BÀI MỚI

Bài Viết Mới Nhất
Browsing Category "remarketing"

Làm Sao Để Hiểu Sâu Hơn Về Quảng Cáo Google AdWords

- 28/7/16
Câu hỏi chúng tôi thường xuyên nghe được, đặc biệt từ những người mới bước vào lĩnh vực quảng cáo tìm kiếm có phí đó là quảng cáo Google AdWords tốn bao nhiêu tiền?
Không có một câu trả lời nào thỏa mãn cho câu hỏi trên, nó sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Chi phí quảng cáo AdWords phụ thuộc vào một số yếu tố. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ trình bày những yếu tố ảnh hưởng đến giá quảng cáo Google AdWords và làm rõ những điều bạn cần biết trong ngân sách quảng cáo.
  • Đầu tiên, bạn cần biết Google AdWords hoạt động dựa trên một hệ thống đấu giá. Nó cho phép những doanh nghiệp có được chỗ quảng cáo tốt dù giá đấu thầu thấp hơn (với điều kiện điểm chất lượng của bạn phải cao).
  • Bên cạnh đó, bạn cũng có thể theo dõi chặt chẽ ngân sách AdWords bằng việc dùng các thủ thuật như thiết lập lịch quảng cáo, xác định đối tượng theo địa lý hoặc thiết bị.
  • Với Google AdWords, chi phí trung bình cho một nhấp chuột trong mạng tìm kiếm thường giao động từ 1$ đến 2$, trên mạng hiển thị thường dưới 1$.
  • Tuy nhiên có những từ khóa trên AdWords và quảng cáo Bing có giá trên 50$ cho một nhấp chuột. Những từ khóa thường thuộc các ngành có tính cạnh tranh cao và liên quan đến cuộc sống con người ví dụ như luật hay bảo hiểm. Ngoài ra, những đại gia bán lẻ thường chi khoảng 50 triệu đô mỗi năm cho quảng cáo tìm kiếm của Adwords.
  • Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì chi khoảng 9,000$-10,000$ hằng tháng cho chiến dịch quảng cáo tìm kiếm. Như vậy họ chi khoảng 100,000$ đến 120,000$ hằng năm.
Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về các cơ chế của AdWords.
AdWord hoạt động như thế nào?
Một trong những lầm tưởng lớn nhất về quảng cáo trên AdWords đó là khi chi càng nhiều tiền thì hiệu quả thu được sẽ càng lớn. AdWords không hẳn là một nơi bán quảng cáo, AdWords giống một nơi hội tụ các trang quảng cáo hơn. Cách hoạt động của Google AdWords gần giống như một phiên đấu giá. Hãy cùng tìm hiểu quy trình hoạt động này.
Đấu giá quảng cáo
Khi người dùng nhập nội dung tìm kiếm, Google xác định từ khóa đó hiện đang được những ai đấu giá và bắt đầu phiên đấu giá.

