BÀI MỚI

Bài Viết Mới Nhất

[SEO và Content] 6 xu hướng nội dung mà Google luôn muốn bạn thực hiện.

- 21/3/18
Có lẽ trong tất cả các bạn ở đây, cách nội dung được viết, làm thế nào tiêu đề, làm thế nào từ khóa không phải là một việc lớn.

Theo như mình thấy  có khoảng 90% các bạn seoer hiện nay đang làm nội dung theo hướng có gì viết về từ khoá+ cái gì and xoay quanh giải quyết vấn đề mình có. Nhưng đây là điều mà Google đang nhắm đến.

Giống như tiêu đề tôi chia sẻ. 6 xu hướng trong nội dung mà Google đang nhắm mục tiêu người dùng và lọc xu hướng này.




1. Trực tiếp trả lời:

Đây là dạng đơn giản nhất, mà chắc chắn ai are in use, giả đáp 1 the problem mà Minh Quân tâm. Hơn 95% trong số họ chắc chắn sẽ sử dụng cách này để làm seo. Khi được hỏi câu trả lời là gì
Ví dụ: Làm thế nào để mua hàng giá rẻ tại xxxx? Ở đây gg sẽ lấy thông tin liên quan đến nội dung gần nhất của xxxx. ở đây xxxx là một giá trị, tên, vị trí cụ thể. Cơ cấu đơn giản hơn và đơn giản hơn và câu trả lời càng nhiều.

2. Làm sạch và dòng chảy.

Điều này chủ yếu được sử dụng cho bản đồ, chỉ đường và chỉ đường gg. nhưng trong tìm kiếm hiện tại, rất ít sử dụng. Với các trang web du lịch đặc biệt và có thể được cho là một xu hướng nếu được áp dụng tốt.
Câu trả lời thường được Google chọn cho vị trí được xác định bởi A và Z. A là điểm bắt đầu Z với điểm kết thúc. Làm thế nào để di chuyển hoặc di chuyển đến Z. Chỉ dẫn và lưu lượng truy cập có thể là một trong những điểm nếu bác sĩ của bạn làm tốt.

3. Cơ sở tri thức

Nói rằng nó có vẻ khó hiểu, nhưng trên thực tế đây là từ khóa có liên quan hoặc vấn đề liên quan để dễ hiểu. Khi viết về một đối tượng như một nơi, một nhân vật, những thông tin liên quan nhưng ở nơi đó có một lịch sử. Thức ăn ngon, đi đến đó. Thông tin này thường được những người nổi tiếng hoặc người nổi tiếng sử dụng. Các công ty thương hiệu lớn cũng đưa ra một bản đồ tri thức. Hiểu sơ đồ kiến ​​thức đơn giản và thông tin về vấn đề hoặc nội dung bạn đang làm.

4. Chất chiết xuất nổi bật.

Điều này chắc chắn không phải là tốt nhất, top 0 của google. Việc sử dụng và mục đích của nó không rõ ràng nên tôi không dám nôn mửa.

5. Danh sách chi tiết.

Nó xuất hiện rất sớm và vẫn tồn tại ngày nay. Danh sách các chi tiết được sử dụng nhiều, nhưng trong lĩnh vực báo chí, sách, tài liệu kỹ thuật được sử dụng rộng rãi. Điều này có thể được nói là một nội dung phổ biến trong phần lớn các ngành công nghiệp nhưng rất ít. Nhưng đừng bao giờ mất đi một chỗ, sử dụng nó vào đúng thời điểm.

6. Cung cấp câu trả lời trước khi bạn hỏi.

Hãy đến đây, chắc chắn bạn nhìn thấy nó mỗi ngày.
Ví dụ: thời tiết tại Hà Nội. gg sẽ cho bạn kết quả ngày hôm nay, ngày mai và tuần. Anh ta có liên quan đến AI mà anh ta đang bị bắt. Theo như tôi biết, có hơn 2,7 tỷ thông tin về cơ quan, nhân vật, điểm .... Làm thế nào để sử dụng nó?

Viết bài chuẩn SEO là gì? và [Cập nhật] Cấu trúc bài viết chuẩn SEO

- 5/2/18

Cập nhật cấu trúc viết bài chuẩn SEO 2018 theo kinh nghiệm của mình có tham khảo từ nhiều nguồn trên Internet nên anh/em có đọc đừng ném đá nhé. 

Đầu tiên bạn phải hiểu viết bài chuẩn seo là gì và để làm gì.

Viết bài chuẩn SEO là gì?

Viết bài chuẩn SEO là dạng bài viết tối ưu hóa nội dung theo nhu cầu của người tìm kiếm và tối ưu số lượng các từ khóa chính và từ khóa liên quan trên một bài viết để cùng với các kỹ thuật SEO, khi người dùng bắt đầu tìm kiếm từ khóa này trên Google, bài viết khi đạt chuẩn SEO sẽ có thứ hạng cao trong trang kết quả tìm kiếm.

Cấu trúc viết bài chuẩn SEO

Top 10 các chuẩn SEO trong 1 bài viết:

1. Tiêu đề bài viết chuẩn seo

  • Giới hạn 50-55 kí tự. Tiêu đề giật CTR có thể dài hơn.
  • Chứa keyword cần tối ưu hoá.
  • Và Tiêu đề mới 100% và phải hấp dẫn hơn các tiêu đề ở TOP.

2. Mô tả ngắn bài viết hay còn gọi là Sapo:

  • Giới hạn 280-300 kí tự.
  • 100 kí tự đầu chứa từ khóa cần tối ưu.
  • Lặp 2 lần từ khóa chính, 1 - 2 từ khoá liên quan.

3. Mục lục bài viết

  • Dùng Wordpress thì dùng Plugin.
  • Nền tảng khác gắn sitelink.
  • Giúp người đọc dễ hiểu thông tin cần thiết với họ.

4. Tiêu đề đoạn 1 (H2 = chứa từ khoá liên quan)

  • Nội dung đoạn 1 
  • Hình ảnh đoạn hoặc video đoạn 1 (chèn caption)

5. Tiêu đề đoạn 2 (H2 = chứa từ khoá liên quan)

  • Nội dung đoạn 2
  • Hình ảnh đoạn hoặc video đoạn 2 (chèn caption)
  • Liên kết bài viết (dẫn link liên quan với anchor liên quan, nên đa dạng,...)

6. Tiêu đề đoạn 3 (H2 = chứa từ khoá liên quan)

  • Nội dung đoạn 3 
  • Hình ảnh đoạn hoặc video đoạn 3 (chèn caption)

7. CTA Users (Đặt link điều hướng đến bài viết bán hàng)

  • Liên kết bài viết (dẫn link liên quan với anchor liên quan, nên đa dạng, ...)

8. Kết luận (kết thúc vấn đề)

9. Nguồn bài viết 

10. Trích dẫn Link.

Bài viết chuẩn SEO mẫu nên viết ra sao?

