BÀI MỚI

Bài Viết Mới Nhất

Sự khác nhau giữa Audience Pixel và Conversion Pixel

- 25/8/15
Facebook có hai pixel quảng cáo - pixel Đối tượng tùy chỉnh (Audience Pixel) và pixel theo dõi chuyển đổi (Conversion Pixel). Mặc dù các mã này trông giống nhau nhưng lại phục vụ hai mục đích khác nhau và cần được thiết lập khác nhau.
Audience PixelConversion Pixel
Mục đíchDùng để xây dựng Đối tượng tùy chỉnh dựa trên những người truy cập trang web của bạn để bạn có thể nhắm mục tiêu quảng cáo trên Facebook tới họDùng để theo dõi hành động bạn quan tâm trên trang web (ví dụ: thêm vào giỏ hàng, mua hàng) và giúp bạn đánh giá hiệu quả quảng cáo. Bạn cũng có thể sử dụng pixel này để tối ưu hóa quảng cáo nhằm nhận được nhiều hành động này hơn.
Vị trí quảng cáoKhuyên bạn nên đặt toàn bộ mã giữa các thẻ <head> trên mọi trang của trang webKhuyến nghị đặt toàn bộ mã giữa các thẻ <head> trên những trang của trang web mà bạn muốn theo dõi chuyển đổi
TạoĐược tạo trong tab Đối tượng của Trình quản lý quảng cáo và Power EditorĐược tạo trong tab Theo dõi chuyển đổi của Trình quản lý quảng cáo và Power Editor
Sử dụng với quảng cáoChọn Đối tượng tùy chỉnh từ trang web của bạn trong phần đối tượng/nhắm mục tiêu khi tạo quảng cáo của bạnĐính kèm pixel theo dõi chuyển đổi khi tạo quảng cáo của bạn để pixel này sẽ chỉ định các hoạt động chuyển đổi cho quảng cáo cụ thể đó

9 Việc giúp quảng cáo Facebook dễ bán hàng hơn

- 24/8/15

1. Quảng cáo Album.
Giới thiệu thật hay trong album, ảnh thật đẹp, tầm 5 tới 10 ảnh là ok.
2. Quảng cáo Video.
Video dài tầm 2 phút là okie. Chém mạnh, review mạnh vào nhé!
3. Quảng cáo Ghi chú.
Ghi chú hiện nay có thể trình bày cho ảnh Banner trên cùng, chèn được ảnh ọt vào trong, chữ đậm nhạt đủ cả.
Coi nó như 1 đường link và quảng cáo như quảng cáo link cực kỳ hiệu quả.
4. Quảng cáo Link.
Nhớ Link nên là Landing page, cũng chém mạnh, đủ tiêu chuẩn của 1 Landing Page.
Và nhớ Remarketing mạnh mẽ.
5. Quảng cáo Multi Link vẫn được coi là hot và nhiều ý tưởng kèm hiệu quả nhất nhì hiện nay.
6. Quảng cáo ảnh động vẫn đang là bí mật tạo nên sóng gió trong làng quảng cáo.
7. Sản phẩm, dịch vụ khó bán chơi cả 3 sẽ dễ bán hơn.
8. Sản phẩm phổ thông dễ bán thì cứ 1 và 2 mà chiến.
9. Ai không có website cũng cứ 1, 2, 3 mà chiến.
Chỉ cần Content chất, Target chuẩn, Viral tốt, Ý tưởng hay, Giá trị cốt lõi + khác biệt, Emotional thì không cần quảng cáo cũng vẫn ra đơn hàng nhé các ché!
Chúc anh em thành công nhé!

Làm thế nào để tối ưu chi phí quảng cáo Facebook ?

-
Các bạn đều đã biết vấn nạn chạy Coupon và bùng khiến cho giá Ads tăng vì Facebook là 1 sàn đấu giá. Họ chạy Ads bừa phứa không tối ưu rất ảnh hưởng tới Cộng đồng. Với những Marketer chân chính, mình nghĩ tối ưu chi phí quảng cáo facebook là việc cần thiết để Marketer sống chung với lũ. Để tối ưu chi phí Ads chúng ta cần tối ưu 3 thứ:

– Content tốt.
– Target chuẩn.
– Thời điểm Ads Reach đúng.
1, Tối ưu Content.
Trên Google có rất nhiều bài viết dạng ” X tuyệt chiêu để có Content bán hàng hay” – “Y yếu tố giúp Content bán hàng đi vào tâm can khách hàng” , … Mình nghĩ trước khi làm Ads Facebook các bạn đã đọc rất nhiều bài viết dạng này rồi nên mình không đề cập thêm về nó nữa.
Ở phần này, mình sẽ hướng dẫn các bạn cách Test xem Content nào hiệu quả. Ví dụ: Bạn có 2 mẫu Content bán hàng. Bạn muốn biết Content nào hiệu quả hơn thì bạn có thể Set 1 Campaign như hình bên dưới để Test.
P/s: Nếu bạn cần test nhiều Content hơn thì bạn tạo nhiều Ads trong Ad Set nhé.
1111

Mình khuyên các bạn nên chuẩn bị thật nhiều Content trước khi chạy Ads cho 1 sản phẩm. Càng nhiều Content thì cơ hội thành công của chiến dịch càng cao. Ngoài ra, việc nghĩ ra nhiều Content nó còn giúp kích thích não sáng tạo, tăng IQ.

Khi bạn tạo 1 Campaign như hình trên. Sau khi Reach 1 lượng nhất định Facebook sẽ chọn ra mẫu Ads nào có Content tốt nhất để dồn ngân sách vào Ads đó.
Ads có Content tốt nhất là Ads tiêu nhiều tiền nhất trong Ad Set
Sau khi biết mẫu Content tốt nhất rồi thì bạn tắt Campaign Test đi và tạo Campaign mới với mẫu Content đó.
2, Tối ưu Target
abc
Để tối ưu Interest và Behavior thì các bạn cũng dùng phương pháp Test A/B tương tự như cách Test Content.
Ví dụ: Mình bán giày cho doanh nhân và mình không biết Target vào người thích giày hay thích vest hiệu quả hơn. Mình sẽ tạo 1 Camp như hình bên dưới để test. 11112

Lưu ý: Nếu các bạn cần test 2 Target, các bạn nên làm 2 bài Post Content giống hệt nhau và mỗi Ad Set chúng ta quảng cáo cho 1 Post để dễ dàng đánh giá xem Ad Set nào hiệu quả hơn. Mang về nhiều đơn hàng hơn.