Nếu nội dung tìm kiếm của người dùng trùng với nội dung từ khóa mà những nhà quảng cáo đang đấu giá thì phiên đấu giá sẽ được kích hoạt. Mục đích của việc đấu giá là giúp xác định thứ hạng của các quảng cáo hay những quảng cáo nào sẽ được xuất hiện. Việc xuất hiện và thứ tự xuất hiện của nội dung quảng cáo sẽ phụ thuộc vào hai yếu tố chính: giá đấu thầu tối đa và điểm chất lượng. Sau khi điểm chất lượng và thứ tự quảng cáo của bạn được xác định xong, Google sẽ tính toán số tiền bạn phải trả khi có người nhấp vào quảng cáo của bạn.
Chú ý: Bạn có thể trả ít tiền hơn mà vẫn có thể có thứ hạng cao, điều này phụ thuộc vào điểm chất lượng của bạn.
Sau phần cơ chế hoạt động, chúng ta sẽ chuyển qua cách xác định ngân sách của Google AdWords
Ngân sách Google AdWords của bạn sẽ được tính như thế nào?
Một vấn đề thường thấy ở những người mới sử dụng quảng cáo tìm kiếm đó là ngân sách của họ bị chi quá mức mong đợi và khiến họ bị sốc. Một số người chạy quảng cáo nghĩ rằng ngân sách của họ sẽ đủ dùng cho cả tháng nhưng thực ra nó chỉ đủ cho vài ngày. Điều này có thể khiến chúng ta nhầm lẫn rằng chi phí cho quảng cáo tìm kiếm rất cao. Nhưng tình trạng này sẽ được khắc phục nếu chúng ta biết ngân sách được thiết lập như thế nào.
Ngân sách PPC
Có nhiều người nghĩ rằng ngân sách dành cho việc quảng cáo cũng tương tự như các dạng ngân sách quảng cáo truyền thống khác. Ban đầu, bạn thiết lập một con số tổng cho ngân sách và sau đó để cho quảng cáo tự động chạy, điều này sẽ khiến cho một số lỗi xảy ra nếu không theo dõi thường xuyên.
Để giúp hạn chế tình trạng này, ngân sách cho tài khoản quảng cáo PPC được thiết lập riêng cho từng chiến dịch. Qua đó giúp cho bạn kiểm soát được từng thông số trong từng chiến dịch.
Ngân sách của chiến dịch bạn có thể chia nhỏ thành đơn vị ngày. Nếu bạn chạy nhiều chiến dịch cùng một lúc bạn có thể xác định xem chiến dịch nào sẽ được ưu tiên. Chẳng hạn như một chiến dịch quảng cáo về sản phẩm bán chạy của công ty bạn, nó có thể được ưu tiên hơn các chiến dịch hậu mãi khác.
Từ ngân sách hằng ngày bạn sẽ xác định chính xác ngân sách sẽ chi ra hằng tháng. Và phân chia được ngân sách cho các chiến dịch ưu tiên.
Ngân sách hàng ngày sẽ được chi như thế nào?
Nếu bạn có một quảng cáo với CPC là 0,25$ và bạn muốn nhận được 300 lượt click mỗi ngày. Thì ngân sách sử dụng hằng ngày của bạn là
0,25 x 300=75$
Trong ví dụ trên, 25 cent là số tiền tối đa mà bạn bị tính phí. Trong thực thế tổng số tiền đó có thể thay đổi, nó còn tùy thuộc vào từng lượt đấu thầu khác nhau.
Hãy nhớ rằng, nếu bạn thiết lập CPC tối đa là 25 cent thì bạn sẽ không phải trả quá số tiền đó.
Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến ngân sách PPC của bạn, yếu tố đầu tiên là:
Thời gian trong ngày
Trong việc hẹn lịch cho chiến dịch quảng cáo, tiêu chí thời gian trong ngày chính là khoảng thời gian bạn muốn quảng cáo của mình xuất hiện. Theo nguyên tắt, quảng cáo của bạn muốn xuất hiện vẫn phải tuân theo quy trình đấu thầu nhưng bạn có thể nói với Google rằng bạn muốn quảng cáo của bạn xuất hiện trong thời gian nào, điều này đồng nghĩa với việc nói với Google thời gian bạn muốn tham gia đấu thầu.
Việc này cực kì hữu dụng với những doanh nghiệp. Ví dụ như cửa hàng của bạn đóng vào lúc 7h tối thì bạn sẽ không muốn quảng cáo của mình xuất hiện sau giờ đó. Bên cạnh đó bạn cũng có thể xác thiết lập cho quảng cáo chạy cả ngày nhưng có thời điểm quảng cáo được tăng cường.
Xác định mục tiêu theo địa điểm
Bạn có thể phân bổ ngân sách của mình vào các thời điểm khác nhau trong ngày. Và bạn cũng có thể phân bổ ngân sách của mình nhiều hay ít vào các khu vực địa lý khác nhau. Việc này gọi là xác định mục tiêu theo địa điểm.

Xác định đối tượng theo địa điểm giúp bạn xác định địa điểm ưu tiên sẽ được hiển thị quảng cáo. Các khu vực đó có thể là tỉnh hay trong một phạm vi nào đó từ cửa hàng của bạn.
Với  xu hướng phát triển của di động và mua hàng online thì xác định theo địa điểm có thể là một phương án tuyệt vời cho người dùng hiện nay. Đó là một yếu tố tác động mạnh đến ngân sách quảng cáo hằng ngày của bạn. Cụ thể bạn có thể thiết lập quảng cáo trong một khu vực nào đó và xác định ngân sách nhiều hơn cho những ai lân cận khu vực của bạn.
Xác định dựa vào thiết bị

Ngày nay người dùng tìm kiếm thông tin mạng thông qua nhiều thiết bị khác nhau. Điều này khiến bạn cần phải quan tâm tới thiết bị nào mang lại cho bạn nhiều giá trị nhất.
Quảng cáo của bạn được thiết lập để xuất hiện trên cả máy tính và di động. Nhưng nếu di động mang đến nhiều lượng truy cập hơn thì bạn có thể phân chia lại ngân sách trên từng thiết bị sao cho phù hợp.
Hiểu việc thiết lập ngân sách và hiểu ngân sách quảng cáo đó sẽ được sử dụng như thế nào là một việc quan trọng. Bên cạnh đó bạn nên hiểu thêm một số yếu tố khác để có thể tối ưu được ngân sách quảng cáo.
Giá một Click trong AdWords là bao nhiêu tiền?
Như ban đầu đã nói thì đây là một câu hỏi không dễ trả lời.
Quảng cáo PPC khác quảng cáo truyền thống. Với quảng cáo truyền thống bạn sẽ chi ra một số tiền cho một trang nào đó trên bìa tạp chí. Còn thời đại kỹ thuật số, người ta sẽ không cạnh tranh nhau bằng các mẫu thiết kế hình ảnh trên bìa tạp chí mà cạnh tranh bằng từ khóa, đấu thầu từ khóa. Điều này dẫn đến một số từ khóa sẽ đắt tiền hơn các từ khóa còn lại, tùy thuộc vào những lĩnh vực khác nhau. Việc nhận biết điều này rất quan trọng trước khi thực hiện một chiến dịch PPC.
Tại Mỹ, chi phí trung bình cho CPC trong Search AdWords dao động từ 1$ đến 2$.  Còn trong Display thì giá click rẻ hơn, trung bình thường dưới 1$.
Tuy nhiên, trong những lĩnh vực cạnh tranh giá có thể đắt hơn nhiều. Bạn nên tham khảo giá từ khóa trong các lĩnh vực sau để có ý tưởng cho giá thầu chiến dịch của bạn.
Những từ khóa đắt nhất trong Google AdWords
Danh sách bên dưới là giá trung bình những từ khóa ở các lĩnh vực khác nhau. Giá của từng từ khóa trong các lĩnh vực có thể cao hơn giá trung bình.
Insurance – $54.91
Loans – $44.28
Mortgage – $47.12
Attorney – $47.07
Credit – $36.06
Lawyer – $42.51
Donate – $42.02
Degree – $40.61
Hosting – $31.91
Claim – $45.51
Conference call – $42.05
Trading – $33.19
Software – $35.29
Recovery – $42.03
Transfer – $29.86
Gas/Electricity – $54.62
Classes – $35.04
Rehab – $33.59
Treatment – $37.18
Cord blood – $27.80
Những từ khóa đắt nhất trên Bing Ads

