BÀI MỚI

Bài Viết Mới Nhất

Top 18 giải pháp tiếp thị thương hiệu cho công ty có ngân sách hạn chế

- 5/6/18

Doanh nghiệp nhỏ chưa có nhiều tiền để làm quảng cáo thì đây là 18 cách marketing với chi phí thấp dành cho bạn.



Danh sách 18 giải pháp tiếp thị cho doanh nghiệp có ngân sách hạn chế:

1. Tạo Website

Tạo website là điều tốt nhất bạn có thể làm, đưa nội dung hữu ích lên web để mọi người biết bạn là ai và bạn có thể cung cấp những gì. Quá trình này có thể được xem như một cách thu hút khách hàng thông minh để khi họ sẵn sàng mua, họ sẽ nhìn vào thương hiệu của bạn thay vì đối thủ cạnh tranh của bạn.

2. SEO

Giải pháp seo được coi là 1 giải pháp quan trọng. Bạn cần tối ưu hóa công cụ tìm kiếm và tìm ra các từ khóa phù hợp mà khách hàng hiện tại, tương lai của bạn và khách hàng sẽ sử dụng để tìm dịch vụ hoặc sản phẩm của bạn.

3. Truyền thông xã hội

Người ta ước tính có gần 1 nửa dân số thế giới dùng mạng xã hội. Trong đó tập trung chủ yếu vào các mạng xá hội: Facebook, Twitter, Reddit, Snapchat, Pinterest, Instagram... Nhưng bạn phải xác định khách hàng tiềm năng của mình tập trung ở mạng xã hội nào để có thể tập trung vào những gì phù hợp với bạn nhất - thay vì cố gắng làm tất cả các mạng xã hội cùng một lúc.

4. Livestream

5. Thương hiệu độc đáo

Tạo nên 1 thương hiệu độc đáo để không ai có thể sao chép hoàn toàn bản sắc thương hiệu duy nhất của bạn - đặc biệt là các thương hiệu mang tính cách: vui vẻ, thẳng thắn, dã man hoặc quyến rũ. Sự kết hợp của các yếu tố, hoặc tính từ, là điều làm cho thương hiệu của bạn đáng nhớ.

6. Kể chuyện

Để thu hút khán giả trực tuyến của bạn, hãy kể câu chuyện cá nhân. Điều nổi bật là khách hàng phản hồi lại cảm xúc, có thể là sự ngưỡng mộ, bất ngờ hoặc tức giận. Do đó, kết nối với đối tượng mục tiêu của bạn

7. Marketing có ảnh hưởng

Bạn có thể sử dụng các bài đánh giá blogger, xác nhận từ các thương hiệu đáng tin cậy hoặc các chuyên gia, và thậm chí các bài đăng trên phương tiện truyền thông xã hội.

8. Tạo nội dung có giá trị:

 video, podcast, infographics, viết blog...

9. Giúp đỡ người khác: 

Tổ chức hội thảo, lớp học miễn phí, trả lời câu hỏi FAQ...

10. Tạo Podcast

Về cơ bản podcast là một kênh, nơi chứa những tệp tin âm thanh của bạn, nói nôm na đây chính là nơi bạn xuất bản bản audio (âm thanh) của riêng bạn và mọi người có thể nghe online, đăng ký và thậm chí tải về tệp tin âm thanh đó.

11. Chia sẻ 

Tạo nội dung viral (có ích dành cho khách hàng của bạn) kích thích sự chia sẻ từ khách hàng

12. Tạo Infographics

13. Quảng cáo trên ô tô:

ô tô của công ty, taxi, xe khách vv...

14. Chiến dịch tiếp thị lại: 

Tiếp thị lại là một cách tuyệt vời để tăng tỷ lệ chuyển đổi một cách nhanh chóng

15. Quảng cáo mạng xã hội trả tiền như Facebook, instagram vv...

16. Networking: 

tham gia vào các hội chợ để quảng bá thương hiệu, mở rộng khách hàng tiềm năng

17. Xây dựng thương hiệu mạnh

Để nhận biết tên và mục tiêu của bạn, hãy chọn một biểu trưng làm nổi bật doanh nghiệp, sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn và kết nối với đối tượng mục tiêu của bạn.

18. Các liên kết đến khách hàng

Tạo đánh giá trực tuyến để tăng quyết định mua hàng của khách hàng. Theo nghiên cứu về lĩnh vực tâm lý, con người luôn tìm kiếm bằng chứng và lý do để hỗ trợ các quyết định của họ. 

Ví dụ: nếu bạn thấy nhiều đánh giá tốt về 1 doanh nghiệp, bạn có nhiều khả năng tin rằng họ đáng tin cậy.

13 loại nội dung giúp tăng lòng tin của khách hàng đối với sản phẩm của bạn

- 30/5/18

Việc để khách hàng tin tưởng sử dụng sản phẩm dịch vụ là điều rất quan trọng khi bạn kinh doanh. Vậy bạn có thể tạo ra những nội dung thế nào để xây dựng lòng tin ở khách hàng.



Trước hết, muốn ai đó tin bạn bạn phải nói sự thật, nếu bạn nói dối thì những lời tiếp theo cũng chỉ là dối trá.

Dưới đây 13 cách làm nội dung, bạn có thể xem như một tài liệu tham khảo, chọn lọc và áp dụng tùy sản phẩm/dịch vụ của mình:


1. Bề dày lịch sử/uy tín thương hiệu


Nếu bạn có lợi thế này, hãy xây dựng nội dung xoay quanh nó.

VD: infographics, video lịch sử thành lập, những bức ảnh của thương hiệu trong ngày đầu, chứng nhận thành lập…

2. Nhấn mạnh về thành phần sản phẩm/hoạt động công ty


Nhất là những sản phẩm làm đẹp, thực phẩm chức năng...hãy truyền tải cho mọi người thật rõ về thành phần tạo nên sản phẩm.

Vd: livestream nói về sản phẩm, giới thiệu dịch vụ, ảnh hoạt động sản xuất, chế biến, hoạt động dã ngoại, làm việc của nhân viên, cơ sở vật chất, công nghệ sản xuất …

3. Bảo trợ bởi người nổi tiếng, người có tầm ảnh hưởng


Nếu có nhiều tiền thì bạn có thể sử dụng loại nội dung này.

 Vd: nhờ người nổi tiếng review, chụp hình, làm vlog…

4. Bảo trợ bởi viện nghiên cứu, chuyên gia


Các tổ chức uy tín chắc chắn tăng thêm phần tin tưởng của khách hàng.

Vd: hình ảnh giấy chứng nhận, ảnh dự hội nghị, nhận bằng khen...

5. Nguồn gốc xuất xứ


Một số người tin rằng đồ Nhật Bản, Thái Lan, Mỹ... là tốt. Hãy thử làm nội dung nhấn mạnh vào nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.

Vd: ảnh đi lấy hàng, nhập hàng, nhận hàng, hợp tác ký kết, chứng nhận hợp tác…

6. Testimonial (cảm nhận khách hàng)


Dùng khách hàng nói về sản phẩm dịch vụ là một trong nhiều cách khá tốt trong việc xây dựng niềm tin cho khách hàng khác. Họ tạo ra những bằng chứng xã hội đáng tin cho thương hiệu của bạn.

Vd: hình chụp feedback, video phỏng vấn, review đánh giá trên website, fanpage...

7. Tư vấn trực tiếp


Hãy lắng nghe và giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng. Giúp họ giải quyết những vấn đề, xóa đi nỗi lo âu sợ hãi của họ.

 Vd: tổ chức webinal, offline, talkshow, livestream tư vấn, free day…

8. Chính sách bảo hành & hoàn tiền


Sản phẩm/dịch vụ bạn tốt thì sợ gì chính sách bảo hành & hoàn tiền. Mạnh dạn làm nội dung này để củng cố lòng tin khách hàng là một ý hay.

