BÀI MỚI

Bài Viết Mới Nhất

Facebook Retargeting là gì? và hướng dẫn cài đặt

- 2/5/18

Giả sử bạn có một website bán hàng. Bạn dùng trăm phương ngàn cách, tốn hàng đống tiền để kéo người dùng vào website, khách hàng vẫn không mua hàng. Công sức của bạn trở thành vô ích, tiền bạn bỏ ra trở thành lãng phí.


Tại sao khách hàng không mua hàng:

  • Sản phẩm của bạn không gây hứng thú với khách hàng
  • Khách hàng chưa biết bạn là ai, không tin tưởng vào bạn
  • Điều kiện tài chính hiện tại của khách hàng chưa cho phép
  • ……………….
Giải pháp cho tất cả các vấn đề trên là sử dụng tiếp thị lại: Khách hàng có thể không hứng thú với sản phẩm A của bạn, nhưng bạn còn sản phẩm B, C, D…X, Y, Z. Khách hàng lần thứ nhất thấy quảng cáo có thể chưa biết bạn là ai, lần thứ n họ sẽ biết. Hôm nay khách hàng chưa dư dả, ngày mai họ sẽ mua
Facebook Retargeting, nói một cách đơn giản, là việc bạn quảng cáo tới những khách hàng đã truy cập vào website của bạn, đã xem sản phẩm của bạn, đã có hứng thú nhất định với sản phẩm. Vì thế, Facebook Retargeting đem lại hiệu quả cao hơn quảng cáo thông thường.

Facebook Retargeting hoạt động thế nào?

  • Website của bạn đã được cài đặt tracking code.
  • Khách hàng ghé thăm website của bạn.
  • Tracking code sẽ ghi nhận hành vi của khách hàng.
  • Khách hàng rời website.
  • Khách hàng thấy quảng cáo của bạn trên Facebook.
  • Khách hàng click vào quảng cáo và trở lại website.

Hướng dẫn cài đặt Facebook Retargeting

Lưu ý: Mục này chỉ hướng dẫn cài đặt code. Phần tùy biến sẽ giới thiệu ở các bài viết sau
Bước 1: Tại Ads Manager, bạn chọn Audiences

Bước 2: Tại Audiences, chọn Creat Audience => Custom Audience.

Bước 3: Chọn Website Traffic
Bước 4: Chọn View Pixel Code
Bước 5: Copy đoạn script và dán vào website

Có 2 điều cần lưu ý:

– Dán code vào vị trí nào ở website? Bạn có thể dán vào header, footer, body…bất kỳ vị trí nào, miễn là trước thẻ </body>. Trong trường hợp bạn không phải dân code, tốt nhất nên nhờ kỹ thuật hỗ trợ.
– Có thể bạn sẽ thắc mắc: tại bước 4, phần Create Audience có cần điền gì không? Xin thưa, vì phần tùy biến này khá rộng, mình muốn có 1 bài viết khác để hướng dẫn riêng.

Hơn nữa, lưu ý rằng: 1 tài khoản quảng cáo chỉ sinh ra duy nhất 1 đoạn pixcel code, dù bạn có tùy biến thế nào, đoạn code vẫn không thay đổi.

Do vậy, cài pixel code trước khi Create Audience cũng không hại gì. Bạn chỉ cần cài Pixel Code lên website 1 lần, sau đó tha hồ tạo các tập Audience, số lượng không hạn chế !
Các bạn chú ý mỗi tài khoản quảng cáo chỉ sinh ra duy nhất 1 đoạn Pixel code, cho dù bạn muốn tạo nhiều tập Audience cho nhiều category, hoặc nhiều website có sản phẩm khác nhau, vẫn chỉ có duy nhất 1 đoạn Pixel Code.
Bạn có thể dán Pixel Code vào website trước, rồi sau đó vào Ads Manager tạo nhiều tập Audience.
Bài viết này sẽ hướng dẫn cách tùy biến Audience để đạt hiệu quả cao nhất. Để các bạn có thể tiếp cận dễ dàng hơn. Mình sẽ đặt các câu hỏi tình huống và giải quyết chúng.
Trước tiên, hãy đảm bảo pixel code đã được dán vào tất cả các website bạn muốn.

1. Tôi chỉ bán duy nhất 1 chủng loại sản phẩm

– Đây là phương án đơn giản nhất. Bạn sẽ tạo tập Audience duy nhất cho tất cả những ai từng ghé thăm website của bạn
Bạn tạo Audience như sau:
  • Website traffic: Chọn Anyone who visits your website
  • Include people: Nhấp browse và chọn website bạn muốn. Có thể chọn nhiều website. Facebook sẽ list tất cả website bạn đã dán tracking code của bạn. Chỉ việc click và chọn.
  • In the last: Giả sử bạn chọn 30 ngày, tập Audience của bạn sẽ gồm khách hàng đã truy cập web trong 30 ngày trở lại đây.
  • Audience Name và Description: Đặt tên và minh họa sao cho bạn dễ hiểu nhất
Nhấn Create Audience, tập Audience của bạn đã được tạo.