* Nội dung bài viết

  • Unique 100% (Là copy các câu bỏ lên google và không có index từ google)
  • Riêng các bài về thông số kỹ thuật, giữ nguyên thông số và có thể chấp nhận duplicate khoảng 30% - 50%.
  • Nội dung bài phải phù hợp với tiêu đề bài đăng.
  • Bài viết tối thiểu 1000 từ.
  • Nội dung mới, có tính cập nhật.
  • Có sự sáng tạo, đào sâu, phát triển từ những nội dung đã có.
  • Đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm của người đọc.
  • Nội dung có nghĩa và hữu ích, viết cho "người" đọc, không chèn từ khóa quá mức theo kiểu kỹ thuật.
  • Title là duy nhất, có sức cuốn hút user so với các tiêu đề đã TOP. 

* Trình bày

  • Nội dung: căn đều 2 bên.
  • Caption: in nghiêng, canh giữa
  • Sub – title: bôi đậm, canh đều
  • Dùng OL, UL

* Hình ảnh

  • Đối với bài viết tối thiểu 1000 từ, cần ít nhất 3 hình minh họa có caption.
  • Hình ảnh có độ phân giải khoảng 640px x 480px, hoặc 640px * .....px.
  • Hình có trọng tâm, đúng chủ đề bài viết, có caption phù hợp.
  • Rõ, sáng, không dùng dạng ảnh như cover fb.
  • Không dùng ảnh của người nổi tiếng.
  • Không dùng ảnh có tên của bất kỳ brand nào.
  • ALT chứa từ khóa liên quan.

* Quy tắc từ khóa

  • Từ khóa chính bắt buộc phải xuất hiện trong 3 dòng đầu tiên và trong caption của hình.
  • Từ khóa nên xuất hiện trên title và sub – title để giúp tối ưu hóa SEO.
  • Từ khóa trong bài cần được in đậm.
  • Tỉ trọng số lượng từ khóa chiếm không quá 2-4% tổng số lượng từ trong bài viết.

Tìm từ khoá liên quan bằng cách nào ? 


Có nhiều cách để tìm từ khoá liên nhưng 2 cách mình hay áp dụng:


1. Cách một kéo xuống dưới cùng của trang search google theo từ khoá cần SEO:

2.  Sử dụng trang web này: https://lsigraph.com/ để phân tích từ khoá liên quan.

Marketing ăn theo Trend

- 29/1/18

Tại VN các Trường Phái Marketing mới keng được sản sinh ra mà các quốc gia khác gần như theo không kịp. Phillip Kotler qua VN chắc cũng bái phục và phải cập nhật ngay vào sách của mình.



- Trường phái Marketing ăn xin ( Lợi dụng danh nghĩa từ thiện, đánh vào lòng thương nhờ mua giùm )

- Trường phái Marketing bựa ( Dùng sốc, sex, PR trá hình...)

- Trường phái Marketing bẩn ( Đâm sau lưng chiến sĩ, chém gió, nói xấu cty khác ...)

- Trường phái Marketing phá sản sml - lỗ vốn ( nhan nhãn ads fb phá sản, thanh lý nhưng vẫn cứ bán sau 6 tháng nữa.

Trường phái Marketing ĂN THEO không hề mới nhưng đã lên 1 LEVEL MỚI hoàn toàn:


Khi thành công thì thấy mặt chủ DN hiện ra rầm rầm, được tôn vinh bla bla này kia. Nhưng khi thất bại hay SML vụ gì thì lỗi là do nhân viên, thằng đánh máy .. bla bla Ví dụ điển hình:

- U23 về VN bỗng nhiên có 1 đám người gọi là tổ chức XXX thường không làm được bao nhiêu cái gọi là có ích cho bóng đá nước nhà nhảy lên xe chễnh chệ coi như là chiến tích của mình 100% )) Còn giành vị trí chụp hình

- VJ biết nếu chỉ bỏ ra 2 tỏi làm chuyến máy bay thì sẽ chẵng ai nhớ tới trong 1 rừng phần thưởng dành cho U23 nên chơi nguyên 1 kịch bản để nhà nhà người người chửi SML, nhưng hiệu ứng truyền thông nói về thương hiệu thì tăng rõ rệt.

- Truyền thông báo đài vì muốn hút view nên chỉ tập trung các tên Hot : Dũng, Hải, Seo mà quên rằng các cầu thủ hậu về và trung vệ trong các trận vừa rồi mới là trái tim của đội tuyển không có sự quả cảm của họ thì sml từ vòng loại chứ đâu ra mà vào đến chung kết

Trong khi đó :

- Bầu Đức, VPF tập trung vào tiền bạc, công sức bỏ ra xây trung tâm đào tạo cầu thủ từ nhỏ chứ không giờ ở đâu ra mà có chiến tích. Thế mà báo chí, truyền thông, ban tổ chức coi như vô hình.

- Khi VJ thành công 1 nữ DN được vạn người biết tới, là tấm gương doanh nhân cho người người noi theo. Nhưng khi có chuyện sml. scandal thì do lỗi team hậu cầu, thằng ad fanpage? Thế méo nào lại như vậy ?

Tôi gọi đó là ĐỈNH CAO CỦA SỰ VÔ ƠN 1 biến thể từ Marketing Ăn Theo


Hướng dẫn lập kế hoạch SEO mẫu chi tiết tổng thể của Agency

- 8/11/17

Đây là 1 bản kế hoạch mẫu rất nhiều nơi đã chia sẻ.  Lâu lâu vào xem mà hơi bất ngờ là tầm 1h đêm vẫn thấy mấy bác SEOer đêm hôm lọ mọ xem. Tiện chia sẻ lại biết đâu anh em seoer nào cần! 


Sheet 1: Task Schedule - cái này tự sinh vì mình dùng Plugin Project manager nhé! Cái này dùng để list đầu công việc sẽ triển khai, hoạch định thời gian và báo cáo (sau khi phân tích trang và phân tích đối thủ).

Sheet 2: Compare - cái này là lấy chỉ số phân tích đối thủ dựa trên 3 yếu tố chính là onpage, offpage, người dùng - chính ra ở sheet này còn phải kết luận sau lấy số ấy nhưng mình lười nên làm tới vậy thôi.

Sheet 3: Keywords - liệt kê list keyword và link chuẩn tương ứng. Nên có 1 bản chuẩn để thống nhất xuyên suốt từ đầu tới cuối dự án và cũng là để theo dõi biến động của thứ hạng từ khóa

Sheet 4: Daily - báo cáo hàng ngày list toàn bộ công việc theo ngày để tiện theo dõi và đánh giá công việc Ngoài ra có 1 số sheet để liệt kê chi tiết và thống kê tài nguyên thôi nên điền đủ là tốt nhất.

Link download bảng kế hoạch SEO tại đây: https://goo.gl/ndhPKM  

4 lưu ý khi xem kế hoạch SEO chi tiết khi download về:


1: Ai biết rồi thì thôi nhé mình đăng bài với tinh thần chia sẻ thôi.

2: Mỗi người 1 phương pháp cho nên nếu mọi người cảm thấy chưa hợp lý thì góp ý nhẹ nhàng không nên quá gay gắt.