Ngoài ra, để tối ưu chi phí Ads. Các bạn có thể dùng Reports của Facebook để tối ưu chi phí quảng cáo. Nếu bạn chưa biết dùng Reports của Facebook, bạn có thể tham khảo bài viết này của mình –>Hướng dẫn sử dụng Reports Facebook. 
Ví dụ về độ tuổi:Capture
Khi xem báo cáo của Facebook, mình thấy Ads này của mình ở độ tuổi từ 35 trở lên không ai Comment đặt hàng cả. Ngoài ra, mình cũng xác thực với phòng kinh doanh xem có khách hàng độ tuổi từ 35+ gọi điện đặt hàng không. Nếu không có khách từ độ tuổi 35+ đặt hàng, lần sau mình sẽ không Set Ads tới độ tuổi này nữa.
Lưu ý: Nếu bạn thấy Ads của bạn giá của 1 Comment ở trong 1 độ tuổi A rất rẻ và bạn sửa độ tuổi của Ads đó chỉ còn độ tuổi A thì chưa chắc giá Comment sẽ giảm mà đôi khi, làm như thế sẽ làm tăng giá của 1 Comment lên. Thay vì sửa Ads, bạn nên tạo 1 Ads mới nhắm vào độ tuổi A, khả năng rất cao là giá của 1 Comment sẽ giảm.
Ví dụ về thiết bị:
Capture
Khi xem báo cáo của Facebook, mình thấy chỉ có điện thoại thông minh chạy Android mang lại Comment cho mình. Mục đích chiến dịch của mình là Comment SDT nên với những Campaign tiếp theo, mình sẽ chỉ target vào điện thoại thông minh chạy Android.
Lưu ý: Giống như ví dụ về độ tuổi, các bạn không nên sửa Ads mà hãy tạo 1 Camp mới.
Để target tới các thiết bị tùy ý, các bạn dùng Behavior như ví dụ hình bên dưới nha.
Capture

Ngoài ra, mình cũng có thể xem được tỉnh nào mang lại cho mình nhiều đơn hàng nhất (hình bên dưới)
abccVà khi tạo các Ads tiếp theo, mình có thể tăng thêm ngân sách quảng cáo cho riêng các tỉnh đó.
Mình vẫn giữ quan điểm cũ với việc tối ưu chi phí theo Tỉnh, không sửa Ads mà chỉ tạo thêm Ads mới cho các tỉnh có nhu cầu mua sản phẩm cao để tối ưu chi phí và số lượng đơn hàng.


Để xem được cái này. Mình xem Thêm thông tin chi tiết (Theo phân phối) ở chế độ Vùng như hình bên dưới:
Capture
3, Tối ưu thời điểm Ads Reach.
Thường thì sản phẩm gì? phân khúc gì? thì cũng có thời gian cao điểm khách mua hàng nhiều. Khi bạn chạy Ads cho 1 sản phẩm đủ lâu thì bạn sẽ nhận ra thời điểm đó và với những Campaign tiếp theo, các bạn nên Set Ads Reach chỉ trong thời điểm đó để tối ưu chi phí / 1 đơn hàng.
Ví dụ mình bán hàng cho chị em công sở, giờ cao điểm chị em đặt hàng nhiều là từ 6h – 9h và từ 11h – 14h. Và sau khi rút ra được điều này, mình chỉ Set Ads chạy trong thời điểm này để tối ưu chi phí / 1 đơn hàng.
Capture
Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết của mình. Rất hi vọng nhận được những góp ý của các bạn để mình có thể hoàn thiện hơn. Chúc các bạn giàu và khỏe


Tỷ lệ chuyển đổi là gì? Nó quan trọng như thế nào?

-
Bài viết này sẽ cho bạn biết một cách chi tiết về tỷ lệ chuyển đổi là gì và tại sao nó lại quan trọng với các hoạt động marketing online.

Để đi vào khái niệm tỷ lệ chuyển đổi (CR), chúng ta cùng tìm hiểu trước về một khái niệm quan trọng trong kinh tế học ROI (Return on Investment) – Tỷ lệ lợi nhuận ròng so với chi phí. Trong marketing online tỷ lệ ROI được đo lường thông qua đo lường CR. Phương pháp chính xác mà bạn sử dụng để tính ROI tùy thuộc vào các mục tiêu của bạn.
Một cách để xác định ROI là (Doanh thu – Giá vốn hàng bán) / Giá vốn hàng bán.
ROI là mục tiêu của bạn, có thể là doanh thu bán hàng, số lần xem trang, khách hàng tiềm năng … Vậy để tăng ROI bạn cần tăng CR trên một mức ngân sách dành cho Marketing online không đổi.

Vậy Tỷ lệ chuyển đổi CR là gì?

CHUYỂN ĐỔI LÀ GÌ?

Chuyển đổi là cái mà bạn quy định. “Chuyển đổi có thể là mua hàng, nhưng chuyển đổi cũng có thể là cuộc gọi từ điện thoại di động, khách truy cập gửi thông tin liên hệ của mình để có bảng báo giá bảo hiểm hoặc người mua tiềm năng tải xuống báo cáo trắng về khả năng phần mềm của công ty bạn. Hoặc có thể là yêu cầu để biết thêm thông tin hoặc xem trang mô tả nổi bật sản phẩm mới của bạn. Điều đó tùy thuộc vào bạn!” – Trích Google Support.

TỶ LỆ CHUYỂN ĐỔI LÀ GÌ?

Tỷ lệ chuyển đổi (CR) được hiểu là tỷ lệ giữa tổng số người dùng vào website trên một mục tiêu cụ thể (Có thể là số người đặt hàng, thanh toán, hay đăng ký thành viên…). Tùy dạng website khác nhau mà chúng ta có thể đặt ra những mục tiêu khác nhau. Công thức được tính như sau
Conversion Rate (CR) = Tổng số mục tiêu đạt được / Tổng số người dùng vào website
(Chú ý: Mục tiêu và traffic phải được đo lường trên cùng một đơn vị thời gian)

Tại sao tỷ lệ chuyển đổi (CR) lại quan trọng như vậy với Marketing Online

Trên công thức tính tỷ lệ chuyển đổi ở trên rõ ràng bạn thấy rằng để tối ưu hiệu quả của marketing online là tăng CR, và đồng nghĩa với việc tăng ROI.