Sau đây là những lĩnh vực mà từ khóa đắt nhất, giá được tính là trung bình.
Lawyers – $109.21
Attorney – $101.77
Structured settlements – $78.39
DUI – $69.56
Mesothelioma – $68.95
Treatment – $67.46
Annuity – $67.31
MBA – $62.78
Phone – $53.94
Insurance – $53.14
Diploma – $52.73
Rehab – $49.67
Cloud – $49.52
Accounting – $44.82
Exterminator – $44.66
Mobile – $43.04
Business – $40.75
Repair – $39.80
Plumber – $36.97
Podiatry – $29.89
Mục tiêu về lâu dài của doanh nghiệp đó chính là lợi nhuận. Nên những lĩnh vực có giá trị càng cao cho khách hàng như về cuộc sống, nhân thọ thì giá CPC sẽ càng cao.
Tuy nhiên ví dụ trên chỉ thể hiện một phần trong hàng ngàn từ khóa mà các doanh nghiệp đấu thầu, nên khoảng giá của từ khóa vẫn có thể được thay đổi. Khi bạn muốn đấu thầu trong những lĩnh vực cạnh tranh cao như luật, điều đó không có nghĩa là bạn phải trả số tiền cao như vậy cho quảng cáo của bạn.

3 Bước Tối Ưu Remarketing List Bằng Google Analytics

-
Sự thật phũ phàng – một số người vào trang web của bạn nhưng hầu như không hề quan tâm đến sản phẩm mà bạn cung cấp. Nhà báo gạo cội Susan Waldes sẽ chỉ cho bạn một số mẹo nhỏ để cắt giảm chi phí đầu tư cho những vị khách trên.