3: Dữ liệu hoàn toàn demo không chắc chuẩn nên mọi người không phán xét qua con số nhé.

4: Các chỉ số các bạn đều có thể lấy qua các tool như seoquake, similarweb, ahrefs . . .

Hy vọng hữu ích cho mọi người !!! Nếu bài viết hay thì cho 1 like nhé.

Hướng dẫn tư duy khai thác tool SocioGraph.io áp dụng Facebook

- 26/10/17

SocioGraph.io là gì?

SocioGraph.io là một website hỗ trợ bạn nghiên cứu các chỉ số của fanpage/nhóm bất kỳ. Bạn có thể khai thác công cụ này để thống kê lượng tương tác của người dùng trên tường, tìm hiểu sở thích hành vi của họ theo thời gian và nhiều thứ khác


SocioGraph.io sẽ giúp bạn:


- Nghiên cứu page, group bất kỳ
- Thống kê danh sách thành viên tích cực, bài đăng với lượng reaction tương ứng theo tháng/ năm
...

Tư duy khai thác SocioGraph.io:


- VD ve mình kinh doanh lĩnh vực mỹ phẩm, làm đẹp, spa v.v..Đối tượng KH mục tiêu là nữ tuổi từ 16-25.


Hướng dẫn sử dụng Fanpage/Group: sau khi đăng nhập vào bằng Facebook sẽ hiện ra màn hình.

- Mình nghiên cứu thấy page Yan Beauty có thể chứa KH tiềm năng của mình
- Nhập tên page Yan Beauty vào SocioGraph và xem các chỉ số.



Theo như trong biểu đồ ta có thể thấy : 10 ngày cuối tháng 9, page có lượng bài viết tăng vọt tương ứng với lượng reaction rất lớn. Kết hợp với type bài viết là link, ta có thể đoán rằng page đang có cần kéo traffic về web hoặc chạy ads gắn pixel để thu hút KH tiềm năng.



Kết hợp với type bài viết là link, ta có thể đoán rằng page đang có cần kéo traffic về web hoặc chạy ads gắn pixel để thu hút KH tiềm năng.



Hình trên liệt kê các bài viết trên Page trong tháng với các chỉ số tiếp cận, tương tác trên mỗi post.

Phần active member cho ta biết thành viên tích cực trên page => ĐÂY CHÍNH LÀ KH MỤC TIÊU của mình cần tiếp cận.



Tiếp theo với vài cú pháp Graph Search, mình có thể tìm ra sở thích chung các các Active member này để hỗ trợ target ads trên Fanpage hoặc sử dụng tool kết bạn bán hàng trên face cá nhân.

Mình vào check các bài viết nhiều tương tác để xem bài viết nói về nội dung gì để làm nội dung tương tự trên Page bán hàng của mình

Ngoài ra mình còn biết luôn khung giờ nào đăng bài phù hợp

Các công cụ mình sẽ sử dụng để bán hàng 

- SocialGraph.io nghiên cứu KH, lên ý tưởng nội dung
- Phần mềm kết nối khách hàng trên Profile
- Phần mềm hỗ trợ target ads theo UID cho Page
- Phan mềm hỗ trợ tra cứu sdt trên Facebook
- All in one messenger : quản lý inb nhiều tài khoản fb
- Buffer đặt lịch đăng bài tự động
- Canva, Fotor, Uplevo thiết kế ảnh nhanh
- Livestream tự động bằng Gostream

Cách tìm kiếm ý tưởng để viết nội dung quảng cáo

- 18/10/17
Để phân tích kỹ hơn ra các chủ đề, ý tưởng cơ bản để làm quảng cáo bạn có thể tham khảo quy trình phân tích từ khoá của SEO với các công cụ sau. Trong phần hướng dẫn này tôi sẽ thử đi tìm các ý tưởng cho đối tượng là các bà bầu. 
  • Google suggest keyword: tìm các từ chính và Google gợi ý ví dụ  

Gõ tiếp các chủ đề trên Google sẽ gợi ý tiếp các tìm kiến liên quan
Tổng kết ta sẽ có Bà bầu ăn na, nên ăn gì, ăn gì con thông minh, ăn gì 3 tháng đầu, ăn gì 3 tháng cuối.
  • Google Trend:
Vẫn tiếp tục với từ “bà bầu” ta sẽ có các truy vấn khác như sữa cho bà bầu, nhạc của bà bầu, thuốc cho bà bầu.
  • Sử dụng answerthepublic.com. Với công cụ này các bạn phải tìm kiếm với tiếng anh để lấy các gợi ý chủ đề tiếng anh. Sau đó thì bạn dùng công cụ dịch để chuyển sang tiếng việt tổng hợp lại hoặc đánh vô tiếng việt trực tiếp
Ở đây tôi tìm kiếm với từ Pregnant
Sẽ có tới gần 800 kết quả liên quan tới mang thai ta có thể khai thác được ví dụ:
Can pregnant women eat bacon: bà bầu có thể ăn thịt ba rọi muối không?
 Tổng hợp tất cả từ trên thành một file excel liệt kê. Sau đó bạn dùng Google Adwords Keyword Planner ( https://adwords.google.com/ko/KeywordPlanner/ )để kiểm tra các từ khoá lượt người quan tâm tìm kiếm hàng tháng là bao nhiêu.
 
Tất nhiên chúng ta sẽ ưu tiên cung cấp các chủ đề nhiều người quan tâm trước để thu hút lượt tương tác với trang.
Việc nghiên cứu từ khóa này nếu biết qua SEO có thể tự thực hiện đơn giản, nếu không bạn có thể thuê riêng công việc này.
Để chắc chắn đã liệt kê đủ các chủ đề quan trọng bạn có thể tìm kiếm các từ khoá trọng điểm trên ở: Facebook / Pinterest / Tumblr / Youtube / Vimeo / Instagram để kiểm tra xem mình có bỏ quên ý tưởng nào hay có ý tưởng bài viết nào được nhiều người quan tâm tương tác hay không. Lưu ý luôn sắp xếp lượt xem để có những ý tưởng được nhiều người ủng hộ nhất.
Chắc ăn hơn nữa bạn có thể chuyển các từ khoá trọng điểm nhiều người tìm kiếm nhất sang ngôn ngữ khác như tiếng Anh, Nhật, Hàn, Trung để có thêm nhiều ý tưởng mới lạ hơn nữa.
Ví dụ với Pinterest ta khám phá ra được những checklist được tới hàng chục nghìn người thích ghim nó lại ta có thể sử dụng nội dung đó  việt hoá để thu hút người quan tâm ở Việt Nam được.
Chú ý: với các nội dung dịch hoặc sao chép các bên khác khi bạn đưa lên trang của mình cần nhớ phải biên tập chỉnh sửa mang tính chất cập nhật thêm, tuyệt đối không được đăng y hệt nhất là nội dung video được các fanpage khác đăng trước rồi. Vì có thể bạn sẽ bị kiện vi phạm bản quyền nội dung dẫn tới trang của mình bị khoá.

3 Tool miễn phí giúp phân tích đối thủ của bạn trên Facebook chất lượng

- 14/10/17
Mình hay sử dụng 3 tool ở dưới để phân tích đối thủ trên Facebook


1. simplymeasured.com 


https://simplymeasured.com/free…/facebook-fan-page-analytics

Gõ trang mình => điền thông tin, nhận báo cáo đầy đủ về chính bạn và các gợi ý cần thêm gì.

2. http://apps.socialmbuzz.com/index.php/facebook/home


So sánh đối thủ và mình, mình cần thêm gì để được như đối thủ. Các bài chất lượng của đối thủ.

3. https://www.mondovo.com / Facebook Comptetition Analyzer.


https://www.mondovo.com/facebook-competition-analyzer.php


Anh số 3 này tương tự số 2 nhưng biểu đồ trực quan hơn cho mọi người xem. Nhược điểm là chỉ có 7 ngày trải nghiệm.

Link phân tích demo: https://www.mondovo.com/…/…/9859/pdf-download-1507945493.pdf

Nếu tính kĩ bạn hoàn toàn có thể đoán được target quảng cáo của đối thủ nhé!

Chia sẻ 1 số tip đến từ Facebook

- 13/10/17

Nhân dịp dự seminar "Boost Your Business" của Facebook (FB) tổ chức tại Đà Nẵng ngày hqua. Em chia sẻ nhanh 1 số tip đến từ FB mà em lượm lặt ghi nhận tại sự kiện:


1. Nhấn mạnh về 2 loại người dùng trên FB: Engager (Đam mê tương tác) và Watcher (Người có thói quen lướt nội dung).

2. 90% người dùng xem và mua hàng lại không tương tác trên FB (nhấn mạnh vào Watcher).

3. Sai lầm của các nhà quảng cáo là luôn chạy tương tác (chi phí cao & tỷ lệ chuyển đổi thấp vì tương tác nhiều toàn "chém" ít chịu chi), khuyến khích chạy các hình thức khác như: Reach, Brand awareness, Brand local awareness, traffic... (chi phí thấp hơn & tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn).

4. Video Marketing vẫn là phương thức hàng đầu được chú trọng (CPM, CPC... rẻ hơn so với hình ảnh).

5. Tối ưu video thu hút chú ý nhanh trong 3s đầu tiên, thời lượng tối đa của video là 15s (chắc FB thống kê qua tỷ lệ chuyển đổi hoặc rời bỏ video của người xem rồi).

6. Tắt âm thanh, nên kể chuyện bằng hình ảnh, tăng sử dụng các chú thích.

7. Khung hình video khuyến khích sử dụng: dọc (9:16) hoặc vuông (1:1). FB cũng đo lường và đánh giá thang điểm 3/9 khi so sánh ngang/dọc.

8. Bác nào nghiên cứu giá thầu thì xem hình đính kèm. Công thức tỷ đô của Facebook :v

7 Cách viết đoạn mở đầu cuốn hút cho bài viết của bạn

- 28/9/17
Trong khi tiêu đề có nhiệm vụ gây ấn tượng và thu hút sự chú ý của người đọc thì đoạn mở đầu chính là phần dẫn dắt người đọc đi sâu vào nội dung của bạn. Bài viết sau đây là 7 cách viết đoạn mở đầu cuốn hút khi viết quảng cáo cũng như bất cứ nội dung nào.

Nguyên tắc của thu hút chính là phá luật, nghĩa là với một nội dung quen thuộc bạn hãy bắt đầu bài viết bằng cách khác lạ với cách mà mọi người hay đọc.

1. Đưa những con số lên đầu

Các con số là cách dễ nhất để giúp người đọc hình dung chính xác về những gì bạn muốn nói, vậy nên việc đưa những con số lên trước sẽ nhanh chóng kéo độc giả lại gần với bài viết của bạn.
Ví dụ: Bạn muốn kể về 1 ngày làm việc tại công ty của mình, nội dung được viết theo cách trên sẽ là:
“8 tiếng / ngày
8h sáng đến 5h30 chiều
1 tiếng rưỡi nghỉ trưa
Đó chính là khung giờ làm việc tại công ty tôi.
Thế nhưng có nhiều người đến vào buổi chiều muộn vẫn thấy một số nhân viên không chấp hành kỷ luật.
6h họ chưa về
6h30-7h vẫn còn người…”

2. Trích dẫn những câu nói nổi tiếng

Những câu trích dẫn nổi tiếng sẽ tạo sự đồng thuận của người đọc đối với người viết.
Ví dụ: Bạn muốn viết về ngày của mẹ, bạn có thể viết lại như sau:
“Trên thế giới có rất nhiều kì quan vĩ đại, nhưng kì quan vĩ đại nhất là trái tim người mẹ”. Giữa chốn Hà Thành phồn hoa, tôi thấy chạnh lòng vì những năm tháng qua đã không quan tâm đến mẹ…”

3. Sử dụng đoạn hội thoại

Con người luôn nhiều chuyện, thích nghe ngóng chuyện của người khác nên các này sẽ khơi gợi sự tò mò của người đọc.
Ví dụ: Bạn muốn viết về bộ phim “Vòng eo 56”, nội dung viết theo kiểu hội thoại sẽ là:
“Trinh: Anh ơi, phim em bị chê dữ quá!
Tôi: Ừ, anh nói trước rồi mà không nghe.
Trinh: Giờ sao hả anh? Em chết mất…
Tôi: Quên nó đi em, tối nay đi nhậu với anh.
Đó là tin nhắn điện thoại mà tôi nhận được lúc gần 3h sáng. Với tôi, bộ phim “Vòng eo 56” là…”

4. Viết lộn ngược

Hãy viết phần kết bài trước, sau đó mới quay lại phần mở đầu.
Ví dụ: Bạn muốn viết về chủ đề cách cải thiện mối quan hệ khi ra nước ngoài học tập:
“Cách tốt nhất để cải thiện mối quan hệ khi ở nước ngoài là tránh tiếp xúc thường xuyên với người Việt.
Đúng thế, bạn đừng nên dành quá nhiều thời gian để vui chơi, trò chuyện, đặc biệt là sống cùng với người Việt ở xứ người. Có thể bạn nghĩ đây là một lời khuyên lạ lùng vì đã sinh sống ở một nơi xa lạ, ai cũng mong muốn được ở cùng người thân, bạn bè, tại sao lại không nên, thậm chí là tránh?”

5. Mở đầu bằng câu chào

Khi có ai chào bạn, bạn sẽ lập tức chú ý ngay đúng không? Hãy bắt đầu câu chuyện bằng một lời chào.
Ví dụ:
“Xin chào, mình là…
Hôm nay mình sẽ…”

6. Sử dụng câu nói của một nhân vật

Ví dụ: Bạn muốn viết về bộ phim “Vòng eo 56”, viết theo cách này sẽ là:
“Người yêu Ngọc Trinh trong vòng eo 56”: “Thôi đừng mất công tìm người như anh”
Anh Hưng vừa đẹp trai, hào phóng, tinh tế lại kín đáo đến mức khó tin…”

7. Dùng câu hỏi mang tính thách thức

Khi bạn đưa ra một câu hỏi có vẻ hơi ngược sẽ kích thích trí tò mò của người đọc, làm cho họ muốn tìm hiểu câu trả lời.
Ví dụ: Bạn muốn viết về quảng cáo Facebook:
“Bạn có tin rằng bán hàng trên Facebook chỉ dành cho những doanh nghiệp nhiều ngân sách marketing? Còn tôi đã tin vì tôi đã chạy quảng cáo 2 tuần và giờ tôi không dám về nhà…”
Trên đây là 7 cách đơn giản mà bạn có thể áp dụng khi muốn thu hút người đọc ngay từ đoạn đầu tiên. Hãy luôn nhớ nguyên tắc của sự thu hút là phá luật. Tuy nhiên, điều đó cũng đồng nghĩa với việc nếu đặc biệt lặp lại quá nhiều thì nó cũng không còn đặc biệt nữa. Vì thế, bạn cần luôn tỉnh táo và sáng tạo để nội dung của bạn luôn cuốn hút.

[Cập nhật] Chiến lược SEO để có doanh thu nhanh

- 12/9/17

Có rất nhiều ý kiến khi làm SEO được chia sẻ trên các diễn đàn hay group social thảo luận về SEO về cả SEO Onpage, SEO OffPage.

>> Nhưng có 2 vấn đề mình sẽ làm rõ trong bài viết này như sau:

1.Nên SEO tổng thể hay từ khóa lúc này?

2. SEO Onpage khi nào và SEO Offpage khi nào?



Lời khuyên:

1. Nên làm SEO tổng thể hay SEO từ khóa?


Đối với website mới bắt đầu làm SEO nên SEO tổng thể. Những từ khóa ngách có lượt tìm kiếm <100 nên SEO lên top 5 trước.

Thời gian đầu (1-3 tháng) nên tập trung vào SEO Onpage trước và tối ưu trãi nghiệm người dùng. Làm website cho thật tốt.

Khi chiếm top những từ khóa phụ hết hãy bắt đầu SEO keywords, đánh vào từ khóa chính dần dần

Đề xuất: Dịch vụ SEO tổng thể

Ưu điểm của SEO tổng thể mời bạn xem bảng bên dưới:



So Sánh SEO Tổng Thể Và SEO Từ Khóa

2. SEO Onpage khi nào và SEO Offpage khi nào?


Chưa vội SEO OFFpage thời gian đầu khi SEO tức là bắt đầu SEO từ 1-3 tháng đầu nên xây dựng cho Website thật tốt tập trung vào SEO Onpage và SEO các từ khóa ngách trước trong chiến lược SEO tổng thể.

Sau khi chiếm được top các từ khóa ngách (Tìm kiếm <100/tháng) thì tiến hành đẩy top các từ khóa khó hơn. Lúc này nếu chỉ làm SEO Onpage thì "Không đủ đô" và rất khó để SEO do vậy sẽ tính đến đến chuyện SEO OFFpage và xây dựng VPN.

=> Cho nên lời khuyên chỉ nên SEO Onpage chỉ đúng khi SEO các từ khóa dễ, ngách và phù hợp trong thời gian đầu 1-3 tháng đầu. Chưa cần vội SEO Offpage lúc này.

=> SEO Offpage sẽ tiến hành làm khi website khi đã SEO Onpage chiếm lĩnh từ khóa ngách trong khoảng 1-3 tháng đầu. Lúc đó kết hợp cả SEO Onpage và SEO OFFpage.

Chiến lược SEO như sau:

Dựa vào kinh nghiệm SEO cá nhân, tôi đưa ra quy trình sau để bạn tham khảo.

 
Chiến lược SEO

Chúc các bạn cùng nhau lên đỉnh thành công!

Marketing Funnel là gì? và cách thực hiện hiệu quả

- 16/8/17

Marketing Funnel là gì?

Marketing Funnel (tạm dịch sang tiếng việt là Phễu chuyển đổi) là một mô hình chuyển hoá khách hàng của bạn từ các bước cơ bản như nhận thức thương hiệu, đến mua hàng và trở thành khách hàng thân thiết.


Mô hình Phễu chuyển đổi trong Digital Marketing

Hiện nay với sự tăng lên của content marketing, đội ngũ marketing và các doanh nghiệp nhỏ đang quyết định xây dựng đội ngũ chuyên làm nội dung. Đây là một việc tốt, tuy nhiên, trong tháng qua một số doanh nghiệp đã hỏi tôi rằng “làm sao để tạo và duy trì một đội ngũ nội dung hiệu quả?”. Trả lời cho câu hỏi này, chúng ta sẽ có 4 bước:
  1. Lập kế hoạch (xác định mục tiêu và chiến lược của bạn)
  2. Xây dựng đội ngũ
  3. Huấn luyện đào tạo
  4. Giám sát và theo dõi

Xác định chiến lược và đặt mục tiêu

Tôi nhấn mạnh: Đừng bỏ qua bước này! Một trong những người bạn của tôi đã hết sức vội vã trong quá trình tạo nội dung, kết quả sản phẩm đã không trả lời được: tại sao phải làm nội dung, nhắm đến đối tượng khách hàng nào và những đối tượng đó quan tâm đến vấn đề gì.
Vì vậy, trước khi bạn tạo ra một đội ngũ nội dung, hãy trả lời những câu hỏi cơ bản:
  • Nội dung chúng ta muốn thực hiện? (Mục tiêu)
  • Bằng cách nào chúng ta có thể làm điều đó hiệu quả? (Chiến lược)

Chúng ta muốn nội dung quảng cáo đạt được những gì?

Đây không phải là việc khó. Bạn muốn nội dung của mình tìm kiếm được khách hàng? Cụ thể hơn, bạn muốn nội dung này có thể tạo ra khách hàng thông qua “phễu chuyển đổi” (conversion funnel). Đó nên là mục tiêu cơ sở của bất kỳ chiến lược nội dung nào, nhưng, tất nhiên là bạn cũng cần phải đưa ra các mục tiêu cụ thể cho doanh nghiệp của bạn. Dưới đây là một vài ví dụ về mục tiêu mà bạn có thể đưa ra:
  • Phát triển số lượng khách hàng trung thành
  • Phát triển uy tín thương hiệu như là một chuyên gia trong ngành
  • Xây dựng mối quan hệ và hợp tác với các công ty có sức ảnh hưởng trong ngành
  • Tăng mức độ hài lòng của khách hàng
  • Thu hút khách hàng mới vào trang web của bạn
  • Giảm tỷ lệ thoát (bounce rate)
Cho dù mục tiêu mà bạn chọn là gì đi nữa, hãy nhớ đánh giá nó trên cả chỉ số “cứng” và “mềm”.

Làm thế nào chúng ta thực hiện việc đó một cách hiệu quả?

Các chiến lược sẽ cho bạn những mục tiêu cụ thể. Tuy nhiên, có một vài chiến lược mà tất cả những người làm marketing cần phải có để đạt được chỉ tiêu là: tạo ra nội dung có khả năng chuyển đôi suy nghĩ của khách hàng.
Xác định đối tượng
Đây là một số cách bạn có thể xác định đối tượng và những gì họ muốn / cần / mong ước:
  • Yêu cầu người đọc cho ý kiến trong các bình luận trong bài viết/blog và thông qua các trang truyền thông xã hội của bạn
  • Gửi các cuộc điều tra khảo sát (phương pháp cũ nhưng vẫn hiệu quả)
  • Tiếp cận với đối tượng mục tiêu của bạn bằng cách tham vào các sự kiện, hội nghị mà họ tham gia
  • Kiểm tra báo cáo nghiên cứu về khách hàng của đối thủ cạnh tranh
Khi tiến hành xác định khách hàng, hãy tự hỏi mình:
  • Thuộc tính nhân khẩu học của họ là gì?
  • Điều gì / ai ảnh hưởng đến họ?
  • Những gì người ta muốn / cần? (Thông tin cơ bản và dẫn chi tiết, vv)
  • Đối tượng của bạn đang phải đối mặt với vấn đề gì? Làm thế nào bạn có thể giúp giải quyết vấn đề đó?
  • Những câu hỏi được độc giả của bạn đặt ra và những chủ đề mà họ muốn giải quyết?
Bạn cũng nên tạo ra một hình mẫu khách hàng, nếu có khả năng, kết hợp sử dụng các dữ liệu khác nhau sẽ cho bạn cái nhìn tổng quát về thái độ của khách hàng, điều này sẽ giúp bạn tạo ra một nội dung rất cụ thể.
Tạo ra một biểu đồ phễu về hình mẫu khách hàng
Bước này sẽ giúp nhóm nội dung của bạn định hình một lịch biên tập nội dung chi tiết, tạo ra các nội dung nhắm đến những hành vi, thái độ cụ thể của khách hàng, với mục tiêu di chuyển họ qua phễu chuyển đổi.
Đây là những gì bạn cần làm để: Tạo một đồ với hình mẫu khách hàng của bạn là trục X và các giai đoạn của phễu là trục Y. Sau đó, trong mỗi hộp trả lời các câu hỏi sau:
  1. Các vấn đề chính và mối quan tâm mà khách hàng đang phải đối mặt trong giai đoạn này là gì?
  2. Những câu hỏi khách hàng đặt ra là gì?
  3. Bạn có thể trả lời câu hỏi thuộc nội dung và chủ đề nào.
  4. Một vài tiêu đề mẫu cho nội dung.
Sau khi đã trả lời những câu hỏi đó, đồ thị của bạn sẽ giống như thế này:

Tạo ra một nhóm có cấu trúc

Bây giờ bạn đã có mục tiêu và chiến lược, về cơ bản thì bạn sẽ tạo ra khuôn khổ và cơ cấu cho đội ngũ nội dung làm việc. Vì vậy, bây giờ bạn thực sự nên tiến hành lắp ráp đội hình.
Có rất nhiều cách để tạo ra đội ngũ nội dung. Hãy ghi nhớ đây có thể không phải là một công thức hoàn hảo cho doanh nghiệp của bạn, và bạn có thể sẽ phải thử một vài cách và phân chia trách nhiệm công việc khác nhau để tìm ra cái thích hợp cho mình. Đây là mô hình mà tôi thấy đạt được thành công nhất.

Nhóm trưởng nội dung

Bạn cũng có thể thấy mô tả công việc của Trưởng nhóm nội dung gần giống như Tư vấn nội dung cao cấp hoặc tổng biên tập nội dung văn phòng, v.v… Về cơ bản người này là người đứng đầu bộ phận và chịu trách nhiệm về chiến lược tổng thể, ngân sách, thực hiện các mục tiêu đề xuất, thông tin liên lạc với ban điều hành, v.v… Trưởng nhóm thường không tham gia vào việc sáng tạo nội dung hoặc chỉnh sửa, nhưng có thể sẽ được tham gia vào quá trình brainstorm và nhận phản hồi khách hàng.

Quản lý biên tập

Chức danh công việc này có thể bao gồm điều phối nội dung, biên tập, v.v… Người này sẽ đóng một vai trò quan trọng trong đảm bảo chất lượng và chịu trách nhiệm cuối cùng cho việc duy trì hình ảnh thương hiệu và quá trình thiết kế nội dung. Quan trọng là người này phải có kiến thức tốt về ngôn ngữ, báo chí, hoặc sáng tác văn chương, vì trách nhiệm kể câu chuyện thương hiệu sẽ do người này phụ trách. Một điều quan trọng nữa là Quản lý biên tập phải biết cách sắp xếp, bởi vì họ sẽ chịu trách nhiệm cho lịch công tác biên tập, lập kế hoạch, giao công việc đội ngũ sáng tạo nội dung, tính nhất quán và phong cách.

Sáng tạo nội dung

Các chức danh này có thể bao gồm những người làm nội dung, nhà văn, người quay phim, người chụp ảnh, v.v… Đây là những người thực sự tạo ra nội dung để biên tập viên xem xét. Các công ty thường thuê người làm việc tự do đảm nhận phần việc này, đặc biệt thích hợp với các video hoạt hình. Sau khi đã xác định loại nội dung mà bạn cần để sản xuất, bạn nên tìm kiếm người chuyên sáng tạo nội dung về lĩnh vực đó và để họ chịu trách nhiệm chính cho việc sản xuất nội dung của bạn. Tóm lại, có một đội ngũ sản xuất nội dung phong phú là điều hữu ích vì họ có thể phục vụ cho bất cứ lĩnh vực nào bạn muốn.
Khi sử dụng cấu trúc này, công việc của bạn có thể trông như sau:

Đào tạo đội ngũ nội dung

Trước hết, bạn nên biết là sẽ vô cùng khó khăn để hướng dẫn một người cách viết hoặc chỉnh sửa tốt, vì vậy bạn nên tuyển các bạn copywriter và biên tập viên giỏi. Nếu người apply công việc không có những phẩm chất đó, tốt nhất là đừng tuyển. Ngoài ra, cách bạn đào tạo đội ngũ của mình phải phụ thuộc vào mục đích sử dụng. Dưới đây là vài yếu tố quan trọng mà bạn nên thực hiện.

Sách hướng dẫn định dạng (Stylebook)

Bạn nên có một stylebook đặt ra những tiêu chuẩn tổng quát về thương hiệu của bạn. Dưới đây là một vài nội dung nên có trong đó (đây là một bản sao bị rò rỉ của stylebook của Groupon và quyển hướng dẫn văn phong của Đại học Oxford, bạn có thể sử dụng cả hai để tham khảo):
Chiến lược để tạo ra tiếng nói cho nhãn hiệu
Cấu trúc: bao gồm cách phân chia đề mục, điểm đầu dòng, danh sách, v.v…
Chính sách liên kết: những nguồn dữ liệu không được sử dụng? Bạn muốn người viết chỉ sử dụng những nguồn chủ yếu nào?
Quan điểm sử dụng
Vấn đề ngữ vựng: những thuật ngữ chuyên ngành nào được quyền viết tắt? Tên quốc gia, tiền tệ..
Chuẩn mực ngôn ngữ nếu bạn là một công ty quốc tế, bạn sẽ sử dụng ngôn ngữ nào?
Mục đích của một quyển hướng dẫn định dạng toàn diện là tạo ra tính thống nhất trên tất cả nội dung, và đồng thời cũng giúp người viết tham khảo khi có thắc mắc (qua đó giải quyết bớt công việc cho ban biên tập và trưởng nhóm). Nếu bạn không có thời gian để viết lên một stylebook, tôi sẽ khuyên bạn nên mua một bản sao của AP stylebook, tất cả các nhà báo đều sử dụng nó. Nếu bạn đang viết stylebook cho riêng mình, hãy tham khảo Purdue Owl và Grammar Girl.