Để hiểu rõ tầm quan trọng của CR, chúng ta cùng xem một ví dụ dưới đây:

Một website A, có lượng truy cập là 10.000 người/tháng.
– Chi phí để thu hút 1 người vào website A là: 1000đ (gọi là c)
– Tỷ lệ chuyển đổi (CR) giả định là CR = 2%. Giả sử tỷ lệ chuyển đổi này là đo lường khách mua hàng
– Giá trị một đơn hàng bán ra cho khách hàng mua hàng là 500.000đ (gọi là t)
Vậy chúng ta sẽ có:
– Chi phí Marketing để đưa được 10.000 người vào website / tháng là: 10.000 x 1.000 = 10.000.000đ
– Với tỷ lệ chuyển đổi 2%, Vậy với 10.000 người vào website sẽ có 200 người mua hàng.
– Giá trị mỗi đơn hàng là 1.000.000đ à Doanh thu là = 200 x 500.000 = 100.000.000đ
– Giả sử chi phí cho sản xuất, bán hàng, kế toán… là 70% của doanh thu. Tức doanh thu thuần = 100.000.000đ x 30% = 30.000.000đ
– Vậy lãi gộp sẽ là: 30.000.000đ – 10.000.000đ = 20.000.000đ / tháng
Bạn đang phụ trách phòng marketing, một hôm sếp ra chỉ thị cho bạn tăng doanh số bán hàng tháng tới lên gấp đôi. Vậy giải pháp của bạn là gì? Bạn sẽ dễ dàng nghĩ ra một cách vô cùng đơn giản, tăng lượt truy cập website lên gấp đôi. Và đây là lựa chọn dễ dãi nhất của các bạn marketer lười biếng nhất và nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất. Vì sao?
Nếu làm theo cách đó chúng ta sẽ phải nâng chi phí lên gấp đôi với tỷ lệ chuyển đổi giữ nguyên.
Ok!!! Chúng ta đã hoàn thành mục tiêu sếp đề ra.
Nghe có vẻ hợp lý, sếp muốn tăng lợi nhuận gấp đôi thì cho em kinh phí để để làm marketing gấp đôi. Và bạn hào hứng trình bày cho sếp vì sao bạn cần kinh phí gấp đôi với những công thức trên. Nhưng cẩn thận, những điều nghe chừng có vẻ rất hợp lý đó có thể khiến chúng ta nhận được quyết định… cho thôi việc
Ở đây sếp sẽ lôi ra một tờ giấy và viết cho chúng ta thêm một chỉ số nữa, đó là chỉ số ROI, sếp gọi chỉ số này là R, sếp gọi tiếp R1 là chỉ số hiệu quả trước khi tăng kinh phí marketing, và sếp có:
R1 = Lợi nhuận / Tổng chi phí Marketing = 20.000.000đ / 10.000.000đ = 200%
Sếp viết tiếp dòng thứ 2, R2 là tỉ lệ hiệu quả sau khi tăng kinh phí marketing lên gấp đôi, sếp có:
R2 = Lợi nhuận / Tổng chi phí Marketing = 20.000.000đ / 10.000.000đ = 200% à Vẫn vậy
Thế hiệu quả trước và hiệu quả sau không khác gì nhau, thế mày ở đây làm gì? Tao chỉ cần thuê 1 thằng khác giỏi cộng trừ nhân chia một chút và lương thấp hơn mày nhiều cũng có thể nghĩ ra.
Chúng ta đã thấy, với cách đó thì ai cũng có thể dễ dàng thay thế chúng ta. Thế làm sao để chúng ta không bị đuổi, được sếp coi là một thành viên không thể thay thế trong công ty? Đó là làm sao mà với chi phí thấp nhất chúng ta vẫn đạt được vượt mục tiêu sếp đề ra. Ở đây mấu chốt chính là tỉ lệ nằm rất khiêm nhường nhưng vô cùng quan trọng, tỷ lệ chuyển đổi.
Ta giữ nguyên mọi con số, chi phí cho marketing online vẫn là 10.000.000đ, lượt truy cập có được từ chi phí này là 10.000. Nhưng ta tập trung tiền vào các hoạt động tối ưu nhằm tăng tỉ lệ CR, giả sử ta tăng được tỉ lệ CR lên 3%.
Hiệu quả sẽ như sau:
Khách hàng mua hàng sẽ là 300. à Doanh thu là: 300 x 500.000đ = 150.000.000đ
–>  Doanh thu thuần: 150.000.000 x 30% = 45.000.000đ
Với chi phí marketing không đổi, lợi nhuận là: 45.000.000 – 10.000.000 = 35.000.000đ
–>  ROI = 35.000.000/10.000.000 = 350%
Tất nhiên những con số trên chỉ là tính trong điều kiện lý tưởng, khi triển khai chúng ta phải trừ ra nhiều tỉ lệ rủi ro khác và ở đây chúng ta vẫn chưa tính chi phí dành cho việc đầu tư tăng tỉ lệ CR. Nhưng dù sao, với cách làm này – tập trung vô hiệu quả của conversion rate – thì ít nhất trên giấy tờ chúng ta đã nâng lợi nhuận lên với chi phí marketing y nguyên, trừ đi những tỉ lệ rủi ro khác thì việc nâng lợi nhuận lên gấp 2 như mục tiêu sếp đề ra là khả thi.