Remarketing là công cụ thần kỳ giúp bạn tăng sự chuyển đổi. Dù sao đi nữa,  thì không có khách hàng nào tốt hơn những người đã từng mua hàng của bạn và tiếp tục mua thêm nhiều lần nữa. Khách hàng là những mỏ vàng tiềm năng, và remarketing list sẽ giúp bạn khai thác tối đa mỏ vàng ấy.
Nhưng khoan đã nào, liệu có luôn luôn đúng như vậy không? Có phải ai ghé thăm trang web của bạn đều sẽ trở thành một mỏ vàng tiềm năng? Hay họ chỉ vô tình click phải? Nếu có nhiều người click vào link quảng cáo bảo hiểm thông qua Tumblr, thì do họ thật sự có hứng thú, hay chỉ đơn giản là vì tính tò mò mà thôi?
Thật sự là thế – rất nhiều người ghé qua trang web của bạn “chỉ để cho vui” mà thôi. Nhưng “cái sự vui” đó làm bạn thất vọng ghê gớm. Và càng đau đớn hơn khi bạn nhận ra rằng, chiến lược remarketing đang ra sức đốt tiền của bạn trong vũng lầy vô vọng, mong ước chuyển đổi “đám thiểu năng” thành một “nhóm tiềm năng”. Quá phũ phàng!
Sau đây, tôi sẽ chia sẻ với bạn ba mẹo nhỏ, chỉ cần dùng Google Analytics là đủ đảm bảo cho chiến lược remarketing của bạn nhắm đúng mục tiêu vào nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng. Khi bạn dừng việc hiển thị quảng cáo cho những vị khách click “chỉ để cho vui” kia, thì tỷ lệ truy cập trang web (CTR) sẽ tăng, song song đó Google cũng sẽ hiển thị quảng cáo nhiều hơn, ở những vị trí đắc địa hơn, từ đó việc thu hút khách hàng quan tâm tới sản phẩm của bạn cũng hiệu quả hơn.
Kiểm tra lại phần content (nội dung)
Nếu bạn muốn làm content hay hơn, hãy thử phương pháp làm nội dung bằng việc chọn từ khóa ở đây.
Thông thường, chiến dịch remarketing sẽ nhắm vào khách hàng đã ghé thăm trang web trong vòng 30 ngày. Hãy bắt đầu kiểm tra từ đây. Nhưng ngay cả khi không xem lại nội dung của từng trang, bạn cũng có thể biết được trang nào thật sự không đem lại hiệu quả và không gây hứng thú cho khách hàng.
Careers (Cơ hội nghề nghiệp) và Contact (Liên hệ) là những phần nên được loại bỏ. Để tìm kiếm thêm các trang ít rõ ràng, hãy chạy Google Analytics trên trang web của bạn, chọn mục “Behavior” (Hành vi), sau đó tìm “Site Content” (Nội dung trang web), điểm đến sẽ là “Landing Pages” (Trang đích).
Tại đây, hãy lọc ra những phần nào có lượng truy cập cao nhưng ít lượt chuyển đổi. Có nhiều lý do người dùng click vào đó không phải để mua hàng. Chẳng hạn, một bài viết trên blog của bạn được viral (lan truyền rộng rãi) và nhiều người click đọc. Điều này rất tốt cho SEO, nhưng đối tượng ấy không phải là khách hàng tiềm năng của bạn.
Đối với những khán giả thường xem phần nội dung phi thương mại, hãy lọc họ ra khỏi danh sách remarketing.
Loại bỏ những người hiếm khi ghé thăm trang web của bạn
Để làm được điều này, bạn cần tìm đến mục “Audience” (Khán giả) trong Google Analytics, sau đó vào phần “Behavior” (Hành vi). Trong này sẽ có phần báo cáo về “Engagement” (Mức độ gắn kết). Bạn sẽ thấy một bản báo cáo hàng ngang theo từng khoảng thời gian cụ thể (thời gian ghé thăm web). Từ đây, bạn sẽ có thể thấy được gần 50% (hoặc hơn) các hàng này có khoảng thời gian dưới 10s ở hầu hết các trang web.
Chỉ với <10s mỗi trang thì không đủ để cải thiện lượt chuyển đổi. Đã tốn tiền lôi kéo khách vào trang web, thì sẽ tốt hơn nếu lọc bớt những vị khách “dạo chơi” kia ra khỏi danh sách đối tượng remarketing.
Để loại trừ họ khỏi danh sách remarketing, bạn cần tạo một danh sách khác cho những người ghé thăm chỉ trong vòng <10s.
Danh sách này sẽ nằm trong tài khoản Adwords 1 ngày và sau đó sẽ được lọc ra khỏi hẳn chiến dịch remarketing.
Nâng cao mối quan hệ với khách hàng
Người dùng ghé thăm trang web của bạn với hàng trăm ngàn lý do khác nhau, không chỉ đơn thuần là để mua sản phẩm của bạn. Ví dụ như, bạn chuyên làm quảng cáo trả tiền PPC (pay-per-click), chắc hẳn bạn sẽ dành nhiều thời gian cho việc xem xét các trang web khách hàng hoặc đối thủ mà không nhằm mục đích mua hàng hay sử dụng bất kỳ sản phẩm nào trên trang đó.
Vậy, làm sao phân biệt được khách hàng tiềm năng với những vị ghé qua “chỉ để cho vui”? Bạn chỉ cần vào phần báo cáo “Campaign” (Chiến dịch) trong Acquisition (Mua bán) > Campaigns (Chiến dịch) và bắt đầu lọc. Sau đó đặt tên Second Dimension (chiều thứ hai) là “Affinity Category”.
Chiều này sẽ phản ánh chính xác đối tượng khách hàng tiềm năng. Với cách làm này, hơi đáng tiếc là bạn sẽ không biết được những vị khách này tìm đến trang web của bạn nhằm mục đích gì. Nhưng nó sẽ sắp xếp các nhóm khách hàng theo một cách nào đó để bạn có thể dễ dàng nhận ra và loại bỏ những vị khách “chỉ để cho vui” kia.
Tôi từng làm việc với vài clients (khách hàng) mà đối tượng của họ là các bậc phụ huynh. Họ than phiền rằng nhiều phụ huynh vô tình đưa máy tính bảng cho con cái để đùa nghịch, và chúng lại click nhầm vào phần quảng cáo. Nếu gặp trường hợp này, bạn sẽ thấy lượng click rất nhiều, nhưng lượt chuyển đổi rất ít, và thường là vào các quảng cáo có trò chơi hay nhân vật truyện tranh. Chỉ cần lọc các đối tượng này ra khỏi danh sách, và rồi bạn sẽ không bao giờ thấy lại họ nữa.
Bạn cũng có thể sử dụng chiến thuật tương tự cho phần “In-Market”. Cách làm tương tự chỉ khác bước chọn Second Dimension (chiều thứ hai), hãy chọn “In-Market Segment” thay vào đó. Tùy vào sản phẩm và phân khúc thị trường, bạn sẽ tìm thấy nhiều phiên bản khác nhau của nhóm khách hàng “dạo chơi”.
Nếu bạn chưa chạy chiến dịch remarketing, có thể xài mục affinity categories và in-market trong phần báo cáo “Acquisition” > “All Traffic” > “Channels” để xác định nhóm khách hàng này trước khi chạy. Cần chú ý là, bạn vẫn cần tiếp tục theo dõi báo cáo thường xuyên sau khi chạy, để remarketing có thể phát hiện sớm và lọc ra thêm những vị khách ngay từ đầu đã có ý định “dạo chơi” trong trang web của bạn.
Kiểm soát và bắt đầu loại bỏ
Tôi hy vọng những mẹo nhỏ trên đây sẽ giúp bạn kiểm soát triệt để và không còn đau khổ hay thất vọng sau khi gặp phải những vị khách không mời mà đến. Loại bỏ họ sẽ có tác động tích cực tới chiến dịch remarketing của bạn vì nó giúp giảm thiểu chi phí, tăng CTR và được Google ưu ái hơn khi chạy quảng cáo.
Khi bạn bắt đầu phân biệt được đâu là khách hàng tiềm năng và đâu là khách không mời, thấy hiệu quả tăng lên rõ rệt, bạn sẽ khám phá ra những dimension (chiều) và nhiều kỹ xảo khác để tìm kiếm các vị khách “dạo chơi” và sau đó có thể thẳng tay loại bỏ họ ra khỏi nhóm đối tượng mục tiêu mà bạn đang nhắm đến.

