

Cách lên kế hoạch cho chiến lược content marketing hoàn hảo

- 13/4/18

“Content is king” là một câu nói chưa bao giờ sai đối với dân làm nội dung. Và content marketing là chiến lược mà mọi thương hiệu cần phải khai thác và tận dụng mới có thể đạt được hiệu quả.

 Tuy nhiên, có khi nào khi bắt tay vào một chiến lược content marketing, bạn không biết bắt đầu từ đâu? Cần có những bước gì để lên kế hoạch được một chiến lược content marketing hoàn hảo nhất?


(Ảnh: tumblr)

Bước 1: Bắt đầu với dàn ý

Viết một chiến lược content marketing không phải là một việc dễ dàng, chưa nói là một việc khá khó khăn. Vì vậy, hãy bắt đầu từ dàn ý để giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về nội dung bạn cần làm. 
Một chiến lược content marketing tốt sẽ trả lời được 3 câu hỏi sau:
  • Tại sao chúng ta lại ưu tiên nội dung lên hàng đầu?
  • Loại nội dung chúng ta cần là gì?
  • Nội dung ấy cần được làm thế nào để hoàn thành mục tiêu?
  • Dàn ý sẽ giúp bạn có cấu trúc và định hướng để nghiên cứu và lên ý tưởng để bạn có thể trả lời được những câu hỏi quan trọng. 
Ví dụ như:
Mục đích marketing của chiến lược này là gì?
  • Mục đích của nội dung?
  • Sản phẩm đang cần được quảng bá?
  • Khách hàng của bạn là ai? Họ cần gì? Họ xem nội dung ở đâu? Đối thủ đang làm gì? Chúng ta đang có những nội dung gì?
  • Thể loại nội dung sẽ hiệu quả? Chúng ta có thể làm gì? 

Bước 2: Mục tiêu của chiến lược content marketing

Giờ là lúc bạn nên xác định mục đích của chiến lược content marketing lần này. Bạn đang cố gắng hoàn thành chuyện gì? Chỉ có khi nào xác định được mục đích chính xác, bạn mới có thể sáng tạo ra những nội dung phù hợp và đạt hiệu quả.
Bạn có thể dùng mô hình mục tiêu SMART:
Specific – Cụ thể, rõ ràng
Measurable – Đo lường, đánh giá được
Achievable – Khả thi
Realistic – Tính giải quyết vấn đề
Timely – Đúng thời gian
Sau khi xác định được mục tiêu chung, bạn cần xác định content marketing sẽ đóng vai trò như thế nào trong việc thực hiện mục tiêu ấy. Nhiều doanh nghiệp chia content marketing ra các nhóm nhỏ khác là một ý tưởng khá hay để nhận được nhiều ý tưởng. Sau đó, hãy tự hỏi những câu hỏi như: Phải làm nội dung như thế nào mới có thể giúp đạt được mục tiêu? Sự phù hợp và nhất quán giữa nội dung và mục tiêu là thế nào?

Bước 3: Tập trung vào sản phẩm

Hãy viết ra sản phẩm hay dịch vụ bạn đang cung cấp. Nó sẽ giúp bạn nghĩ đến các yếu tố, các dòng sản phẩm khác, vòng đời bán hàng,… Khi bạn biết bạn đang bán gì, bạn sẽ dễ dàng chọn được loại nội dung phù hợp với sản phẩm đó.

Bước 4: Đối tượng mục tiêu

Giờ là lúc xác định ai sẽ là đối tượng của chiến lược content marketing này. Nếu bạn thực hiện những nghiên cứu persona, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc này. Việc xác định đối tượng mục tiêu là điều rất quan trọng. Bạn cần biết họ cần gì, họ muốn gì, bạn phải làm nội dung thế nào mới chinh phục được họ?