Lập kế hoạch SEO website chuyên nghiệp

-

Quy trình làm SEO, các cách thức hướng dẫn làm SEO thì đã quá là nhiều, kể các các video dạng chi tiết cũng đã có. Nếu bạn có kỹ năng sử dụng internet một chút là bạn có thể gom góp các bài viết, xem các video để hiểu rõ về SEO như thế nào, các cách thức mang đặc tính kỹ thuật để làm SEO.
Mình cũng xin nhắc lại về quy trình SEO tổng thể thường như sau:
Bài viết này chia sẻ từ thực tế công việc mình làm cách thức lập một kế hoạch SEO sao cho đạt được hiệu quả và quản lý một cách tối ưu nhất.
Theo như kế hoạch mình từng làm được chia làm các bước cụ thể như sau:

Bước 1: Xây dựng sitemap cho website

Theo tôi đây là điều đầu tiên và quan trọng nhất của một chiến dịch SEO thành công. Như việc xây một ngôi nhà, điều đầu tiên là cần phải có một bản vẽ hoàn chỉnh để bạn hình dung ra ngôi nhà bạn sẽ xây ra sao. Nhưng những chia sẻ trên internet tôi chưa thấy ai nói về điều này.
Đối với việc xây dựng các website mới thì chuẩn bị sitemap là điều vô cùng quan trọng, nó giúp bạn và người thiết kế website biết bạn sẽ cần đặt những gì trên website để có được một thiết kế phù hợp.
Đối với các website đã có từ trước, việc lập lại sitemap cũng giúp bạn dễ dàng tiếp cận và hiểu cấu trúc của website hơn để có được một cái nhìn tổng quan về website.

Hình ảnh ví dụ về sitemap trên Minmaps
Để lập sitemap bạn có thể sử dụng phần mềm Minmap để có cái nhìn tổng thể về website. Sau đó bạn nên sử dụng Excel để quản lý, sẽ thuận tiện hơn trong lập kế hoạch sau này. Hãy phân cấp các trang theo cấp bậc để bạn dễ thấy trang nào nằm trong trang nào hơn. (Bạn có thể download mẫu lập kế hoạch SEO của mình ở cuối bài để xem qua).

Bước 2: Phân tích từ khóa

Sau khi đã hiểu về website, về ngành nghề, sản phẩm hay dịch vụ mà website cung cấp, bạn cũng đã có được cái nhìn tổng quát về ngành nghề để có thể xây dựng bộ từ khóa phù hợp.
Phân tích từ khóa được coi là bước trọng tâm nhất của kế hoạch làm SEO, việc lựa chọn từ khóa đúng là bước đầu tiên đưa bạn tới thành công.
Trong phân tích từ khóa bạn cần làm:

TÌM KIẾM TỪ KHÓA:

Hai công cụ hữu dụng mà bạn không thể bỏ qua khi tìm kiếm từ khóa là:
Công cụ lập kế hoạch từ khóa: Công cụ này nằm trong chức năng của Google Adword, bạn chỉ cần đăng ký tài khoản Adwords là có thể sử dụng hoàn toàn miễn phí.
Công cụ Google Suggest: Google Suggest là các từ khóa do Google gợi ý dưới box tìm kiếm của Google. Có một trang web cung cấp sẵn các gợi ý này từ từ khóa bạn gõ vào là http://ubersuggest.org/

ĐÁNH GIÁ ĐỘ KHÓ TỪ KHÓA

Để đánh giá độ khó từ khóa có 3 chỉ số bạn cần quan tâm:
“keyword” – (có ngoặc kép): Dùng để tìm xem có bao nhiêu website có chứa cụm từ khoá này hay có bao nhiêu website bạn sẽ phải cạnh tranh.
Allinanchor:“keyword” – (có ngoặc kép): Dùng để tìm xem có bao nhiêu website sử dụng Anchor text với cụm từ khóa này.
Allintitle:“keyword” – (có ngoặc kép): Để tìm xem có bao nhiêu website mà cụm từ khóa này xuất hiện trong Title.
Dưới đây là bảng thông số dùng để đánh giá độ cạnh tranh và chọn lựa từ khóa thích hợp.
Keyword
Kết quả trên Google
Mức độ cạnh tranh
“keyword”> 500.000Cao
Allinanchor:“keyword”> 200.000Cao
Allintitle:“keyword”> 200.000Cao
Chỉ cần đạt 2 trong 3 yếu tố ở mức cao thì từ khóa bạn chọn là từ khóa cạnh tranh cao rồi. Hãy chọn những từ khóa ít nhất thỏa mãn điều kiện Allinanchor và Allintitle ở mức dưới 200.000 và nên có dưới 500.000 website có chứa nó để phát triển.

QUẢN LÝ TỪ KHÓA:

Đây là phần khá quan trọng, khi sử dụng hai công cụ trên đây, bạn đã có một danh sách dài các từ khóa khác nhau, có khi lên đến hàng trăm, thậm chí hàng nghìn từ khóa khác nhau. Nhìn thật lộn xộn! Vậy làm sao để bạn quản lý chúng cho hiệu quả.
Mời bạn qua bước 3: Phân loại từ khóa trên sitemap

Bước 3: Phân loại từ khóa trên sitemap

Trong bước 2, khi bạn đã list ra được một danh sách dài các từ khóa rồi, việc quan trọng tiếp theo là bạn làm sao phải phân nhóm các từ khóa vào trong sitemap sao cho phù hợp nhất. Số lượng từ khóa bạn SEO cho một page cũng là điều cần lưu ý. Theo mình thì với 5 từ khóa có liên quan với nhau trên 1 page thì là ổn.
Việc phân chia nhóm các từ khóa với nhau yêu cầu bạn phải hiểu rất rõ website của mình cũng như hiểu rất rõ ngành nghề, sản phẩm bạn sẽ SEO. Việc phân chia lộn xộn sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả SEO sau này của bạn.

Trong hình trên bạn thấy rằng tôi đã phân chia ra 3 cột từ khóa khác nhau gồm: Từ khóa chính, từ khóa phụ và từ khóa biến thể.
– Từ khóa chính là từ khóa bạn sẽ SEO tập trung vào page đó
– Từ khóa phụ là từ khóa có thể thêm các tiền tố hoặc hậu tố như: mua, bán, các hậu tố địa danh… Từ khóa phụ thường là các từ khóa có lượng tìm kiếm thấp theo thống kê từ Công cụ lập kế hoạch từ khóa
– Từ khóa biến thể là các dạng từ khóa theo cách gọi khác theo vùng miền. Ví dụ người Hà Nội gọi cái bát, người Sài Gòn gọi cái chén… Cái này tùy bạn có cho thêm hay không.