3 Điểm Mạnh Của Google Display Network


Nếu là một marketer chuyên về công cụ tìm kiếm chắc hẳn bạn sẽ biết về Google Display Network (GDN).
Ngày nay, GDN càng trở nên quan trọng trong rất nhiều chiến dịch. Chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn ba ưu điểm mà GDN hỗ trợ hoạt động quảng cáo có phí.

Tiếp Cận Hầu Hết Người Dùng Internet

Các báo cáo của GDN cho thấy GDN tiếp cập được hơn 90% người dùng Internet thông qua hàng triệu trang web. Tuy nhiên quảng cáo bằng Display Network thường thụ động hơn so với Search Network. Nói cách khác, trong dạng quảng cáo của Search Network người dùng chủ động hơn. Với Display Network người dùng chỉ nhìn thấy quảng cáo một cách bị động khi lướt web.
GDN cho phép người chạy quảng cáo thực hiện quảng cáo dạng văn bản truyền thống hoặc là những nội dung tương tác hơn như hình ảnh, video và ảnh động. Sau đây là ví dụ thể hiện sự khác biệt của các kiểu quảng cáo trên.

GDN Có Nhiều Phương Thức Để Xác Định Đối Tượng Mục Tiêu

  • Bằng từ khóa: những nơi hiển thị sẽ được chọn dựa vào từ khóa bạn sử dụng
  • Bằng chủ đề: những nơi hiển thị sẽ được chọn dựa vào dạng của chủ đề
  • Tiếp thị lại: Quảng cáo sẽ được hiển thị với những ai đã truy cập vào trang và có tương tác với sản phẩm/dịch vụ
  • Các trang hiển thị: nơi để hiển thị quảng cáo tốt nhất thường là tại các trang mà bạn quản lý. Cần đảm bảo sự liên quan giữa nội dung trang và nội dung quảng cáo.
Với GDN bạn chỉ phải trả tiền khi có người click vào quảng cáo. Trong các dạng của Google, không có loại nào là tốt nhất cả, nó phụ thuộc vào lĩnh vực mà bạn chọn quảng cáo. Ví dụ như khách hàng làm về nhiếp ảnh thì GDN sẽ hiệu quả hơn. Sau đây là một số lưu ý khi doanh nghiệp sử dụng GDN cho việc mở rộng hoạt động quảng cáo.
  1. Trong Search Network, người dùng rất ngại click và tỉ lệ cạnh tranh cao
Một khách hàng của chúng tôi trong lĩnh vực pháp luật chi từ 80$ đến 100$ cho một click trong Search Network. Trong khi quảng cáo bằng GDN có giá từ 2$ đến 12$ một click. Nếu chúng ta có một sự kết hợp giữa remarketing và GDN thì quảng cáo sẽ hiển thị hiệu quả hơn và làm tăng lượng traffic.
  1. GDN là một loại hình quảng cáo PPC tốt và không mang tính cạnh tranh.
Nếu bạn có các chiến dịch PPC cho các nhà phân phối và đại lý của một sản phẩm nào đó mà doanh nghiệp đó không muốn cạnh tranh các từ khóa trên Search Network. Chúng tôi đã làm việc với một số công ty và khuyến khích họ phối hợp quảng cáo với GDN. Chiến lược này giúp tăng lượng traffic vào trang web của họ mà không mang tính cạnh tranh.
  1. Không gặp vấn để điểm chất lượng với GDN
Về lý thuyết của Search Network, chúng ta không thể xử lý việc giảm điểm chất lượng dù rằng các bước tạo quảng cáo đều thực hiện đúng. Tuy nhiên đôi khi chúng ta vẫn có thể xử lý vấn đề điểm chất lượng này. Sau đây là ví dụ. Khi tạo một chiến dịch quảng cáo PPC cho một khách hàng khó tính với một deadline giới hạn. Chúng tôi cần phải hy sinh điểm chất lượng để hoàn thành đúng dealline. Để theo đúng tiến độ, chúng tôi đã kết hợp thêm GDN để làm tănng lượng traffic vào website. GDN có cung cấp những chủ đề cụ thể để xác định đối tượng mục tiêu. Chiến lược GDN này giúp tăng lượng traffic vào website đồng thời trang sẽ được tăng điểm chất lượng và chúng ta sẽ có điểm chất lượng tốt để tiếp tục chạy quảng cáo Search.