(Ảnh: tumblr)

Bước 5: Kết nối nhu cầu của đối tượng với sản phẩm

Theo Jay Acunzo, định nghĩa về marketing chính là “giải quyết cùng vấn đề và truyền tải cùng cảm xúc với sản phẩm”. Khi nhìn vào khách hàng, bạn cần trả lời câu hỏi: Bạn có thể làm gì để giúp họ? Câu hỏi này chính là “trái tim và tâm hồn” của content marketing. Kế hoạch marketing của bạn sẽ có lợi rất nhiều khi trả lời được câu hỏi ấy. 
Mấu chốt ở bước này chính là kết nối nhu cầu, mục đích của khách hàng với giải pháp mà sản phẩm đem lại. Sự kết nối này chính là chìa khóa đánh vào tâm lý khách hàng.

Bước 6: Lấy ý tưởng từ chiến lược của thương hiệu khác

Bạn cần biết khách hàng mục tiêu của bạn muốn nội dung gì, nội dung nào đã được các thương hiệu đối thủ cung cấp cho khách hàng? 
Bạn không cần phải nghiên cứu phân tích sâu về chiến lược của đối thủ, nhưng bạn cần xem họ đang làm gì để có bước đi tính toán trong chiến lược của mình. Hơn nữa, khi nói về đối thủ trong content marketing, đó không chỉ là những thương hiệu cùng ngành với bạn, đó là những doanh nghiệp đang thu hút sự chú ý từ đối tượng mục tiêu của bạn.
Chỉ khi bạn học hỏi và tìm hiểu, bạn mới có thể nhận ra làm thế nào để chiến lược của mình có thể nổi bật và hấp dẫn hơn.

Bước 7: Xây dựng “kho nội dung”

Khi xây dựng một kho nội dung là lúc bạn phải có những “tài sản” cho kế hoạch content marketing của mình. Nội dung cần bao gồm những gì:
  • Danh sách từ khóa của bạn trên công cụ tìm kiếm
  • Các bài viết có thể thu hút traffic và chuyển đổi
  • Danh sách email tiềm năng
  • Website và fanpage hoạt động tích cực
  • Các tài khoản mạng xã hội

Bước 8: Đánh giá nội dung hiện tại

Việc phân tích và đánh giá nội dung là việc cần thiết để lên kế hoạch cho tốt hơn. Câu hỏi quan trọng nhất mà chúng ta cần trả lời chính là: Thể loại nội dung nào sẽ phù hợp với mục tiêu marketing của bạn?
Một phương pháp hữu ích chính là nối những nội dung quan trọng nhất từ kho nội dung của bạn vào một bảng ma trận như ví dụ dưới đây:

Trục hoành của ma trận chính là về tính hiệu quả hoạt động được đo bằng lượt xem, chia sẻ, yêu thích, bình luận. Trục tung là về vấn đề nội dung có phù hợp với mục tiêu ban đầu hay không.
Hãy nhìn vào kho nội dung của bạn và sắp xếp vào từng góc phần tư, và sử dụng một số công cụ để đánh giá tính hiệu quả hoạt động của content marketing như:
  • Google Analytics: đo lường traffic và tỉ lệ chuyển đỏi
  • Buzzsumo: đo lường độ phủ rộng mạng xã hội
  • Google Webmaster Tools, Moz, SEMRush: cho bạn biết những website đang xếp hạng cao.
  • Buffer for Business: công cụ đo lường trên mạng xã hội
Tính phù hợp cao – Hoạt động hiệu quả: Đây chính là góc phần tư “ngọt ngào nhất”, khi mà nội dung của bạn hoàn toàn phù hợp với thương hiệu và cũng hoạt động đạt được hiệu quả cao. Một điểm cần làm khi làm chiến lược content marketing chính là liệt kê tất cả các nội dung đang hoạt động và đạt được hiệu quả ở điểm này. Hãy liệt kê cả những nội dung có tiềm năng chất lượng và cách để cải thiện nội dung ấy.
Sau khi tổng hợp tất cả nội dung theo ma trận trên, bạn có nảy ra ý tưởng mới nào cho content marketing của bạn không? Nội dung nào sẽ giúp thúc đẩy chiến dịch đi đến gần với mục tiêu? Thương hiệu của bạn có đang làm đúng? Bạn có muốn thử nội dung gì đó mới mẻ hơn?