Bước 4: Phân tích đối thủ

Phân tích đối thủ là việc làm quan trọng trước khi bạn tiến hành tối ưu bất cứ thứ gì trên website của bạn. Việc bạn hiểu đối thủ tường tận sẽ là phương cách tốt nếu bạn muốn leo lên trên họ trên các công cụ tìm kiếm.
Có một vài yếu tố bạn cần phân tích đối thủ:
– Vị trí từ khóa của đối thủ trên SE (Search Engine): Bạn cần liệt kê ra vị trí từ khóa mà đối thủ đang nắm giữ trên SE và liệt kê ra 5 đối thủ mạnh nhất. Với 5 đối thủ này, bạn tiếp tục phân tích một vài thông số:
+ Chất lượng nội dung của đổi thủ: Đối thủ đang phát triển nội dung có tốt không? Các thông tin tự viết hay copy. Số lượng nội dung đã được đăng tải…
+ Onpage của đối thủ đã được tối ưu hay chưa? Nếu bạn xem được hết website của đối thủ là điều tốt. Nhưng nếu không, với các từ khóa quan trọng bạn rất cần soi kỹ điều này, hãy nhớ là Onpage là theo từ khóa và theo page nhé!
+ Các chỉ số về backlink: Số lượng backlink, các dạng backlink, nguồn backlink à từ đó đánh giá chất lượng backlink của đối thủ.
+ Các chỉ số về Social: Các chỉ số trên các mạng xã hội như Facebook, Google+, Twitter…
+ Tuổi đời domain: Đây cũng là một chỉ số quan trọng. Với các domain có tuổi đời cao thường có uy tín hơn.
(Phần nội dung này tham khảo từ Infographic SEO của Bình Nguyễn –http://binhnguyenplus.com/)

Bước 5: Tối ưu Onpage trên sitemap

Sau khi bạn đã phân chia được nhóm các từ khóa trên sitemap rồi bạn sẽ tiến hành tối ưu các thẻ chính trên sitemap excel của bạn. Việc làm này giúp bạn có thể sử dụng excel để hạn chế số ký tự của thẻ tiêu đề và mô tả bằng hàmlen.
Hai thẻ quan trọng nhất bạn có thể tối ưu trên sitemap excel là thẻ tiêu đề và thẻ mô tả. Hãy viết chúng thật call-to-action và đảm bảo số ký tự được phép. (Tham khảo: Tiêu đề (45 – 65) và Mô tả (130 – 156))
Trên file excel này bạn cũng nên để các cột chỉ số khác như file đính kèm, để khi làm bước 6 và 7 bạn chỉ cần tick điểm cho các yếu tố này. (Tham khảo file theo link cuối bài)
Lại có việc phải đi rồi, giờ chuẩn bị đồ về quê đây. Các bác cho em khất mấy phần sau nhé!
Bước 6: Triển khai Onpage trực tiếp trên website và cập nhật nội dung
Bước 7: Lập kế hoạch xây dựng nội dung hỗ trợ SEO
Bước 8: Tối ưu hóa Off page, xây dựng liên kết
Bước 9: Đo lường, kiểm tra
Link file mẫu đây ạ: http://bit.ly/Oh1aoB

Bước 6: Triển khai Onpage trực tiếp trên website và cập nhật nội dung

Sau khi bạn đã làm bước 5, đã có một file excel hoàn chỉnh về tối ưu Onpage và các chủ đề nội dung đã được được lên khung. Việc tiếp theo bạn chỉ cần làm là cập nhật chúng trên website của bạn. Việc này thật đơn giản vì chỉ cần Copy and Paste.
Một vài lưu ý cho phần này:
–       Đối với các mã nguồn quản trị website khác khau thì các khu vực để nhập nội dung thẻ là khác nhau. Nếu bạn thuê bên thiết kế web, hãy yêu cầu họ thêm nếu thấy thiếu và hướng dẫn bạn quản trị website.
–       Đối với các page khác nhau, sự đầy đủ của các thẻ cũng khác nhau. Vì thế đừng quá quan trọng việc đầy đủ tất cả. Hãy đảm bảo đủ tiêu đề, mô tả, thẻ h1 và các thẻ alt cho ảnh là rất tốt rồi.

Bước 7: Lập kế hoạch xây dựng nội dung hỗ trợ SEO

Đây mới là điều cần thiết cho chiến dịch SEO của bạn. Và việc này là việc bạn cần làm thường xuyên, liên tục.
Anh Mai Xuân Đạt SEONgon có nói về Adwords: “Setup chiến dịch thì đau mông, còn tối ưu chiến dịch thì đau lưng”. Cũng như vậy với SEO, các phần trước làm bạn đau mông, nhưng đây mới là công việc bạn sẽ đau lưng và đau cả đầu.
Các bạn nên đọc thêm bài viết này để hiểu có cái nhìn rõ nét hơn: Hiểu đúng về tiếp thị nội dung Content Strategy và Content Marketing
Đầu tiên, bạn cần hiểu khách hàng, người sẽ ghé thăm website của bạn là những ai. Hãy phân loại đối tượng khách hàng và tập trung vào đối tượng mục tiêu của bạn. Hãy tìm hiểu xem họ thích điều gì, họ muốn điều gì. Hãy cung cấp cho họ những thông tin mà họ cần – kể cả đó không phải là thứ mà bạn đang bán.
Ví dụ như: mấy bạn làm quảng cáo Google Adwords, có thể viết những bài viết hướng dẫn làm SEO, hay hướng dẫn tối ưu trang đích.
Hay website một salon tóc có thể cung cấp các bài viết về xu hướng tóc, các mẫu tóc đẹp, chuyện của các ngôi sao, hay quần áo, giầy dép….
Nhưng đừng đi lan man, hãy tập trung những gì mà khách hàng của bạn cần mà vẫn link (có liên hệ) với sản phẩm dịch vụ mà bạn đang cung cấp.
Ví dụ như website salon tóc viết về chuyện của các ngôi sao, thì cũng nên nói tới chuyện tóc của các ngôi sao. Nói về quần áo thì cũng nên nói về cách mix đồ với các kiểu tóc….
Hãy chuẩn bị trước các bài viết và đăng chúng thường kỳ. Bạn cũng không nhất thiết phải đăng quá nhiều, 1 tuần có thể chỉ cần 1 đến 2 bài viết. Những hãy viết nó chất lượng, lâu dần bạn sẽ có một cơ sở dữ liệu tốt cho khách hàng của mình.
Nhưng chúng ta đang làm SEO, vì thế đừng quên rằng, danh sách các từ khóa trong file excel của bạn và các page cần SEO vẫn đang cần trỏ liên kết nội bộ. Trong các bài viết của bạn, hãy trỏ link nội bộ anchor text trong các từ khóa của các bài viết này. Nên nhớ, hãy đa dạng hóa từ khóa và tỷ lệ lặp từ khóa được các chuyên gia SEO khuyên là từ 3 – 5%. Còn nhúng anchortext với từ khóa, đừng nhúng hết tất cả những từ khóa bạn nêu ra trong bài. Chỉ cần 1 vài là đủ.
Một chú ý nhỏ: (Mình không biết nên đặt phần này ở đâu).
Hãy xác thực website với author rank khi bạn xây dựng nội dung website để Google có thể bảo vệ bạn với những nội dung gốc của bạn.