2. Tôi có nhiều loại sản phẩm

Giả sử website của bạn bán bia nhập khẩu (khách hàng nam) và mỹ phẩm (khách hàng nữ). Link của các danh mục này như sau:
  • Với bia nhập khẩu: http://yourdomain.com/bia-nhap-khau
  • Với mỹ phẩm: http://yourdomain.com/my-pham
Hai sản phẩm khác nhau, hai loại khách hàng khác nhau, do vậy cần hai tập Audience khác nhau. Bạn làm như sau:
  • Website Traffic: chọn “People who visit specific web pages” – Những người ghé thăm 1 link web xác định
  • Include people: Chọn Url Contains và gõ “bia-nhap-khau” vào khung
  • In the last, Audience Name và Description: tương tự phần trên
Lưu ý: 
– Nên chọn URL Contains (link chứa các cụm từ) thay vì URL Equals (link chính xác), vì URL Equals không đo được chính xác nếu link bạn có gắn các utm code
– Lặp lại các bước trên với mỹ phẩm. Có bao nhiêu loại sản phẩm thì bạn phải làm các bước này bấy nhiêu lần. Càng phân loại kỹ sản phẩm, càng target chính xác và hiệu quả

3. Sản phẩm của tôi có nhiều phân khúc

Giả sử bạn bán 2 loại đồng hồ: đồng hồ giá rẻ dưới 500k và đồng hồ cao cấp giá trên 5 triệu. Link của 2 danh mục này trên website của bạn như sau
  • Đồng hồ giá rẻ: http://yourdomain.com/dong-ho-gia-re
  • Đồng hồ cao cấp: http://yourdomain.com/dong-ho-cao-cap
Hai loại đồng hồ này có phân khúc khách hàng khác nhau. Bạn tạo quảng cáo cho đồng hồ cao cấp, và không muốn retargeting tới những người đã xem đồng hồ giá rẻ, bạn cần tạo tập Audience như sau:
  • Website traffic: chọn People visiting specific web pages but not others
  • Include people: Chọn Url Contains và gõ “dong-ho-cao-cap”
  • Exclude people: Chọn Url Contains và gõ “dong-ho-gia-re”
Cách này sẽ tạo được tập những người vào 1 link xác định mà không vào 1 link khác. Bạn có thể sử dụng để tạo Audience cho những sản phẩm mang tính đối nghịch nhau, có phân khúc khách hàng khác nhau

4. Quảng cáo tới khách hàng cũ

Chi phí để duy trì một khách hàng cũ luôn nhỏ hơn chi phí tìm kiếm khách hàng mới. Có những khách hàng đã ghé thăm website của bạn, nhưng lâu lắm rồi họ không truy cập trở lại. Bạn có một sản phẩm hot, và muốn quảng cáo tới những khách hàng này để kéo họ trở lại website?
Trước tiên, bạn cần tạo tập Audience cho những khách hàng này:
  • Website traffic: Chọn “People who haven’t visited in a certain amount of time“
  • In the last: Tùy chọn theo nhu cầu của bạn
Ví dụ như tập Audience dưới đây sẽ gồm những khách hàng đã truy cập website của bạn trong 180 ngày qua, nhưng không ghé thăm trở lại trong 30 ngày gần đây.

5. Tùy biến nhiều điều kiện

Phần này tương tự các phần trên, nhưng Facebook cung cấp cho chúng ta nhiều điều kiện kết hợp hơn, khả năng lọc sâu hơn, và vì thế tập khách hàng chính xác hơn.

Facebook Conversion Tracking là gì?


Giả sử bạn quảng cáo Facebook Ads dạng Click to website. Website thu được 1000 click. Nhưng trong 1000 click đó, có bao nhiêu lượt mua hàng. Giá của một đơn hàng bạn thu được là bao nhiêu? Hiệu quả quảng cáo Facebook Ads ra sao?
Facebook Conversion Tracking sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề trên.
Facebook Conversion Tracking là một đoạn code, được găn vào trang thông báo thành công. Ví dụ website của bạn là http://yourdomain.com, thì trang thông báo thành công sẽ có dạng: http://yourdomain.com/thanh-toan.html

Cài Facebook Conversion Tracking thế nào?

Bước 1: Tại Ads Manager, chọn Conversion Tracking => Create Pixel

Bước 2: Chọn loại Conversion Tracking – thường là Checkout, rồi nhấn Create Pixel
Bước 3: Copy đoạn code và dán vào trang “thanh-toan.html” hoặc trang check-out của bạn
Sau khi đã cài vào trang check out, bạn chọn dạng dạng Conversion như hình dưới
Rồi tạo quảng cáo bình thường.

Conversion Tracking và Retargeting


Thực ra trong phần Tùy biến Custom Audience, ta có thể tạo 1 tập Audience cho những người đã mua hàng. Xem hình dưới:
Sau khi khách hàng đặt hàng, website sẽ tự chuyển hướng về trang “thanh-toan.html”. Vậy những người đã truy cập trang “thanh-toan.html” là những người đã mua hàng.
Vậy tạo tập Audience cho những người đã mua hàng có lợi ích gì?
  • Với sản phẩm người mua chỉ 1 lần: đồng hồ, chăn đệm, khóa học…Khi tạo quảng cáo bạn có thể loại trừ tập này ra, vì họ không còn là khách hàng tiềm năng nữa
  • Với sản phẩm người mua sẽ mua nhiều lần: các mặt hàng gia dụng, voucher ăn uống, mặt hàng thực phẩm…Tập khách hàng này đã biết tới bạn, trở thành khách hàng thân thiết…khả năng họ mua lại là rất cao. Cần có chiến lược quảng cáo riêng với nhóm này (20% khách hàng thân thiết đem lại 80% lợi nhuận)

Nhược điểm của Facebook Retargeting


Facebook Retargeting chỉ hoạt động tốt khi tập Audience đủ lớn. Các website nhỏ, ít visit rất khó chạy Retargeting.
Ta xét các trường hợp sau:
  • Website của bạn mới hoạt động. Đã có cài pixel code, tuy vậy lượng người truy cập thấp hơn <1000. Bạn muốn chạy Retargeting ngay. Vậy làm thế nào?
  • Sản phẩm, dịch vụ của bạn quá đặc thù, tập trung vào 1 nhóm khách hàng.