Bước 9: Kiểm duyệt nội dung theo chủ đề

Chúng ta cần thêm vào bước kiểm duyệt này để xác định một số chủ đề nội dung cho chính xác. Đây là phần quan trọng để liên kết giữa việc sản xuất nội dung và lên kế hoạch truyền thông.
Vấn đề cần chú ý chính là: Chủ đề nội dung nào sẽ thu hút được độc giả? Chủ đề yêu thích của khách hàng mục tiêu là gì? Bằng việc trả lời những câu hỏi này, bạn có thể bắt đầu xây dựng bức tranh nội dung tổng quát và các nội dung sẽ có liên kết chặt chẽ, và cùng chung mục tiêu.

Bước 10: Liệt kê nội dung sẽ thực hiện

Giờ bạn nên bắt đầu lên kế hoạch sản xuất nội dung. Việc sản xuất nội dung sẽ bao gồm:
  • Tối đa hóa, cập nhật những nội dung đã làm
  • Sáng tạo những nội dung mới
Một số thể loại nội dung cần có, như:
  • Bài viết SEO
  • Phỏng vấn
  • Ebook
  • Infographic
  • Email 
  • Video


(Ảnh: tumblr)

Bước 11: Lên quy trình sản xuất nội dung


Bạn cần lên kế hoạch và ước tính thời gian bao lâu để hoàn thành từng nội dung. Tốt nhất là lên kế hoạch về đội ngũ viết bài và cách thức sản xuất nội dung sẽ có quy trình như thế nào. Mục tiêu: lên ý tưởng bạn có khả năng sản xuất được số lượng nội dung là bao nhiêu.
Với nhân sự, hãy liệt kê tất cả những người tham gia thực hiện nội dung.
Với quy trình sản xuất, hãy liệt kê từng bước như: Xác định -> Viết -> Thiết kế -> Chỉnh sửa -> Lên kế hoạch -> Truyền thông.
Xem thêm: Branded content là gì và có vai trò gì trong Content Marketing?
Áp dụng tâm lý học màu sắc vào content marketing như thế nào?

Bước 12: Lên lịch trình

Việc đăng nội dung phải có kế hoạch rõ ràng mới đạt được hiệu quả. Hãy lên lịch trình với thời gian cụ thể để đăng từng nội dung của bạn. Từng bài viết blog, email, ebook, podcast,… theo mốc thời gian cụ thể. Bạn không nhất thiết phải ghi rõ thời gian của từng nội dung đơn lẻ. 

Bước 13: Lên kế hoạch quảng bá nội dung

Việc sản xuất nội dung chất lượng là điều quan trọng, nhưng điều bạn cần không chỉ là tạo nội dung, bạn còn muốn nội dung ấy nhận được sự quan tâm và được mọi người tương tác nhiều hơn. Vì vậy, việc lên kế hoạch quảng bá nội dung là rất quan trọng. Vậy làm thế nào để tăng được traffic cho nội dung?
Dưới đây là quy trình cơ bản:
  • Đăng bài
  • Email đến đồng nghiệp
  • Chia sẻ trên tài khoản mạng xã hội
  • Gửi email cho khách hàng theo dõi
  • Viết bài có sử dụng linkback về nội dung ấy

Bước 14: Tổng hợp


Sau khi hoàn thành việc lên chiến lược content marketing, bạn cần tập trung đọc và nghiên cứu lại từng bước. Và đặt ra những câu hỏi sau đây để đánh giá lại kế hoạch:
  •  Bạn muốn hoàn thành điều gì?
  •  Tình trạng chất lượng nội dung đang thế nào?
  •  Cần thay đổi những gì? 
  •  Bạn nên làm những gì để thay đổi?
Chúc các bạn sẽ có lập được kế hoạch tốt nhất!

