9. Tài trợ cho hoạt động xã hội


Giúp những người khó khăn vừa thể hiện trách nhiệm xã hội, vừa tạo dựng uy tín lớn cho cộng đồng. Vd: quỹ học bổng, đào tạo miễn phí, suất ăn miễn phí…

10. Đầu tư vào bộ nhận diện thương hiệu


Một thương hiệu được chăm chút đến logo, cover, avatar, website, hình ảnh, màu sắc...sẽ tạo cảm giác tin tưởng hơn.

11. So sánh với sản phẩm/dịch vụ khác


Hãy cung cấp những thông tin về sp/dv của bạn vượt trội hơn những nơi khác, nhấn mạnh những điều khác biệt, phân tích lợi ích lớn hơn mà khách hàng nhận được.

 Vd: video review, infographics so sánh, khách hàng trải nghiệm và đánh giá…

12. Case studies


Hãy kể những câu chuyện thành công mà sản phẩm/dịch vụ của bạn mang lại cho khách hàng. Vd: hành trình làm đẹp, câu chuyện đổi đời...

13. Cho dùng thử


Nếu tất cả điều bạn làm khách hàng đều chưa tin thì hãy cho họ dùng thử, trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng 1 sờ.

Vd: dùng thử trong thời gian giới hạn, ăn thử, uống thử, khảo sát thực tế khách hàng với sp/dv khác…

11 Kinh nghiệm chạy quảng cáo Facebook thực chiến

- 28/5/18

Nội dung dưới đây được viết bởi Abhishek Agarwal, một seller xuất sắc và cũng thành viên rất tích cực trong cộng đồng Teespring. Mục đích của bài viết này chính là chia sẻ kinh nghiệm chạy quảng cáo Facebook sao cho hiệu quả hơn.


Hy vọng bài viết này sẽ có ích và bạn có thể “cân nhắc” thực hành vài điều tôi nói là tốt rồi. Và tôi tin vài người nhất định sẽ thử.


Dưới đây là 11 kinh nghiệm chạy quảng cáo Facebook thực chiến:


1. Facebook ưu ái các nhóm khách hàng lớn hơn, thường là từ 500K trở lên. 


Độ lớn của tập khách hàng từ 2M-3M là tuyệt nhất. Tôi nghĩ việc target thật cụ thể và chi tiết khách hàng như trước đây đang dần trở nên lỗi thời và kém hiệu quả.

Hãy nhắm đến các tập khách hàng lớn và rộng, Facebook sẽ tiến hành bước phân loại và tìm ra khách hàng thích hợp nhất cho sản phẩm của bạn.

2. Chọn đặt quảng cáo trên các thiết bị di động là xu hướng trong hiện tại và tương lai. 


Tôi không chạy quảng cáo trên máy tính để bàn (Desktop) ngay từ giai đoạn đầu khi thử nghiệm một chiến dịch, trừ khi tôi muốn nhắm vào các khách hàng lớn tuổi (55-65+), hoặc khi chiến dịch đã bán được hàng, và tôi muốn mở rộng đến người dùng desktop.

Nhưng không bao giờ tôi chọn đặt quảng cáo trên máy tính để bàn khi thử nghiệm các chiến dịch, tôi luôn thất bại và lỗ rất nhiều khi làm như thế.

3. Nhóm khách hàng tương tự (Lookalike Audiences), mặc dù rất hấp dẫn, nhưng sẽ không hiệu quả nếu nhóm khách hàng chính của bạn không đủ lớn. 


Bạn cần rất rất nhiều VC/ATC/Purchases trên pixels để có LAA hiệu quả. 1000 VC/ 200 ATC/ 100 Purchases là không đủ và FB sẽ không thể định dạng khách hàng của bạn là ai.

Tôi đề xuất ít nhất 3000 VC/ 500 ATC/ 500 Purchases nếu muốn LAA của bạn hiệu quả. Dĩ nhiên, càng nhiều càng tốt. Tôi biết đây là con số quá lớn, nhưng nếu ít hơn thì sẽ không hiệu quả.

4. Một tài khoản hay nhiều tài khoản?


 Đây là vấn đề gây tranh cãi không ngừng. Nhưng tôi khuyên bạn nên dùng 1 tài khoản cho một chủ đề (niche). Nếu bạn muốn buôn bán lâu dài, hãy giữ pixel sạch sẽ và đừng trộn lẫn pixel với dữ liệu từ nhiều chủ đề khác.

Khi mức cạnh tranh ngày càng tăng và FB phát triển xa hơn, tôi tin bạn sẽ được lợi rất nhiều từ việc dữ liệu từ niche của mình được quản lý gọn gàng trong nhiều tài khoản riêng biệt.

Trước đây, tất cả chủ đề của tôi đều nằm dưới 1 tài khoản. Nhưng cách đây 3 tháng, tôi tạo 1 tài khoản cho 1 chủ đề. Nhiều bạn sẽ không thể làm điều này vì mặc định ta chỉ được cho phép 2 tài khoản trong “Business Manager”.

Bạn có thể liên hệ FB và yêu cầu cho phép tạo nhiều tài khoản. Tôi có thể tạo 1,000 tài khoản trong BM của tôi. Và tất nhiên, tạo 1 tài khoản cho 1 chủ đề cần rất nhiều công sức, nhưng sẽ mang lại rất nhiều lợi ích:

• Giữ cho data của bạn được phân loại và không bị nhiễu.

• Pixel của bạn sẽ tập trung vào chủ đề đó – hệ thống sẽ đọc dữ liệu hiệu quả hơn nhờ data sạch sẽ rõ ràng và không pha trộn.

• Nếu bạn thuê người giúp quản lý vài mảng trong tài khoản quảng cáo, sẽ dễ hơn rất nhiều nếu cấp quyền cho họ vào một số tài khoản nhất định, không phải tất cả. Bạn là người nắm quyền quản lý.

• Vì mọi tài khoản đều riêng biệt, nếu 1 tài khoản gặp sự cố, các tài khoản còn lại vẫn an toàn.

5. Nhiều người tin rằng khi tạo một Quảng cáo mới, ta nên đặt mức chi phí hàng ngày $10-20 và để chạy 2-3 ngày trước khi quyết định giữ hoặc dừng quảng cáo.


Nhưng sau khi tạo hàng ngàn quảng cáo, tôi thấy có rất ít quảng cáo không hiệu quả trong 24 giờ đầu nhưng sau đó lại khởi sắc và cho kết quả tốt hơn. Cũng có xảy ra, nhưng rất hiếm. Số phận một quảng cáo thường được định đoạt trong vòng 24 giờ đầu tiên.

Nếu FB quảng cáo đến đúng khách hàng bạn mong muốn trong ngày đầu tiên, cơ hội quảng cáo hoạt động tốt sau đó là rất cao. Nhưng nếu FB quảng cáo sai người trong ngày đầu, tỷ lệ khởi sắc mấy ngày sau là rất mong manh.

Vì thế tôi khuyên rằng nếu bạn đặt chi phí $10-$15 để thử nghiệm một quảng cáo trong hơn 1 ngày, bạn đang lãng phí thời gian và tiền bạc. (Tất nhiên cũng có vài ngoại lệ).

6. Khởi đầu một adset với ngân sách cao hơn $15 không mang lại hiệu quả tốt cho tôi. 


Với tôi mức phù hợp nhất là $12. Thú thật, tôi cũng không biết tại sao, nhưng bất kỳ ngân sách nào hơn $15 với tôi đều không có hiệu quả mỹ mãn.