Thủ Thuật Để Quản Lý GDN

Quản lý các vị trí hiển thị giống như bạn quản lý các từ khóa phủ định trong Search Network. Bạn cần quản lý các trang hiển thị GDN này hằng ngày. Có thể có tới hàng trăm ngàn trang nhưng đừng kiểm tra từng trang một. Thay vì làm như thế hãy lọc theo con số ấn tượng và xem số lượng click. Nếu bạn thấy một tác nhân lạ tại nơi hiển thị các quảng cáo thì hãy loại bỏ nó. AdWord có chức năng giúp loại trừ theo chủ đề, lĩnh vực, site, trang web, ứng dụng, địa chỉ IP.
Một số người nghĩ rằng lựa chọn đối tượng vào từ khóa trên GDN là một việc phí tiền. Nhưng trong một số trường hợp kết quả mang lại vẫn rất khả quan. Nếu bạn muốn một giải pháp an toàn hãy sử dụng dạng từ khoá và chủ đề.
Hãy phối hợp các chiến dịch giữa GDN và Search Network. Chúng ta có thể thành công trong việc đấu giá từ khóa trong cả GDN.
Tôi hy vọng rằng bài viết này sẽ làm rõ những ưu điểm ít được biết đến của GDN. Đó là một mạng quảng cáo tiện dụng và có thể hỗ trợ tốt cho những nhà quảng cáo.

Tổng hợp hỏi đáp Tiếp thị lại (Remarketing) - Update 27/7/2016

- 27/7/16

Q: Cho em hỏi có ai sử dụng remarketing bằng "lead ads" có thể cho em review về ưu và nhược điểm của phương pháp này không ạ, tks ạ

A: Hiện bạn chỉ có thể tạo loại hình quảng cáo lead ads để thu thập thông tin người dùng (sđt, email) và sau đó bạn sử dụng những thông tin này để tạo nhóm đối tượng tùy chỉnh bạn nhé. Nhìn chung thì mình thấy là loại hình quảng cáo này có chi phí cao hơn những loại hình khác khá nhiều.

Q: Cho em hỏi có thể remarketing bằng UID/email/sdt của tệp khách hàng có sẵn được không ạ?

A: Được bạn nhé. Bạn lưu ý email hợp lệ không bao gồm địa chỉ email @fb.com, và số điện thoại cần có mã +84

Q: Chào cả nhà, cho mình hỏi, ví dụ mình Remaketing trến sản phẩm A, B, C cùng 1 lúc và khách hàng xem sản phẩm A, B, C thì có bị cạnh tranh về giá hayvà ưu tiên hiển thị như thế nào. Xin cám ơn

A: 1 người dùng có thể xem nhiều sản phẩm A, B, C của bạn mà, nên việc xảy ra trùng lặp nhóm đối tượng sẽ xảy ra. Tuy nhiên như những điều bạn Khánh chia sẻ ở trên, các quảng cáo sẽ cạnh tranh lẫn nhau còn ở những điểm khác nữa.

Q: Team cho mình hỏi làn thế nào để remarketing đến những người đã tương tác với video của mình ? Xin cảm ơn a

A: Bạn có thể tạo đối tượng tùy chỉnh đã tương tác với video, tuy nhiên là chức năng này vẫn chưa được cập nhật trên 100% các tài khoản bạn nhé. Bạn xem trong mục Đối tượng của Trình quản lý quảng cáo của mình xem nếu có không nhé.

Q; FB và web đều là thuộc sở hữu của DN, Cty. Nhưng đối với những đơn vị chưa có web, việc remarketing chỉ có thể dựa vào tệp KH tương tác trên fb thông qua qc video và form Lead. FB khuyến khích cho 2 loại hình này ạ? Những khách hàng tiềm năng đến từ những post hình ảnh rất nhiều, đặc biệt là những khách đã để lại comment/inbox nhưng chưa chuyển đổi thành mua hàng. Cho e hỏi, khi nào FB sẽ nâng cấp để remarketing đến những khách hàng đến từ loại hình trên ạ? Hành vi của ng truy cập 1 fanpage cụ thể cũng rất đa dạng, việc phân luồng hành vi trên fanpage có thực hiện được ko ạ?

A: Chào bạn Anh Tran, cám ơn câu hỏi rất hay của bạn. Theo mình thấy thì Facebook đang đi theo loại hình remarketing nhắm đến những người đã tương tác với content trên Trang của bạn. Hiện nay thì mới chỉ có video, nhưng đây là 1 bước tiến lớn, so với năm ngoái là... còn không có gì :) Mình chắc chắn sẽ phản hồi ý kiến từ thị trường đến đội ngũ để nhanh ra mắt công cụ remarketing cho content engagement trên Facebook. Thân mến!

Q: Có hướng dẫn chi thiết cách thiết lập DPA cho FB ads bằng tiếng Việt không bạn?

A:
1. http://haanhduclinh.com/marketing-online/huong-dan-chay-dynamic-product-full-setup-danh-muc-sp.html
2. http://haanhduclinh.com/marketing-online/huong-dan-chay-dynamic-product-full-pixel-cao-cap-va-quang-cao-dong-phan-cuoi.html

Q: Cho mình hỏi 1 chút. Remarketing chỉ nhắm được nhóm đối tượng truy cập vào web từ kênh quảng cáo của Facebook hay tất cả mọi đối tượng từng truy cập web (ví dụ: organic, google adword,zalo....)

