BÀI MỚI

Bài Viết Mới Nhất
Browsing Category "phan-tich-doi-thu"

Công cụ phân tích đối thủ cạnh tranh trong Digital Marketing

- 19/6/18

Để hoạt động kinh doanh được hiểu quả hơn, ngoài việc phát triển và cải tiến chính sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp mình thì chúng ta cũng cần quan sát và tìm hiểu cách thức đối thủ vận hành, phân tích chiến lược marketing và các kênh truyền thông của họ.

Nếu chúng ta có thể phân tích đối thủ thành công, chính xác thì cơ hội để chiếm ưu thế so với họ hoàn toàn không còn là bài toán quá khó.


Chia sẻ với các bạn 3 loại công cụ tốt nhất để phân tích đối thủ cạnh tranh trong Digital Marketing một cách dễ dàng, hiệu quả mà vẫn tiết kiệm chi phí:


+ Công cụ phân tích và đánh giá website của đối thủ: Similar Web/ Google Analytics


+ Công cụ phân tích mạng xã hội: Social Mention/ Imonitor


+ Công cụ tracking: Google Alert/ KW Finder


1. Similar Web - Công cụ phân tích đánh giá website:


Link công cụ: https://www.similarweb.com/




Similar Web là một công cụ cho phép bạn phân tích toàn diện về website đối thủ của mình. Đây là 1 công cụ vô cùng hữu ích với các thông tin được bố trí hợp lý, đơn giản và các số liệu được cung cấp khá chi tiết.

Ưu điểm hàng đầu của công cụ này là nó cung cấp cho người dùng những thông tin khá sâu về website họ cần phân tích và có thể so sánh các website với nhau. Với công cụ này, bạn sẽ nhận được rất nhiều thông tin như:


– Tổng quan về website
– Khu vực địa lý của người truy cập website
– Nguồn liên kết tới site
– Nguồn truy cập từ tìm kiếm
– Nguồn truy cập từ mạng xã hội
– Nguồn truy cập từ nguồn quảng cáo hiển thị.
– Thông tin về người truy cập

Ngoài ra, công cụ này cũng có thể xếp hạng website của bạn không chỉ trong giới hạn Việt Nam mà cả toàn thế giới.


Tuy nhiên nhược điểm của nó là các dữ liệu phân tích chủ yếu là các dữ liệu về traffic, thứ hạng, từ khóa… chứ không có dữ liệu liên quan trực tiếp đến nội dung của trang website.

2. Google Analytics - Công cụ phân tích đánh giá website:


Link công cụ: https://analytics.google.com/analytics/web/



Google Analytics là một công cụ cho phép tạo ra các bảng thống kê chi tiết về khách đã viếng thăm một trang web bất kì. Nó là sản phẩm hữu hiệu giúp các nhà Marketing phân tích được website của đối thủ hay nhìn nhận lại chính website của mình.

Ưu điểm của công cụ này đầu tiên là tiết kiệm chi phí vì nó miễn phí. Tiếp theo, Google Analytics có thể xác định được việc website có đang làm việc hiệu quả hay không bằng các kỹ thuật như hình dung kênh, cung cấp thông tin nơi khách truy cập (mạng xã hội, website, quảng cáo), họ ở lại website bao lâu,... Nó cũng cung cấp nhiều tính năng nâng cao bao gồm phân khúc khách truy cập tùy chỉnh. Hơn hết, công cụ này có thể liên kết được với các công cụ khác như Google Analytics Report hay Google Analytics E-commerce giúp bạn có thể phân tích kĩ càng hơn được bất cứ website nào.

Ví dụ, Google Analytics e-commerce có thể theo dõi được số lượng đơn hàng ở trên web, các giao dịch, doanh thu của trang web và nhiều chỉ số thương mại khác.

Nhưng công cụ này cũng có kha khá nhược điểm bởi đơn giản vì nó free nên chúng ta cũng không thể đòi hỏi quá nhiều. Thứ nhất, tính năng real-time của Google Analytics thường bị trễ từ vài giờ đồng hồ đến 1 ngày lận và đương nhiên như vậy thì giá trị của “real time” không còn nữa. Thứ hai, Google Analytics chỉ có thể phân tích phần trăm ghé thăm, số lượt view mà không thể biết chính xác người dùng làm những gì trên web như họ click vào liên kết nào, họ thăm website trong bao lâu,...

Cuối cùng, công cụ này không thể phân tích từng dữ liệu trên web được mà nó chỉ có thể phân tích các data được thu thập mẫu qua phép toán Sampling. Vì vậy nếu dùng công cụ này, kết quả bạn nhận được có thể không chính xác cho là lắm so với hiện thực.