Nguyên tắc viết văn

Một trong những điều tốt nhất mà tôi từng thực hiện là tạo ra một nguyên tắc rộng rãi cho người viết nội dung, vì nó chỉ ra chính xác những gì tôi mong đợi nên không có sự nhầm lẫn nào xảy ra. Dưới đây là một vài vấn đề tôi đề cập trong các nguyên tắc đó:
  • Những yêu cầu về thời gian, chất lượng nội dung, v.v… (Đây là một cái nhìn tổng quan rất đơn giản, qua đó đó thể hiện những kỳ vọng cơ bản nhất của chúng tôi)
  • Vấn đề pháp lý: ai là người sở hữu của nội dung, cách chúng tôi giám định nội dung v.v…
  • Thông tin về mức chính xác của công việc được giao
  • Chính sách biên tập: những gì tôi mong muốn trong quá trình biên tập (tức là tôi thường yêu cầu phải chỉnh sửa bao nhiêu lần, những gì sẽ xảy ra nếu tôi muốn các phần được biên tập lại hoàn toàn, v.v…)
  • Thỏa thuận về việc gia hạn thời hạn và hậu quả nếu công việc không làm đúng thời hạn
  • Câu Hỏi Thường Gặp (FAQs)
Cuối cùng, các nguyên tắc mà bạn đặt ra có thể sẽ liên tục được bổ sung các vấn đề mới phát sinh.

Phản hồi

Đây là một công cụ rất cơ bản, nhưng lại có thể giúp đội ngũ biên tập và thiết kế của bạn phát triển, tiến bộ, tạo ra một đội ngũ bền vững và đảm bảo chất lượng nhất quán và lâu dài.
Nếu bạn là người quản lý biên tập, bạn nên phản hồi các sản phẩm của đội ngũ sáng tạo nội dung. Nếu họ làm tốt, hãy cho họ biết. Tôi có một hệ thống thang điểm từ 1 đến 5 để tôi đánh giá và đưa phản hồi lại cho bất cứ tiêu đề nào tôi đọc được. Tôi cũng thường xuyên chia sẻ những điều chỉnh sửa, một cách hữu ích nhất của việc phản hồi thông tin (một công cụ tuyệt vời để làm việc này, ngoài Google Docs ra còn có Draft).
Nếu bạn là người đứng đầu nhóm nội dung, hãy xem lại tất cả các bài được biên tập viên phê duyệt và chia sẻ. Bạn không cần phải xem xét từng cái một, nhưng chắc chắn rằng bạn phải đưa ra phản hồi thường xuyên (Mẹo nhỏ: thiết lập một cuộc họp hàng tháng với biên tập viên đưa ra ý kiến của bạn).

Giám sát và theo dõi

Cũng giống như các chiến lược marketing khác, content marketing cần phải được liên tục đánh giá để xem việc gì nên được tiếp tục thực hiện. Vậy, bạn cần theo dõi những gì?
Trước tiên, bạn nên theo dõi các mục tiêu đã xác định trước đó (cũng đơn giản thôi bởi vì tất cả các mục tiêu đều có thể đo lường được theo một cách nào đó). Bên cạnh đó, thường là sẽ khó biết nên theo dõi cái gì. Chiến lược nội dung Jay Baer giới thiệu cho bạn 4 loại số liệu cần theo dõi:
1. Consumption (Tiếp nhận)
Trả lời câu hỏi: Bao nhiêu người đã tiếp nhận nội dung của bạn? Đánh giá thông qua lượt xem, tải, xem, v.v…?
2. Share (Chia sẻ)
Trả lời câu hỏi: Họ có thường chia sẻ nội dung của bạn với người khác không?
3.Lead Generation (tạo khách hàng tiềm năng)
Trả lời câu hỏi: Người tiếp nhận nội dung có trở thành khách hàng tiềm năng không?
4. Sales (Bán hàng)
Trả lời câu hỏi: Người tiếp nhận nội dung có thường trở thành khách hàng của bạn không?
Tôi cũng sẽ thêm một vài số liệu để bạn xem xét theo dõi:
  • Tỷ lệ thoát (bounce rate) trên các trang nội dung: Đây là số liệu rất đơn giản nhưng lại rất quan trọng trong việc xác định nội dung của bạn có đáp ứng những kỳ vọng người đọc hay không.
  • Khách hàng của bạn có đang di chuyển qua sơ đồ phễu chuyển đổi không? Điều này sẽ giúp bạn xác định tốt nội dung của bạn có hiệu quả hay không trong việc thúc đẩy chuyển đổi (Việc này là mục tiêu chung của sự nỗ lực marketing của bạn).
  • Nội dung của bạn có thu hút khách hàng mới không? Việc này sẽ đáp ứng mục tiêu kinh doanh. Lưu ý rằng ở đây chúng ta chỉ quan tâm đến khách mới. Dĩ nhiên khách hàng cũ quay lại và điều rất quan trọng, nhưng bạn cũng phải chắc chắn rằng bạn đang mở rộng danh sách khách hàng của mình.
  • Bạn đang sản xuất đủ nội dung cho mỗi tính cách, thái độ, suy nghĩ hình mẫu khách hàng ở từng giai đoạn trong phễu chuyển đổi?
  • Khách hàng của bạn có hài lòng với vấn đề được giải quyết cho từng phần riêng ở trên?
  • So sánh mức độ hiệu quả giữa các kênh truyền thông (ví dụ như tạo ra video sẽ đem lại kết quả hơn là chỉ viết bài bình thường)
  • Có trục trặc nào trong quá trình sản xuất nội dung của bạn không? Có ai làm việc thiếu hiệu quả không?
  • Hiệu quả của ngân sách đầu tư như thế nào ?

Lời kết

Không có một công thức hoàn hảo cho việc phát triển và duy trì một đội ngũ nội dung cả. Công ty của bạn cần phải linh hoạt giải quyết những vấn đề phát sinh hoặc cách làm việc không hiệu quả. Tuy nhiên, bước đầu bạn nên làm theo bốn bước mà chúng tôi trình bày ở đây:
  • Lập kế hoạch (xác định mục tiêu và chiến lược của bạn)
  • Xây dựng đội ngũ
  • Huấn luyện đào tạo
  • Giám sát và theo dõi
Ngoài ra, tôi cũng nhấn mạnh hai điểm quan trọng những người đang xây dựng một nhóm nội dung: 1) Hãy chắc chắn rằng bạn thuê những người thực sự có tài viết lách, chỉnh sửa, hoặc quản lý ngay từ đầu, và 2) Hãy chắc chắn rằng nhóm của bạn làm việc bền vững – không phải chỉ trong 6 tháng tiếp theo, mà còn trong 6 năm tiếp theo, bởi vì content marketing là một quá trình rất dài.

1. Phân tích phễu bán hàng
Trước khi tối ưu hoá phễu bán hàng, bạn cần phải phân tích nó. Tức là bạn phải làm các phép so sánh để biết được mong muốn của khách hàng. Theo đó, hãy sử dụng A/B testing, công cụ này sẽ thử nghiệm 2 trang trên website của bạn. Trên cả 2 trang, hãy thêm một thông điệp mời thực hiện. Chẳng hạn như 1 trang thì  “Tải hướng dẫn ”, trang còn lại thì “Bắt đầu sắp xếp theo hướng dẫn của chúng tôi”. Sau đó chọn ra trang nào tạo được nhiều lần chuyển tiếp hơn. Như vậy bạn sẽ biết được khách hàng muốn gì.
Ngoài ra, hãy ghi nhận số lượt từ bỏ trên các trang khác nhau để tìm ra bước nào cần được cải thiện. Bạn đã thành công trong việc thu hút khách hàng tiềm năng, hãy tìm giải pháp tối ưu để biến họ thành khách hàng thân thiết.
2. Hướng dẫn khách quy trình mua hàng
Hãy đưa ra lời đề nghị giúp đỡ cho những khách hàng chưa sành sỏi. Hãy thêm chức năng Click to chat, với nó nhân viên của bạn có thể trợ giúp việc mua sắm cho khách hàng gặp khó khăn (20% số khách hàng được trợ giúp đã hoàn thành việc giao dịch).
Khách hàng luôn muốn có một ý kiến, một lời khuyên trước khi mua hàng. Là một chuyên gia trong lĩnh vực này, lời khuyên của bạn sẽ là thích hợp nhất. Khách hàng sẽ thêm tin tưởng vào bạn. Bạn cũng có thể để khách hàng trình bày suy nghĩ thông qua việc sử dụng một plugin (phần mềm bổ trợ) giúp họ để lại bình luận.
Hãy nhập một địa chỉ email hợp lệ và nhanh chóng trả lời lại để không để khách phải chờ quá lâu khiến họ từ bỏ đơn hàng.
Cuối cùng, thêm một thông điệp rõ ràng và ngắn gọn để mời thực hiện một thao tác tại mỗi trang của website (tải, thêm vào giỏ, xác nhận đặt hàng).
3. Đơn giản hoá việc mua sắm
Hãy giành thời gian để liên lạc với khách hàng đã từ bỏ việc mua hàng để biết được điều gì đã ngăn cản họ và chứng tỏ rằng bạn sẵn sàng giúp đỡ họ.
Ngoài ra, website của bạn phải gần gũi, tức là dù khách hàng ở độ tuổi nào cũng phải có thể dễ dàng thêm sản phẩm vào giỏ, đăng ký, chọn cách giao hàng và chọn phương thức thanh toán (séc, thẻ, trả góp). Việc thanh toán phải được bảo đảm an toàn (Paypal).
Hãy đăng tải các video mà khách hàng của bạn tỏ ra thích thú với việc mua sắm. Bạn cũng có thể đăng tải video về bản thân để giải thích về những gì bạn đưa ra để hướng dẫn khách hàng không thực sự sành sỏi trong lĩnh vực này
4. Áp dụng chiến lược truyền thông
Hãy tìm kiếm khách hàng bằng cách tạo tài khoản trên các mạng xã hội. Hãy đưa ra những khuyến mãi, tổ chức các cuộc thi, giải trí cộng đồng.
Hãy tạo một blog để đăng tải thông tin cho khách hàng. Sau đó hãy đăng tải lên mạng xã hội các liên kết dẫn tới blog của bạn.
Hãy gửi mail để truyền thông tin và giúp khách hàng trở nên thân thiết thông qua việc sử dụng công cụ tự động trả lời (gửi các email sau khi nhận được đăng ký, sau khi bấm vào một liên kết cụ thể, chúc mừng sinh nhật…). Hãy gửi những email mang tính cá nhân có nhắc đến người nhận, sử dụng những hình ảnh bắt mắt và hướng dẫn các cách để liên hệ với bạn.
Bạn hãy nhớ rằng việc tìm kiếm khách hàng cũng khó tương tự như việc giữ chân họ. Vậy nên hãy dành thời gian cho khách hàng hiện tại trước khi tập trung vào những khách hàng tiềm năng. Trên thực tế, thông qua những lời truyền miệng, khách hàng hiện tại có thể giúp bạn tìm ra khách hàng mới, bằng cách nhắc đến bạn trên các mạng xã hội, khen ngợi về doanh nghiệp của bạn trên các blog …
5. Nghĩ đến thiết kế responsive
Càng ngày càng có nhiều người thực hiện việc mua sắm thông qua điện thoại, máy tính bảng, bạn không được quên mất điều này.Theo đó, hãy tối ưu hoá website của bạn bằng cách thiết kế tương thích (responsive).Website của bạn sẽ tương thích với các điện thoại thông minh và máy tính bảng, người sử dụng sẽ truy cập website của bạn nhanh hơn và dễ dàng hơn. Họ sẽ thấy thích thú khi có thể mua hàng thông qua thiết bị của mình, thay vì phải chờ đến khi về nhà, hay về cơ quan để tiến hành đặt hàng.
6. Hãy nổi bật hơn các đối thủ cạnh tranh
Điều gì khiến website của bạn khác biệt so với những website khác ? Hãy quan sát các đối thủ, xem có gì trên website của họ, các ưu và khuyết điểm của họ, hãy kết hợp lại rồi tiến hành một chiến lược vàng. Hãy tận dụng các khuyết điểm của họ bằng cách thêm các giá trị gia tăng vào cho website của mình.Chẳng hạn như giảm chi phí giao hàng, ưu đãi mua 1 tặng 1…Hãy đem lợi ích đến cho khách hàng.
Quả thực, nếu bạn kiểm soát tốt quá trình bán hàng, bạn sẽ thành công trong việc chinh phục các khách hàng tiềm năng. Khi bạn biết được điều họ trông đợi, điều họ mong muốn, hãy chiều theo họ bằng cách đưa ra những gì họ muốn. Khi họ đã mua hàng, hãy khuyến khích họ tiếp tục làm điều đó.Bạn nên giữ chân khách hàng, để họ giúp đỡ bạn tìm ra những khách hàng mới.Tất cả đều nằm trong tay bạn !

Các bước thực hiện Phễu chuyển Đổi ví dụ với các khóa học online:

1. chia sẻ ebook, event free , tặng quà

2. email marketing (4-5 email)

3. tham gia học khóa phù hợp

4. CTA khóa chuyên sâu hơn...

5.6.7....