Giải pháp quảng cáo 2 bước

Để giải quyết vấn đề trên, ta dùng 2 bước quảng cáo:
  • Bước 1: Chạy các bài quảng cáo thuần nội dung kiến thức
  • Bước 2: Chạy quảng cáo retargeting với tập khách hàng thu được ở bước 1
Ví dụ: Mình muốn bán khúc xương cao su ở hình trên. Khách hàng tiềm năng của mình là ai? Là những người có thú cưng, tất nhiên rồi. Lượng khách hàng tiềm năng lớn. Nhưng làm sao để lọc ra họ?
- Bước 1: Mình chạy quảng cáo 1 bài viết với tiêu đề “7 cách chăm sóc cún yêu mà bạn chưa biết”. Nội dung bài viết lấy ở đâu? Trên báo chí hoặc bạn tự viết. Bài viết đăng ở đâu? Trên website của bạn ! Nhớ tạo tập audience cho link này trước khi quảng cáo.
Lưu ý: bạn nên chạy dạng post engagement, có dẫn link về website. Người đọc muốn đọc hết nội dung thì phải click vào website.
Do chạy dạng post engagement, lại là bài kiến thức thuần, được like nhiều, share nhiều. Giá quảng cáo chắc chắn sẽ rẻ.
- Bước 2: Những người click vào link xem bài viết ở bước 1 đều là khách hàng tiềm năng (vì người có nuôi thú cưng mới click vào bài viết). Tạo quảng cáo cho sản phẩm, lấy tập audience đã tạo ở bước 1.
Lúc này, có thể tăng độ lặp của quảng cáo lên tối đa. Sẽ đạt hiệu quả cao hơn

Tác dụng của Frequency (độ lặp) của quảng cáo

1. Lần đầu tiên một  người nhìn vào một quảng cáo, anh ta không thấy nó.
2. Lần thứ 2, anh ta không chú ý tới nó.
3. Lần thứ 3, anh ta ý thức được sự tồn tại của  nó.
4. Lần thứ 4, anh ta lờ mờ nhớ ra đã thấy nó trước đây.
5. Lần thứ 5, anh ta đọc nó.
6. Lần thứ 6, anh ta hếch mũi lên nhìn nó
7. Lần thứ 7, anh ta đọc hết lượt và nghĩ: “Ờ, là mày hử?”
8. Lần thứ 8, anh ta nghĩ: “Lại là nó nữa sao?”
9. Lần thứ 9, anh ta tự hỏi: “Nó bao nhiêu tiền?”
10. Lần thứ 10, anh ta hỏi hàng xóm coi có thử nó chưa.
11. Lần thứ 11, anh ta tự hỏi: “Quảng cáo nhiều vậy nhỉ?”
12. Lần thứ 12, anh ta nghĩ: “chắc nó cũng tốt !”.
13. Lần thứ 13, anh ta nghĩ: “Ừ, có thể nó có tí giá trị”.
14. Lần thứ 14, anh ta nhớ ra mình cũng muốn một thứ như vậy lâu rồi.
15. Lần thứ 15, anh ta tò mò vì không đủ khả năng mua nó.
16. Lần thứ 16, anh ta nghĩ: “Anh ta sẽ mua nó một ngày nào đó”.
17. Lần thứ 17, anh ta dặn mình sẽ phải mua nó.
18. Lần thứ 18, anh ta thề với sự thiếu thốn của mình.
19. Lần thứ 19, anh ta đếm cẩn thận tiền của mình.
20. Lần thứ 20 khi nhìn thấy quảng cáo, anh ta mua những gì quảng cáo.

Để tốt hơn những lần Remarketing phải đưa ra thêm lý do để khách hàng nên mua sản phẩm của bạn.

Làm thế nào để content của bạn được lan truyền trên mạng xã hội?

- 27/4/18

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CONTENT CỦA BẠN ĐƯỢC VIRAL TRÊN MẠNG XÃ HỘI?


Từ khi mạng xã hội trở thành “món ăn tinh thần 15 phút 1 lần” của hàng triệu người thì tốc độ và quy mô lan truyền của thông tin đã trở nên một con ngựa bất kham, đôi khi vượt khỏi tầm kiểm soát của người tạo ra nó. Nhưng cái gì khiến ai đó share?

Về mặt nội dung, đó thường là:


1. Share để cảnh báo về một nguy cơ, nguy hiểm nào đó có thể xẩy ra với đồng loại: ví dụ thực phẩm nhiễm độc, bệnh tật, đường hầm bị sập,…Thông tin share dạng này thường dẫn đến thay đổi về quan điểm hoặc thúc giục người khác hành động.

2. Share vì lợi ích (tham gia trúng thưởng, được giảm giá khi check in hay gặp ở các Mini Game).

3. Share vì xúc động (vui, buồn, phẫn nộ, ngạc nhiên) một vụ bạo hành, clip xúc động về tình cha con (my father is a liar), dumb way to die, clip thử xe của volvo, Christmas promotion WestJet,….