3. Social Mention - Công cụ phân tích và đánh giá mạng xã hội:


Link công cụ: http://socialmention.com/


Social Mention là một công cụ rất phổ biến trong giới Marketing, có khả năng giúp theo dõi và phân tích mạng xã hội của đối thủ. Nó được coi thể là một trong những công cụ đo đếm chuyên sâu nhất về độ gắn kết và lan tỏa của truyền thông trên mạng xã hội.

Ưu điểm của công cụ này là thao tác vô cùng đơn giản. Ngoài ra, nó có khả năng thu thập thông tin và phân tích mạng xã hội qua 4 chỉ số sau: độ mạnh thương hiệu, tỉ lệ cảm xúc của người dùng vs thương hiệu, top keyword được nhắc đến xung quanh từ khóa, top người dùng đang hoạt động tích cực vs từ khóa và nguồn của từ khóa.

Tuy nhiên nhược điểm của nó là không hỗ trợ tiếng Việt nên chỉ có ai có khả năng đọc hiểu tiếng anh mới có thể sử dụng thành thạo. Giao diện hiển thị của công cùng này cũng hơi khô khan, nhiều biểu đồ, số liệu khá là khó nhìn và theo dõi.

4. Imonitor - Công cụ phân tích và đánh giá mạng xã hội:


Link công cụ: https://imonitor.com.vn/




Imonitor là công cụ phân tích mạng xã hội của Việt Nam. Người dùng công cụ này chỉ việc cung cấp từ khóa về chủ để quan tâm trên mạng xã hội, kết quả theo dõi, thống kê sẽ tự động được hệ thống gửi về email hàng ngày, vô cùng tiện lợi cho người muốn theo dõi mạng xã hội của đối thủ mà không muốn mất quá nhiều thời gian.

Ưu điểm của công cụ này là thu thập được khá nhiều thông tin và phân tích gồm: biến động lượt đề cập theo ngày đối với từng từ khóa, chủ đề, top nguồn - bài viết có chứa từ khóa được nhiều người tương tác, đi kèm là file excell thống kê lại toàn bộ nội dung bài viết và thảo luận. Ngoài ra do là sản phẩm Việt nên nó vô cùng dễ sử dụng cho người Việt với giao diện hoàn toàn bằng tiếng Việt.

Tuy nhiên, nó cũng có một nhược điểm là chưa hỗ trợ được tính năng đánh giá cảm xúc thông qua nội dung thảo luận, điều mà Social Mention có thể làm được.

5. Google Alerts - Công cụ Tracking:


Link công cụ: https://www.google.com.vn/alerts



Google Alerts là một công cụ của google cho phép bạn cập nhập kết quả tìm kiếm liên quan đến một từ khóa nhất định qua Email. Với công cụ này bạn sẽ theo dõi được đối thủ cạnh tranh và bạn sẽ biết được họ đang có chiến lược SEO như thế nào để có được biện pháp cần thiết cho bộ từ khóa của mình.

Ưu điểm của công cụ này khá là nhiều. Nó có khả năng theo dõi một nội dung đặc biệt một cách nhanh và an toàn nhất. Nó cũng giúp người dùng theo dõi các xu hướng khách hàng hay thông tin cá nhân nhạy cảm trên internet một cách hiệu quả. Ngoài ra, nó cũng có thể tìm kiếm các thông tin đặc biệt mỗi ngày (mã giảm giá, vé máy bay giá rẻ, máy tính đời mới,..) và phát hiện spam trên website rất hiệu quả.

Nhược điểm của công cụ này là chất lượng thông tin không được quá chuẩn xác và không tức thì vì sẽ mất một thời gian để Google Alerts đưa ra được kết quả phân tích. Cùng đó là Google Alerts sẽ không phân tích được những từ khoá phức tạp ví dụ như từ khoá tìm kiếm nâng cao của Google.


6. KWFinder - Công cụ Tracking:


Link công cụ: https://kwfinder.com/




KWFinder là một công cụ cho phép bạn làm một nghiên cứu từ khóa của đối thủ hoàn chỉnh trong một vài phút. Nó cung cấp thông tin cụ thể như khối lượng chính xác của các tìm kiếm cũng như mức độ cạnh tranh và độ khó của mỗi từ khóa.

          >> Chơi thử game bắn cá online tại https://bancagiaitri.com/


Ưu điểm của công cụ này là nó đưa ra được các thông số vô cùng chi tiết như:


- Trend – xu hướng tìm kiếm trong 12 tháng qua
- Search – lượng tìm kiếm trung bình hàng tháng trong 12 tháng qua
- CPC – chi phí trung bình cho mỗi nhấp chuột của từ khóa
- PPC – mức độ cạnh tranh trong quảng cáo(min = 0; max = 100)
- Seo Difficulty - Độ khó của từ khóa. Để xác định giá trị này, KWFinder sẽ đưa vào nhiều yếu tố như số lượng của các liên kết, CTR và tên miền của các đối thủ của bạn.
- Google SERP - Xếp hạng đối thủ cạnh tranh trên top Google.