A:  Mình xin gửi lại đáp án chính xác như sau: Giả sử bạn có 1 website hoàn toàn mới, việc đầu tiên bạn nên làm là gắn ngay pixel vào web page. Nhiệm vụ của Facebook là sàng lọc trong số tất cả những người vào xem website của bạn, thì sẽ có những người cũng đang có mặt trên Facebook. Custom Audience là tổng hợp của 2 tệp: 1) người xem website, và 2) những người đó cũng đang sử dụng Facebook. Sau 24h, bạn đã có thể khởi tạo ngay tệp Custom Audience đầu tiên (người xem website của tôi) và dùng nó cho remarketing.

Q: Chào cả nhà, cho em hỏi chút, khi mình nhận được mã code Remarketing của cả Facebook và Google Adwords thì mình phải chèn mã code đó vào trong trang website của mình, chèn tất cả các trang đúng ko ạ? và hình thức bám đuổi sẽ là hiển thị hình ảnh. Như vậy thì mình phải quảng cáo hiển thị của Adwords thì mới hiển thị theo Remarketing đúng không ạ? Em cám ơn. p/s: em mới vào nghề nên nhiều cái không biết ạ.

A: 
1. thường thì chèn code vào trước thẻ đóng </head> Là chèn lên tất cả các trang bạn nhé
2. ở Adwords thì Remarketing đc cho cả hiển thị lẫn tìm kiếm (Chỉ hiển thị kết quả tìm kiếm cho Đối tượng tuỳ chọn)

Q: Cho mình hỏi thăm, các tập re-marketing mình import từ data riêng tự collect, ban đầu chạy khá hiệu quả, nhưng dần lâu về sau sẽ mất dần tính hiệu quả đi ( cpc cao hơn, conversion thấp hơn..) vì vậy, cho mình hỏi, dựa vào những dấu hiệu hay chỉ số nào nào mình có thể nhận biết 1 tệp marketing đang giảm dần hiệu quả ? Mình cám ơn team !!

: để kiểm tra có phải do content ko thì mình hay theo dõi trong khoảng thời gian 1,2 tuần thay đổi content liên tục. Sau đó lại theo dõi tỷ lệ click. Thì có cái click cao hẳn có cái click thấp , xem xem đó là post content thế nào để biết. Về phần data thì vẫn phải mở rộng liên tục bổ xung cho tập đó. (*chọn look alike 3% tập đó chẳng hạn). Cũng ko nên chạy thường xuyên tập đó thì nhìn thấy nhiều người ta hay phản cảm chút. Nên chia thành các nhóm nhỏ hơn của cái data đó: Sau đó tùy ý sử dụng + Những người trong data đó truy cập website trong 3 ngày. Truy cập trang A nhưng ko vào trang b (*Sau này remarketing trang B) + Nhưng người truy cập trang liên hệ trong 3 ngày -> tức là remarketing sau 3 ngày. ....Tương tự như vậy. Remarketing sau 3 ngày , 7 ngày, 14 ngày, 30 ngà, 60 ngày và 180 ngày (*Tôi đa fb cho là 180 ngày thì phải).

Q: Nếu có nhiều website của mình mà chung 1 sản phẩm, thì có thể đặt 1 pixel trên tất cả các web và khi quảng cáo thì nó đều đến được tất cả các khách hàng đã truy cập chứ ? Thank anh chị !a

A: 
- Bạn có thể gắn 1 pixel lên nhiều website nhé 
- Sau đó bạn tạo các custom audience (Ví dụ: tệp truy cập vào website 1, tệp truy cập vào website 2, tệp truy cập vào website 3...) 
- Khi tạo quảng cáo thì bạn có thể target đến 3 tệp cùng lúc

Hướng dẫn của facebook:

 Anh trai mình vừa mua một cặp tai nghe “thần kì”. Chính xác là: “Như...định mệnh vậy đó em. Anh đi đâu cũng thấy cặp tai nghe đó, nên cuối cùng anh mua luôn.” Điều gì đã xảy ra vậy?


Hành trình mua cặp tai nghe "định mệnh" 

“Vào 9h sáng, anh được một người bạn giới thiệu website tainghe.com. Đến trưa, anh ăn cơm sớm rồi vào website đó online shopping một lúc, chủ yếu đọc review là chính. 8h tối đi làm về, lúc cả nhà xem The Face, anh tranh thủ lướt Facebook, thì thấy ngay cặp tai nghe đó. Anh cũng ưng lắm rồi, nên vô nhắn tin chủ shop để mua luôn. Không phải định mệnh thì là gì?” 

Mình không dám chia sẻ với anh Hai rằng anh ấy đã được bạn chủ shop tainghe.com tiếp thị lại một cách thành công. Đó là remarketing, chứ không phải định mệnh anh ơi! 

Tiếp thị lại là gì? 

Với các bạn chưa rành về thuật ngữ này, có thể hiểu nôm na rằng đây là một phương thức tiếp cận lại người dùng đã từng tương tác trên website của bạn. Một đoạn mã (pixel, code) sẽ được gắn vào landing page, được thêm vào Landing Page hoặc website mà doanh nghiệp muốn tiếp thị lại. Mỗi khi người dùng vào website đã được gắn mã, hệ thống sẽ tự động lưu lại thông tin. Những người này sẽ trở thành nhóm khách hàng tiềm năng trong chiến dịch marketing nhắm trực tiếp vào họ. Mặc dù user đã thoát khỏi website, tắt browser, nhưng thông tin về website/sản phẩm của bạn vẫn có thể hiển thị được trên các banner của website khác (ví dụ kenh14) hay trên mạnh xã hội (ví dụ Facebook). Mục đích là để nhắc nhở khách hàng về thương hiệu/sản phẩm của bạn, nhằm tăng khả năng hành động của người đó. 