4. Share vì hình ảnh cá nhân.

5. Share vì liên tưởng


Về mặt nội dung, đó thường là:


1. Share để cảnh báo về một nguy cơ, nguy hiểm nào đó có thể xẩy ra với đồng loại: ví dụ thực phẩm nhiễm độc, bệnh tật, đường hầm bị sập,…Thông tin share dạng này thường dẫn đến thay đổi về quan điểm hoặc thúc giục người khác hành động.

 2. Share vì lợi ích (tham gia trúng thưởng, được giảm giá khi check in).

 3. Share vì xúc động (vui, buồn, phẫn nộ, ngạc nhiên) một vụ bạo hành, clip xúc động về tình cha con (my father is a liar), dumb way to die, clip thử xe của volvo, Christmas promotion WestJet,…. Westjet Christmas: My father is a liar:

 4. Share vì hình ảnh cá nhân. Người share muốn thể hiện một hình ảnh tích cực với cộng đồng của mình như tốt bụng, sang trọng, hài hước, hiểu biết,… (các thông tin về tìm trẻ lạc, giúp đỡ người neo đơn, check in ở nơi sang trọng, chụp ảnh với người nổi tiếng, share thông tin hình ảnh gắn với một sự kiện thời sự trong và ngoài nước. một vấn đề thời sự nóng hổi; share hình ảnh - câu chuyện - video dí dỏm hài hước, kết thúc bất ngờ, hình ảnh đẹp,...)



5. Share vì liên tưởng. Người share thấy gần gũi với hoàn cảnh của mình hoặc tưởng tượng mình sẽ như thế. (tình cảm gia đình, thầy trò, tình yêu tan vỡ, bị nhãn hàng đối xử tệ, xúc phạm…). Thông tin share dạng này thường dẫn đến thay đổi về quan điểm hoặc thúc giục người khác hành động. Chính vì vậy hình thức của các công cụ truyền thông muốn được viral cần có hình thức ngắn gọn (3p maximum nếu là video), dễ hiểu, hình ảnh bắt mắt, ngôn từ hấp dẫn (xúc động, tếu táo, kì lạ, trendy), được KOLs endorse khéo léo, hoặc theo chủ đề (ngày lễ, tết, kì nghỉ).

Ngày nay, các cơ hội marketing ăn theo cũng rất nhiều, chính vì vậy kế hoạch pr marketing fix budget, fix message, fix ngân sách chạy đều đều cả năm khó có thể tồn tại. Khi cơ hội đến, chiến thuật truyền thông có thể thay đổi ngay để “lướt sóng” tận dụng cơ hội (chiếc váy xanh hay vàng, cú ghi bàn của Van Persy trong world cup, công nhận hôn nhân đồng tính ở Mỹ, đàn ông không giúp việc nhà là đồ con lợn,…).

Nói một cách ví von thì hãy đổ nội dung hay vào những chiếc lọ bắt mắt rồi thả ở những khúc sông nhiều người qua lại.

Nếu khéo nữa thì tạo sóng lớn trước đó, hoặc nương theo ngọn sóng thời sự thì hiệu ứng còn cao hơn nữa. Đôi lời về "kỹ thuật giết rồng”- tạo hiệu ứng viral - thực tế cần có nhiều chi tiết khác để dành cho các nhà thực hành, kỹ thuật tung hoành và thoả chí sáng tạo dựa trên ADN của nhãn hàng và sự kiện.

Cách lên kế hoạch cho chiến lược content marketing hoàn hảo

- 13/4/18

“Content is king” là một câu nói chưa bao giờ sai đối với dân làm nội dung. Và content marketing là chiến lược mà mọi thương hiệu cần phải khai thác và tận dụng mới có thể đạt được hiệu quả.

 Tuy nhiên, có khi nào khi bắt tay vào một chiến lược content marketing, bạn không biết bắt đầu từ đâu? Cần có những bước gì để lên kế hoạch được một chiến lược content marketing hoàn hảo nhất?


(Ảnh: tumblr)

Bước 1: Bắt đầu với dàn ý

Viết một chiến lược content marketing không phải là một việc dễ dàng, chưa nói là một việc khá khó khăn. Vì vậy, hãy bắt đầu từ dàn ý để giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về nội dung bạn cần làm. 
Một chiến lược content marketing tốt sẽ trả lời được 3 câu hỏi sau:
  • Tại sao chúng ta lại ưu tiên nội dung lên hàng đầu?
  • Loại nội dung chúng ta cần là gì?
  • Nội dung ấy cần được làm thế nào để hoàn thành mục tiêu?
  • Dàn ý sẽ giúp bạn có cấu trúc và định hướng để nghiên cứu và lên ý tưởng để bạn có thể trả lời được những câu hỏi quan trọng. 
Ví dụ như:
Mục đích marketing của chiến lược này là gì?
  • Mục đích của nội dung?
  • Sản phẩm đang cần được quảng bá?
  • Khách hàng của bạn là ai? Họ cần gì? Họ xem nội dung ở đâu? Đối thủ đang làm gì? Chúng ta đang có những nội dung gì?
  • Thể loại nội dung sẽ hiệu quả? Chúng ta có thể làm gì? 