[SEO và Content] 6 xu hướng nội dung mà Google luôn muốn bạn thực hiện.

- 21/3/18
Có lẽ trong tất cả các bạn ở đây, cách nội dung được viết, làm thế nào tiêu đề, làm thế nào từ khóa không phải là một việc lớn.

Theo như mình thấy  có khoảng 90% các bạn seoer hiện nay đang làm nội dung theo hướng có gì viết về từ khoá+ cái gì and xoay quanh giải quyết vấn đề mình có. Nhưng đây là điều mà Google đang nhắm đến.

Giống như tiêu đề tôi chia sẻ. 6 xu hướng trong nội dung mà Google đang nhắm mục tiêu người dùng và lọc xu hướng này.




1. Trực tiếp trả lời:

Đây là dạng đơn giản nhất, mà chắc chắn ai are in use, giả đáp 1 the problem mà Minh Quân tâm. Hơn 95% trong số họ chắc chắn sẽ sử dụng cách này để làm seo. Khi được hỏi câu trả lời là gì
Ví dụ: Làm thế nào để mua hàng giá rẻ tại xxxx? Ở đây gg sẽ lấy thông tin liên quan đến nội dung gần nhất của xxxx. ở đây xxxx là một giá trị, tên, vị trí cụ thể. Cơ cấu đơn giản hơn và đơn giản hơn và câu trả lời càng nhiều.

2. Làm sạch và dòng chảy.

Điều này chủ yếu được sử dụng cho bản đồ, chỉ đường và chỉ đường gg. nhưng trong tìm kiếm hiện tại, rất ít sử dụng. Với các trang web du lịch đặc biệt và có thể được cho là một xu hướng nếu được áp dụng tốt.
Câu trả lời thường được Google chọn cho vị trí được xác định bởi A và Z. A là điểm bắt đầu Z với điểm kết thúc. Làm thế nào để di chuyển hoặc di chuyển đến Z. Chỉ dẫn và lưu lượng truy cập có thể là một trong những điểm nếu bác sĩ của bạn làm tốt.

3. Cơ sở tri thức

Nói rằng nó có vẻ khó hiểu, nhưng trên thực tế đây là từ khóa có liên quan hoặc vấn đề liên quan để dễ hiểu. Khi viết về một đối tượng như một nơi, một nhân vật, những thông tin liên quan nhưng ở nơi đó có một lịch sử. Thức ăn ngon, đi đến đó. Thông tin này thường được những người nổi tiếng hoặc người nổi tiếng sử dụng. Các công ty thương hiệu lớn cũng đưa ra một bản đồ tri thức. Hiểu sơ đồ kiến ​​thức đơn giản và thông tin về vấn đề hoặc nội dung bạn đang làm.

4. Chất chiết xuất nổi bật.

Điều này chắc chắn không phải là tốt nhất, top 0 của google. Việc sử dụng và mục đích của nó không rõ ràng nên tôi không dám nôn mửa.

5. Danh sách chi tiết.

Nó xuất hiện rất sớm và vẫn tồn tại ngày nay. Danh sách các chi tiết được sử dụng nhiều, nhưng trong lĩnh vực báo chí, sách, tài liệu kỹ thuật được sử dụng rộng rãi. Điều này có thể được nói là một nội dung phổ biến trong phần lớn các ngành công nghiệp nhưng rất ít. Nhưng đừng bao giờ mất đi một chỗ, sử dụng nó vào đúng thời điểm.

6. Cung cấp câu trả lời trước khi bạn hỏi.

Hãy đến đây, chắc chắn bạn nhìn thấy nó mỗi ngày.
Ví dụ: thời tiết tại Hà Nội. gg sẽ cho bạn kết quả ngày hôm nay, ngày mai và tuần. Anh ta có liên quan đến AI mà anh ta đang bị bắt. Theo như tôi biết, có hơn 2,7 tỷ thông tin về cơ quan, nhân vật, điểm .... Làm thế nào để sử dụng nó?