7. Gần đây tôi xem một video trên FB bảo rằng ngân sách không ảnh hưởng đến việc tối ưu hóa. 


Nhưng IMO thì chắc chắn có. Nếu không, tại sao chúng ta không thể tăng mức chiến dịch lên 10x ngân sách ban đầu chỉ sau một đêm, kể cả với tập khách hàng lớn? Chúng ta đều biết rằng nếu ta nhân 2x hoặc 3x ngân sách, ROI sẽ giảm ngay chỉ sau 1 đêm. Mức tăng đều 10-20% là cách hiệu quả. Mặc dù vậy, khi bạn tăng ngân sách của mình, ROI thường sẽ giảm dần.

8. Facebook không thích giới hạn, không thích bạn chia nhỏ nhóm tuổi, đặc biệt khi nhóm khách hàng mục tiêu cuối cùng có độ lớn dưới 500K.


Ví dụ: Nếu bạn chạy quảng cáo đến tập khách hàng 1M người, tuổi từ 25-65, và nhận thấy nhóm tuổi 35-44 chuyển đổi tốt và hoạt động hiệu quả.

Đừng tạo chiến dịch riêng lẻ hướng đến nhóm 35-44 đó, đặc biệt nếu độ lớn của tập khách hàng này thấp hơn 500K. Nếu nhiều hơn 500K, tạo 1 quảng cáo khác, nhưng chỉ khi chiến dịch ban đầu của bạn (mục tiêu 25-65) không còn hoạt động nữa.

Nếu bạn có cả 2 chiến dịch cùng chạy đồng thời, sẽ có nhóm khách hàng bị trùng, và FB không thích điều này. Ý tiếp theo tôi sẽ phân tích rõ hơn.

9. Facebook không thích nhóm khách hàng trùng. Vì thế đừng để nhiều quảng cáo cùng hướng đến một nhóm khách hàng, kể cả khi các quảng cáo này có mục tiêu khác nhau.


Ví dụ: nếu bạn có chiến dịch tối ưu hóa VC (VC-optimized) hướng đến 1 nhóm người, tránh đặt các quảng cáo về ATC hay Purchase nhắm đến nhóm khách hàng này.

Lý tưởng nhất chính là từng quảng cáo hoạt động đều hướng đến từng đối tượng khác nhau. Bạn có thể dùng tính năng “ngoại trừ” (exclude) để thực hiện yêu cầu này. Nhưng sau khi loại trừ, đảm bảo độ lớn của nhóm khách hàng cuối cùng phải đạt ít nhất 500K.

10. Tiếp theo Điểm 8… Nếu bạn “phải” giới thiệu 1 quảng cáo khác hướng đến cùng nhóm khách hàng như quảng cáo hiện có (có thể có mục tiêu chuyển đổi khác), hãy làm điều đó 1 hoặc 2 ngày sau khi quảng cáo đầu tiên được đăng.


Điều này giúp quảng cáo đầu tiên có thời gian tối ưu hóa và ổn định trước khi quảng cáo sau được kích hoạt.

11. Tránh chạy cùng lúc nhiều chiến dịch quảng cáo trong cùng một niche tại một thời điểm. 


Các quảng cáo của bạn sẽ tự cạnh tranh lẫn nhau và cuối cùng đều chịu rủi ro và thua thiệt. Nếu chủ đề của bạn có tập khách hàng khoảng 1 triệu (1M) người, tôi khuyên bạn không nên chạy cùng lúc quá 3 chiến dịch. Đối với các niche nhỏ hơn, đừng chạy quá nhiều hơn 2 quảng cáo, 1 là vừa phải.

Hy vọng bạn thấy bài chia sẻ này hữu ích và giúp được cho công việc của bạn và nhớ like bài viết nhé!

Pr trên Facebook là gì? và cách làm Pr trên Facebook hiệu quả

- 26/5/18

Facebook hiện là mạng xã hội được nhiều người sử dụng nhất ở Việt Nam. Vậy PR trên Facebook là gì và cách để Pr trên Facebook hiệu quả như thế nào là câu hỏi được đặt ra?

Trước tiên bạn nên hiểu rõ hơn về Pr nghĩa là gì?

PR (Tiếng Anh đầy đủ: Public Relations, viết tắt là PR) là cách thức mà các cá nhân/công ty quản lý hình ảnh của chính mình trong mắt khách hàng mục tiêu (công chúng) thông qua một tiếng nói các bên thứ ba (Báo Chí, Đài Truyền hình, vv...).

Vậy Pr trên Facebook là gì?

Là giới thiệu (hình ảnh,thông tin, thông điệp v.v...) về sản phẩm hoặc cá nhân/doanh nghiệp của bạn tiếp cận với khách hàng mục tiêu thông qua MXH Facebook qua đó làm cho tăng khả năng bán sản phẩm, uy tín cá nhân hoặc uy tín doanh nghiệp tới đối tượng khách hàng mong muốn v.v....

5 bí quyết để PR trên Facebook hiệu quả:


1. Bạn phải đưa ra được lý do để khách hàng thích sản phẩm bạn.
2. Bài viết và status phải tập trung vào những đề tài mà khách hàng mục tiêu quan tâm và mong muốn liên quan đến sản phẩm của bạn.
3. Tạo các hoạt động hấp dẫn (Minigame, chương trình khuyến mãi, giảm giá vvv.. ) kêu gọi khách hàng tương tác.
4. Liên tục làm mới nội dung mang đến điều những điều độc đáo cho khách hàng của bạn.
5. Lịch update những thông tin và hình ảnh đều đặn.
6. Tiếp cận đến càng nhiều đối tượng khách hàng mục tiêu càng tốt.

Cho ví dụ về Pr là gì "trong quy trình tán gái" để các bạn dễ hình dung nhé: 

Nếu bạn định cưa 1 cô gái thì:

- Tìm hiểu về gia cảnh, con người, thói quen, sở thích của cô này được gọi là NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG

 - Mặc quần áo, tóc tai cho phù hợp để đi cưa cô ấy được gọi là LÀM NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU

 - Gặp gỡ lúc vô tình, lúc cố ý thường xuyên thì được gọi là QUẢNG CÁO

 - Chăm bẵm anh, chị, em cô ấy, bố mẹ, bạn bè… để mong người ta nói tốt về mình với đối tượng là PR – QUAN HỆ CÔNG CHÚNG .

- Quyết định gặp gỡ để tỏ tình chốt hạ được gọi là MARKETING BÁN HÀNG.

 - Nếu cô ấy chưa đồng ý thì phải theo đuổi tiếp gọi là REMARKETING Nếu cô ấy nhận lời yêu, nhớ nhung mình, thèm khát mình thì gọi là THƯƠNG HIỆU ĐÃ ĐƯỢC KHẲNG ĐỊNH.

[Thủ Thuật Facebook] Chạy Quảng Cáo Nhiều Like nhưng Không có Comment

- 25/5/18

Càng ngày Facebook có vẻ chạy càng khó hơn (Do thay đổi thuật toán, do nhiều người tham gia quảng cáo hơn), nay mình xin chia sẻ 1 vài kinh nghiệm để anh em có thể cải thiện chạy ads hiệu quả hơn.


1. Về tệp khách hàng mục tiêu:


Target page nào có like thật thì tạo look a like tệp Like page, tương tác page (2k-3k like cũng được) để chạy, cái này thay cho target sở thích luôn.

Tức là khi chạy Look a Like thì chỉ cần target tuổi, địa điểm, ko cần target sở thích. Page nào chạy 1 thời gian có lượng tương tác vài chục nghìn rồi thì chạy lại tệp tương tác page.

Xem thêm bài viết về Target tại tệp tại đây

 2. Về nội dung quảng cáo

- Mọi người hay có câu chạy ít comment quá?  Ít thì phải kêu gọi khách hàng comment để tăng tương tác tự nhiên cho post.