Bước 2: Mục tiêu của chiến lược content marketing

Giờ là lúc bạn nên xác định mục đích của chiến lược content marketing lần này. Bạn đang cố gắng hoàn thành chuyện gì? Chỉ có khi nào xác định được mục đích chính xác, bạn mới có thể sáng tạo ra những nội dung phù hợp và đạt hiệu quả.
Bạn có thể dùng mô hình mục tiêu SMART:
Specific – Cụ thể, rõ ràng
Measurable – Đo lường, đánh giá được
Achievable – Khả thi
Realistic – Tính giải quyết vấn đề
Timely – Đúng thời gian
Sau khi xác định được mục tiêu chung, bạn cần xác định content marketing sẽ đóng vai trò như thế nào trong việc thực hiện mục tiêu ấy. Nhiều doanh nghiệp chia content marketing ra các nhóm nhỏ khác là một ý tưởng khá hay để nhận được nhiều ý tưởng. Sau đó, hãy tự hỏi những câu hỏi như: Phải làm nội dung như thế nào mới có thể giúp đạt được mục tiêu? Sự phù hợp và nhất quán giữa nội dung và mục tiêu là thế nào?

Bước 3: Tập trung vào sản phẩm

Hãy viết ra sản phẩm hay dịch vụ bạn đang cung cấp. Nó sẽ giúp bạn nghĩ đến các yếu tố, các dòng sản phẩm khác, vòng đời bán hàng,… Khi bạn biết bạn đang bán gì, bạn sẽ dễ dàng chọn được loại nội dung phù hợp với sản phẩm đó.

Bước 4: Đối tượng mục tiêu

Giờ là lúc xác định ai sẽ là đối tượng của chiến lược content marketing này. Nếu bạn thực hiện những nghiên cứu persona, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc này. Việc xác định đối tượng mục tiêu là điều rất quan trọng. Bạn cần biết họ cần gì, họ muốn gì, bạn phải làm nội dung thế nào mới chinh phục được họ?

(Ảnh: tumblr)

Bước 5: Kết nối nhu cầu của đối tượng với sản phẩm

Theo Jay Acunzo, định nghĩa về marketing chính là “giải quyết cùng vấn đề và truyền tải cùng cảm xúc với sản phẩm”. Khi nhìn vào khách hàng, bạn cần trả lời câu hỏi: Bạn có thể làm gì để giúp họ? Câu hỏi này chính là “trái tim và tâm hồn” của content marketing. Kế hoạch marketing của bạn sẽ có lợi rất nhiều khi trả lời được câu hỏi ấy. 
Mấu chốt ở bước này chính là kết nối nhu cầu, mục đích của khách hàng với giải pháp mà sản phẩm đem lại. Sự kết nối này chính là chìa khóa đánh vào tâm lý khách hàng.

Bước 6: Lấy ý tưởng từ chiến lược của thương hiệu khác

Bạn cần biết khách hàng mục tiêu của bạn muốn nội dung gì, nội dung nào đã được các thương hiệu đối thủ cung cấp cho khách hàng? 
Bạn không cần phải nghiên cứu phân tích sâu về chiến lược của đối thủ, nhưng bạn cần xem họ đang làm gì để có bước đi tính toán trong chiến lược của mình. Hơn nữa, khi nói về đối thủ trong content marketing, đó không chỉ là những thương hiệu cùng ngành với bạn, đó là những doanh nghiệp đang thu hút sự chú ý từ đối tượng mục tiêu của bạn.
Chỉ khi bạn học hỏi và tìm hiểu, bạn mới có thể nhận ra làm thế nào để chiến lược của mình có thể nổi bật và hấp dẫn hơn.

Bước 7: Xây dựng “kho nội dung”

Khi xây dựng một kho nội dung là lúc bạn phải có những “tài sản” cho kế hoạch content marketing của mình. Nội dung cần bao gồm những gì:
  • Danh sách từ khóa của bạn trên công cụ tìm kiếm
  • Các bài viết có thể thu hút traffic và chuyển đổi
  • Danh sách email tiềm năng
  • Website và fanpage hoạt động tích cực
  • Các tài khoản mạng xã hội

Bước 8: Đánh giá nội dung hiện tại

Việc phân tích và đánh giá nội dung là việc cần thiết để lên kế hoạch cho tốt hơn. Câu hỏi quan trọng nhất mà chúng ta cần trả lời chính là: Thể loại nội dung nào sẽ phù hợp với mục tiêu marketing của bạn?
Một phương pháp hữu ích chính là nối những nội dung quan trọng nhất từ kho nội dung của bạn vào một bảng ma trận như ví dụ dưới đây:

Trục hoành của ma trận chính là về tính hiệu quả hoạt động được đo bằng lượt xem, chia sẻ, yêu thích, bình luận. Trục tung là về vấn đề nội dung có phù hợp với mục tiêu ban đầu hay không.
Hãy nhìn vào kho nội dung của bạn và sắp xếp vào từng góc phần tư, và sử dụng một số công cụ để đánh giá tính hiệu quả hoạt động của content marketing như:
  • Google Analytics: đo lường traffic và tỉ lệ chuyển đỏi
  • Buzzsumo: đo lường độ phủ rộng mạng xã hội
  • Google Webmaster Tools, Moz, SEMRush: cho bạn biết những website đang xếp hạng cao.
  • Buffer for Business: công cụ đo lường trên mạng xã hội
Tính phù hợp cao – Hoạt động hiệu quả: Đây chính là góc phần tư “ngọt ngào nhất”, khi mà nội dung của bạn hoàn toàn phù hợp với thương hiệu và cũng hoạt động đạt được hiệu quả cao. Một điểm cần làm khi làm chiến lược content marketing chính là liệt kê tất cả các nội dung đang hoạt động và đạt được hiệu quả ở điểm này. Hãy liệt kê cả những nội dung có tiềm năng chất lượng và cách để cải thiện nội dung ấy.
Sau khi tổng hợp tất cả nội dung theo ma trận trên, bạn có nảy ra ý tưởng mới nào cho content marketing của bạn không? Nội dung nào sẽ giúp thúc đẩy chiến dịch đi đến gần với mục tiêu? Thương hiệu của bạn có đang làm đúng? Bạn có muốn thử nội dung gì đó mới mẻ hơn?