Bước 8: Tối ưu hóa Off page, xây dựng liên kết

Nói thật, mình không thích làm phần này nhất. Thông thường mình làm hết tất cả các phần trên và vào https://www.google.com/webmasters/tools/submit-url, ném url vừa mới viết bài lên trên Google cho nó index. Post lên Google Plus, Facebook, việc còn lại để Google lo. Nhưng phải đảm bảo những yếu tố về
Nhưng mà với các từ khóa cạnh tranh, chắc chắn bạn phải xây dựng liên kết. Bạn có thể tìm thấy trên internet vài mô hình xây dựng liên kết như: Link Spiral, Link Wheel, Link Pyramid. Nhưng theo tôi, bạn chẳng phải theo một mô hình nào cả. Hãy làm cho liên kết thật sự tự nhiên. Bạn xây dựng website vệ tinh cũng được, bạn đăng tin cũng được, bạn tạo blog cũng được, bạn làm video cũng được… Nhưng hãy làm nó một cách tự nhiên.
Nhưng như thế nào được gọi là tự nhiên? Nếu bạn viết một bài mà được người khác copy về đăng và để nguồn tới link website của bạn, thì đó là điiều tuyệt vời nhất. Nhưng ở VN mình, ít ai làm thế (kể cả báo chí còn copy loạn cả lên). Vì thế hãy đừng mơ, hãy làm tự nhiên theo cách của chúng ta:
–       Link đặt tại website có nội dung người đọc đang xem phù hợp với sản phẩm của bạn: Ví dụ như bạn bán giường ngủ thì bạn đặt link quảng cáo ở trang đang viết về các tư thế làm tình chẳng hạn 😉 nó được coi là tự nhiên.
Việc xây dựng liên kết sẽ rất vất vả, nhưng hãy cố gắng. Bạn có thể sử dụng phần mềm (mình không khuyến khích) nhưng đừng lạm dụng phần mềm.

Bước 9: Đo lường, kiểm tra

Đây là phần thực sự quan trọng, bạn đã SEO lên top, có visit vào website của bạn từ từ khóa đó. Nhưng bạn chỉ biết là có visit thôi, chưa biết là với từ khóa đó thì bạn đã bán được hàng hay chưa là một thiếu sót. Hãy kiểm tra liên tục, thống kê và coi lại sổ bán hàng hàng ngày, hàng tuần.
Đây là lúc bạn cần tới Analytics. Ở Google Analytics cho phép bạn hai lựa chọn là Universal Analytics và Analytics cổ điển. Tôi khuyên bạn cài đặt cả hai đoạn mã này. Vì có những dữ liệu cái này cung cấp, mà cái kia không cung cấp.

ĐO LƯỜNG NHƯ THẾ NÀO?

Bạn hãy coi số liệu trong Analytics và xem xét xem từ khóa nào được truy cập vào website của bạn trong ngày hôm đó, nó đi tới page nào. Và hôm đó bạn có bán được món hàng, hay có một liên hệ nào với từ khóa đó hay không? Nếu câu trả lời là CÓ à Chúc mừng bạn! Nhưng nếu câu trả lời là KHÔNG, bạn hãy xem xét lại page đó, và đặt câu hỏi “Tại sao khách hàng không mua hàng của mình?”. Có thể họ mới chỉ tham khảo, họ mới chỉ tìm kiếm thông tin. Nhưng trong 1 thời gian dài hơn mà từ khóa đứng top mà không bán được hàng, hoặc số lượng hàng bán ra quá ít so với visit từ từ khóa đó thì bạn nên xem lại.

10 Giải pháp tăng tỷ lệ chuyển đổi cho website

- 23/8/15
Một vấn đề đặt ra là làm thế nào để sắp xếp hợp lí việc cần làm trong chiến dịch marketing, trong đó việc tăng sự chuyển đổi là bước phải được ưu tiên hàng đầu trong danh sách làm việc của bạn. Sau khi một chiến dịch quảng cáo đi vào hoạt động, các công ty có xu hướng bỏ qua việc kiểm tra các yếu tố khác nhau để cải thiện tỉ lệ chuyển đổi. Dưới đây là danh sách 10 giải pháp hiệu quả để tăng tỉ lệ chuyển đổi cho website mà bạn không nên bỏ lỡ.