Có thể do 2 Nguyên Do:


- Target sai đối tượng khách hàng mục tiêu: 


Ví du: bán Iphone X cho trẻ trâu dưới 18 tuổi. Iphone X thì đẹp, sang chảnh ai mà chả thích nhưng quan trọng không có tiền mua.

- Do Nội Dung Quảng Cáo của các bạn: thì có giải pháp như sau dành cho các bạn.


Đưa nội dung kêu gọi comment lên ảnh luôn nhé, đừng chỉ đưa vào caption.

Ví dụ:  Cái gì đó vvv...  Để lại số điện thoại được tư vấn miễn phí

1. là comment, bước 2 là tag... Cái này mình vẫn đang chạy bình thường, chưa thấy Fb làm chặt vụ này.

2. Tạo mồi nhử bằng Ưu đãi giảm giá cực mạnh

Ví dụ:  Lấy 1 vài sản phẩm cũ giảm sâu 70% để làm mồi nhử, còn các sản phẩm khác giảm 10%-30% bình thường.

Khuyến khích khách hàng mua càng nhiều giảm giá càng sâu để gom đơn.

3. Tạo nhân chứng feedback cái này rất rất hiệu quả, dùng người thật việc thật và “sáng tạo” 1 câu chuyện cho nhân chứng đó đã dùng sản phẩm của mình thế nào.

Ví dụ: Sau 3 năm đau khổ về cuộc hôn nhân tan vỡ, chị ấy cũng đã có được hạnh phúc => Bán thuốc giảm cân, hoặc mỹ phẩm, hoặc phòng Gym.

4. Gắn cho sản phẩm 1 câu chuyện, để nó ko chỉ là 1 sản phẩm với công dụng vốn có.

Ví dụ: Mỹ phẩm handmade => Câu chuyện về nguồn nguyên liệu chiết xuất từ thiên nhiên, được chăm chút kỳ công thế nào.

 3. Công cụ hỗ trợ khác 


Chatbot ngoài việc hỗ trợ trả lời tự động, phân loại khách hàng, hiện là công cụ rất mạnh để remarketing.

Anh em nào chưa dùng thì nên dùng luôn nhé. Những cách trên mình đang làm và cũng thấy nhiều bên làm khá hiệu quả.

Xu hướng hiện nay sẽ chuyển qua chạy quảng cáo tin nhắn và có setup chatbot sẽ tăng hiệu quả chuyển đổi cho sản phẩm của bạn.

[Thủ Thuật Facebook] 4 cách để tạo tệp khách hàng tiềm năng kênh Facebook

-

Nhiều bạn chạy quảng cáo chưa biết cách tạo ra tệp khách hàng tiềm năng của mình thì bài viết này mình xin hướng dẫn 4 cách để tạo tệp khách hàng tiềm năng trên Facebook.



1: Chính là tệp khách hàng lọc từ target gợi ý của facebook. 


(Độ tuổi, địa điểm, sở thích, vv...). Sau khi chạy ads thấy target này tương tác tốt, ra đơn thì bấm Lưu tệp đối tượng này để sử dụng cho các mẫu ads khác.

Trong tệp này, chú ý phần chọn sở thích, có thể chọn ràng buộc, khách hàng của bạn thích cái A và bắt buộc thích cái B.

Ví dụ, bán mỹ phẩm cho bà mẹ bỉm sữa, có thể chọn, thích “mẹ và bé” và thích “mỹ phẩm” (trong thu hẹp đối tượng).

2: Sưu tầm email và số điện thoại khách hàng tiềm năng 


ví dụ: kh đã mua sp của mình, khách hàng đã để lại email trong minigame tặng quà của mình, email lọc đc từ các page hoặc group mở bạn cho là liên quan, thậm chí data mua được về tạo look a like.

Tệp này chạy khá ổn.

 3: Thường xuyên chạy bài viết có hình ảnh viral, video viral...nhưng hướng đến đối tượng khách hàng của mình. 


Ví dụ: Khi bạn mở tiệm nail dành cho nữ từ 22-29 thì chạy những video hoặc ảnh có tiêu đề như “20 mẫu nail hot nhất mùa hè năm nay”, những bài thế này like share cực nhiều, vì các chị e thích cái đẹp.

Sau tầm 1 tháng, nhanh hơn có thể là 2-3 tuần, tạo tệp tương tác facebook để chạy lại.

Lưu ý: Với tệp này, càng nhiều page cộng đồng thì càng nhiều tệp tương tác.

4: Dành cho những bạn có website.


Tạo mục tin tức, rồi cho ra các bài viết content chất lượng, dùng Fb, SEO, diễn đàn, group để đẩy traffic về.

Rồi sau 1 thời gian đổ tiền có traffic thì tạo tệp truy cập vào website trên facebook để chạy lại (nhớ gắn pixel facebook vào website).

Chúc các bạn sẽ ra được nhiều đơn hàng nhé!

Mọi người thấy hữu ích thì tặng mình cái like quảng cáo à nhầm bài viết nha :D

8 Công Cụ Phân Tích Từ Khoá SEO Miễn Phí

- 24/5/18

Bạn có mệt mỏi với các hạn chế của về phân tích từ khoá của Google Keyword Planners không?




Bạn có thể nhập bất kỳ từ khóa 'hạt giống' nào và xem các đề xuất từ khóa và khối lượng tìm kiếm được kết hợp của chúng.


Bây giờ, Google đã hạn chế những con số này với các phạm vi chung (chi hiển thị chính xác với những tài khoản đã chi tiêu 1 số tiền nhất định cho adwords).



Đừng quá lo lắng, nó vẫn là một công cụ hữu ích. Nó cho thấy một số từ khóa tốt, chia chúng thành các nhóm (hữu ích) và hoàn toàn miễn phí.



Nhưng nếu bạn nghĩ Google Keyword Planners là công cụ duy nhất bạn đang sử dụng cho nghiên cứu từ khóa, thì bạn sẽ bỏ lỡ.

Vâng, bạn có thể sử dụng các công cụ như Trình khám phá từ khóa của Ahrefs có rất nhiều dữ liệu, tính năng và bộ lọc. Nhưng nếu bạn chỉ mới bắt đầu và không thể biện minh cho bất kỳ công cụ SEO nào?

Dưới đây là một số công cụ phân tích từ khóa miễn phí để giúp bắt đầu kế hoạch SEO của bạn với chi phí 0 đồng:

  1. 1. Google Trends;
  2. 2. Keyword Shitter;
  3. 3. Answer the Public;
  4. 4. Google Search Console;
  5. 5. Google Correlate;
  6. 6. Keywords Everywhere;
  7. 7. Wordtracker Scout;
  8. AdWord & SEO Keyword Permutation Generator;

Nào bây giờ hãy nghiên cứu kỹ hơn về từng công cụ này.

1. Google Trend


Hãy bắt đầu danh sách này với một công cụ từ khóa hữu ích khác (mà bạn có thể đã quen thuộc) từ Google — Google Trend.

Google Trend để cho Seoer biết xu hướng tìm kiếm của từ khoá thay đổi theo thời gian. Nhập từ khóa và bạn sẽ thấy mức độ phổ biến tương đối của truy vấn tìm kiếm đó trong 12 tháng qua.

 Để chứng minh điều này có thể hữu ích như thế nào, hãy kiểm tra dữ liệu Google Xu hướng cho từ khoá "GrowPLUS".


Dường như mức độ phổ biến tìm kiếm của truy vấn này không ổn định trong suốt cả năm.

Nhưng nếu bạn nhìn kỹ, bạn sẽ thấy rằng tìm kiếm nhiều vào tháng 2 và 3.

Nếu chúng tôi kiểm tra dữ liệu Google Xu hướng trong năm năm qua, chúng tôi có thể thấy rằng trên thực tế, tìm kiếm tăng hàng năm.


