BÀI MỚI

Bài Viết Mới Nhất
Browsing Category "marketing-online"

Tổng Hợp Các Websites và Blogs Về Digital Marketing

- 3/8/15
Nếu bạn đã đọc qua bài viết của tôi về những gì cần biết khi bước chân vào mảng Digital Marketing, thì trong đó tôi có nhấn mạnh về việc những người mới cần phải đọc nhiều hơn, bao bọc mình bằng những kiến thức trong ngành và cập nhật những thay đổi mới nhất trong thị trường.

Tôi nhận được khá nhiều câu hỏi về những websites, blogs nào mà tôi thường sử dụng để cập nhật các tin tức và kiến thức về Digital Marketing. Đáp lại những câu hỏi đó, tôi quyết định viết bài này, là bài viết thứ 3 trong chuỗi chia sẻ về các nội dung hữu ích của blog Conversion.vn.
Các trang web được nêu trong bài này sẽ được chia thành các mục khác nhau, tuy nhiên một số website thật ra có thể thuộc nhiều mục khác nhau do mỗi trang có thể có nội dung bao phủ nhiều chuyên đề. Tác giả phân định theo chuyên mục ở đây chẳng qua để biết là người viết thường theo dõi các trang đó cho mục nào nhiều nhất chứ không phải là website đó chỉ chuyên về nội dung đó. Đa phần tất cả các website này đều là trang tiếng Anh.
* Để quản lý số lượng nhiều các website, tôi khuyên bạn nên sử dụng bookmark manager của trình duyệt để có thể dễ sắp xếp và tìm kiếm khi cần thiết. Bấm Ctrl + Shift + O trên Chrome hoặc Ctrl + Shift + B trên Firefox để mở bookmark manager, tạo folder và quản lý các bookmark.

Web chủ đề digital marketing tổng hợp





Marketing Land đây là website cập nhật tin tức tổng hợp về digital marketing rất đa dạng và nhiều. Nội dung trên trang này bao gồm Search, Mobile, Analytics, Social, Display, Email, Retail và nhiều hơn nữa. Đa phần các tin tức mới nhất trong ngành đều sẽ được cập nhật ngay trên website này.
Think With Google website về marketing thực hiện bởi Google một phần hướng về micro moments, một phần về các chủ đề về các sản phẩm của Google như Youtube, Adwords, GDN, DoubleClick. Trang này cũng có các bài viết phân tích về các kênh marketing của nhiều ngành khác nhau như B2B, thời trang, tài chính, chăm sóc sức khỏe, bán lẻ, công nghệ v.v…
Marketo Blog Marketo xây dựng một blog nội dung rất phong phú và thú vị với nhiều chủ đề về marketing tự động, social media, content marketing, email marketing, v.v…
HubSpot Blog một trong những blog về marketing đáng theo dõi nhất. Thiên nhiều về content, design, tối ưu hóa, bán hàng và các thông tin dành riêng cho agency.

Web chủ đề công nghệ


technology-blogs.jpg
TechCrunch một trang tin tức tổng hợp với rất nhiều thông tin mới nhất về các nền tảng công nghệ và được cập nhật thường xuyên và nhanh chóng.
Mashable một trang tin tức công nghệ tổng hợp khác với các nội dung được cập nhật mới liên tục và phù hợp để giúp bạn theo dõi xu thế của thị trường.
Engadget tất cả tin tức về các công nghệ mới nhất có thể tìm được tại đây nhưng Engadget mạnh về các nội dung như giới thiệu sản phẩm công nghệ và review sản phẩm.
ZDNet được thành lập từ năm 1997 đến nay, ZDNet có lẽ là một trong những website công nghệ lâu đời nhất còn tồn tại cho đến giờ. Trang này tập trung các thông tin về nhiều mảng như phần cứng, di động, cloud, big data, lập trình v.v…

Web chủ đề Search Marketing

search-marketing-blogs.jpg
Search Engine Land là website anh em với Marketing Land, tập trung chủ yếu về mảng search, SEO – SEM và các tin tức liên quan đến các bộ máy tìm kiếm. Nếu bạn cần up-to-date với thông tin về SEO thì đây là website bạn nên theo dõi.
Moz Blog Moz (trước đây là SEOMoz) là website mà bất cứ dân SEO nào cũng phải biết, cung cấp rất nhiều kiến thức hay và hữu ích về các chủ đề SEO – SEM. Hiện nay Moz dù với nội dung chủ đạo vẫn là SEO nhưng đã mở rộng hơn, chứa cả các nội dung về Content, Email, CRO, Social Media và cũng khá là hữu ích. Bạn có thể download bộ video tài liệu SEO – Inbound Marketing từ Moz.
Search Engine Watch một trong những website hàng đầu về nội dung liên quan đến Search: SEO-SEM và cũng có bao gồm nhiều chủ đề hữu ích khác như Social, Analytics, Video, Content, v.v.. Là điểm đáng đến để cập nhật các thông tin và bài viết hữu ích về Search cũng như các nội dung liên quan.
Search Engine Journal một website khác chuyên về chủ đề Search với tên bắt đầu là Search Engine. Cũng như các website từng chuyên về SEO – SEM khác, SEJ dần dần cũng mở rộng ra nhiều chủ đề liên quan đến mảng này như Content, Social Media, Paid Search.
QuickSprout Blog được viết bởi Neil Patel, một trong những SEOs có tiếng trên thị trường thế giới và đồng thời là co-founders của KISSMetrics và CrazyEgg. QuickSprout tập trung những nội dung rất hữu ích về SEO cũng như các mảng có liên quan và tác động đến SEO.

Web chủ đề phân tích

analytics-blogs.jpg
Google Analytics Blog blog chính thức của Google Analytics là nơi bạn cần ghé thăm đầu tiên nếu muốn những thông tin, hướng dẫn và các phân tích chuyên sâu bằng công cụ Google Analytics. Blog cũng có một số case studies rất thú vị.
KissMetrics Blog KISSMetrics là một blog rất đang theo dõi về chủ đề phân tích, testing và online marketing. Mỗi bài viết đều có những con số để chứng minh và minh họa visually. Rất đáng để bookmark.
Occam’s Razor được viết bởi Avinash Kaushik, một trong những người có tiếng tăm nhất trong lĩnh vực phân tích và đọc qua những bài viết của ông, bạn sẽ hiểu lý do tại sao. Blog của ông có những bài viết cực kỳ hay và thú vị về việc phân tích và đưa ra quyết định dựa trên các data có được. Nếu bạn là một Digital Marketer nghiện phân tích những con số thì trang này là trang bạn cần bookmark đầu trên list.
Annielytics Annie cũng là một chuyên gia về phân tích và blog của bà tập trung nhiều về các hướng dẫn cách để khai thác và sử dụng hiệu quả các công cụ analytics như Google Analytics. Nếu bạn muốn hướng đi chuyên sâu về phân tích thì blog của Annie sẽ là một nguồn kiến thức rất giá trị.

Web chủ đề Social Marketing

social-media-blog.jpg
Buffer Blog không chỉ sở hữu công cụ Social Marketing hữu ích, Buffer còn sở hữu một trong những blog nổi bật nhất về chủ đề Social Marketing với những bài viết chuyên sâu hữu ích.
Social Media Examiner đây là trang web mà bạn nên bookmark nếu muốn theo dõi tất cả những thông tin cập nhật mới nhất về Social. Với rất nhiều bài viết có ích và được cập nhật thường xuyên SME là một website bạn nên follow.

Web chủ đề Email Marketing

email-marketing-blogs.jpg
Vero Blog bạn có bao giờ tự hỏi rằng tại sao open rate, click rate của email mình lại không được cao hoặc conversion của email chưa được tốt lắm? Nếu bạn quan tâm đến Email Marketing (bạn nên), thì Vero là nơi chứa những thông tin cực kỳ giá trị để giúp bạn có thể tìm được câu trả lời cho các câu hỏi trên.
MailChimp Blog không chỉ là ứng dụng gửi email hàng đầu trên thị trường, MailChimp còn sở hữu một blog với content rất hữu ích và giá trị. Những case studies và thử nghiệm được chứng thực bằng data là những gì bạn cần để tìm ra định hướng cho chiến dịch email của mình.
Emma Blog tổng hợp những lời khuyên và thông tin rất hữu dụng để giúp bạn tạo được một chiến dịch Email Marketing tuyệt vời.

Web chủ đề Copy & Content Marketing

copywriting-content-blogs.jpg
CopyBlogger có một trong những blog hàng đầu về mảng content marketing và copywriting. Đằng sau mỗi màn hình là một con người và con người thì chỉ tương tác với những nội dung hay và hữu ích mà họ cảm thấy thích và nếu bạn thật sự tin điều này thì nội dung của blog này sẽ rất có ích cho bạn.
Content Marketing Institute là nơi tập hợp bài viết của những chuyên gia về content marketing hàng đầu thế giới và là điểm đến đang tin cậy cho mọi thông tin cập nhật mới nhất và có ích về chủ đề content marketing.
KopyWriting nếu bạn muốn biết cách để cải thiện content của mình và khiến chúng hiệu quả hơn thì những bài viết của KopyWriting là những gì bạn cần. Cách viết vui và hấp dẫn cùng với nội dung hữu ích, đây là blog bạn nên bookmark cho chuyên mục thường đọc về content của mình.
B2B Marketing Insider Michael Brenner là chuyên gia hàng đầu về content và ông chia sẽ những kiến thức hữu ích đó trên blog này. Thường trực trên trang là các bài viết hướng dẫn làm cách nào để content của bạn có thể thực sự hiệu quả hơn trong việc lấy leads hoặc cải thiện sales cùng với content strategy.

Web chủ đề Mobile Marketing

mobile-marketing-blogs.jpg
Apptamin blog Apptamin tổng hợp tất cả các thông tin cho những ai liên quan đến mảng mobile dù là developers, marketers hay designers. Những bài viết rất tường tận và hữu ích với các chủ đề từ quảng cáo ứng dụng di động cho đến tracking, các công cụ hỗ trợ, v.v…
TUNE tập trung nhiều về ứng dụng mobile với các nội dung liên quan đến tối ưu hóa trên app store, quảng cáo cho ứng dụng di động, quảng cáo trên điện thoại. Với các nội dung chuyên sâu và không kém phần hữu ích, TUNE là trang đáng để bookmark nếu bạn đang tìm hiểu về mobile marketing.
Swrve hiểu được người dùng muốn gì, tương tác thế nào trên ứng dụng di động điều cần thiết để có định hướng về mobile một cách đúng đắn. Những bài viết trên Swrve hướng đến việc giúp bạn hiểu được những insights đó.

Web chủ đề design, UI / UX

ui-ux-blogs.jpg
UXMovement đây là điểm đến hàng đầu nếu bạn muốn tìm hiểu về UX, cách để làm thế nào có thể cải thiện trải nghiệm người dùng trên website. Các bài viết bao trùm nhiều chủ đề từ forms, navigation, CTA – button, nội dung, wireframes, v.v…
UXpin nơi bạn có thể tìm thấy gần như mọi thông tin bạn cần liên quan đến chủ đề UI / UX. Nội dung của blog bao trùm các chủ đề rộng từ thiết kế web, thiết kế di động cho đến, testing, quản lý phát triển sản phẩm. Đáng để bookmark nếu bạn quan tâm đến các chủ đề này.
Usability Tools blog tập trung về việc cải thiện thiết kế để tăng trải nghiệm người dùng và qua đó cải thiện được tỉ lệ chuyển đổi (conversion rate). Nếu bạn quan tâm đến CRO và quan tâm đến UX, blog này là dành cho bạn.
UXMag một website về UI UX cũng đáng theo dõi với các bài viết rất hữu ích và thú vị về nhiều chủ đề liên quan không chỉ gói gọn trong web hoặc mobile.
UXMyths trang này tập trung vào việc phá vỡ các suy nghĩ sai lệch về những vấn đề liên quan đến UI / UX dựa vào các luận cứ và dẫn chứng thuyết phục. Có rất nhiều kiến thức bạn có thể học được từ trang này.

Web chủ đề CRO, A/B testing

a-b-testing-blogs.jpg
ConversionXL đây có lẽ là blog về chủ đề CRO (conversion rate optimization) hay nhất mà người viết được biết hiện nay. Các bài viết hướng đến việc tối ưu hóa tỉ lệ chuyển đổi bằng cách tăng trải nghiệm người dùng thông qua A/B testing, phân tích và đánh giá.
UnBounce blog có nội dung cực kỳ hay và hữu ích tập trung mạnh vào A/B testing và tối ưu hóa conversion rate của các kênh khác nhau. Các case studies đều được dẫn chứng bằng dữ liệu và các suy luận đều có các luận cứ để hỗ trợ. Bookmark trang web này để học được rất nhiều kiến thức bổ ích.
Optimizely là một trong những công cụ A/B testing hàng đầu hiện nay và đương nhiên họ có 1 cái blog để thể hiện họ là người đi đầu trong mảng này. Các bài viết trên này cung cấp những case studies những thông tin và kiến thức bổ ích mà bất cứ người nào quan tâm đến CRO đều sẽ cảm thấy hữu ích.
Visual Web Optimizer blog của VWO cũng tương tự như Optimizely, bookmark để có thêm các kiến thức hữu ích liên quan đến A/B testing và CRO.
Đọc thêm: quy trình A/B testing

Web tham khảo các mẫu quảng cáo

ads-galleries.jpg
Ads of the World một website tập hợp rất nhiều mẫu quảng cáo của các hãng trên thế giới được phân chia theo loại hình quảng cáo, quốc gia, ngành công nghiệp. Đáng bookmark để theo dõi và tìm ý tưởng.
Advertising Served một website tổng hợp các mẫu quảng cáo và cả quy trình thực hiện lẫn định hướng và mục đích của team thực hiện chiến dịch này. Rất hữu ích cho các bạn làm creative agency.
Advertising Served website này tập hợp các quảng cáo video được thực hiện bởi các agencies khác nhau. Trở ngại duy nhất có lẽ là website này sử dụng tiếng Pháp, sử dụng Google Translate nếu cần.
Rich Media Gallery website trực thuộc Google, tổng hợp các quảng cáo display nổi bật chạy trên hệ thống Youtube, DoubleClick, Adwords.
Rich Media Gallery website tập hợp các mẫu quảng cáo trên điện thoại di động của nhiều hãng khác nhau.
Hatads.org.uk tổng hợp các mẫu quảng cáo print ads theo phong cách cổ điển.
Brainient tổng hợp các mẫu quảng cáo interactive và video bởi Brainient, khá đa dạng.

Web download tài liệu marketing

download-digital-ebooks.jpg
HubSpot Libabry có lẽ là thư viện về digital marketing ebook lớn nhất bạn có thể tìm thấy mà cho download miễn phí. Có tất tần tật các ebooks về mọi chủ đề và không chỉ có ebooks mà còn có template, worksheet, guide cực kỳ hữu dụng.
Bookboon tổng hợp rất nhiều ebooks về marketing, về cả digital lẫn traditional. Ngoài ra cũng có rất nhiều ebooks về các chủ đề khác.
E-book Directory tổng hợp một số ebooks về marketing và sales. Ngoài ra cũng có rất nhiều ebooks về các chủ đề khác.

Web giải trí cho dân Digital Marketing

entertainment-sites.jpg
Well, đọc nhiều và tiếp thu nhiều kiến thức thì ắt hẳn cũng rất nặng đầu, dưới đây là một số website giải trí dành riêng cho dân marketers để giúp bạn thư giãn và sau đó có thể tiếp tục tốt hơn:

Marketing và Chuyện Trái Ớt

- 14/7/15

Những người bán ớt sẽ luôn gặp phải câu hỏi như thế này, “ớt của anh (chị) có cay không?”, gặp câu hỏi như thế thì phải trả lời sao đây nhỉ?


Nếu nói cay, những người sợ cay, họ sẽ bỏ đi ngay; còn nếu bảo không cay, cũng có thể khách hàng lại là người thích ăn cay, như vậy việc làm ăn lại gặp rủi ro.
Một ngày kia, không có việc gì làm, tôi đến đứng bên cạnh chiếc xe ba gác của một chị bán ớt, thử xem chị ấy giải quyết hai vấn đề hoàn toàn tương phản này như thế nào. Nhân lúc không có người đến mua, tôi cố làm ra vẻ thông minh mà nói với chị ấy rằng:
“Chị hãy chia số ớt này thành hai đống đi, nếu có người muốn mua cay thì cho họ đống này, còn nếu không, thì cho họ đống kia”.
Chị bán ớt cười với tôi, dịu dàng nói: “Không cần đâu!”
Đang nói thì một người đến mua, và điều thần kỳ đã xảy ra, rốt cuộc bà chủ đã nói thế nào nhỉ? Hãy mau xem tiếp…..
Quả nhiên chính là hỏi câu đó: “Ớt của chị có cay không?”
Chị bán ớt rất chắc chắn mà bảo khách hàng rằng: “Màu đậm thì cay, còn nhạt thì không cay!”                     
Người mua ngỡ là thật, chọn xong liền trả tiền, vui lòng mà đi.
Chẳng mấy chốc, những quả ớt có màu nhạt chẳng còn lại bao nhiêu.
Lại có khách hàng đến, vẫn là câu hỏi đó: “Ớt của chị có cay không?”
Chị bán ớt nhìn vào số ớt của mình một cái, liền mở miệng nói …..
Lần này bà chủ trả lời: “Ớt dài thì cay, ớt ngắn không cay!”
Quả nhiên, nguời mua liền dựa theo tiêu chuẩn phân loại của chị mà bắt đầu chọn lựa.
Kết quả lần này chính là, ớt dài rất nhanh đã hết sạch.
Nhìn những quả ớt vừa ngắn vừa đậm màu còn sót lại, trong lòng tôi nghĩ :
“Lần này xem chị còn nói thế nào đây?”
Tuy thế, khi một khách hàng khác hỏi: “Ớt có cay không?”
Chị bán ớt hoàn toàn tự tin mà trả lời rằng: “Vỏ cứng thì cay, vỏ mềm không cay!”.
Tôi thầm bội phục, không phải vậy sao, bị mặt trời phơi cả nửa ngày trời, quả thực có rất nhiều quả ớt vì mất nước mà trở nêm mềm nhũn đi. Chị bán ớt bán xong số ớt của mình, trước khi đi, chị nói với tôi rằng: “Cách mà cậu nói đó, thật ra những người bán ớt chúng tôi đều biết cả, còn cách của tôi thì chỉ có mình tôi biết thôi”.
Thật là thần kỳ vậy!

Thật ra bạn có bao giờ nghĩ rằng, những gì bạn bán đi không phải là hàng hóa, mà lại chính là …….

1. Đối với những khách hàng lạ, điều cần bán đi chính là sự lễ phép.
2. Đối với những khách hàng quen thuộc, điều cần bán đi chính là sự nhiệt tình.
3. Đối với những khách hàng nóng tính, điều bán đi chính là hiệu suất.
4. Đối với những khách hàng ngạo mạn, điều thật sự bán đi chính là lòng nhẫn nại.
5. Đối với những người có tiền, điều mà bạn bán đi chính là sự tôn quý.
6. Đối với những người nghèo khổ, điều bán đi chính là lợi ích thiết thực.
7. Đối với những người thời thượng, điều bán đi chính là sự sang trọng.
8. Đối với những người chuyên nghiệp, điều mà bạn bán đi chính là sự chuyên nghiệp.
9. Đối với những người hào sảng, điều mà bạn bán đi chính là sự phóng khoáng.
10. Đối với những người keo kiệt, điều thật sự bán đi chính là lợi ích.
11. Đối với những người sống hưởng thụ, điều cần bán đi chính là sự phục vụ.
12. Đối với những người hư vinh, điều bán đi chính là vinh dự.
13. Đối với những người hay bắt bẻ, điều bán đi chính là sự tinh tế.
14. Đối với những người hiền lành, điều cần bán đi chính là sự chân thành.
15. Đối với những người hay do dự, điều thật sự cần bán đi chính là sự đảm bảo.
Nếu như bạn muốn bán đi những sản phẩm của mình, có phải bạn thường hay nói với người tiêu dùng rằng sản phẩm của mình tốt như thế nào, sản phẩm của bạn có gì khác với những thứ khác, và sản phẩm của bạn rẻ như thế nào. Nếu như bạn bán hàng đều là dựa theo những cách này, thì bạn sẽ phát hiện rằng nhất định mình sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn.
“Công ty bán hàng hóa như thế nào, thường thường so với việc công ty bán những sản phẩm gì cũng quan trọng như nhau”
Đừng có vừa mới bắt đầu đã vội vàng bán sản phẩm, mà trước hết cần phải hỏi rõ vấn đề, nghe xem tiềm ẩn bên trong khách hàng cần những gì. Một khi biết được những yêu cầu tiềm ẩn bên trong của khách hàng, vậy thì việc bán hàng sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều.
Chúc bạn có thể khởi đầu cho mình một công việc làm ăn thuận buồm xuôi gió, và ngày càng phát triển.

Cách phân biệt Customer và Consumer

- 5/7/15
Trước tiên, về ngữ nghĩa  chúng ta thấy như sau:


  • Costomer: Khách hàng (hay người mua ) 
  • Consumer: Người tiêu dùng (hay người tiêu thụ/sử dụng sản phẩm dịch vụ)
Rõ ràng là chúng có điểm chung, song nếu là dân marketing thì chúng ta tư duy chút xíu là thấy điểm khác nhau giữa 2 khái niệm này rồi. Thực tế, ở nhiều tài liệu và cả marketer trong thực tiễn sử dụng 2 khái niệm này tương đương nhau. Tức họ không quá phân biệt rạch ròi mà đôi khi dùng thay thế coi như nghĩa là 1. Mặc nhiên coi khách hàng là người tiêu dùng. (Đơn giản vì có nhiều trường hợp họ là 1) 

Thế nhưng, ở đây chúng ta cần làm rõ 2 thuật ngữ này để phân định rõ ranh giới giữa người mua và người tiêu dùng, đồng thời thấy được sự khác nhau về đặc tính của 2 nhóm này, từ đó tìm ra phương án tiếp cận tối ưu. 
Người không biết có thể đánh đồng, nhưng đã biết thì cần phải rạch ròi, phải không nào!
* CUSTOMER
Đây là khái niệm dùng để chỉ đối tượng mua hàng, hay đối tượng trực tiếp tham gia giao dịch mua bán/trao đổi trên thị trường với chức năng thu mua hàng hóa từ người bán. Customer là một cá nhân, hoặc một nhóm người hoặc một tổ chức.
Chúng ta có các dạng thức mua bán/trao đổi sau:
+ B2B có nghĩa là Business to business - tức giao dịch được thực hiện bởi 2 đối tượng là tổ chức doanh nghiệp này với tổ chức doanh nghiệp kia. Và người mua trong trường này rõ ràng là 1 tổ chức. Ví dụ: Công ty bạn nhập nguyên vật liệu của 1 nhà cung ứng. 

+ B2C có nghĩa là Business to customer - tức giao dịch được thực hiện bởi 2 đối tượng là tổ chức doanh nghiệp và 1 cá nhân. Trong dạng thức này, Customer được mặc định là 1 cá nhân. Ví dụ: Bạn mua một chiếc điện thoại ở Viettel Store chẳng hạn.
+ C2C có nghĩa là Customer to customer - tức giao dịch được thực hiện bởi 2 đối tượng là 2 cá nhân. Customer cũng được mặc định là 1 cá nhân không mang tư cách pháp nhân. Ví dụ: Bạn mua một cây kẹo bông của 1 người bán rong hay mua bán rao vặt trên mạng.
+ C2B có nghĩa là Customer to Business - tức giao dịch được thực hiện bởi 2 đối tượng là cá nhân và tổ chức. Trong trường hợp này người mua lại là Business. Ví dụ: Bạn bán 1 chỉ vàng cho 1 cty vàng bạc đá quý để lấy tiền làm gì đó. 

* Ở đây, rõ ràng khái niệm Customer - Business được hiểu là dạng cá nhân hay tổ chức tham gia vào giao dịch mua bán. Và sẽ có trường hợp Customer đóng vai trò là người bán. oh oh

Tại sao lại có nhiều dạng thức giao dịch đến vậy? đơn giản vì thị trường nó đa dạng thế đấy. Muôn hình vạn trạng. Vậy nên, mỗi ngành nghề khách nhau thì mô hình giao dịch thương mại có sự khác nhau ngay ở đối tượng tham gia rồi.
Khi bạn là người làm chủ giao dịch, bạn p nắm được các đối tượng có khả năng tác động đến thành công của giao dịch là ai? bạn phải ứng xử với họ như thế nào?

Trở lại với 2 thuật ngữ Customer và Consumer - rõ ràng để Customer là Consumer thì người mua phải tham gia vào quá trình sử dụng sp/dv mà mình đã mua. 

Ví dụ: Chiếc kẹo bông kia bạn ko tặng cho cô bé nào đó, mà chính bạn ăn luôn. Nếu galang thì bạn sẽ mua 2 cái, 1 cho bạn gái và 1 cho mình. Còn nếu lãng mạn thì 2 đứa cùng ăn 1 cái. Lúc đó bạn sẽ là Consumer.

Rõ ràng Consumer không nhất thiết p tham gia giao dịch, chỉ cần họ tiêu dùng sản phâm/dv là họ trở thành người tiêu dùng rồi. Ở ví dụ trên, nếu bạn không ăn, thì bạn là customer, còn nếu bạn ăn thì bạn là cả 2. Còn cô gái được ăn kẹo bông người yêu mua cho, chính là consumer nhé. Trường hợp ko được ăn miếng nào, thì chỉ là cô gái thôi.

Từ đây, chúng ta có thể thấy rằng - khi phân biệt rõ Consumer và Customer thì chúng ta sẽ xác định được đâu là đối tượng chúng ta cần kích đẩy, đâu là đối tượng chúng ta cần thỏa hiệp trong giao dịch. Rõ ràng khi 2 đối tượng này ko là một thì họ mang những đặc tính hoàn toàn khác nhau.

- Nếu khách hàng của bạn là Customer (chỉ mua thôi) - Yếu tố nào sẽ được ưu tiên : Giá, chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã, hay 1 giá trị vô hình nào đó? Thường họ sẽ cân nhắc nhiều về giá.
- Nếu khách hàng của bạn chính là Consumer (mua và dùng) - Mức độ ưu tiên với các yếu tố trên có gì thay đổi không? Là người trực tiếp trải nghiệm sản phẩm, họ sẽ quan tâm nhiều đến chất lượng và giá trị của nó.

Vấn đề của Marketer không chỉ là phân định, mà còn phải hành động. Không phải chỉ quan tâm tới đối tượng trực tiếp giao dịch, phải quan tâm tới động lực dẫn đến hành vi mua - cái nằm ở nhu cầu của Consumer. Trên các kệ bán quần áo trẻ con không phải ngẫu nhiên mà những chiếc áo Siêu nhân bao giờ cũng đắt hàng hơn áo hình con ếch đúng ko nhỉ?
Marketer thực sự phải thấu hiểu được Consumer để tác động đến Customer.

Người mua bị chi phối bởi n yếu tố, song có 2 yếu tố quan trọng không thể bỏ qua là:  nhu cầu của người tiêu dùng + khả năng tài chính của mình

Chúng ta có 1 cách phân biệt khá hay, đó là: GIỮA MONG MUỐN VÀ NHU CẦU (WANTS & NEEDS)

Không phải lúc nào chúng ta cũng tìm được tiếng nói chung giữa hai đối tượng này. Nói đúng hơn là mong muốn và nhu cầu trái nhiều khi không tương đồng
Ví dụ cái kẹo bông kia.
Chàng trai (costumer) mong muốn bày tỏ tình cảm với cô gái bằng chiếc kẹo bông, vừa rẻ, vừa đẹp. Trong khi cái cô gái (consumer)  thực sự cần là 1 cốc nước mía mát lạnh, hoặc 1 món quà max tiền hơn...

Rõ ràng, 1 sản phẩm có thể đáp ứng được mong muốn của người mua, nhưng lại ko thõa mãn được nhu cầu của người tiêu dùng. Sự chênh lệch này sẽ là áp lực cho người mua khi tham gia giao dịch - dĩ nhiên nó ko tốt chút nào cả. Bởi vậy, bài toán cho Marketer là phải thực sự thấu hiểu được cả 2 đối tượng mà mình phục vụ, sp/dv của mình hướng tới ...để tạo ra một giải pháp tối ưu.

Nếu bạn là dân marketing... hãy nghĩ đến những phương án an toàn hơn cho các chàng trai. Ví dụ - mua 1 kem bông tặng 1 nước lọc đá... 

Hãy bắt đầu từ việc họ CẦN và MUỐN gì? chúng ta sẽ tìm cách dung hòa nó!

Những yếu tố cần cho 1 chiến binh Marketing giỏi

- 26/6/15
Một CHUYÊN GIA nếu có đầy đủ việc Nghĩ (Think) và Làm (Do) – tôi coi đó như một chiến binh. Và Một chiến binh Social Marketing là một người nên có đủ 4 tố chất:

(1) THÔNG MINH: Là bộ não của bạn, phản xạ của bạn, năng lực nhận biết chuyên môn.
(2) TRÍ TUỆ : là kiến thức chuyên môn của bạn
(3) SÁNG TẠO: Là kỹ năng biết tìm tòi được sự mới lạ, tạo ra hấp dẫn
(4) LIỀU LĨNH: là năng lực dám làm – hết mình, xông xáo và sẵn sàng xắn tay vào làm luôn.
(Ghi chú: Đây là những tố chất cần và đủ cho 1 Chiến binh Marketing nhé! Chứ không phải bắt buộc mọi người cần có đầy đủ cho cuộc sống, vì đôi khi trong cuộc sống đời thường bạn chỉ cần có 1 vài thứ trong đó để làm đúng nhiệm vụ của bạn – thế là tốt rồi )
—-
ĐIỀU GÌ DIỄN RA VỚI 1 CHIẾN BINH NẾU THIẾU 1 TRONG CÁC THỨ TRÊN:
+ Thiếu (1) Thông minh: 
Đây là một việc ưu tiên đầu tiên. Thông minh không hoàn toàn là việc đếm nhanh, mà có thể gọi đó là Tố chất phù hợp chuyên môn.
Bạn có thể có tất cả những cái dưới, nhưng nếu bạn sinh ra không phải là một người nhanh nhẹn và phù hợp để có thể xử lý những dữ liệu thay đổi hàng ngày hàng giờ trong môi trường Marketing, không đủ phản xạ để xử lý cá sự cố khủng hoảng đòi hỏi quyết định nhanh nhạy từng phút trong môi trường Social Media – thì bạn đừng dại làm CHIẾN BINH. (hãy chỉ ngồi xa xa chém gió và lập kế hoạch như những Nhà đào tạo thôi)
Một người làm Marketing (đặc biệt là Social Media) thì nên có chỉ số IQ cao. Và quan trọng nhất là Tố chất của người đó phải PHÙ HỢP với Marketing.
+ Có (1) thông minh + (2) trí tuệ –  Thiếu (3) Sáng tạo
Thường thì một cao thủ được đào tạo Chuyên môn bài bản (2), Thông minh lanh lợi (1) và tốt nghiệm với điểm GIỎI… mới chỉ đạt được 2/4 yêu cầu. Đó lý giải tại sao các khi vào cuộc chiến thực sự vẫn thất bại, vẫn đẻ ra những sản phẩm chán đời. Bởi họ thiếu các yếu tố còn lại.
Nếu có (1) (2) mà thiếu Sáng Tạo thì sản phẩm của bạn sẽ chỉ là mớ lý thuyết xuông với vài phân tích nhặt nhạnh thiếu tính ứng dụng.
Nhiều người nói tư duy Sáng Tạo (3) thì đã bao gồm Thông Minh (1) – Không đúng! Sáng tạo là người có tố chất tìm ra cái mới, hiểu được nhu cầu (giống như 1 nhạc sỹ có thể sáng tạo ra 1 ca khúc mà ai nghe cũng thấy mình trong đó) – nhưng không phải nhạc sỹ nào cũng có chỉ số IQ thông minh cao.
Sáng Tạo khác thông minh: Thông minh là cách bạn có thể giải được 2+2 = 4 một cách nhanh nhất (đó là chỉ số IQ), nhưng Sáng tạo đòi hỏi bạn có một chỉ số Cảm xúc (EQ – Emotional Quotient) rất cao để có thể áp dụng những thứ đã học được vào trong công việc một cách hiệu quả nhất!
+ Có (1) Thông minh + (3) Sáng tạo – Thiếu (4) Liều lĩnh . 
Những người chỉ có Thông Minh (1) và Sáng Tạo (3) mà không có Liều Lĩnh (4) là những người chỉ ngồi nghĩ ra những thứ khác, những thứ mới, họ không chịu thực hành và làm… bởi vậy họ không có sản phẩm…
Nguy hiểm nữa, nếu Sáng Tạo (3) mà thiếu TRÍ TUỆ (2) thì những thứ họ Sáng Tạo ra không mang tínhứng dụng. Và dần dần sự Sáng Tạo đó trở thành những ý kiến đóng góp thừa thãi và chỉ cản trở bước tiến của xã hội. (Việc tạo ra ý tưởng: Xe máy biển chẵn đi ngày chẵn, biển lẻ đi ngày lẻ của Bộ giao thông hồi trước rất sáng tạo – và chỉ thế thôi )
Thiếu (2) Trí Tuệ 
Những người nào có cả sự Sáng Tạo (3) và Liều Lĩnh (4) thường thì là người luôn SẢN PHẨM rồi. Vì những người này là người Dám nghĩ – dám làm. Đó có thể là những chuyên gia tạo ra các Sản phẩm viral lan truyền trên mạng (Vlog, nhạc chế).
Nếu như những người này áp dụng thêm Kiến thức Marketing, để biến các sản phẩm Viral thành Viral Marketing thì đó sẽ là việc cộng thêm Trí Tuệ (2) vào để hoàn thiện thành 1 Chiến binh Marketing.
Tôi nói đây không phải là nói các chuyên gia tạo Viral video kia là thiếu Trí Tuệ, vì Trí Tuệ như ở trên chú thích: Đó là kiến thức chuyên môn (cụ thể là Marketing). Và khi các chuyên gia Viral kia không cần Kiến thức chuyên môn thì họ vẫn đã rất thành công với mục đích Tạo ra virus của họ.
Nhưng nếu thiếu Kiến thức chuyên môn (2) Trí tuệ – thì khi áp dụng vào những chiến lược truyền thông đòi hỏi hiệu quả cao, thì sản phẩm của họ sẽ thiếu chiều sâu.
Tóm lại những người thiếu Chuyên Môn sẽ chém gió vù vù và khi vào cuộc thì chẳng tạo ra một hiệu quả Marketing đem lại lợi ích cụ thể.