BÀI MỚI

Bài Viết Mới Nhất

Quảng cáo với thương hiệu của đối thủ và bảo vệ

- 27/8/15
Theo một thông tin không chính thức vào cuối năm trước, mỗi tháng có khoảng 1,5 tỉ lượt tìm kiếm bằng Google tại Việt Nam. Một thị trường rộng mở, một kênh hiệu quả như Search dĩ nhiên là được các bạn làm Marketing quan tâm. Không có gì ngạc nhiên khi các công ty hoạt động về Thương Mại Điện Tử đổ nhiều tiền vào kênh này. Một tin đồn không được kiểm chứng: Zalora đã từng chi 10.000 usd/ngày cho Google Adwords.

Gồm 4 bước: Nhận thức -> thích -> xem xét và cuối cùng là mua hàng
Trong marketing, quảng cáo đúng đối tượng mục tiêu là một tiêu chí quan trọng nênUnilever sử dụng Nielsen's Online Campaign Ratings để chắc chắn họ đã tiếp cận đúng người thông qua digital media, cũng như sử dụng Adsafe để chắc chắn các quảng cáo này được nhìn thấy. Tại Việt Nam, thông qua Adwords, marketer có thể nhắm gần như chính xác đối tượng mục tiêu của mình bằng cách .. tiếp cận khách hàng của đối thủ.



1.  Vì sao lại dùng thương hiệu của đối thủ

Cùng xem các giai đoạn của việc bán hàng, giai đoạn khách hàng quan tâm được định nghĩa "khách hàng mục tiêu quan tâm, mong muốn sản phẩm dịch vụ tương tự như sản phẩm của bạn". Khi họ quan tâm dịch vụ của đối thủ, nhiều khả năng họ sẽ tìm kiếm tên dịch vụ, thương hiệu của đối thủ.

Đỗ Xuân Trường, Founder at ChoTrenMay.com chia sẻ :" với khách hàng tìm kiếm thương hiệu của đối thủ, họ đang rất sẵn lòng để mua. Vì thế, khi quảng cáo trên các từ khóa này, khả năng chuyển đổi họ thành khách hàng rất cao."  Adwords giúp ban hiện thức hoá điều này khi cho phép chúng ta mua quảng cáo cho các từ khoá là tên thương hiệu bất kỳ.

Khi tìm "Nhóm Mua" sẽ ra kết quả của nhiều dịch vụ khác. Nhóm Mua không chạy PPC cho từ khóa thương hiệu.

Hotdeal thì ngược lại, bảo vệ thương hiệu của mình bằng việc quảng cáo ngay trên từ khóa thương hiệu
Và không có gì ngạc nhiên nếu bạn tìm iPhone lại thấy quảng cáo Samsung, với adText không có tên thương hiệu đối thủ là iPhone.
Quảng cáo Samsung Galaxy xuất hiện với từ khóa iPhone

2.  Làm thế nào để tránh đối thủ của bạn dùng Trademark của bạn?

Adwords có sẵn các quy định về thương hiệu (AdWords Trademark Policy) để bảo vệ điều này. Một ví dụ là các thương hiệu của Apple đều được bảo hộ và bạn không có cách nào để quảng cáo trên AdText của mình.

Bạn có thể thấy, để quảng cáo sản phẩm này, người dùng Adwords đã cố tình viết sai tên iPhone (2 chữ n)
Tương tự với trường hợp của Adidas, hãy xem cách lách luật của Lazada khi không được phép sử dụng Trademark (trong trường hợp này là Adidas) cho Adtext


Và đây là trường hợp bọn mình đã xin phép sử dụng thương hiệu chính chủ


Trong thực tế, có khá nhiều trường hợp các thương hiệu Việt Nam không được bảo hộ nên việc dùng vẫn diễn ra một cách vô tội vạ.

Để bảo vệ, bạn hãy đăng ký thương quyền (trademark), rồi làm việc với Google, bạn sẽ tránh được các tình huống dở khóc dở cười.