Bạn đang băn khoăn tại sao lượng traffic hàng ngày trên website tương đối đông, nhưng doanh thu bán hàng vẫn không nhích lên là mấy?
1. Ý tưởng bán hàng độc đáo (USP) sẽ giúp tăng chuyển đổi nhiều nhất
Tất cả các sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp bạn đều có những điểm ưu việt nhưng trong mắt khách hàng thì nó lại không giống nhau. Bạn hãy kiểm tra tất cả các ý tưởng bán hàng độc đáo trong quảng cáo, xác định vị trí nổi bật trên website và phương tiện truyền thông để tìm ra cách cải thiện tỉ lệ chuyển đổi nhiều nhất. Một khi bạn tìm thấy những ý tưởng bán hàng độc đáo nhất, bạn sẽ có thể lập kế hoạch chiến lược truyền thông cụ thể và tối ưu cho việc mua hàng của khách hàng.
2. Thiết kế landingpage – Trang đích.
Bạn có thể thử nghiệm các thiết kế landingpage trong hai giai đoạn riêng biệt. Giai đoạn một bao gồm thử nghiệm một số mẫu thiết kế trang để tìm một cái gì đó hấp dẫn nhất đối với khách hàng mục tiêu. Hãy thử so sánh hình ảnh có phản ánh đúng nội dung ban đầu.
Giai đoạn hai bao gồm việc áp dụng những thay đổi thiết kế thực hiện ban đầu để kiểm tra điểm khác nhau giữa các mẫu thiết kế và theo dõi sự ảnh hưởng của nó đến sự thành công của website như thế nào. Bạn nên tập trung vào phần lớn thời gian vào phần đầu của trang.
3. Sử dụng lời kêu gọi hành động trên landingpage một cách khôn ngoan
Phần lớn các nhà làm marketing đều quyết định sử dụng cách kêu gọi hành động của khách hàng dựa trên các câu trả lời cho câu hỏi: tôi muốn khách hàng làm gì trên trang của mình? Tuy nhiên, các nhà marketing khôn ngoan sẽ dựa trên câu trả lời cho câu hỏi: hành động gì của khách hàng trên trang sẽ tối đa hóa lợi nhuận cho bạn? Việc kiểm tra các lời kêu gọi hành động sẽ có thể tác động đáng kể đến lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp bạn.
Nút kêu gọi hành động (CTA) giúp định hướng khách hàng tới hành động tiếp theo.
Nút kêu gọi hành động (CTA) giúp định hướng khách hàng tới hành động tiếp theo.
4. Nội dung trong landingpage
Hãy chắc chắn rằng bạn đã thử nghiệm các vị trí đặt nội dung: vị trí nào bạn đã chứng thực? Vị trí nào bạn đã phân tích các lợi ích và tính năng? Bạn sẽ sử dụng tiêu đề trên cùng của trang để tối đa hóa lợi ích của khách như thế nào? Sử dụng số liệu bán hàng và thời gian trung bình ở lại trên trang để đánh giá hiệu quả của trang.
5. So sánh lưu lượng truy cập từ mobile với lưu lượng truy cập từ máy tính bàn
Lưu lượng truy cập từ mobile với lưu lượng truy cập từ máy tính bàn có tốc độ chuyển đổi khác nhau. So sánh ngân sách marketing dành cho mỗi thiết bị với doanh thu mà bạn nhận được từ thiết bị đó và sau đó cân đối lại ngân sách: giảm ngân sách cho lợi nhuận thấp nhất và ngược lại.
6. Tạm dừng các nguồn truy cập có tỉ lệ thoát cao và thời gian trung bình ở trên website thấp
Phân tích chất lượng lưu lượng truy cập đến từ mỗi kênh quảng cáo và đưa ra quyết định không nhắm đến những nguồn truy cập có tỉ lệ thoát cao và thời gian trung bình ở trên webiste thấp. Bạn có thể phân bổ lại ngân sách cho những kênh với tỉ lệ chuyển đổi cao.
7. Thêm ứng dụng Subiz Live Chat
Nhiều người trong số những người truy cập vào website của bạn có sở thích muốn được giải đáp các thắc mắc về giao dịch mua bán trước khi quyết định mua một loại sản phẩm dịch vụ nào đó. Bạn có thể cài đặt phần mềm live chat như Subiz để tư vấn cho các khách hàng của mình. Đây sẽ là một cách để tăng chuyển đổi từ khách truy cập thành khách hàng.
Phần mềm chat trực tuyến trên website đã trở thành một trong những yếu tố làm nên thành công cho e-business.
Phần mềm chat trực tuyến trên website đã trở thành một trong những yếu tố làm nên thành công cho e-business.
8. Tùy chỉnh landingpage phù hợp với từng khu vực địa lí
Doanh số bán hàng của bạn đến từ khu vực nào nhiều nhất? Bạn nên xác định các khu vực địa lí có lợi nhuận cao nhất và tạo ra các trang chuyên cung cấp các chương trình khuyến mãi theo địa phương (ví dụ như miễn phí vận chuyển ở khu vực Tp.HCM).
9. Tỉ lệ chuyển đổi của người sử dụng quay trở lại website
Bạn nên dành sự đầu tư vào những người dùng đã truy cập vào website, những người đó đã dành thời gian tìm hiểu về website hoặc biết về website nhưng không có sự chuyển đổi thành khách hàng của bạn. Họ có thể sẽ quan tâm tới lời đề nghị của bạn, nhưng họ lại muốn so sánh tất cả các sản phẩm có sẵn để chọn lựa phương án tốt nhất. Bạn nên tạo các chiến dịch nhắm mục tiêu tới người truy cập website và thử nghiệm các cung cấp khác nhau hoặc đề xuất ý tưởng bán hàng độc đáo để khuyến khích bán hàng.
10. Quá trình thanh toán
Tạo ra một quy trình thanh toán trơn tru và nhanh chóng để tránh bỏ lỡ những khách hàng tiềm năng khi họ đã sẵn sàng để mua sắm. Kiểm tra thanh toán của khách hàng, các thông tin trên hóa đơn và các trang thanh toán hướng dẫn từng bước.
Thử nghiệm là cách tốt nhất để cải thiện tỉ lệ chuyển đổi của bất kì website nào. Trong khi có rất nhiều phương pháp bạn có thể kiểm tra thì mười giải pháp trên là một điểm khởi đầu tuyệt vời. Quá trình này không phải là dễ dàng hay nhanh chóng nhưng nó có giá trị đầu tư thời gian để mang lại lợi ích kinh doanh lâu dài của bạn.