Ngoài ra, kết quả phân tích của công cụ này khá chính xác, nó sở hữu nhiều bộ lọc chi tiết và có bản sử dụng miễn phí cho những người không cần các thông tin phân tích quá sâu.

Điểm yếu của nó là nếu bạn muốn dùng trọn vẹn chức năng của công cụ này thì bạn phải trả một cái giá khá cao và tuỳ từng gía bạn trả thì nó sẽ có giới hạn phân tích khách nhau.

Chiêu thức bán hàng của người Mỹ

- 18/10/16
- Vào 7 Elevent mua block 12 lon Budweiser, ra quầy tính tiền, giá $17. Chú bán hàng dịu dàng dắt lại mình ra kệ để bia lấy ra block 18 lon Budweiser và nói "$1 different" (Nghĩa là chỉ cần thêm $1 để thêm 6 lon bia nữa). Mình gật đầu mua block 18 lon. 

Doanh số bán hàng của họ bỗng dưng tăng gấp rưỡi chỉ vì chính sách đặt giá.
Rõ ràng $17 cho 12 lon bia là cực đắt nhưng $18 cho 18 lon là hợp lý và ai cũng mua 18 lon thay vì 12 lon.
- iPhone cũng vậy, họ chỉ bán bản 16GB, 64GB, 128GB. Với máy ảnh chụp ảnh và quay phim 4K, bộ nhớ 16GB là quá nhỏ, bản 32GB sẽ hợp lý hơn nhưng... không có. Hầu hết mọi người lại "cố gắng" lên đời bản 64GB đắt hơn hẳn $100, vậy là Apple tăng doanh số 1 cách rất tự nhiên.
- Ở KFC, khi bạn mua gà rán, nhân viên sẽ "upsell" thêm Pepsi, ly nhỏ xíu giá 15K. Nhưng bao giờ cũng vậy, họ sẽ hỏi "Anh (chị) có muốn thêm 3K để lấy ly lớn hơn không?" (Ly lớn là lớn gấp 2 luôn) vậy là mình gật đầu cho ly lớn. KFC tăng số lượng hàng bán gấp đôi chỉ với chính sách giá... củ chuối.

Phân tích đối thủ trong Facebook và Marketing Online

- 6/8/16
[LÀM GÌ VỚI SẢN PHẨM MỚI - THỊ TRƯỜNG MỚI]
Kinh nghiệm 1: Nằm vùng và phân tích đối thủ
1. Xác định chiến dịch của đối thủ:
1.1. Theo dõi qua google
1.2. Dùng Social monitoring tools
1.3. Like fanpae của đối thủ ---> Chọn xem trước để khi họ có bài đăng mới luôn hiện lên newfeed của mình
- Phân tích 20-30 cmt quan tâm đến sản phẩm của họ (Không phải cmt seeding nhé  )
===> Sở thích của họ là gì
===> Họ hay đi những sự kiện gì?
===> Group họ tham gia là gì?
===> Nơi họ hay checkin ---> hành vi của họ
===> Chương trình họ hay đi
===> Họ hay đánh giá trang nào
===> Theo dõi và like những fanpage nào >100.000 like
2. Mô tả chi tiết nghiên cứu:
Vẽ ra bảng như sau: Tuổi, khu vực, chức vụ, học vấn, giới tính, sở thích, fanpage >100000 like
3. Tạo tệp đối tượng
Tệp đối tượng tốt khoảng: 50k - 200k
4. Chạy test
Kinh nghiệm 2: Tự phân tích đối tượng mục tiêu bằng tool
2.1. Mọi người có thể sử dụng công cụ: Audience Insight của Facebook để phân tích hành vi đối tượng mục tiêu về sản phẩm của bạn là gì: nhân khẩu học, hành vi, sở thích,.....
2.2. Xử dụng https://lookup-id.com/facebooksearch.html
Tool này cực hay nhé:
Search những người mà bạn nghĩ sẽ quan tâm tới sản phẩm của bạn. Nhiều lắm nhé. Tha hồ mà kết hợp
- Quan tâm tới lĩnh vực gì, từ khóa gì?
- Người ở đâu + thích cái gì?
- Người bao nhiêu tuổi + thích cái gì?
- Người làm trong lĩnh vực gì?
- Người sống ở đâu + làm trong lĩnh vực gì?
Có thể phân tích hoặc lập Fb ảo kết bạn và bán hàng trên Profile
2.3. Nằm vùng trong các group mà bạn nghĩ có chứa nhiều khách hàng mục tiêu của bạn
Cái này hay lắm nhé. Nhiều lúc còn buồn cười nữa. Nên các bạn sẽ thấy không ít người làm marketing join vào các group: tâm sự eva, hội phụ nữ, các chị em bỉm sửa,.... he he he. Để họ cảm nhận và phân tích được hành vi, tâm lý, cách nói chuyện để quay lại tạo quảng cáo tiếp cận tới họ ấy mà.
Kinh nghiệm 3: Phân tích đối tượng mục tiêu bằng cảm nhận
Làm marketing tố chất cần phải có là soi mói 
Khi đi đường hay trong cuộc sống hàng ngày mình luôn quan sát và để ý xem tệp khách hàng mục tiêu của mình họ sẽ có hành vi như thế nào. họ hay sử dụng điện thoại gì, họ thích nói chuyện về gì,.....
Soi mói ngoài đường, từ những gì mình xem, mình đọc xem có ý tưởng gì hay không để áp dụng vào sản phẩm của mình: từ ý tưởng, đến nội dung, đến hình ảnh,.... Sáng tạo là vô vàn mà
Cái này giúp mình cảm nhận tốt về khách hàng mục tiêu cho sản phẩm mình và hiểu họ cần cái gì.

Tóm lại: đối với 1 sản phẩm mới, 1 thị trường mới. Nếu bạn nhiều tiền có thể bỏ tiền ra chạy thử (mình thỳ ưu tiên kênh FB vì tiếp cận dễ và cho kết quả nhanh chóng), sau đó ngồi nghiền ngẫm phân tích chỉ số, sở thích, hành vi, thị hiếu,....bla....bla.
Còn nếu bạn không có tiền thỳ cứ thử 3 cách trên của mình nhé. Sau đó là chạy quảng cáo A/B testing thôi. 

Chia sẻ những công cụ theo dõi đối thủ của bạn.

1. Similarweb.com - tìm hiểu xem Website của đối thủ

Bạn muốn tìm hiểu thông tin của một website bất kỳ thì đây là công cụ cực kỳ hiệu quả (>80%)

Đây là bản Free không đầy đủ, bản trả phí bạn sẽ xem được đầy đủ các thông tin
  • Lượng visit vào website, Pageviews, Time on site…
  • Traffic vào site đến từ những nguồn nào với tỉ lệ % là bao nhiêu
  • Phân tích chi tiết về từng nguồn traffic trong website của đối thủ.
Ví dụ check site: Pinterest.net

Chia sẻ những công cụ theo dõi đối thủ của bạn pinterest


2. fanpagekarma.com – Khám phá fanpage người khác:

Để xem được thông tin của trang này mọi người phải cấp 1 số quyền từ nick của mình cho họ, tuy nhiên không sao đâu và có thể dễ dàng remove trong setting của nick.

Log in nick Facebook vào khu vực có mũi tên đỏ

Sau khi cấp quyền xong bạn vào mục Dashboard (gói trái trên cùng) và nhập đường link của fanpage mình muốn xem và sẽ có được những thông tin sau:
  • Content: post nào tốt nhất trong các loại nội dung hình ảnh/ video/ chữ/ link mà page này đăng tải.
  • Time&Types: Họ thường post vào thứ mấy, giờ nào, hiệu quả ra sao…
Vòng tròn càng to là post vào lúc đó càng nhiều, màu xanh là tương tác tốt


Lưu ý:

  • Dùng cho cả page mình và page đối thủ
  • Từ những thông tin trên mọi người có thể tham khảo nên post vào lúc nào, post cái gì 
3. Xem cách người khác chọn đối tượng với Facebook Ads

Để xem được chuyện này các bạn làm những bước sau:

Bước 1: Vào like những page thuộc ngành mình quan tâm, website đối thủ… Like càng nhiều càng tốt.
Bước 2: Đợi 1-2 ngày quảng cáo của những ngành này sẽ bắt đầu hiện đến bạn. Thấy những quảng cáo này thì click vào mũi tên quay xuống ở góc bên phải trên cùng và chọn “Why i seeing this/ tại sao tôi thấy quảng cáo này”.
Bước 3: Khám phá thôi

Nhấn vào ô màu đỏ để xem


Target bằng re-marketing

Cungmua target vào những người từ 25-34 tuổi và đang/ đã từng xài iPad Air 

Ngoài ra công cụ được các Seoer sử dụng rất nhiều trong quá trình làm và hoc seo là ahrefs.com đây là trang phân tích backlink rất hiệu quả. 

Chúc các bạn thành công!