3.  Những lỗi ngớ ngẩn vì dùng trademark của đói thủ
Tính năng DKI keyword insertion) giúp nhà quảng cáo thay đổi mẫu quảng cáo theo từ khóa được tìm kiếm tự động. Phương pháp này có một rủi ro: xuất hiện tên các thương hiệu của đối thủ trên mẫu quảng cáo. 
    Và từ đây, những vấn đề xuất hiện. Đỗ Xuân Trường phát hiện một mẫu quảng cáo không liên quan với từ khóa tìm kiếm như bên dưới: mẫu quảng cáo với nội dung "Dân Trí hay xem sexyclip" lại dẫn đến landing page là "hành trình chinh phục thế giới của điệu nhảy Heineken 140 năm"


    Và trang landing page của mẫu quảng cáo này:



    Lazada cũng gặp tình trạng tương tự: rao bán Đại Học Hoa Sen với giá cực tốt!!! vì dùng tính năng này với các thương hiệu được tìm kiếm nhiều trên internet.


    Adwords là một công cụ rất mạnh và hiệu quả, tuy nhiên chúng ta cần hết sức để ý. Quảng cáo với từ khóa đối thủ không có gì là xấu, vi phạm đạo đức nhưng các mẫu quảng cáo cần thận trọng để tránh hiểu lầm không đáng.

    Làm thế nào để Đối thủ không dùng Trademark của bạn


    Chuyện các công ty ở Việt Nam sử dụng Trademark của đối thủ để quảng cáo Adwords là chuyện thường ngày ở huyện. Search "Nhóm Mua" ra quảng cáo của "Hotdeal" như bài viết này không mới. Làm thế nào để  "Nhóm Mua" tránh được việc đó? Làm thế nào để bảo vệ trademark của bạn?



    Đầu tiên, chúng ta phải làm rõ 2 trường hợp
    1. Đối thủ dùng thương hiệu, nhãn hiệu của bạn cho keywords quảng cáo là hợp pháp. Như ví dụ nêu trên, Hotdeal dùng keyword "Nhóm Mua" là hợp pháp. Điều này bạn không thể ngăn cản.
    2. Đối thủ dùng tên thương hiệu để quảng cáo trong phần nội dung quảng cáo (adcopy), đó mới là vấn đề chúng ta quan tâm trong trường hợp này.
    Google Adwords có quy định rất chi tiết về phần trademark này, mấu chốt nằm ở  “3rd Party Authorization Request form"

    Kristina McLane, Account Manager at Hanapin Marketing đã viết một bài rất chi tiết trên PPCHero để hướng dẫn bạn từng bước rất chi tiết để bạn làm theo.

    Bước 1:  Hãy tự hỏi là bạn đã đăng ký độc quyền về nhãn hiệu  này chưa? Nếu chưa, hãy làm việc này với luật sư của bạn. Sau đó hãy qua tiếp bước 2.

    Bước 2: Điền form này: https://services.google.com/inquiry/aw_tmauth
    Ở bước này bạn hãy cung cấp email để Google liên lạc với bạn mỗi khi có đối tác hoặc agency muốn sử dụng thương hiệu của bạn.

    Thời gian Google xử lý:  từ 3-6 tuần.


    Nhập AdWords Customer ID để các quảng cáo của bạn không bị ảnh hưởng


    Sau khi bạn hoàn tất, mỗi khi đối thủ của bạn muốn dùng thương hiệu đã đăng ký, họ sẽ nhận được thông báo như sau


    Chúc bạn bảo vệ thương hiệu thành công và thôi phàn nàn về chuyện đối thủ cứ lấy tên của bạn để quảng cáo trên Google Adowrds đi nhé!

    Ads hay cho Facebook

    - 26/8/15


    Và nhiều mẫu Ads hay tại https://www.facebook.com/media/set/?set=oa.415560325266412&type=1

    Dùng UTM Codes để đo lường hiệu quả các kênh quảng cáo

    -
    Một chiến dịch quảng cáo thường sẽ được chạy trên nhiều kênh khác nhau (Facebook Ads, Google Ads, News Letter,…), thể hiện qua nhiều form khác nhau (banner, slider của website nội bộ công ty hay của đối tác…) và cả cách khách hàng tương tác với mẩu quảng cáo cũng khác (CPC, CPA, CPM,…).

    Như vậy, vấn đề đặt ra là làm cách nào ta có thể đo lường và đánh giá hiệu quả của một chiến dịch quảng cáo từ các kênh quảng cáo đã sử dụng.
    Note này mình chia sẻ cách mình vẫn hay áp dụng lên các chiến dịch quảng cáo mà bên mình thực hiện cho khách hàng cũng như cho nội bộ Silicon Straits Sài Gòn. Đó là dùng UTM Codes gán lên đoạn URL dùng thực hiện chiến dịch để đo lường hiệu quả các kênh quảng cáo.
    * Lưu ý là ở đây mình đề cập đến chiến dịch quảng cáo có sử dụng Landing Page cụ thể – tức là có link đến website và website đó đã được cài Google Analytics nhé!

    Giới thiệu về UTM Code

    UTM Code (Urchin Tracking Module) là đoạn mã code mang 1 ý nghĩa (value) nhất định như nguồn (source) , công cụ hoặc loại hình sử dụng (medium) , tên chiến dịch (campaign name)…
    Gán những đoạn UTM code mà chúng ta tự đặt tên vào URL (Universal Resource Locator – nói đơn giản là link website mà bạn dùng làm Landing Page thực hiện chiến dịch quảng cáo) thì sau đó dữ liệu về những ý nghĩa (value) trên sẽ được thể hiện hết trong Google Analytics của trang Landing Page đó.
    Để gán UTM codes cho 1 URL nào đó ta sử dụng công cụ URL Builder.

    Cách xây dựng 1 link Landing Page “lí tưởng”

    2. Copy và Paste link Landing Page dùng thực hiện chiến dịch quảng cáo.
    3. Đặt tên phù hợp cho từng UTM Codes ( trong đó 3 UTM Codes có dấu * là quan trọng và bắt buộc)
    • Campaign Source: nguồn thực hiện chiến dịch ví dụ như Facebook Ads, Google Ads, News Letter #1,…
    • Campaign Medium: cách thức/ hình thức tương tác của mẩu quảng cáo ví dụ như đó là mẩu quảng cáo vị trí banner, slider hoặc là CPC, CPM, hay CPA.
    • Campaign Name: tên chiến dịch quảng cáo để phân biệt với các chiến dịch khác (theo kinh nghiệm mình đặt tên kèm theo thời gian chạy quảng cáo luôn vô cùng tiện để theo dõi trong report cũng như khi làm bill thanh toán chi phí với Clients)
    4. Nhấn Submit và bạn sẽ được 1 cái link dài thòng như dưới đây
    http://blog.siliconstraits.vn/dung-utm-codes-de-do-luong-hieu-qua-cac-kenh-quang-cao/?utm_source=Blog%20SSS&utm_medium=Direct%20click%20on%20post&utm_campaign=V%C3%AD%20d%E1%BB%A5%20
    * Cái link này là link bài viết bạn đang đọc đó, click vô đi cho tui biết là bạn đọc bài viết có TÂM :P
    Mục 4.bổ sung: ngoài ra bạn còn có thể xem cách sử dụng đoạn UTM codes này cho quảng cáo trên Facebook ở đây
    5. Ở đây để cho pro tí xíu, bạn copy link đó vào https://bit.ly hay các tool tương tự để rút ngắn link lại là có thể sử dụng cho các kênh tương ứng.

    Xem dữ liệu thông qua Google Analytics

    Sau khi set up, ít nhất vài giờ hoặc 1 ngày để dữ liệu có thể được cập nhật trên Google Analytics.
    Có nhiều cách để xem dữ liệu trong Google Analytics, mình xem theo flow sau:
    1. Behavior  >> Site content  >> All Pages (sẽ hiện ra 1 list các URL được sắp xếp theo số lượt truy cập.)
    2. Click chọn link Landing Page chiến dịch quảng cáo đã chạy.
    3. Trong tab Secondary Dimension
    • Chọn Acquisition để xem dữ liệu của Source/ Medium
    data_source
    • Chọn Advertising và Ad Content để xem dữ liệu của tất cả Adword Ads và utm_content tags
    data-content
    • Chọn Advertising và Campaign để xem tên các chiến dịch
    data_campaign-name
    Hết rồi! Mọi người có ai tracking theo kiểu nào hay ho nữa thì chia sẻ ở đây chúng ta cùng học hỏi lẫn nhau lun nha!

    Sử dụng Bitly.com – Cứu tinh cho những link dài

    -
    Chắc hẳn bạn có những link cực dài, muốn rút ngắn và chia sẻ với mục đích marketing? Những link này sẽ được cho vào các poster, banner hoặc video. Bitly.com chính là vị cứu tinh vô cùng hữu ích!


    Vậy tại sao nên chọn Bitly?

    Nhanh, gọn, lẹ


    Và thực sự như vậy! Ngay ở trang chủ, dù chưa đăng ký tài khoản, bạn cũng có thể rút ngắn link dài.

    Bạn chỉ cần nhập link cần rút ngắn vào ô được khoanh đỏ, sau đó click SHORTEN là có ngay một đường link ngắn để sử dụng


    Tăng tính chuyên nghiệp với đường link thể hiện nội dung của bạn


    Với mục đích Marketing, các link bạn muốn share cho khách hàng phải thật chuyên nghiệp.

    Như đã nói ở phần trên, dù chưa đăng kí tài khoản, bạn vẫn rút ngắn được link dài. Tuy nhiên, bitly sẽ không hỗ trợ thay đổi tên link như mong muốn. Để có chức năng này, bạn hãy tạo tài khoản bitly.

    Bitly hỗ trợ bạn sign up/sign in bằng email, Facebook, Twitter rất nhanh chóng tiện lợi.

    Sau khi bạn có tài khoản bitly.

    Bạn nhập link cần rút ngắn trong phần 1, ô trắng bên phải sẽ hiện ra. Như có thể thấy, bitly có đuôi là 1 mã bất kì như phần 2. Tuy nhiên, bạn có thể customize đuôi link cho chuyên nghiệp hơn như phần 3.

    Sau đó nhấn Save để lưu lại.


    Hỗ trợ đo lường và phân tích trong marketing


    Bạn có tò mò bao nhiêu người đã click vào link của bạn? Đối với các marketer thực thụ, việc biết được chính xác con số này rất quan trọng trong định hướng chiến lược tương lai và đưa ra các quyết định cần thiết.

    Bitly giúp bạn lưu lại con số này theo thời gian cũng như những nguồn đã được share và click vào link. Rất tiện lợi phải không?

    Nhanh, gọn, lẹ, chuyên nghiệp và đáng tin cậy – đó là những gì tôi có thể nói về Bitly.com. Chúc bạn marketing thành công thông qua các đường link với sự hỗ trợ tuyệt vời này!

    Plugin Knoll Light Factory 3.1 full crack

    - 25/8/15


    - Nó được xem là một trong những plug-in phổ biến nhất cho Adobe Photoshop. Knoll Light Factory vượt xa phát sáng ống kính điển hình được tìm thấy trong Photoshop, với hơn 100 Preset có sẵn, chế độ Preview trực quan, và 19 công cụ phát sáng mạnh mẽ cho việc tạo ra các hiệu ứng riêng của bạn.
    Đẹp mắt, đem đến các hiệu ứng chuyên nghiệp thông qua hơn 100 presets ánh sáng​

    - Ánh sáng trong Knoll Light Factory là sự kết hợp của ánh sáng thực đa yếu tố. Chọn từ photon Tia sét, laser màu đỏ, pháo sáng vầng nắng ấm Spikeballs ...vv



    Để cài đặt dễ dàng với PTS CS 4 - CS CC 2015. Mình chỉ share bản 3.1 

    Các bạn có thể tìm thêm bản 3.2 mới nhất để cài


    Hướng dẫn cài đặt và crack:
    - Bước 1: Tải về và giải nén
    - Bước 2: Lựa chọn bản 32bit hoặc 64bit để cài
      Trong quá trình cài, các bạn cứ chọn demo (Dùng thử) và cài bình thường.
      Nếu phần mềm không tự động chọn tới thư mục \Plugins trong photoshop. Các bạn chọn Add thêm bằng thủ công.
    - Bước 3: Copy file crack phù hợp với phiên bản 32bit hoặc 64 bit (Dán đi dán lại vài lần) sau đó tắt pts đi và bật lại.

    Sự khác nhau giữa Audience Pixel và Conversion Pixel

    -
    Facebook có hai pixel quảng cáo - pixel Đối tượng tùy chỉnh (Audience Pixel) và pixel theo dõi chuyển đổi (Conversion Pixel). Mặc dù các mã này trông giống nhau nhưng lại phục vụ hai mục đích khác nhau và cần được thiết lập khác nhau.
    Audience PixelConversion Pixel
    Mục đíchDùng để xây dựng Đối tượng tùy chỉnh dựa trên những người truy cập trang web của bạn để bạn có thể nhắm mục tiêu quảng cáo trên Facebook tới họDùng để theo dõi hành động bạn quan tâm trên trang web (ví dụ: thêm vào giỏ hàng, mua hàng) và giúp bạn đánh giá hiệu quả quảng cáo. Bạn cũng có thể sử dụng pixel này để tối ưu hóa quảng cáo nhằm nhận được nhiều hành động này hơn.
    Vị trí quảng cáoKhuyên bạn nên đặt toàn bộ mã giữa các thẻ <head> trên mọi trang của trang webKhuyến nghị đặt toàn bộ mã giữa các thẻ <head> trên những trang của trang web mà bạn muốn theo dõi chuyển đổi
    TạoĐược tạo trong tab Đối tượng của Trình quản lý quảng cáo và Power EditorĐược tạo trong tab Theo dõi chuyển đổi của Trình quản lý quảng cáo và Power Editor
    Sử dụng với quảng cáoChọn Đối tượng tùy chỉnh từ trang web của bạn trong phần đối tượng/nhắm mục tiêu khi tạo quảng cáo của bạnĐính kèm pixel theo dõi chuyển đổi khi tạo quảng cáo của bạn để pixel này sẽ chỉ định các hoạt động chuyển đổi cho quảng cáo cụ thể đó

    9 Việc giúp quảng cáo Facebook dễ bán hàng hơn

    - 24/8/15

    1. Quảng cáo Album.
    Giới thiệu thật hay trong album, ảnh thật đẹp, tầm 5 tới 10 ảnh là ok.
    2. Quảng cáo Video.
    Video dài tầm 2 phút là okie. Chém mạnh, review mạnh vào nhé!
    3. Quảng cáo Ghi chú.
    Ghi chú hiện nay có thể trình bày cho ảnh Banner trên cùng, chèn được ảnh ọt vào trong, chữ đậm nhạt đủ cả.
    Coi nó như 1 đường link và quảng cáo như quảng cáo link cực kỳ hiệu quả.
    4. Quảng cáo Link.
    Nhớ Link nên là Landing page, cũng chém mạnh, đủ tiêu chuẩn của 1 Landing Page.
    Và nhớ Remarketing mạnh mẽ.
    5. Quảng cáo Multi Link vẫn được coi là hot và nhiều ý tưởng kèm hiệu quả nhất nhì hiện nay.
    6. Quảng cáo ảnh động vẫn đang là bí mật tạo nên sóng gió trong làng quảng cáo.
    7. Sản phẩm, dịch vụ khó bán chơi cả 3 sẽ dễ bán hơn.
    8. Sản phẩm phổ thông dễ bán thì cứ 1 và 2 mà chiến.
    9. Ai không có website cũng cứ 1, 2, 3 mà chiến.
    Chỉ cần Content chất, Target chuẩn, Viral tốt, Ý tưởng hay, Giá trị cốt lõi + khác biệt, Emotional thì không cần quảng cáo cũng vẫn ra đơn hàng nhé các ché!
    Chúc anh em thành công nhé!

    Làm thế nào để tối ưu chi phí quảng cáo Facebook ?

    -
    Các bạn đều đã biết vấn nạn chạy Coupon và bùng khiến cho giá Ads tăng vì Facebook là 1 sàn đấu giá. Họ chạy Ads bừa phứa không tối ưu rất ảnh hưởng tới Cộng đồng. Với những Marketer chân chính, mình nghĩ tối ưu chi phí quảng cáo facebook là việc cần thiết để Marketer sống chung với lũ. Để tối ưu chi phí Ads chúng ta cần tối ưu 3 thứ:

    – Content tốt.
    – Target chuẩn.
    – Thời điểm Ads Reach đúng.
    1, Tối ưu Content.
    Trên Google có rất nhiều bài viết dạng ” X tuyệt chiêu để có Content bán hàng hay” – “Y yếu tố giúp Content bán hàng đi vào tâm can khách hàng” , … Mình nghĩ trước khi làm Ads Facebook các bạn đã đọc rất nhiều bài viết dạng này rồi nên mình không đề cập thêm về nó nữa.
    Ở phần này, mình sẽ hướng dẫn các bạn cách Test xem Content nào hiệu quả. Ví dụ: Bạn có 2 mẫu Content bán hàng. Bạn muốn biết Content nào hiệu quả hơn thì bạn có thể Set 1 Campaign như hình bên dưới để Test.
    P/s: Nếu bạn cần test nhiều Content hơn thì bạn tạo nhiều Ads trong Ad Set nhé.
    1111

    Mình khuyên các bạn nên chuẩn bị thật nhiều Content trước khi chạy Ads cho 1 sản phẩm. Càng nhiều Content thì cơ hội thành công của chiến dịch càng cao. Ngoài ra, việc nghĩ ra nhiều Content nó còn giúp kích thích não sáng tạo, tăng IQ.

    Khi bạn tạo 1 Campaign như hình trên. Sau khi Reach 1 lượng nhất định Facebook sẽ chọn ra mẫu Ads nào có Content tốt nhất để dồn ngân sách vào Ads đó.
    Ads có Content tốt nhất là Ads tiêu nhiều tiền nhất trong Ad Set
    Sau khi biết mẫu Content tốt nhất rồi thì bạn tắt Campaign Test đi và tạo Campaign mới với mẫu Content đó.
    2, Tối ưu Target
    abc
    Để tối ưu Interest và Behavior thì các bạn cũng dùng phương pháp Test A/B tương tự như cách Test Content.
    Ví dụ: Mình bán giày cho doanh nhân và mình không biết Target vào người thích giày hay thích vest hiệu quả hơn. Mình sẽ tạo 1 Camp như hình bên dưới để test. 11112

    Lưu ý: Nếu các bạn cần test 2 Target, các bạn nên làm 2 bài Post Content giống hệt nhau và mỗi Ad Set chúng ta quảng cáo cho 1 Post để dễ dàng đánh giá xem Ad Set nào hiệu quả hơn. Mang về nhiều đơn hàng hơn.

    Ngoài ra, để tối ưu chi phí Ads. Các bạn có thể dùng Reports của Facebook để tối ưu chi phí quảng cáo. Nếu bạn chưa biết dùng Reports của Facebook, bạn có thể tham khảo bài viết này của mình –>Hướng dẫn sử dụng Reports Facebook. 
    Ví dụ về độ tuổi:Capture
    Khi xem báo cáo của Facebook, mình thấy Ads này của mình ở độ tuổi từ 35 trở lên không ai Comment đặt hàng cả. Ngoài ra, mình cũng xác thực với phòng kinh doanh xem có khách hàng độ tuổi từ 35+ gọi điện đặt hàng không. Nếu không có khách từ độ tuổi 35+ đặt hàng, lần sau mình sẽ không Set Ads tới độ tuổi này nữa.
    Lưu ý: Nếu bạn thấy Ads của bạn giá của 1 Comment ở trong 1 độ tuổi A rất rẻ và bạn sửa độ tuổi của Ads đó chỉ còn độ tuổi A thì chưa chắc giá Comment sẽ giảm mà đôi khi, làm như thế sẽ làm tăng giá của 1 Comment lên. Thay vì sửa Ads, bạn nên tạo 1 Ads mới nhắm vào độ tuổi A, khả năng rất cao là giá của 1 Comment sẽ giảm.
    Ví dụ về thiết bị:
    Capture
    Khi xem báo cáo của Facebook, mình thấy chỉ có điện thoại thông minh chạy Android mang lại Comment cho mình. Mục đích chiến dịch của mình là Comment SDT nên với những Campaign tiếp theo, mình sẽ chỉ target vào điện thoại thông minh chạy Android.
    Lưu ý: Giống như ví dụ về độ tuổi, các bạn không nên sửa Ads mà hãy tạo 1 Camp mới.
    Để target tới các thiết bị tùy ý, các bạn dùng Behavior như ví dụ hình bên dưới nha.
    Capture

    Ngoài ra, mình cũng có thể xem được tỉnh nào mang lại cho mình nhiều đơn hàng nhất (hình bên dưới)
    abccVà khi tạo các Ads tiếp theo, mình có thể tăng thêm ngân sách quảng cáo cho riêng các tỉnh đó.
    Mình vẫn giữ quan điểm cũ với việc tối ưu chi phí theo Tỉnh, không sửa Ads mà chỉ tạo thêm Ads mới cho các tỉnh có nhu cầu mua sản phẩm cao để tối ưu chi phí và số lượng đơn hàng.


    Để xem được cái này. Mình xem Thêm thông tin chi tiết (Theo phân phối) ở chế độ Vùng như hình bên dưới:
    Capture
    3, Tối ưu thời điểm Ads Reach.
    Thường thì sản phẩm gì? phân khúc gì? thì cũng có thời gian cao điểm khách mua hàng nhiều. Khi bạn chạy Ads cho 1 sản phẩm đủ lâu thì bạn sẽ nhận ra thời điểm đó và với những Campaign tiếp theo, các bạn nên Set Ads Reach chỉ trong thời điểm đó để tối ưu chi phí / 1 đơn hàng.
    Ví dụ mình bán hàng cho chị em công sở, giờ cao điểm chị em đặt hàng nhiều là từ 6h – 9h và từ 11h – 14h. Và sau khi rút ra được điều này, mình chỉ Set Ads chạy trong thời điểm này để tối ưu chi phí / 1 đơn hàng.
    Capture
    Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết của mình. Rất hi vọng nhận được những góp ý của các bạn để mình có thể hoàn thiện hơn. Chúc các bạn giàu và khỏe


    Tỷ lệ chuyển đổi là gì? Nó quan trọng như thế nào?

    -
    Bài viết này sẽ cho bạn biết một cách chi tiết về tỷ lệ chuyển đổi là gì và tại sao nó lại quan trọng với các hoạt động marketing online.

    Để đi vào khái niệm tỷ lệ chuyển đổi (CR), chúng ta cùng tìm hiểu trước về một khái niệm quan trọng trong kinh tế học ROI (Return on Investment) – Tỷ lệ lợi nhuận ròng so với chi phí. Trong marketing online tỷ lệ ROI được đo lường thông qua đo lường CR. Phương pháp chính xác mà bạn sử dụng để tính ROI tùy thuộc vào các mục tiêu của bạn.
    Một cách để xác định ROI là (Doanh thu – Giá vốn hàng bán) / Giá vốn hàng bán.
    ROI là mục tiêu của bạn, có thể là doanh thu bán hàng, số lần xem trang, khách hàng tiềm năng … Vậy để tăng ROI bạn cần tăng CR trên một mức ngân sách dành cho Marketing online không đổi.

    Vậy Tỷ lệ chuyển đổi CR là gì?

    CHUYỂN ĐỔI LÀ GÌ?

    Chuyển đổi là cái mà bạn quy định. “Chuyển đổi có thể là mua hàng, nhưng chuyển đổi cũng có thể là cuộc gọi từ điện thoại di động, khách truy cập gửi thông tin liên hệ của mình để có bảng báo giá bảo hiểm hoặc người mua tiềm năng tải xuống báo cáo trắng về khả năng phần mềm của công ty bạn. Hoặc có thể là yêu cầu để biết thêm thông tin hoặc xem trang mô tả nổi bật sản phẩm mới của bạn. Điều đó tùy thuộc vào bạn!” – Trích Google Support.

    TỶ LỆ CHUYỂN ĐỔI LÀ GÌ?

    Tỷ lệ chuyển đổi (CR) được hiểu là tỷ lệ giữa tổng số người dùng vào website trên một mục tiêu cụ thể (Có thể là số người đặt hàng, thanh toán, hay đăng ký thành viên…). Tùy dạng website khác nhau mà chúng ta có thể đặt ra những mục tiêu khác nhau. Công thức được tính như sau
    Conversion Rate (CR) = Tổng số mục tiêu đạt được / Tổng số người dùng vào website
    (Chú ý: Mục tiêu và traffic phải được đo lường trên cùng một đơn vị thời gian)

    Tại sao tỷ lệ chuyển đổi (CR) lại quan trọng như vậy với Marketing Online

    Trên công thức tính tỷ lệ chuyển đổi ở trên rõ ràng bạn thấy rằng để tối ưu hiệu quả của marketing online là tăng CR, và đồng nghĩa với việc tăng ROI.

    Để hiểu rõ tầm quan trọng của CR, chúng ta cùng xem một ví dụ dưới đây:

    Một website A, có lượng truy cập là 10.000 người/tháng.
    – Chi phí để thu hút 1 người vào website A là: 1000đ (gọi là c)
    – Tỷ lệ chuyển đổi (CR) giả định là CR = 2%. Giả sử tỷ lệ chuyển đổi này là đo lường khách mua hàng
    – Giá trị một đơn hàng bán ra cho khách hàng mua hàng là 500.000đ (gọi là t)
    Vậy chúng ta sẽ có:
    – Chi phí Marketing để đưa được 10.000 người vào website / tháng là: 10.000 x 1.000 = 10.000.000đ
    – Với tỷ lệ chuyển đổi 2%, Vậy với 10.000 người vào website sẽ có 200 người mua hàng.
    – Giá trị mỗi đơn hàng là 1.000.000đ à Doanh thu là = 200 x 500.000 = 100.000.000đ
    – Giả sử chi phí cho sản xuất, bán hàng, kế toán… là 70% của doanh thu. Tức doanh thu thuần = 100.000.000đ x 30% = 30.000.000đ
    – Vậy lãi gộp sẽ là: 30.000.000đ – 10.000.000đ = 20.000.000đ / tháng
    Bạn đang phụ trách phòng marketing, một hôm sếp ra chỉ thị cho bạn tăng doanh số bán hàng tháng tới lên gấp đôi. Vậy giải pháp của bạn là gì? Bạn sẽ dễ dàng nghĩ ra một cách vô cùng đơn giản, tăng lượt truy cập website lên gấp đôi. Và đây là lựa chọn dễ dãi nhất của các bạn marketer lười biếng nhất và nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất. Vì sao?
    Nếu làm theo cách đó chúng ta sẽ phải nâng chi phí lên gấp đôi với tỷ lệ chuyển đổi giữ nguyên.
    Ok!!! Chúng ta đã hoàn thành mục tiêu sếp đề ra.
    Nghe có vẻ hợp lý, sếp muốn tăng lợi nhuận gấp đôi thì cho em kinh phí để để làm marketing gấp đôi. Và bạn hào hứng trình bày cho sếp vì sao bạn cần kinh phí gấp đôi với những công thức trên. Nhưng cẩn thận, những điều nghe chừng có vẻ rất hợp lý đó có thể khiến chúng ta nhận được quyết định… cho thôi việc
    Ở đây sếp sẽ lôi ra một tờ giấy và viết cho chúng ta thêm một chỉ số nữa, đó là chỉ số ROI, sếp gọi chỉ số này là R, sếp gọi tiếp R1 là chỉ số hiệu quả trước khi tăng kinh phí marketing, và sếp có:
    R1 = Lợi nhuận / Tổng chi phí Marketing = 20.000.000đ / 10.000.000đ = 200%
    Sếp viết tiếp dòng thứ 2, R2 là tỉ lệ hiệu quả sau khi tăng kinh phí marketing lên gấp đôi, sếp có:
    R2 = Lợi nhuận / Tổng chi phí Marketing = 20.000.000đ / 10.000.000đ = 200% à Vẫn vậy
    Thế hiệu quả trước và hiệu quả sau không khác gì nhau, thế mày ở đây làm gì? Tao chỉ cần thuê 1 thằng khác giỏi cộng trừ nhân chia một chút và lương thấp hơn mày nhiều cũng có thể nghĩ ra.
    Chúng ta đã thấy, với cách đó thì ai cũng có thể dễ dàng thay thế chúng ta. Thế làm sao để chúng ta không bị đuổi, được sếp coi là một thành viên không thể thay thế trong công ty? Đó là làm sao mà với chi phí thấp nhất chúng ta vẫn đạt được vượt mục tiêu sếp đề ra. Ở đây mấu chốt chính là tỉ lệ nằm rất khiêm nhường nhưng vô cùng quan trọng, tỷ lệ chuyển đổi.
    Ta giữ nguyên mọi con số, chi phí cho marketing online vẫn là 10.000.000đ, lượt truy cập có được từ chi phí này là 10.000. Nhưng ta tập trung tiền vào các hoạt động tối ưu nhằm tăng tỉ lệ CR, giả sử ta tăng được tỉ lệ CR lên 3%.
    Hiệu quả sẽ như sau:
    Khách hàng mua hàng sẽ là 300. à Doanh thu là: 300 x 500.000đ = 150.000.000đ
    –>  Doanh thu thuần: 150.000.000 x 30% = 45.000.000đ
    Với chi phí marketing không đổi, lợi nhuận là: 45.000.000 – 10.000.000 = 35.000.000đ
    –>  ROI = 35.000.000/10.000.000 = 350%
    Tất nhiên những con số trên chỉ là tính trong điều kiện lý tưởng, khi triển khai chúng ta phải trừ ra nhiều tỉ lệ rủi ro khác và ở đây chúng ta vẫn chưa tính chi phí dành cho việc đầu tư tăng tỉ lệ CR. Nhưng dù sao, với cách làm này – tập trung vô hiệu quả của conversion rate – thì ít nhất trên giấy tờ chúng ta đã nâng lợi nhuận lên với chi phí marketing y nguyên, trừ đi những tỉ lệ rủi ro khác thì việc nâng lợi nhuận lên gấp 2 như mục tiêu sếp đề ra là khả thi.