Lý do chuyến dịch facebook marketing không hiệu quả

-
Vì sao chiến dịch Facebook Marketing của bạn lại thất bại?
Mặc dù Facebook là một kênh tiếp thị quảng cáo vô cùng hiệu quả bởi lượng người sử dụng và người truy cập ngày càng tăng cao hơn và chưa bao giờ hết “gây nghiện”. Được coi là mạng xã hội lớn nhất của thế giới, Facebook dường như trở thành một trong như kênh tiếp thị vô cùng hiệu quả. Không phải chiến dịch Facebook Marketing nào cũng dễ dàng thành công. Để có được một chiến lược Facebook Marketing hiệu quả nhất, bạn nên dự toán những yếu tố rất bất lợi cho kế hoạch Marketing của bạn.
1. Thiếu những từ ngữ kêu gọi hành động: 
Những mẫu quảng cáo Facebook rất nhỏ chỉ với 90 ký tự và các nhà quảng cáo thường không thật sự chú ý đến thông điệp cần phải truyền đi. Sai lầm của một số marketer là tập trung vào các mô tả sản phẩm hay dịch vụ của mình mà thiếu những từ ngữ kêu gọi dẫn đến hành động.
6 nguyên nhân dẫn đến chiến dịch quảng cáo Facebook Ads thất bại, Đây là một trong những sai lầm lớn nhất khi thực hiện các chiến dịch quảng cáo trên Facebook. Đa số các nhà chạy quảng cáo đã cho rằng khách hàng sẽ click vào những mẫu quảng cáo khi họ đọc những đoạn mô tả về sản phảm của bạn. Con người có xu hướng hành động khi được một lời kêu gọi, chính vì thế chỉ cần thêm vào những từ ngữ kêu gọi để dẫn đến những hành động từ khách hàng như “Click vào đây”, “Click ngay để được hưởng…” là bạn có thể cải thiện đáng kể hiệu quả quảng cáo trên Facebook. Vì vậy một mẫu quảng cáo Facebook nên có những từ ngữ kêu gọi dẫn đến hành động – cho dù đơn giản như thế nào.
2. Chọn sai hình thức quảng cáo
Facebook cung cấp rất nhiều loại hình quảng cáo khác nhau (Post Engagement,Page Like Install apps…) để giúp cho các nhà quảng cáo có thể chọn được những hình thức hiệu quả nhất. Tuy nhiên, với hơn 40 loại hình quảng cáo khác nhau,thì rất nhiều người lại chọn sai hình thức so với các mục đích của chiến dịch.
Tất cả quảng cáo trên Facebook được chia làm loại hình chính, loại 1 hiển thị ở News Feed người dùng, loại 2 hiển thị ở khung bên phải màn hình của desktop (Right Column). Loại 2 có chi phí thấp hơn và reach cao hơn, nhưng vì hiển thị ở khung bên phải được ít người dùng chú ý đến.
Còn những Quảng cáo đã xuất hiện trên News Feed thì hoạt động rất tốt trong việc quảng bá những sản phẩm và dịch vụ vì kích cỡ ảnh hiển thị to, dễ gây chú ý và tương tác cao hơn so với những quảng cáo hiển thị ở cột bên phải. Nhiều người thường hay bị nhầm lẫn giữa hai loại quảng cáo này, Facebook cung cấp thông tin hướng dẫn và ví dụ cụ thể trên nền tảng của họ.
cach-tang-like-facebook-bang-email-3
3. Thiếu nội dung có giá trị
Con người thì luôn muốn được nhiều hơn, nếu doanh nghiệp có thể cũng cấp nhiều hơn những gì liên quan đến những sản phẩm và dịch vụ của mình cho người dùng thì không có lý do gì khách hàng lại không theo dõi với doanh nghiệp của bạn
Tuy nhiên, hầu hết quảng cáo của Facebook không thành công như mong đợi vì không truyền đạt đến khách hàng thông tin có giá trị về sản phẩm và doanh nghiệp. Có thể mẫu quảng cáo của bạn đẹp mắt nhưng nội dung lại không hề phong phú, và không phải thứ mà mọi người cần nhất. Sử dụng những sản phẩm và dịch vụ bạn có thể cung cấp miễn phí hoặc giảm giá cho khách hàng. Làm nổi bật những thông tin này và sử dụng chúng để tạo nên nhiều động lực cho người dùng,.
4. Spam
Khi bạn tạo quảng cáo trên Facebook, nhiều doanh nghiệp lại quên mất việc nhìn lại những quảng cáo của mình hiển thị đến những khách hàng như thế nào. Lỗi thường gặp có quá nhiều chữ hoặc những hình ảnh không phù hợp vào quảng cáo. Những thông tin này không phù hợp này có thể gây phản tác dụng, trở thành spam trong mắt của người dùng.
Hãy làm phần headline của quảng cáo thú vị và bắt mắt hơn thay vì chỉ cung cấp tên các công ty hoặc tên sản phẩm thông thường. Bạn cần chắc chắn là hình ảnh sử dụng trong quảng cáo phải liên quan đến những chiến dịch và thu hút sự chú ý của người xem ngay lập tức cho dù được hiển thị ở kích thước nhỏ. Ngoài ra, nội dung trong mẫu quảng cáo cũng phải thật thu hút với một lời kêu gọi tương tác hay và phù hợp hơn
lam-gi-de-bat-dau-kinh-doanh-tren-facebook
5. Không thử nghiệm nhiều quảng cáo
Không ai có thể chắc rằng mẫu quảng cáo của bạn sẽ hoạt động tốt và tối ưu nhất toàn bộ. Hãy tạo thêm nhiều mẫu quảng cáo và chạy thử nghiệm, từ đó rút ra các mẫu quảng cáo nào hoạt động một cách tốt nhất. Những hình ảnh hay hình thức quảng cáo trên Facebook cũng đem đến cho bạn một kết quả hoàn toàn khác cho chiến dịch quảng cáo. Một nhà quảng cáo thông minh là người biết tạo nhiều chiến dịch quảng cáo một cách khác nhau, sử dụng những từ ngữ, hình ảnh, hay đối tượng khác nhau. Ban đầu, bạn hãy chạy thử nghiệm với một ngân sách thấp, từ đó rút ra kết luận quảng cáo nào hoạt động một cách tốt nhất, đem lại nhiều Click, Reach, Like… . Khi đó, những mẫu quảng cáo nào hoạt động kém thì hãy dừng chúng lại và tập trung vào những mẫu quảng cáo hoạt động tốt mang lại kết quả cao hơn
6. Sai đối tượng mục tiêu
một mẫu quảng cáo của doanh nghiệp có nội dung tốt nhưng kết quả thực tế lại không thành công vì lựa chọn không đúng mục tiêu đối tượng. Một khi quyết định sử dụng Facebook Page là một kênh để phát triển kinh doanh, doanh nghiệp cần bố trí nhân sự nghiên cứu Page insight kỹ lưỡng để hiểu được fan của mình là ai, họ tập trung ở độ tuổi nào, họ thích gì và phương thức tiếp cận họ tốt nhất để từ đó xây dựng nên môt chiến dịch quảng cáo hấp dẫn và đúng với đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp.