BÀI MỚI

Bài Viết Mới Nhất

Cách đi link độc đáo mà hiệu quả nhất

- 9/7/15
Như các bạn đã biết, trong nghề làm SEO thì mỗi người lại có một mô hình đi link khác nhau, không ai giống ai. Và mỗi một mô hình nó lại có tác dụng và hiệu quả riêng tùy thuộc vào mục đích của người làm SEO – mong muốn kết quả nó như thế nào. Tuy nhiên tôi nghĩ vạn vật luôn luôn thay đổi và google cũng luôn cập nhật thuật toán mới, chính vì vậy bạn cũng nên chọn cho mình một cách đi link độc đáo mới lại mà hiệu quả nhất nhé.
Chủ trương của Duy Anh Web là đi link chất lượng hơn là số lượng và đi sao cho hiệu quả (mình sẽ nói ở phần sau). Chứ không phải là đi link để lấy số lượng – có thể còn bị cho là spam và sẽ bị google phạt :). Chính vì vậy hãy sưu tầm cho mình list diễn đàn chất lượng nhé.
Ở đây Duy Anh Web xin giới thiệu qua các mô hình đi link phổ biến hiện nay để các bạn tham khảo nên dùng mô hình nào sao cho phù hợp với doanh nghiệp hay mục đích cá nhân của bạn:

1/ Mô hình đi link độc đáo mới lạ mà hiệu quả nhất( mô hình kiềng 3 chân).

Với phương pháp này chúng ta chỉ cần xây dựng thêm 2 blog chất lượng làm vệ tinh đó là Blogger và Blog WordPress.
Lúc đầu định chia sẻ hết luôn, nhưng sau nghĩ lại cái này nó thuộc về bí quyết, bí kíp nên nó sẽ có tác dụng khi càng ít người biết càng đạt kết quả tốt. Vì vậy mô hình này sẽ được giảng dạy cho các học viên của DUY ANH WEB. Hoặc bạn nào thực sự quan tâm có để lại mail ở phần comment mình sẽ gửi thư cho.

Cách đi link chất lượng hiệu quả:

Gợi ý: – Lên đi đa dạng link – đa dạng từ khóa.
             – Tuân thủ nội quy của các diễn đàn – tốt cho bài seo của mình và tốt cho diễn đàn của họ.
             – Các bài post lên diễn đàn không lên giống 100% vì dù sao nó cũng là 1 bài post riêng biệt. Hãy thay đổi đôi chút cho từng bài post lên từng diễn đàn: cả về title – nội dung và từ khóa(đi cả từ khóa chính và từ khóa phụ).
             => đi link chất lượng không cần số lượng tuy nhiên càng nhiều link chất càng tốt.
Nhược điểm: Đòi hỏi phải có tư duy nhanh – sáng tạo – không có khuôn khổ.
Ưu điểm: – Nhanh lên Top – bền vững nhưng không thể bằng mô hình kim tự tháp.
                   – Tốn ít chi phí + Nhân lực + thời gian.
2/ Link Wheel ( mô hình liên kết bánh xe).

Cách xây dựng Link Wheel:
– Mỗi bài viết trên vệ tinh liên kết tới bài viết cần seo trên website chính và liên  kết với các bài viết trên vệ tinh khác trong chuỗi vệ tinh.
Mỗi bài viết tại website vệ tinh sẽ có 2 back link 1 về bài viết website chính cần seo 1 về bài viết trên blog trong hệ thống. Những site vệ tinh liên kết thành 1 vòng tròn kín liên kết chặt chẽ với nhau với trục chính là website chính cần seo.
Ưu điểm: Với mô này, website chính sẽ nhận được rất nhiều backlink từ các website vệ tinh và tận dụng được nhiều sức mạnh từ các website vệ tinh. Vì vậy mà từ khóa sẽ nhanh lên TOP hơn so với các mô hình khác.
Nhược điểm: Do các website vệ tinh đều hướng backlink trở về website mục tiêu nên có thể bị các bộ máy tìm kiếm chú ý đến. Và nếu bạn đi link không hiệu quả hoặc một vệ tinh bị phạt có thể bị ảnh hưởng tới cả hệ thống.
Kết luận: Mô hình này Seo nhanh lên TOP tuy nhiên cũng nhanh tụt TOP -> Không bền vững.
3/ Link Pyramid ( mô hình liên kết kim tự tháp).

Cách xây dựng Link Pyramid
– Kim tự tháp là mô hình đi link gồm nhiều tầng khác nhau:
Tầng 1 website con được đầu tư chăm sóc kỹ lưỡng các bài viết sẽ đẩy 1 back link về bài viết cần seo website chính.
Tầng 2 là hệ thống blog vệ tinh chất lượng các bài viết trên blog vệ tinh sẽ đẩy 1 back link về website con.
Tầng 3 hệ thống các bài viết PR trên các diễn đàn uy tín truyền giá trị cho hệ thống blog vệ tinh tầng 2.
Tầng 4 là tầng cuối cùng là hệ thống diễn đàn, mạng xã hội sẽ đẩy back link về bài viết PR giúp các bài PR nhận được nhiều giá trị nhất.
Ưu điểm: Hạn chế được tình trạng spam link cho website chính được bảo vệ bọc lót khá tốt lên top lâu ổn định.
Nhược điểm: Hạn chế về sức mạnh vì cơ chế link 1-1-1-1-1 phân cấp từ thấp đến cao tốn nhiều nhân lực và tiền bạc do có nhiều tầng.
Kết luận: Mô hình này SEO từ khóa lâu lên TOP hơn so với các mô hình khác tuy nhiên nếu đã lên TOP thì sẽ rất bền vững.
Cuối cùng Duy Anh Web xin chia sẻ với tất cả mọi người mô hình độc đáo và mới lạ của Đơn vị đào tạo seo Duy Anh Web đã áp dụng cho rất nhiều hợp đồng seo cho khách hàng đều thành công rực rỡ. Đó là sự kết hợp của 2 mô hình trên nhằm đem lại hiệu quả cao nhất đó là nhanh lên TOP và duy trì lâu trên bảng xếp hạng.

Nếu các bạn không hiểu về mô hình có thể inbox cho mình vì trên đây mình chỉ publish khoảng 50% công việc cần làm của mô hình này. Còn đây là một ví dụ điển hình NỘI QUY FORUM CHẤT LƯỢNG:

Chúc các bạn thành công.


Site chính a: ve may bay di my 2 site bva c la tu khoa phụ dài và có độ tiệm cận

Site keyphu c(ten:vemaybaygiaredimy): ve may bay di my gia re ve site b tro ve site a ve may bay di my

Bài Viết Pa trên 30 thì trỏ link về site chính lun còn pa dưới 30 thì chỉ trỏ về site phụ blogspot va wordpress
Đi link edu và gov ve site chinh tang do tin cay

Viết bài trên forum với content va backlink: seeding

Thứ nhất: Bạn tạo cho mình các  tài khoản khác nhau trên from, càng nhiều càng tốt nhưng bạn phải sử dụng thủ thuật Fake  IP để tránh spam
Sau đây mình sẽ hướng dẫn các bạn cách Fake địa chỉ IP: bạn download phần mềm ultrasurf về cài cho máy mình, bạn thực hiện các bước cài phần mềm vào máy. Sau khi cài xong nó sẽ có giao diện như sau
Sau khi cài đặt xong để bắt dầu fake IP bạn kích vào nút RESET sẽ xuất hiện bảng reset to defult settings, bạn chọn yes, như vậy là địa chỉ IP của bạn đã được thay đổi rồi. khi phết thành công nó sẽ hiện hình ổ khóa màu vàng ở góc màn hình, bạn muốn phết tiếp bạn chỉ cần kích vào hình ổ khóa đó là được. Để kiểm tra địa chỉ IP bạn lên mạng và sử dụng phần mềm show IP để kiểm tra.
Thứ 2: khi đi link diễn đàn một nick cũng như một địa chỉ IP chỉ được phép đăng một bài trên cùng một nội dung. Có nghĩa là ở cùng một công ty sử dụng chung một nguồn mạng cùng địa chỉ  IP mà có 2 người đăng 2 bài khác nhau với cùng một nội dung sẽ bị ban nick ngay, vì vậy bạn chỉ được phép đăng một bài duy nhất.
Thứ 3. Cùng một địa chỉ IP mà có nhiều nick vào comment cho bài đó cũng sẽ bị ban nick ngay.
Thứ 4: nếu bạn đăng nhập nhiều nick vào diễn đàn trên cùng một địa chỉ IP thì bạn cũng sẽ bị ban nick mặc dù thời gian đăng nhập khác nhau, cách nhau nhiều ngày.
Tóm lại để có được backlink chất lượng của from này bạn cần phải sử dụng những thủ thuật sau:
– Chỉ sử dụng một nick đăng một bài duy nhất trên cùng một nội dụng trong diễn đàn.
– Những nick cùng IP không được comment vào cùng một bài hay cùng một nội dung mà chỉ comment vào các bài với các nội dung khác nhau. Bạn dùng các nick khác nhau với những địa chỉ IP khác nhau để comment, bạn nên sử dụng chương trình fake IP nếu ở cùng một công ty.
– Comment nhẹ nhàng với nội dung mang tính xây dựng tránh spam.
Điều quan trọng nhất cần chú ý à khi đăng nhập vào diễn đàn với nhiều nick khác nhau thì mỗi lần đăng nhập bạn phải fake IP để tránh bị ban nick.

Backlink có các loại sau:

1. Text link: có thể hiểu là từ hoặc cụm từ khóa có chứa link hoặc link nằm trong từ hoặc cụm từ khóa. Khi bất kì ai click vào từ khóa đó thì sẽ được điều hướng đến link đích nằm trong đó.
Ví dụ: dao tao seo
Số lượng text link được sử dụng nhiều nhất trong các loại back link hiện có. Đa số các bạn làm SEO đều chọn cái này :)
2. Image link: ảnh có chứa link hoặc link nằm trong ảnh. Khi ai đó click vào ảnh thì sẽ được điều hướng đến link trong ảnh.
Ví dụ: dao tao seo
3. Link trần: được hiểu là link mà bạn có thể nhìn thấy được địa chỉ website
Ví dụ :– https://www.voanhvan.top
4. Link Dofollow: Hiểu đơn giản là loại backlink này sẽ truyền giá trị SEO, vì vậy sẽ rất tốt nếu website của bạn có backlink từ những nguồn này
Hầu hết ai biết SEO sẽ sử dụng loại backlink này, hiển nhiên rồi.
5. Link Nofollow: Ngược lại với cái dofollow, nofollow nghĩa là không có giá trị SEO sèo gì ở đây cả. Tuy nhiên đừng vội đánh giá thấp nó nhé, vì không phải tự nhiên mà em này xuất hiện đâu, nofollow từ facebook là 1 ví dụ.
6. Link Gov, Edu: Hiển nhiên là web mình cần SEO mà lại được các anh từ GOV và EDU ủng hộ thì còn gì bằng, sưu tầm càng nhiều càng tốt thôi bà con.

Làm nội dung trên Fanpage như thế nào thì tốt?

- 6/7/15
Facebook Marketing ở Việt Nam đang phát triển ngày càng mạnh, kéo theo sự ra đời của hàng loạt các fanpage với mục đích phục vụ cho hoạt động marketing của doanh nghiệp. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu còn ngắn, tài liệu tìm hiểu tiếng Việt còn hạn chế, nên việc làm và sử dụng Facebook trong Marketing chỉ trong giai đoạn sơ khai và còn nhiều hạn chế.

Nhiều người ra rả nói "Content is king", nhưng làm content - nội dung trên Fanpage của Facebook cụ thể thế nào là đúng, thì chưa có tài liệu nào viết đủ.

Trong phạm vi bài viết này, như một lời cảm ơn đến những người đã theo dõi và ủng hộ mình trong suốt thời gian qua, sẽ là những thông tin sâu về cách làm nội dung trên một fanpage theo từng nhóm sản phẩm, từng nhóm thiết bị truy cập dựa trên kinh nghiệm & kiến thức của mình về lĩnh vực này. Hy vọng nó sẽ hữu ích ít nhiều cho các bạn.

1. Phát triển content trên Facebook là làm những gì?

"Tuyển content fanpage", cụm từ ấy không quá xa lạ với nhiều người trong chúng ta. Content Creator hay Người tạo nội dung chính là những người sẽ tạo nội dung cho 1 fanpage.

Content được tạo ra bao gồm tất cả những nội dung như hình ảnh, âm thanh, câu chữ, khởi tạo sự kiện, trả lời tin nhắn & bài viết trên tường...Tất cả những nội dung ấy nhằm định hướng người dùng vào hành vi mong muốn theo mục tiêu marketing của doanh nghiệp

Một content creator giỏi, không chỉ là một người viết giỏi mà còn là người có tư duy marketing, có khả năng định hướng người dùng theo mục đích thông qua câu chữ và hình ảnh tại fanpage.

2. Tại sao cần quan tâm đến content

Tất cả các hoạt động quảng bá fanpage như tăng like, tổ chức event, in link của fanpage lên giấy tờ hoặc thậm chí đưa vào các TVC đều chỉ làm được công việc dẫn người dùng đến fanpage, còn việc có like hay không, có mua hàng hay không, đều do content quyết định.

Trên Facebook Marketing, doanh nghiệp và người dùng có cầu nối để tương tác nhanh nhất. Đó cũng là nơi các yếu tố tiềm ẩn tạo khủng hoảng tồn tại nhiều nhất. Facebook Fanpage là kênh đại diện của thương hiệu, lẽ dĩ nhiên nó phải được chăm lo chu đáo. Không ai muốn Fanpage thương hiệu của mình có những bài đăng như thế này:


Rất tiếc cho FPT vì có 1 bạn làm content không hiểu gì về thương hiệu. Đây cũng chính là lí do tuyển content hay làm content không phải trò đùa.

3. Làm content thế nào cho hiệu quả?


3.1. Những quy chuẩn về content của Facebook.


Tất cả các quy định chung của Facebook đối với người làm content đều được Facebook Public, các bạn có thể xem ở 3 link sau:
https://www.facebook.com/legal/terms .
https://www.facebook.com/page_guidelines.php
https://www.facebook.com/communitystandards

Vi phạm các quy định trên, Facebook có thể block fanpage mà không báo trước, như thế này:


Facebook block dù page bạn có 1000 fans hay 1 triệu fans, vì thế, lời khuyên duy nhất của mình cho các bạn là đừng đùa với họ trên những page bạn không muốn bị block. Mới đây, Teens Only, 1 fanpage 4 triệu fans đã bị block chỉ vì tội up hình ảnh thương tâm để câu like. Đó cũng là tiếng chuông thể hiện sự nghiêm khắc của Facebook đối với những nội dung đăng tải tại đây.


(Ảnh: Page 300k fans bị block vì đăng 1 số nội dung vi phạm quy định của Facebook)


3.2. Lập 1 kế hoạch Content (plan content) chi tiết

3.2.1 Plan chung:

Plan chung là plan dùng để định hướng nội dung fanpage theo thời gian dài, thông thường làm trong 1 năm hoặc theo các quý. Plan chung thường bao gồm các mục nhỏ sau, trình bày mỗi mục trong một hoặc một vài slide:

1. Định hướng chung (Brief Recap)
2. Mục tiêu (Objective)
3. Khách hàng mục tiêu (Target Audience)
4. Phân tích khách hàng mục tiêu (The Insight)
5. Điểm nhấn (The Touch Point)
6. Định hướng fanpage chung (Fanpage Concept): dựa trên các phân tích từ 1 đến 5 để đưa ra định hướng
7. Thông điệp (Tone & Mood): Nội dung chính & màu sắc chủ đạo của fanpage
8. So sánh với đối thủ cạnh tranh (Compare with competitors)
9. Định hướng nội dung (Content Direction)
10. Content Management 
11. KPI & Cost

3.2.2. Plan chi tiết theo tuần

Sau khi có plan chung, cần phải có plan chi tiết theo từng ngày: Đăng gì, đăng thế nào. Việc làm plan theo từng ngày sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát được nội dung thông tin truyền đi không bị sai lệch và đúng theo định hướng ban đầu.

(Minh họa: Một slide trong plan content theo tuần)

Việc tồn tại một plan chi tiết như thế này sẽ giúp giảm thiểu nhiều rủi ro, một trong những rủi ro là:
- Người làm content không hiểu về thương hiệu, truyền sai thông điệp trên mạng xã hội.
- Người làm content không hiểu về sản phẩm, truyền sai thông điệp.
- Người làm content đăng tải thông tin thiếu chính xác.
- Người làm content đăng tải thông tin thiếu nhất quán theo định hướng ban đầu
....

Một trong những lí do của việc tồn tại plan content chi tiết theo ngày, là để tránh những content mù quáng thế này:

(Minh họa: Content trên fanpage của một đơn vị thiết kế web)

Làm nội dung trên fanpage là đại diện thương hiệu nói chuyện với người dùng, định hướng họ hành động theo mong muốn của chúng ta. Làm content fanpage phải theo định hướng marketing chung, tuyệt đối không được làm hỏng thương hiệu. Lan truyền nội dung không đúng định hướng, không tạo lợi ích cho thương hiệu, vào nhóm khách hàng không phải mục tiêu là lan truyền vô nghĩa.

3.3. Đăng tải content đảm bảo theo thuật toán Edgerank.

Mỗi ngày, trên Facebook 1 người có hàng trăm bạn bè vào đăng mới, làm sao để người này thấy bài mà người kia không thấy, Edgerank là thuật toán giải quyết điều này.

Một số người nói, Facebook đã đổi thuật toán, vv & vv ....nhưng với cá nhân mình, Edgerank vẫn có nguyên giá trị của nó.

(Lưu ý rằng, tất cả những thông tin trên mạng về các thuật toán của Facebook đa phần đều là đồn đại chứ không phải từ Facebook. Đừng nghe, hãy thực nghiệm để kiểm chứng những gì người ta đồn đại).


Tại sao phải đăng đảm bảo theo Edgerank? Vì Edgerank quyết định đến số người nhìn thấy bài đăng (reach). Với bất kỳ mục đích nào, dù bán hàng hay traffic, người ta vẫn phải nhìn thấy thì mới tạo hành vi.
(Nếu ai chưa biết đọc về chỉ số, các bạn có thể xem thêm về reach tại bài blog cũ http://lybau.blogspot.com/2013/07/chi-so-nao-can-e-tam-khi-xem-xet.html - vẫn nguyên giá trị)

Edgrank được đo bằng 3 tham số:
U: User, tỷ lệ giữa số người dùng tương tác/ số người dùng nhìn thấy
W: Weight, trọng số giữa các loại hình tương tác, comment có giá trị tốt nhất trong các loại tương tác.
D: Decay , độ trễ của tương tác mới nhất và tương tác gần nhất trước đó.

Đăng bài là phải có người xem, muốn có người xem thì phải giữ Edgerank tốt.

Một số cách làm content để giữ chỉ số Edgerank:

- Đăng content câu comment: Chủ yếu là content ở dạng câu hỏi, người dùng tham gia trả lời sẽ đẩy W lên cao và đẩy U lên cao. Đồng thời, họ sẽ bị cuốn vào vòng Edgerank giữa người dùng và fanpage. Làm như vậy trong thời gian dài, tương tác ở fanpage sẽ luôn đảm bảo. (Tham khảo ví dụ về cách đặt câu hỏi tại page bán hàng https://www.facebook.com/didongthongminh )

- Like comment của người dùng: Người dùng bị Facebook thông báo admin đã like comment -> họ sẽ quay vào page xem -> vòng edgerank của họ và fanpage tiếp tục hoạt động.
Cứ 1 ngày 1 lần, admin vào fanpage like tất cả comment của người dùng, hiệu ứng sẽ rất tốt vì luôn khiến người dùng vào lại page, vòng edgerank luôn được duy trì.

3.4. Đăng tải content theo thời gian và loại hình phù hợp người dùng.


Dạng content:


Ở mỗi fanpage, tùy theo cách tăng like và nguồn like, tùy theo định hướng đăng tải, cộng đồng sẽ có những thói quen khác nhau, ngay cả dạng content họ thích xem cũng khác nhau.


(Nguồn : Ảnh từ bài đăng cũ của mình tại page www.facebook.com/lybausocialmedia)

Tùy theo mục đích của mình, bạn cần chọn cách tăng like phù hợp để tạo nên những cộng đồng có hành vi riêng đúng theo định hướng của mình.

Thời điểm đăng bài:


Ở mỗi fanpage, khi vào insight bạn sẽ thấy đời điểm có nhiều người online nhất.



Sau 3 so sánh nhỏ, có thể thấy peak time cơ bản trên Facebook là 12h trưa và 9h tối.

Đăng bài giống như ném một nắm cát, hãy ném để gió lớn đến, nắm cát đã bay ra và kịp gặp gió để lan rộng. Nếu gió qua mới ném, hoặc gió đến nơi mới ném, thì nắm cát sẽ không lan ra rộng nhất được.

Thời điểm đăng bài tốt nhất, vì thế, không phải peak time, mà là thời điểm đăng tải để kịp khuyếch đại khả năng viral khi đến peak time.



3.5. Một số đặc điểm cơ bản từ nguồn like và hành vi người dùng:

Like từ apps, like ẩn = thích click vào website
-> Nên đăng nội dung dạng link và hình ảnh
(Like từ apps và like ẩn, ở 1 góc độ nào đó, có những giá trị nhất định, bài viết sau mình đề cập sâu vào vấn đề này)

Like từ set chéo, via = thích đọc truyện, status
-> Nên đăng nội dung dạng text, truyện ngắn.
(Đây là lí do những trang như Mật ngữ 12 chòm sao, Những truyện ngắn hay, có rất nhiều comment từ điện thoại).

Like qua invite bạn bè = tỷ lệ xuất hiện hành vi mua hàng/ lượng like cũ cao nhất
-> Nên sử dụng cách này khi mới phát triển fanpage bán hàng.

 Trong phạm vi bài viết này, do thời gian có hạn, mình không thể viết được chi tiết về cách training người dùng và tìm kiếm nguồn người dùng theo thiết bị, nếu có thời gian mình sẽ viết thêm nhé mọi người.

Từ cách tăng like, content creator sẽ đăng tải nội dung phù hợp với nhóm fans của mình, và hiệu quả thu lại có thể như thế này:


(Minh họa: Fans comment ở bài đăng của page định hướng cho người dùng từ điện thoại - đa phần comment qua điện thoại)

3.6. Những loại nội dung câu comment cơ bản & hữu dụng.

- Câu hỏi IQ đơn giản
- Câu hỏi nhanh mắt
- Câu hỏi chọn lựa
- Câu hỏi về địa danh
- Câu hỏi về tuổi thơ

Lưu ý: Câu hỏi đặt ra là để có câu trả lời, đừng hỏi quá khó.

Ví dụ:

Câu hỏi lựa chọn:




Câu hỏi IQ Test:

Dạng 1: Điền vào chỗ trống



Dạng 2: Tìm đường - mê cung




Dạng 3: Nhanh mắt:


Dĩ nhiên, với những kịch bản trên, bạn sẽ phải tư duy để lồng ghép thương hiệu sao cho hiệu quả nhất. Đây cũng là những nội dung thú vị, đảm bảo không vi phạm quy định của Facebook.

3.7. Các bước tạo 1 content trên Fanpage

Thông thường, content creator ở Việt Nam chỉ làm 3 bước:

Tìm nội dung -> Đăng tải -> Quảng bá -> Kiểm tra và phản hồi.

Trên thực tế, từ ví dụ của các bài đăng trên Cocacola, bạn có thể thấy các bước khởi tạo của content sẽ bao gồm:

Lên ý tưởng -> nháp nội dung -> thiết kế -> đăng tải -> quảng bá -> kiểm tra phản hồi.

Biết một chút về design sẽ giúp bạn hoàn thiện mảng content hình ảnh cho fanpage của mình. Phải nhớ rằng, làm content trên fanpage không chỉ là gõ text.

3.8. Một số lưu ý:

Content dùng tiếng Việt hoàn toàn, đừng sính ngoại.
- Viết caption rõ nghĩa, dễ hiểu, ngắn gọn.
- Thể hiện ý chủ đạo ngay ở câu đầu tiên.
- Luôn phản hồi lại người dùng.
- Nhân xưng: Mình & bạn, admin & các bạn, không dùng cách xưng hô riêng vùng miền với các fanpage tập khách hàng rộng ( vd: Không nên xưng cậu & tớ nếu là fanpage cho người dùng toàn quốc).

4. Lời kết

Mặc dù rất muốn viết sâu hơn về content trên fanpage, nhưng thời gian có hạn nên không viết hết được. Mình hy vọng những điều chia sẻ bên trên sẽ hữu dụng đối với mọi người. Có gì không hiểu mọi người hỏi tại đây hoặc :
Profile: www.facebook.com/lybauvn

Cách phân biệt Customer và Consumer

- 5/7/15
Trước tiên, về ngữ nghĩa  chúng ta thấy như sau:


  • Costomer: Khách hàng (hay người mua ) 
  • Consumer: Người tiêu dùng (hay người tiêu thụ/sử dụng sản phẩm dịch vụ)
Rõ ràng là chúng có điểm chung, song nếu là dân marketing thì chúng ta tư duy chút xíu là thấy điểm khác nhau giữa 2 khái niệm này rồi. Thực tế, ở nhiều tài liệu và cả marketer trong thực tiễn sử dụng 2 khái niệm này tương đương nhau. Tức họ không quá phân biệt rạch ròi mà đôi khi dùng thay thế coi như nghĩa là 1. Mặc nhiên coi khách hàng là người tiêu dùng. (Đơn giản vì có nhiều trường hợp họ là 1) 

Thế nhưng, ở đây chúng ta cần làm rõ 2 thuật ngữ này để phân định rõ ranh giới giữa người mua và người tiêu dùng, đồng thời thấy được sự khác nhau về đặc tính của 2 nhóm này, từ đó tìm ra phương án tiếp cận tối ưu. 
Người không biết có thể đánh đồng, nhưng đã biết thì cần phải rạch ròi, phải không nào!
* CUSTOMER
Đây là khái niệm dùng để chỉ đối tượng mua hàng, hay đối tượng trực tiếp tham gia giao dịch mua bán/trao đổi trên thị trường với chức năng thu mua hàng hóa từ người bán. Customer là một cá nhân, hoặc một nhóm người hoặc một tổ chức.
Chúng ta có các dạng thức mua bán/trao đổi sau:
+ B2B có nghĩa là Business to business - tức giao dịch được thực hiện bởi 2 đối tượng là tổ chức doanh nghiệp này với tổ chức doanh nghiệp kia. Và người mua trong trường này rõ ràng là 1 tổ chức. Ví dụ: Công ty bạn nhập nguyên vật liệu của 1 nhà cung ứng. 

+ B2C có nghĩa là Business to customer - tức giao dịch được thực hiện bởi 2 đối tượng là tổ chức doanh nghiệp và 1 cá nhân. Trong dạng thức này, Customer được mặc định là 1 cá nhân. Ví dụ: Bạn mua một chiếc điện thoại ở Viettel Store chẳng hạn.
+ C2C có nghĩa là Customer to customer - tức giao dịch được thực hiện bởi 2 đối tượng là 2 cá nhân. Customer cũng được mặc định là 1 cá nhân không mang tư cách pháp nhân. Ví dụ: Bạn mua một cây kẹo bông của 1 người bán rong hay mua bán rao vặt trên mạng.
+ C2B có nghĩa là Customer to Business - tức giao dịch được thực hiện bởi 2 đối tượng là cá nhân và tổ chức. Trong trường hợp này người mua lại là Business. Ví dụ: Bạn bán 1 chỉ vàng cho 1 cty vàng bạc đá quý để lấy tiền làm gì đó. 

* Ở đây, rõ ràng khái niệm Customer - Business được hiểu là dạng cá nhân hay tổ chức tham gia vào giao dịch mua bán. Và sẽ có trường hợp Customer đóng vai trò là người bán. oh oh

Tại sao lại có nhiều dạng thức giao dịch đến vậy? đơn giản vì thị trường nó đa dạng thế đấy. Muôn hình vạn trạng. Vậy nên, mỗi ngành nghề khách nhau thì mô hình giao dịch thương mại có sự khác nhau ngay ở đối tượng tham gia rồi.
Khi bạn là người làm chủ giao dịch, bạn p nắm được các đối tượng có khả năng tác động đến thành công của giao dịch là ai? bạn phải ứng xử với họ như thế nào?

Trở lại với 2 thuật ngữ Customer và Consumer - rõ ràng để Customer là Consumer thì người mua phải tham gia vào quá trình sử dụng sp/dv mà mình đã mua. 

Ví dụ: Chiếc kẹo bông kia bạn ko tặng cho cô bé nào đó, mà chính bạn ăn luôn. Nếu galang thì bạn sẽ mua 2 cái, 1 cho bạn gái và 1 cho mình. Còn nếu lãng mạn thì 2 đứa cùng ăn 1 cái. Lúc đó bạn sẽ là Consumer.

Rõ ràng Consumer không nhất thiết p tham gia giao dịch, chỉ cần họ tiêu dùng sản phâm/dv là họ trở thành người tiêu dùng rồi. Ở ví dụ trên, nếu bạn không ăn, thì bạn là customer, còn nếu bạn ăn thì bạn là cả 2. Còn cô gái được ăn kẹo bông người yêu mua cho, chính là consumer nhé. Trường hợp ko được ăn miếng nào, thì chỉ là cô gái thôi.

Từ đây, chúng ta có thể thấy rằng - khi phân biệt rõ Consumer và Customer thì chúng ta sẽ xác định được đâu là đối tượng chúng ta cần kích đẩy, đâu là đối tượng chúng ta cần thỏa hiệp trong giao dịch. Rõ ràng khi 2 đối tượng này ko là một thì họ mang những đặc tính hoàn toàn khác nhau.

- Nếu khách hàng của bạn là Customer (chỉ mua thôi) - Yếu tố nào sẽ được ưu tiên : Giá, chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã, hay 1 giá trị vô hình nào đó? Thường họ sẽ cân nhắc nhiều về giá.
- Nếu khách hàng của bạn chính là Consumer (mua và dùng) - Mức độ ưu tiên với các yếu tố trên có gì thay đổi không? Là người trực tiếp trải nghiệm sản phẩm, họ sẽ quan tâm nhiều đến chất lượng và giá trị của nó.

Vấn đề của Marketer không chỉ là phân định, mà còn phải hành động. Không phải chỉ quan tâm tới đối tượng trực tiếp giao dịch, phải quan tâm tới động lực dẫn đến hành vi mua - cái nằm ở nhu cầu của Consumer. Trên các kệ bán quần áo trẻ con không phải ngẫu nhiên mà những chiếc áo Siêu nhân bao giờ cũng đắt hàng hơn áo hình con ếch đúng ko nhỉ?
Marketer thực sự phải thấu hiểu được Consumer để tác động đến Customer.

Người mua bị chi phối bởi n yếu tố, song có 2 yếu tố quan trọng không thể bỏ qua là:  nhu cầu của người tiêu dùng + khả năng tài chính của mình

Chúng ta có 1 cách phân biệt khá hay, đó là: GIỮA MONG MUỐN VÀ NHU CẦU (WANTS & NEEDS)

Không phải lúc nào chúng ta cũng tìm được tiếng nói chung giữa hai đối tượng này. Nói đúng hơn là mong muốn và nhu cầu trái nhiều khi không tương đồng
Ví dụ cái kẹo bông kia.
Chàng trai (costumer) mong muốn bày tỏ tình cảm với cô gái bằng chiếc kẹo bông, vừa rẻ, vừa đẹp. Trong khi cái cô gái (consumer)  thực sự cần là 1 cốc nước mía mát lạnh, hoặc 1 món quà max tiền hơn...

Rõ ràng, 1 sản phẩm có thể đáp ứng được mong muốn của người mua, nhưng lại ko thõa mãn được nhu cầu của người tiêu dùng. Sự chênh lệch này sẽ là áp lực cho người mua khi tham gia giao dịch - dĩ nhiên nó ko tốt chút nào cả. Bởi vậy, bài toán cho Marketer là phải thực sự thấu hiểu được cả 2 đối tượng mà mình phục vụ, sp/dv của mình hướng tới ...để tạo ra một giải pháp tối ưu.

Nếu bạn là dân marketing... hãy nghĩ đến những phương án an toàn hơn cho các chàng trai. Ví dụ - mua 1 kem bông tặng 1 nước lọc đá... 

Hãy bắt đầu từ việc họ CẦN và MUỐN gì? chúng ta sẽ tìm cách dung hòa nó!