Và tìm kiếm nhiều ở 2 TP.HCM và Hà Nội

 Tìm hiểu thêm về chủ để  liên quan' hàng đầu và tăng lên bằng cách nhấp vào biểu tượng dấu chấm hỏi (xem ảnh chụp màn hình ở trên) trong hộp có chủ đề liên quan.


Vì GrowPLUS+ là sữa bột và sản phẩm chủ yếu Là GrowPLUS+ Đỏ của NutiFood nên bạn thấy các vấn đề liên quan hiện ra.

Vì vậy, tôi khuyên bạn nên  sử dụng Google Trend để nghiên cứu từ khóa để SEO.

2. Keyword Shitter


Bạn không mất nhiều trí tưởng tượng để đoán công cụ này làm gì.

Chỉ cần nhập từ khóa "GrowPLUS" (hoặc nhiều từ khóa) và nhấn "Shit keywords!"



Sau đó nó sẽ bắt đầu làm công việc tìm kiếm từ khoá của nó.

Được cảnh báo, mặc dù, công cụ này sẽ tạo ra rất nhiều gợi ý từ khóa.

Tôi để nó chạy trong khoảng 30 phút và có gần 1000 gợi ý… và nó vẫn đang diễn ra!

Nó hoạt động bằng cách khai thác Google Autocomplete.


Bởi vì điều này, nó khá cơ bản.

Nó không hiển thị dữ liệu về khối lượng tìm kiếm hoặc xu hướng, cũng như không nhóm từ khóa theo bất kỳ cách nào (như Công cụ lập kế hoạch từ khóa của Google thực hiện).

Nhưng nó có một tính năng đáng chú ý khác: bộ lọc tích cực (Positive Filter) và tiêu cực và Negative Filter.

Vì vậy, hãy thêm từ "mua" vào bộ lọc tích cực và chạy lại tìm kiếm "GrowPLUS".


Bây giờ bạn có thể thấy rằng nó chỉ khai thác các truy vấn có chứa từ "mua".

Bộ lọc phủ định ngược lại, nó loại trừ các truy vấn chứa các từ được lọc.

Điều này có thể hữu ích khi tìm kiếm các truy vấn có liên quan với mục đích mua cao (ví dụ: "mua growplus", "nen mua grow plus cua vinamilk hay nutifood", v.v.).

Để đo số liệu allintitle bạn dùng thêm phần mềm keyword Xtreme để so sánh đối thủ SEO từ khóa đó

BẠN CÓ MUỐN THÊM NHIỀU Ý TƯỞNG KEYWORD TỰ ĐỘNG CỦA GOOGLE KHÔNG?

Thử báo cáo Đề xuất tìm kiếm trong Trình khám phá từ khóa của Ahrefs.

Keywords Explorer (Tool tốn phí )> Tìm kiếm đề xuất.



Không giống như KW Shitter, Ahrefs cung cấp cho bạn một số chỉ số như khối lượng tìm kiếm, Độ khó từ khóa (KD) và hơn thế nữa.

3. Answer the Public

Trả lời công chúng tìm câu hỏi, giới từ, so sánh, chữ cái và các tìm kiếm có liên quan.

Chúng ta sẽ bắt đầu bằng cách nhập từ khóa “GrowPLUS” .


Điều đầu tiên bạn sẽ thấy sau khi nhập từ khóa "GrowPLUS" là câu hỏi.

Đây là những truy vấn tìm kiếm có who, what, why, where, how, which, when, are, and is..

Ví dụ: “grow plus có tốt không ?”


Nói chung nếu đến với một dự án SEO mới mà bế tắt chưa biết hướng đi từ khoá như thế nào thì tool Answer the Public là một giải pháp tuyệt vời dành cho bạn.

4. Google Search Console:

Hầu hết các công cụ từ khóa (miễn phí hoặc cách khác) được thực hiện cho việc tìm kiếm các từ khóa mới để nhắm mục tiêu.

Nhưng những gì về các từ khóa hiện tại bạn đã xếp hạng? Không có thông tin chi tiết nào để được thu thập từ những thứ này? Chắc chắn rồi. Do đó, Google Search Console là một công cụ từ khóa không nên bỏ qua.

Chuyển đến: Search Console> Lưu lượng truy cập tìm kiếm> Phân tích tìm kiếm> Truy vấn Sau đó, nhấn vào các hộp kiểm hiện diện, CTR và vị trí.


Bây giờ bạn sẽ thấy truy vấn nào đã gửi nhiều nhấp chuột nhất đến trang web của bạn trong 28 ngày qua.

Bạn cũng sẽ thấy số lần hiển thị, CTR và vị trí trung bình cho mỗi truy vấn.

Báo cáo này có thể cho bạn biết rất nhiều — bạn chỉ cần biết những gì bạn đang tìm kiếm.

Đối với người mới bắt đầu, hãy xem cột số lần hiển thị. Nếu GSC báo cáo vị trí trung bình của bạn là ~ 7 trở xuống, thì có ít khả năng — theo ý kiến của tôi, ít nhất — bạn đang hiển thị phần lớn các tìm kiếm.

Kết quả? Số lần hiển thị = ước tính chính xác về khối lượng tìm kiếm.

Nên lựa các từ khoá đứng 7 trở xuống và có lượng tìm kiếm trong 1 tháng cao  để tối ưu hoá lại bài viết nhằm tăng thứ hạng từ khoá để có nhiều traffic hơn.

Còn 4 cái nữa mà mệt quá hẹn các bạn khi khác bổ sung thêm:

Empathy Map là gì ?Giúp phác thảo sơ lược hồ sơ khách hàng hiệu quả.

- 17/5/18

Empathy Map là gì ?


Empathy Map hay còn được gọi là bản đồ thấu cảm.



Cội nguồn của mọi ý tưởng nội dung đều bắt nguồn từ customer insight, để tìm insight chúng ta phải dựa trên sự thấu hiểu (hiểu biết) về đối tượng mục tiêu.

Trong cuốn sách tạo lập mô hình kinh doanh (business model generation) có đề cập đến khái niệm "Bản đồ thấu cảm (empathy map)" rất thú vị.Bản đồ thấu cảm là một cách phác thảo sơ lược hồ sơ khách hàng hiệu quả.

Bản đồ thấu cảm sẽ giúp bạn nhận thức đúng đắn hơn về chân dung của khách hàng, về việc khiến họ phải rút hầu bao chi trả cho những sp/dv của bạn.

Bản đồ thấu cảm gồm 6 phần:

+ Suy nghĩ & cảm nhận
+ Nhìn thấy gì
+ Nói và làm
+ Lắng nghe
+ Khó khăn
+ Thành quả

Sử dụng bản đồ thấu cảm như thế nào ?

Đầu tiên bạn cần nghĩ đến 2-3 nhóm khách hàng tiềm năng. Sau đó chọn ra ba ứng cử viên triển vọng nhất để thực hành các câu hỏi bên dưới.
Bắt đầu bằng việc đặt tên và đưa ra các thông tin cơ bản về nhân khẩu học, thu nhập, tình trạng hôn nhân,v.v…
Tiếp theo bạn cần trả lời các câu hỏi trong mỗi phần như sau:

*NGƯỜI ĐÓ NHÌN THẤY GÌ

+ Bạn cần mô tả những điều khách hàng thấy trong môi trường của họ
+ Điều người đó thấy trông ra sao
+ Xung quanh người đó có những ai
+ Ai là bạn của người đó
+ Hàng ngày người đó tiếp xúc với những khuyến mãi nào
+ Người đó đang đối mặt với những vấn đề gì

*NGƯỜI ĐÓ NGHE THẤY GÌ

+ Bạn cần mô tả cách môi trường tác động đến khách hàng
+ Bạn bè người đó nói gì
+ Bạn đời của người đó nói gì
+ Những ai thực sự có ảnh hưởng đến người đó và ảnh hưởng như thế nào
+ Những kênh truyền thông nào có tác động tới người đó

*NGƯỜI ĐÓ THỰC SỰ SUY NGHĨ VÀ CẢM NHẬN NHƯ THẾ NÀO

+Bạn phải cố gắng phác thảo những điều đang tồn tại trong tư duy của khách hàng
+Điều gì thực sự quan trọng với người đó (điều mà có thể người đó không công khai)
+Thử hình dung về những cảm xúc của người đó. Cảm xúc nào thúc đẩy người đó ?
+Điều gì có thể khiến người đó mất ngủ
+Cố gắng diễn tả ước mơ và nguyện vọng của người đó

*NGƯỜI ĐÓ NÓI GÌ VÀ LÀM GÌ

+ Bạn cần hình dung ra những gì khách hàng có thể nói và hành vi cư xử của họ nơi công cộng
+ Người đó có thái độ như thế nào
+ Người đó có thể nói điều gì khác
+ Đặc biệt chú ý đến những mâu thuẫn có thể xảy ra giữa việc họ nói và việc họ làm

*NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA NGƯỜI ĐÓ LÀ GÌ ?

+ Nỗi bức xúc lớn nhất của người đó là gì
+ Chướng ngại vật nào ngăn cách điều mà người đó muốn đạt được
+ Người đó lo sợ những loại rủi ro nào

*NGƯỜI ĐÓ ĐẠT ĐƯỢC LỢI ÍCH GÌ?

+Người đó thực sự muốn hay cần đạt được điều gì
+Thước đo thành công của người đó là gì
+Thử nghĩ đến vài chiến lược mà người đó có thể sử dụng để đạt được mục tiêu
Nào, hãy lấy giấy bút ra phác họa ngay cho mình 1 bản đồ thấu cảm của khách hàng của bạn xem nào.

Hướng dẫn lập Kế hoạch Digital Marketing chi tiết nhất

- 6/5/18
Tài liệu này nhất quyết các bạn phải ghi chép lại nếu muốn hiểu về Kế hoạch Digital Marketing thực thi cần đáp ứng những yêu cầu sau.

1. Hiểu bản chất của Marketing, truyền thông, thương hiệu, bán hàng, PR, quảng cáo….
1.1 : Định nghĩa về Marketing 1.2 : Quảng cáo, PR, truyền thông, thương hiệu, trade marketing, ATL, BTL… trong marketing 2. Persona : Chân dung khách hàng mục tiêu 3. Chiến lược giá trị sản phẩm theo Insight khách hàng
4. Quy trình Lập kế hoạch Marketing theo RSTPMMIC
4.1 Nghiên cứu thị trường : 4.1.1 Nghiên cứu nhu cầu thị trường 4.1.2 Nghiên cứu đối thủ 4.1.3 Nghiên cứu khách hàng từ customer đến consumer. 4.1.4 Nghiên cứu sản phẩm (Xem kỹ mục 3) 4.1.5 Nghiên cứu triết lý, năng lực, nguồn lực, sức mạnh và giá trị cốt lõi, SWOT của bản thân doanh nghiệp 4.2 : Xác định thị trường mục tiêu (T) và Phân khúc khách hàng (S) 4.3 : Định vị thương hiệu 4.4 : Marketing Mix : Sản phẩm , Giá, Phân phối, Quảng bá 4.4.1 Chiến lược sản phẩm 4.4.2 8 chiến lược về giá theo giá trị 4.4.3 Kênh phân phối 4.4.4 Quảng bá (Xem kỹ phần 5)
5. Quảng bá
5.1 Quảng bá tại điểm bán : Trade marketing – Push marketing 5.2 Quảng bá on air – Pull marketing và 3 phương thức truyền thông (Quảng cáo, PR, Content marketing) 5.3 Chăm sóc và hậu mãi
6. Lập kế hoạch truyền thông bán hàng/ thương hiệu
6.1 Lập kế hoạch truyền thông thương hiệu 6.1.1 : Mục tiêu xây dựng thương hiệu (4 mục tiêu) và KPI 6.1.2 : Ý tưởng lớn và Slogan 6.1.3 : Chọn kênh và phương thức truyền thông 6.1.4 : Media planning và KPIs 6.1.5 : Kịch bản , thiết kê và sản xuất
6.2 Lập kế hoạch truyền thông bán hàng
6.2.1 Chọn kênh bán hàng và phương thức truyền thông 6.2.2 Mục tiêu và phương án thử nghiệm 6.2.3 Ý tưởng bán hàng và Tagline bán hàng 6.2.4 Media Planning và KPIs cho giai đoạn thử nghiệm mẫu. 6.2.5 : Media planning và KPIs cho giai đoạn chính thức
7. Đo lường và xử lý khủng hoảng
7.1 : Các công cụ đo lường tương tác và Dashboard 7.2 : Quản lý khách hàng tiềm năng và khách hàng thật 7.3 : Kiểm soát danh tiếng và tín hiệu phản hồi 7.4 : Kịch bản xử lý khủng hoảng/ doanh số
Sau khi học xong phần Marketing chiến lược các bạn sẽ lập được kế hoạch Marketing thực tế cho Digital với các bước sau :
1. Sản phẩm hay brand nên chọn Name là gì?, mục tiêu cần lập kế hoạch trong 1 năm là gì? Và 1 kế hoạch sales ngắn hạn giải quyết trước mắt 1 tháng là chi bao nhiêu cho ads để bán được bao nhiêu hàng? Chiến lược hớt váng - Săn bắn - Nuôi dưỡng?
2. Mục tiêu branding (Xây dựng thương hiệu) : 1 năm thì sẽ có bao nhiêu khách hàng biết? biết qua kênh nào? biết với thông điệp gì? 3. Mục tiêu sales trước mắt : Định chi bao nhiêu tiền cho ads? chạy ads kênh nào để đạt mục tiêu? Chi phí dự định chấp nhận được là chi bao nhiêu tiền/ doanh số cụ thể? ví dụ 10% hay 20%? 4. Hãy cho biết khách hàng của bạn là ai? chia nhỏ ra bao nhiêu nhóm? Phân khúc chi tiêu nhóm nào? Ai là người chi ai là người dùng, ai là người ảnh hưởng, hành vi tiêu dùng là như nào. 5. Hãy cho biết sản phẩm của bạn sẽ chia ra đáp ứng được những vấn đề gì của nhóm khách nào? 6. Hãy cho biết Khi nào thì sản phẩm sẽ bán chạy ? Hàng của bạn là loại chủ động hay bị động? Dùng chiến lược Hớt váng - Nuôi dưỡng - Săn bắn khi nào? 7. Khu vực nào sẽ là thị trường chính? 8. Cho biết giá sản phẩm, hình ảnh và đặc điểm sản phẩm 9. Hãy cho biết 3 lợi ích lý tính đáp ứng của sản phẩm 10. Hãy cho biết ít nhất 3 lợi ích cảm tính của sản phẩm 11. Hãy cho biết USP và các PODs của sản phẩm ? Thế mạnh lớn nhất và khác biệt nhất? – Slogan hay Tagline bán hàng là gì? Key message và key visual cho chiến dịch truyền thông? 12. Ý tưởng truyền thông của bạn cho kế hoạch 1 năm là gì? 13. Ý tưởng bán hàng của bạn là gì tháng này? 14. Hãy cho biết bạn đã xây dựng website chính như thế nào? địa chỉ web đâu? đã chuẩn Who What Why chưa? Sắp tới sẽ chỉnh 3W không? 15. Hãy cho biết kế hoạch dài hạn 1 năm : Những thứ nào bạn sẽ đầu tư :
+ Web chính đã có chưa, chuẩn Who What Why chưa? Các trang sản phẩm chuẩn AIDA chưa? Bao h sẽ xong? + Bao nhiêu web vệ tinh?, + Dự định seo bao nhiêu từ khóa – hãy liệt kê ít nhất 20 từ khóa bán hàng?, + Thuê viết bao nhiêu bài chuẩn SEO,? , + Fanpage bao nhiêu fan? + Có lập group FB chăm sóc khách ko? + Có lập hệ thống email list và SMS brandname ko? + Có đầu tư CRM không? + Có lập kênh Youtube và sản xuất bao nhiêu video? và có video giới thiệu cty không? + Có làm video bán hàng và chạy ads ko? + Sẽ làm bao nhiêu video để SEO? + Các loại video : Từ bán hàng, infor tới Viral + Có chạy google ads , GDN và Remarketing không? tự chạy hay thuê? + Có chạy Facebook ads cho branding ko? dự định chạy 1 năm bao nhiêu tiền và cho bao nhiêu người xem? + Có định viết bao nhiêu bài PR báo chí và định đưa lên báo nào? + Có định mở gian hàng trên TMĐT không? + Kế hoạch Forum seeding cho Brand mình thế nào? + Kế hoạch theo dõi thị trường hớt váng qua Facebook và Google như nào? 16. Hãy cho biết kế hoạch ngắn hạn tháng tới :

+ Chi bao tiền quảng cáo cho FB, GG, Côccoc hay quảng cáo ở đâu? + Có làm Sales page bán hàng không? hay chạy FB ads bán trên FB?
17. Nhân sự :

+ Có định thuê thiết kế riêng hay thuê ngoài hay tự học? + Chạy FB ads và GG adwords tự chạy hay thuê agency? + Viết bài quảng cáo FB tự viết ? + Viết bài bán hàng định bao giờ thì viết xong các bài AIDA? + Các trang vệ tinh chuẩn SEO thì thuê viết bài ở ngoài hay tự viết? + Telesales và tỷ lệ chốt đơn? + Hệ thống dịch vụ hậu mãi? + Hệ thống đối tác thành viên?
18. Đo lường hiệu quả chiến dịch :

+ Sử dụng nền tảng đo lường nào : Google docs, CRM miễn phí hay thu phí, Thu lượm data từ kênh nào? chi phí bao nhiêu cho 1 data tiềm năng và doanh thu? + Chi phí thực tế cho Sales hớt váng/ DS, cho Sales phễu/ Doanh số? + Chi phí thực tế cho Branding theo KPIs?

Mẫu kế hoạch Digital Marketing: tại đây

7 sai lầm về kỹ thuật chạy quảng cáo Facebook

- 4/5/18

Mình có chạy quảng cáo facebook 1 thời gian có mắc phải 1 số sai lầm và nghĩ cũng sẽ có bạn mắc phải giống mình. Hôm nay nghỉ rảnh rỗi chia sẻ lên 7 sai lầm về kỹ thuật chạy Facebook Ads.


1. Có thể tiếp cận hết các đối tượng trong 1 tệp custom audience:


- Bạn có 1 tệp đối tượng khoảng 10.000 người (thăm website, fans của page..) và bạn mong muốn phân phối quảng cáo tới toàn bộ người trong tệp đó. Giải pháp là lựa chọn daily unique reach với hy vọng cách này có thể tiếp cận toàn bộ tập khách hàng với chi phí thấp.

- Tuy nhiên, tên gọi là daily unique reach nhưng nếu quan sát 1 thời gian bạn sẽ vẫn thấy độ lặp nhất định (càng lâu tỷ lệ lặp càng lớn). Nếu để ý bạn sẽ thấy chỉ số “số người tiếp cận” nhỏ hơn (rất nhiều) so với số người trong tệp. Quảng cáo facebook sẽ không bao giờ được phân phối cho toàn bộ người trong tệp target.

Giải pháp:

Tạo campaign riêng cho các mẫu quảng cáo tập khách hàng nhỏ để dễ theo dõi. Chọn daily unique reach. Nhân bản thành nhiều nhóm quảng cáo, chấp nhận độ lặp cao nhưng quảng cáo sẽ tiếp cận được nhiều người nhất có thể.


2. Không dùng chức năng Exclude:


- Khi chạy test các tập audience khác nhau, chúng ta thường nhân bản thành nhiều nhóm quảng cáo rồi sửa target. Vô hình chung các tệp overlap lớn với nhau sẽ có thể bị trùng lặp giữa các ads set, không tối ưu và làm test không chính xác.

Giải pháp:  

Exclude các tập khách ở các nhóm quảng cáo còn lại. Ví dụ Nhóm A test lookalike A thì nên exclude các lookalike B của nhóm B, lookalike C của nhóm C…

3. Nhân bản quảng cáo tốt sẽ được hiệu quả tốt


- Bạn có 1 ads set A hiệu quả. Bạn muốn tăng ngân sách và quyết định nhân bản ads set này (nhóm A’) với hy vọng mang lại hiệu quả gần hoặc ngang bằng.

- Tuy nhiên, sau 1 thời gian theo dõi thì nhóm quảng cáo nhân bản không hiệu quả 1 chút nào, thậm chí CPM cao hơn nhóm gốc nhiều lần. Điều này theo mình hiểu là nhóm A’ cũng tiếp cận tập khách hàng giống nhóm A, nhưng những người mà A’ tiếp cận lại chẳng may là tập khách tiềm năng của ông X, Y nào đó nên cạnh tranh rất cao, giá CPM đắt lòi.

Giải pháp: 

Đơn giản là đừng kì vọng quá nhiều vào 1 ads set. Hãy nhân bản ra nhiều nhóm quảng cáo khác nhau và theo dõi. Note lại những tập hiệu quả để sau này xài lại. Cày đi cày lại cho đến khi khai thác hết tập khách ngon thì thôi ^^

4. Quá quan trọng giá comment


- Nhóm/mẫu quảng cáo ngon = nhiều comment, giá comment rẻ. Chưa chắc.

- Vì có nhiều trường hợp như: khách hàng comment nhiều lần vào 1 post, khách hàng comment tag nhau chứ không mua hàng, comment dạo …

Giải pháp: 

Theo dõi comment của các post đang chạy (thủ công hoặc bằng phần mềm). Ghi rõ nguồn contact lấy được từ post nào, từ đó xem post nào ra đơn. Còn ads set nào ra đơn thì em chưa biết cách track mong các pro chỉ giáo ^^

5. Tăng giảm ngân sách lớn 1 lúc


- Nhóm quảng cáo hiệu quả thì phải bơm tiền vào. Nhưng đôi khi bơm xong lại hết hiệu quả. Vậy phải làm sao?

- Điều này có thể lý giải là bạn bơm tiền vào đột ngột khiến facebook sẽ phải tăng chi tiêu để đáp ứng ngân sách, khiến thuật toán tối ưu của nó không thích ứng kịp và phân phối không được như trước (hiệu quả/kém hiệu quả hơn, tùy ăn ở)

Giải pháp:

Nhân bản nhóm quảng cáo (nhưng cũng đứng trước rủi ro là nhóm quảng cáo có thể không hiệu quả - như điều 3). Hoặc tăng ngân sách từ từ khoảng 50% một (nhưng lại không tăng đáp ứng kịp ngân sách hoặc cũng có thể không hiệu quả). Nói chung hên xui. Yếu tố quan trọng nhất là nếu tập khách hàng của bạn thực sự phù hợp và content tốt thì tỷ lệ hiệu quả cao sẽ lớn hơn.

6. Bật tắt ads quá nhiều


- Bật tắt ads nhiều sẽ khiến thuật toán tối ưu của facebook bị ảnh hưởng, khiến quảng cáo bị phân phối lại và có thể sẽ không hiệu quả nữa.

Giải pháp:

 Bật tắt ít thôi ^^. Còn có giải pháp nào mong được chỉ giáo thêm.

7. Bắt đầu với ngân sách lớn cho 1 nhóm quảng cáo


- Thế nào là lớn thì theo mình còn tùy độ lớn của tập khách hàng và nhiều yếu tố như tập đó có phù hợp không, content tốt không. Nhưng 1 ads set với ngân sách lớn ngay từ đầu sẽ khiến quảng cáo bị buộc phải phân phối nhanh, dẫn tới giảm khả năng tối ưu của Facebook.

Giải pháp:

 Bắt đầu với việc chia nhỏ ngân sách cho nhiều ads set, vừa test được nhiều mà còn giảm khả năng đốt tiền (ví dụ sai lầm kéo theo: thấy ads không hiệu quả tắt luôn và mặc định tập khách hàng đó không hiệu quả và bỏ luôn)
Nói chung bên cạnh các thuật toán tối ưu thì bản chất facebook phân phối quảng cáo trên cơ sở ngẫu nhiên hên xui nên các điều trên chỉ mang tính lý thuyết đọc cho vui.

Chia sẻ target quần áo nữ cho mọi người tham khảo .


 Chạy ngân sách nhỏ .Em đã chạy và hiệu quả ( còn tùy thuộc vào sản phẩm bên các bác nữa )

- Thích : mua sắm trực tuyến, mua sắm

- Đồng thời thích : váy

- Đồng thời thích : son, túi xách , giày dép, vòng tay ...

- Đồng thời thích : mua sắm và thời trang

- Đồng thời : chủ sở hữu máy tính bảng và điện thoại.

Xác định touchpoints (điểm chạm) với khách hàng của bạn

- 3/5/18
Cải thiện sự hài lòng của khách hàng bằng cách xem xét tất cả các điểm tiếp xúc của bạn.

Mỗi doanh nghiệp muốn cải thiện sự hài lòng của khách hàng, nhưng trừ khi bạn có khách hàng của bạn trong tâm trí ở mọi điểm tiếp xúc, có một cơ hội bạn đang thả bóng. Bạn luôn có thể cung cấp một sản phẩm tuyệt vời, đúng lúc, với một nụ cười, nhưng một điểm tiếp xúc bên ngoài như quảng cáo ngoài mục tiêu, lỗi thanh toán hoặc trang web khó sử dụng có thể khiến khách hàng lo sợ. May mắn thay, hầu hết các điểm tiếp xúc này nằm trong tầm kiểm soát của bạn. Tất cả những gì bạn phải làm là xác định chúng - tất cả chúng - và bắt đầu nhận phản hồi.

Các điểm tiếp xúc của khách hàng là gì?

Điểm tiếp xúc của khách hàng là điểm tiếp xúc của khách hàng của thương hiệu, từ đầu đến cuối. Ví dụ: khách hàng có thể tìm thấy doanh nghiệp của bạn trực tuyến hoặc trong quảng cáo, xem xếp hạng và bài đánh giá, truy cập trang web của bạn, mua sắm tại cửa hàng bán lẻ hoặc liên hệ với dịch vụ khách hàng của bạn. Có vẻ như một danh sách dài, nhưng đây chỉ là một vài trong số các điểm tiếp xúc của bạn!

Vậy các điểm tiếp xúc là gì và chúng có thể giúp bạn ra quyết định kinh doanh tốt hơn như thế nào?
Định nghĩa điểm tiếp xúc : Điểm tiếp xúc là bất kỳ lúc nào khách hàng hoặc khách hàng tiềm năng tiếp xúc với thương hiệu của bạn - trước, trong hoặc sau khi họ mua thứ gì đó từ bạn.

Xác định các điểm tiếp xúc của bạn là bước đầu tiên để tạo bản đồ hành trình của khách hàng và đảm bảo khách hàng của bạn hài lòng từng bước.

Dưới đây là cách để đưa tất cả các điểm tiếp xúc của bạn vào tài khoản để bạn không bỏ lỡ cơ hội để lắng nghe khách hàng của mình và thực hiện các cải tiến giúp họ hài lòng.

Tìm các điểm tiếp xúc của khách hàng của bạn

Xác định các điểm tiếp xúc của khách hàng bằng cách tạo danh sách tất cả các địa điểm và thời gian mà khách hàng của bạn có thể tiếp xúc với thương hiệu của bạn. Chúng tôi đã tập hợp một danh sách các điểm tiếp xúc tại đây, nhưng nó có thể khác nhau tùy thuộc vào doanh nghiệp của bạn.


Hãy nhớ: Danh sách này là một nơi tốt để bắt đầu, nhưng nó không phải là một kích thước phù hợp với tất cả. Và mỗi điểm tiếp xúc này có thể có rất nhiều phần cơ bản. Ví dụ: “quảng cáo” có thể bao gồm các điểm tiếp xúc trên nhiều kênh và cửa hàng thực tế bao gồm các điểm tiếp xúc như biển báo để giúp mọi người tìm thấy cửa hàng, bãi đỗ xe và nhiều tương tác khác nhau đi vào trong cửa hàng.

Lo lắng về các điểm tiếp xúc bị thiếu? Đặt mình vào vị trí của khách hàng.

Vì có rất nhiều cách để khách hàng trải nghiệm thương hiệu của bạn , nên việc tìm ra tất cả các điểm tiếp xúc của bạn có vẻ khó khăn lúc đầu. Nhưng bạn có thể làm cho công việc này dễ quản lý hơn bằng cách bước ra khỏi vai trò của bạn và vào trong giày của khách hàng.
Bây giờ bạn là khách hàng. Hãy chắc chắn rằng bạn có một cây bút và giấy tiện dụng bởi vì bạn nên ghi chép trong khi bạn đang ở trong tư duy của khách hàng.
Hãy tự hỏi mình những câu hỏi sau đây:

Bạn đi đâu (và làm cách nào để đến đó) khi bạn:

- Có vấn đề cần được giải quyết?
- Khám phá sản phẩm hoặc doanh nghiệp sẽ giải quyết vấn đề đó?
- Đưa ra quyết định mua hàng của bạn?
- Gặp phải doanh nghiệp sau khi mua hàng?
Khi bạn đi bộ qua hành trình của khách hàng từng bước, tất cả các phần sẽ trở nên khá rõ ràng.
Bạn cũng có thể hoàn thành nhiệm vụ này bằng cách yêu cầu khách hàng hướng dẫn bạn trải nghiệm của họ với thương hiệu của bạn hoặc đặt câu hỏi ở trên vào cuộc khảo sát.

Cách sử dụng bản đồ điểm tiếp xúc của bạn để thu thập phản hồi của khách hàng

Biết được điểm tiếp xúc của bạn chỉ là một nửa trận chiến. Để cải thiện sự hài lòng của khách hàng, bạn cần đảm bảo mỗi điểm tiếp xúc dẫn đến trải nghiệm khách hàng tốt và toàn bộ hành trình mang lại sự mong đợi của khách hàng.
Để xem những gì đang hoạt động, bạn có thể chạy khảo sát phản hồi của khách hàng tại từng điểm tiếp xúc chính hoặc thiết lập phần mềm quản lý trải nghiệm khách hàng . Nhưng hãy chắc chắn không đánh mất hình ảnh lớn, vì vậy hãy luôn nhìn vào toàn bộ hành trình của khách hàng của bạn.

 3 mẹo nhanh để cải thiện tỷ lệ phản hồi khảo sát

Dưới đây là một số ý tưởng để đảm bảo rằng người trả lời sẽ trả lời khảo sát của bạn.