Bước 9: Kiểm duyệt nội dung theo chủ đề

Chúng ta cần thêm vào bước kiểm duyệt này để xác định một số chủ đề nội dung cho chính xác. Đây là phần quan trọng để liên kết giữa việc sản xuất nội dung và lên kế hoạch truyền thông.
Vấn đề cần chú ý chính là: Chủ đề nội dung nào sẽ thu hút được độc giả? Chủ đề yêu thích của khách hàng mục tiêu là gì? Bằng việc trả lời những câu hỏi này, bạn có thể bắt đầu xây dựng bức tranh nội dung tổng quát và các nội dung sẽ có liên kết chặt chẽ, và cùng chung mục tiêu.

Bước 10: Liệt kê nội dung sẽ thực hiện

Giờ bạn nên bắt đầu lên kế hoạch sản xuất nội dung. Việc sản xuất nội dung sẽ bao gồm:
  • Tối đa hóa, cập nhật những nội dung đã làm
  • Sáng tạo những nội dung mới
Một số thể loại nội dung cần có, như:
  • Bài viết SEO
  • Phỏng vấn
  • Ebook
  • Infographic
  • Email 
  • Video


(Ảnh: tumblr)

Bước 11: Lên quy trình sản xuất nội dung


Bạn cần lên kế hoạch và ước tính thời gian bao lâu để hoàn thành từng nội dung. Tốt nhất là lên kế hoạch về đội ngũ viết bài và cách thức sản xuất nội dung sẽ có quy trình như thế nào. Mục tiêu: lên ý tưởng bạn có khả năng sản xuất được số lượng nội dung là bao nhiêu.
Với nhân sự, hãy liệt kê tất cả những người tham gia thực hiện nội dung.
Với quy trình sản xuất, hãy liệt kê từng bước như: Xác định -> Viết -> Thiết kế -> Chỉnh sửa -> Lên kế hoạch -> Truyền thông.
Xem thêm: Branded content là gì và có vai trò gì trong Content Marketing?
Áp dụng tâm lý học màu sắc vào content marketing như thế nào?

Bước 12: Lên lịch trình

Việc đăng nội dung phải có kế hoạch rõ ràng mới đạt được hiệu quả. Hãy lên lịch trình với thời gian cụ thể để đăng từng nội dung của bạn. Từng bài viết blog, email, ebook, podcast,… theo mốc thời gian cụ thể. Bạn không nhất thiết phải ghi rõ thời gian của từng nội dung đơn lẻ. 

Bước 13: Lên kế hoạch quảng bá nội dung

Việc sản xuất nội dung chất lượng là điều quan trọng, nhưng điều bạn cần không chỉ là tạo nội dung, bạn còn muốn nội dung ấy nhận được sự quan tâm và được mọi người tương tác nhiều hơn. Vì vậy, việc lên kế hoạch quảng bá nội dung là rất quan trọng. Vậy làm thế nào để tăng được traffic cho nội dung?
Dưới đây là quy trình cơ bản:
  • Đăng bài
  • Email đến đồng nghiệp
  • Chia sẻ trên tài khoản mạng xã hội
  • Gửi email cho khách hàng theo dõi
  • Viết bài có sử dụng linkback về nội dung ấy

Bước 14: Tổng hợp


Sau khi hoàn thành việc lên chiến lược content marketing, bạn cần tập trung đọc và nghiên cứu lại từng bước. Và đặt ra những câu hỏi sau đây để đánh giá lại kế hoạch:
  •  Bạn muốn hoàn thành điều gì?
  •  Tình trạng chất lượng nội dung đang thế nào?
  •  Cần thay đổi những gì? 
  •  Bạn nên làm những gì để thay đổi?
Chúc các bạn sẽ có lập được kế hoạch tốt nhất!

















[SEO và Content] 6 xu hướng nội dung mà Google luôn muốn bạn thực hiện.

- 21/3/18
Có lẽ trong tất cả các bạn ở đây, cách nội dung được viết, làm thế nào tiêu đề, làm thế nào từ khóa không phải là một việc lớn.

Theo như mình thấy  có khoảng 90% các bạn seoer hiện nay đang làm nội dung theo hướng có gì viết về từ khoá+ cái gì and xoay quanh giải quyết vấn đề mình có. Nhưng đây là điều mà Google đang nhắm đến.

Giống như tiêu đề tôi chia sẻ. 6 xu hướng trong nội dung mà Google đang nhắm mục tiêu người dùng và lọc xu hướng này.




1. Trực tiếp trả lời:

Đây là dạng đơn giản nhất, mà chắc chắn ai are in use, giả đáp 1 the problem mà Minh Quân tâm. Hơn 95% trong số họ chắc chắn sẽ sử dụng cách này để làm seo. Khi được hỏi câu trả lời là gì
Ví dụ: Làm thế nào để mua hàng giá rẻ tại xxxx? Ở đây gg sẽ lấy thông tin liên quan đến nội dung gần nhất của xxxx. ở đây xxxx là một giá trị, tên, vị trí cụ thể. Cơ cấu đơn giản hơn và đơn giản hơn và câu trả lời càng nhiều.

2. Làm sạch và dòng chảy.

Điều này chủ yếu được sử dụng cho bản đồ, chỉ đường và chỉ đường gg. nhưng trong tìm kiếm hiện tại, rất ít sử dụng. Với các trang web du lịch đặc biệt và có thể được cho là một xu hướng nếu được áp dụng tốt.
Câu trả lời thường được Google chọn cho vị trí được xác định bởi A và Z. A là điểm bắt đầu Z với điểm kết thúc. Làm thế nào để di chuyển hoặc di chuyển đến Z. Chỉ dẫn và lưu lượng truy cập có thể là một trong những điểm nếu bác sĩ của bạn làm tốt.

3. Cơ sở tri thức

Nói rằng nó có vẻ khó hiểu, nhưng trên thực tế đây là từ khóa có liên quan hoặc vấn đề liên quan để dễ hiểu. Khi viết về một đối tượng như một nơi, một nhân vật, những thông tin liên quan nhưng ở nơi đó có một lịch sử. Thức ăn ngon, đi đến đó. Thông tin này thường được những người nổi tiếng hoặc người nổi tiếng sử dụng. Các công ty thương hiệu lớn cũng đưa ra một bản đồ tri thức. Hiểu sơ đồ kiến ​​thức đơn giản và thông tin về vấn đề hoặc nội dung bạn đang làm.

4. Chất chiết xuất nổi bật.

Điều này chắc chắn không phải là tốt nhất, top 0 của google. Việc sử dụng và mục đích của nó không rõ ràng nên tôi không dám nôn mửa.

5. Danh sách chi tiết.

Nó xuất hiện rất sớm và vẫn tồn tại ngày nay. Danh sách các chi tiết được sử dụng nhiều, nhưng trong lĩnh vực báo chí, sách, tài liệu kỹ thuật được sử dụng rộng rãi. Điều này có thể được nói là một nội dung phổ biến trong phần lớn các ngành công nghiệp nhưng rất ít. Nhưng đừng bao giờ mất đi một chỗ, sử dụng nó vào đúng thời điểm.

6. Cung cấp câu trả lời trước khi bạn hỏi.

Hãy đến đây, chắc chắn bạn nhìn thấy nó mỗi ngày.
Ví dụ: thời tiết tại Hà Nội. gg sẽ cho bạn kết quả ngày hôm nay, ngày mai và tuần. Anh ta có liên quan đến AI mà anh ta đang bị bắt. Theo như tôi biết, có hơn 2,7 tỷ thông tin về cơ quan, nhân vật, điểm .... Làm thế nào để sử dụng nó?

Viết bài chuẩn SEO là gì? và [Cập nhật] Cấu trúc bài viết chuẩn SEO

- 5/2/18

Cập nhật cấu trúc viết bài chuẩn SEO 2018 theo kinh nghiệm của mình có tham khảo từ nhiều nguồn trên Internet nên anh/em có đọc đừng ném đá nhé. 

Đầu tiên bạn phải hiểu viết bài chuẩn seo là gì và để làm gì.

Viết bài chuẩn SEO là gì?

Viết bài chuẩn SEO là dạng bài viết tối ưu hóa nội dung theo nhu cầu của người tìm kiếm và tối ưu số lượng các từ khóa chính và từ khóa liên quan trên một bài viết để cùng với các kỹ thuật SEO, khi người dùng bắt đầu tìm kiếm từ khóa này trên Google, bài viết khi đạt chuẩn SEO sẽ có thứ hạng cao trong trang kết quả tìm kiếm.

Cấu trúc viết bài chuẩn SEO

Top 10 các chuẩn SEO trong 1 bài viết:

1. Tiêu đề bài viết chuẩn seo

  • Giới hạn 50-55 kí tự. Tiêu đề giật CTR có thể dài hơn.
  • Chứa keyword cần tối ưu hoá.
  • Và Tiêu đề mới 100% và phải hấp dẫn hơn các tiêu đề ở TOP.

2. Mô tả ngắn bài viết hay còn gọi là Sapo:

  • Giới hạn 280-300 kí tự.
  • 100 kí tự đầu chứa từ khóa cần tối ưu.
  • Lặp 2 lần từ khóa chính, 1 - 2 từ khoá liên quan.

3. Mục lục bài viết

  • Dùng Wordpress thì dùng Plugin.
  • Nền tảng khác gắn sitelink.
  • Giúp người đọc dễ hiểu thông tin cần thiết với họ.

4. Tiêu đề đoạn 1 (H2 = chứa từ khoá liên quan)

  • Nội dung đoạn 1 
  • Hình ảnh đoạn hoặc video đoạn 1 (chèn caption)

5. Tiêu đề đoạn 2 (H2 = chứa từ khoá liên quan)

  • Nội dung đoạn 2
  • Hình ảnh đoạn hoặc video đoạn 2 (chèn caption)
  • Liên kết bài viết (dẫn link liên quan với anchor liên quan, nên đa dạng,...)

6. Tiêu đề đoạn 3 (H2 = chứa từ khoá liên quan)

  • Nội dung đoạn 3 
  • Hình ảnh đoạn hoặc video đoạn 3 (chèn caption)

7. CTA Users (Đặt link điều hướng đến bài viết bán hàng)

  • Liên kết bài viết (dẫn link liên quan với anchor liên quan, nên đa dạng, ...)

8. Kết luận (kết thúc vấn đề)

9. Nguồn bài viết 

10. Trích dẫn Link.

Bài viết chuẩn SEO mẫu nên viết ra sao?

* Nội dung bài viết

  • Unique 100% (Là copy các câu bỏ lên google và không có index từ google)
  • Riêng các bài về thông số kỹ thuật, giữ nguyên thông số và có thể chấp nhận duplicate khoảng 30% - 50%.
  • Nội dung bài phải phù hợp với tiêu đề bài đăng.
  • Bài viết tối thiểu 1000 từ.
  • Nội dung mới, có tính cập nhật.
  • Có sự sáng tạo, đào sâu, phát triển từ những nội dung đã có.
  • Đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm của người đọc.
  • Nội dung có nghĩa và hữu ích, viết cho "người" đọc, không chèn từ khóa quá mức theo kiểu kỹ thuật.
  • Title là duy nhất, có sức cuốn hút user so với các tiêu đề đã TOP. 

* Trình bày

  • Nội dung: căn đều 2 bên.
  • Caption: in nghiêng, canh giữa
  • Sub – title: bôi đậm, canh đều
  • Dùng OL, UL

* Hình ảnh

  • Đối với bài viết tối thiểu 1000 từ, cần ít nhất 3 hình minh họa có caption.
  • Hình ảnh có độ phân giải khoảng 640px x 480px, hoặc 640px * .....px.
  • Hình có trọng tâm, đúng chủ đề bài viết, có caption phù hợp.
  • Rõ, sáng, không dùng dạng ảnh như cover fb.
  • Không dùng ảnh của người nổi tiếng.
  • Không dùng ảnh có tên của bất kỳ brand nào.
  • ALT chứa từ khóa liên quan.

* Quy tắc từ khóa

  • Từ khóa chính bắt buộc phải xuất hiện trong 3 dòng đầu tiên và trong caption của hình.
  • Từ khóa nên xuất hiện trên title và sub – title để giúp tối ưu hóa SEO.
  • Từ khóa trong bài cần được in đậm.
  • Tỉ trọng số lượng từ khóa chiếm không quá 2-4% tổng số lượng từ trong bài viết.

Tìm từ khoá liên quan bằng cách nào ? 


Có nhiều cách để tìm từ khoá liên nhưng 2 cách mình hay áp dụng:


1. Cách một kéo xuống dưới cùng của trang search google theo từ khoá cần SEO:

2.  Sử dụng trang web này: https://lsigraph.com/ để phân tích từ khoá liên quan.

Marketing ăn theo Trend

- 29/1/18

Tại VN các Trường Phái Marketing mới keng được sản sinh ra mà các quốc gia khác gần như theo không kịp. Phillip Kotler qua VN chắc cũng bái phục và phải cập nhật ngay vào sách của mình.



- Trường phái Marketing ăn xin ( Lợi dụng danh nghĩa từ thiện, đánh vào lòng thương nhờ mua giùm )

- Trường phái Marketing bựa ( Dùng sốc, sex, PR trá hình...)

- Trường phái Marketing bẩn ( Đâm sau lưng chiến sĩ, chém gió, nói xấu cty khác ...)

- Trường phái Marketing phá sản sml - lỗ vốn ( nhan nhãn ads fb phá sản, thanh lý nhưng vẫn cứ bán sau 6 tháng nữa.

Trường phái Marketing ĂN THEO không hề mới nhưng đã lên 1 LEVEL MỚI hoàn toàn:


Khi thành công thì thấy mặt chủ DN hiện ra rầm rầm, được tôn vinh bla bla này kia. Nhưng khi thất bại hay SML vụ gì thì lỗi là do nhân viên, thằng đánh máy .. bla bla Ví dụ điển hình:

- U23 về VN bỗng nhiên có 1 đám người gọi là tổ chức XXX thường không làm được bao nhiêu cái gọi là có ích cho bóng đá nước nhà nhảy lên xe chễnh chệ coi như là chiến tích của mình 100% )) Còn giành vị trí chụp hình

- VJ biết nếu chỉ bỏ ra 2 tỏi làm chuyến máy bay thì sẽ chẵng ai nhớ tới trong 1 rừng phần thưởng dành cho U23 nên chơi nguyên 1 kịch bản để nhà nhà người người chửi SML, nhưng hiệu ứng truyền thông nói về thương hiệu thì tăng rõ rệt.

- Truyền thông báo đài vì muốn hút view nên chỉ tập trung các tên Hot : Dũng, Hải, Seo mà quên rằng các cầu thủ hậu về và trung vệ trong các trận vừa rồi mới là trái tim của đội tuyển không có sự quả cảm của họ thì sml từ vòng loại chứ đâu ra mà vào đến chung kết

Trong khi đó :

- Bầu Đức, VPF tập trung vào tiền bạc, công sức bỏ ra xây trung tâm đào tạo cầu thủ từ nhỏ chứ không giờ ở đâu ra mà có chiến tích. Thế mà báo chí, truyền thông, ban tổ chức coi như vô hình.

- Khi VJ thành công 1 nữ DN được vạn người biết tới, là tấm gương doanh nhân cho người người noi theo. Nhưng khi có chuyện sml. scandal thì do lỗi team hậu cầu, thằng ad fanpage? Thế méo nào lại như vậy ?

Tôi gọi đó là ĐỈNH CAO CỦA SỰ VÔ ƠN 1 biến thể từ Marketing Ăn Theo