Vậy thì tiếp thị lại trên Facebook có gì khác? 

Điểm đắt gía nhất của Facebook nằm ở khối lượng thông tin đồ sộ và đa dạng về hành vi người dùng. Ngoài việc hữu ích cho các phương thức nhắm người cơ bản (core targeting), tiếp thị lại (remarketing) cũng không thua kém khi có thể kết hợp nhiều loại thông tin, cả online lẫn offline để nhắm người chính xác hơn.


Nguồn: Facebook Data 2016
 Tưởng tượng bạn có 2 tệp thông tin tưởng như không liên quan gì đến nhau như hình dưới:


  • Tệp 1: số điện thoại của KH ruột 
  • Tệp 2: Facebook


Dữ liệu thu thập ngoài Facebook vs. Thông tin trên Facebook 

Facebook sẽ kết nối 2 tệp dữ liệu này, so sánh, đối chiếu, và cho ra một tệp kết hợp giữa 2 yếu tố: tập hợp những người có số điện thoại đó, VÀ đang có mặt trên Facebook. Đây chính là Tệp KH Tuỳ Chỉnh (Custom Audience) của bạn.


Tệp KH mới thoả mãn 2 điều kiện 

Đến đây mình xin giới thiệu về “thực đơn" để các bạn có thể chọn khởi tạo Tệp KH Tuỳ Chỉnh (Custom Audience) trên Facebook:


Dữ liệu ngoài Facebook: Bạn có website riêng (đã gắn pixel), có hệ thống CRM thu thập thông tin khách hàng (thu thập số DT, địa chỉ email), hoặc có app (thu thập UID)

Dữ liệu trên Facebook: Quảng cáo bằng video, hoặc lead ads

Tệp Khách Hàng Tuỳ Chỉnh từ lượt truy cập website (WCA) 

Mình dành riêng một phần để nói về WCA do sự phổ biến của mô hình kết hợp giữa quảng cáo trên Facebook với website. Các bạn đang nắm trong tay nguồn thông tin rất dồi dào, về cả số lượng lẫn chất lượng, nếu không biết cách tận dụng thì hết sức lãng phí. Bạn bắt đầu bằng việc gắn 1 mã JavaScript tên là pixel vào website của mình. Khi bạn chạy quảng cáo hướng đến trang web, ví dụ: click-to-web, thì pixel này sẽ là 1 lưới cá giữ lại thông tin về những người đã thăm website. Chiến dịch hoàn tất, bạn gỡ “cá" khỏi lưới bằng cách tạo Tệp KH Tuỳ Chỉnh (Custom Audience). Facebook sẽ sử dụng số liệu này để đối chiếu với dữ liệu người dùng trên Facebook.


Lần tiếp theo chạy quảng cáo, bạn không cần target cả quốc gia, hay cả thành phố, mà có thể thu hẹp tới mức nhắm lại vào những người đã từng xem website của mình, hoặc cụ thể hơn là xem website, thêm hàng vào giỏ mà không mua, check-out thành công...

Đối tượng mà bạn có thể nhắm tới là ai? 


  • Khách truy cập vào Website mà không thực hiện chuyển đổi (đăng ký, đặt hàng, gọi điện…) 
  • Khách truy cập đã hoàn thành mục tiêu cụ thể (mua hàng, đặt hàng, gọi điện…) 
  • Khách truy cập đã hoàn thành mục tiêu trong khoảng thời gian nhất định (30 ngày) 


Ngoài các ví dụ trên, các bạn có thể tạo Custom Audience từ một trong 09 mã cơ sở (Standard event) tượng trưng cho các hành động phổ biến trên website của bạn.

Lưu ý cho WCA: “Đừng đem “cá" giỏ này bỏ vào giỏ kia”. Hành vi người dùng trên website của bạn rất đa dạng, chính vì vậy, nhu cầu của họ cũng khác nhau. --> cần các thông điệp, hình ảnh quảng cáo khác biệt nhắm đến từng nhóm khách hàng. Đâu phải chỉ có nhắm người cơ bản (Core Targeting) mới cần phân loại khách hàng! 

Tệp khách hàng tương tự - Lookalike Audience 

Thật là một thiếu sót lớn nếu như bạn đã có Tệp khách hàng tuỳ chỉnh mà lại bỏ qua vũ khí lợi hại không kém- Tệp khách hàng tương tự. Với mỗi tệp KH Tuỳ Chỉnh (Custom Audience) bạn tạo ra, Facebook có thể tìm kiếm và trả về các bản sao có hành vi tương tự như những người dùng bạn có từ tệp KH Tuỳ Chỉnh.


Lưu ý: Facebook cho phép bạn điều chỉnh độ tương quan của tệp tương tự, và mức độ tương quan ít/nhiều sẽ ảnh hưởng đến số lượng người trả về trong tệp tương tự. Các nhà quảng cáo có thể yêu cầu Facebook tìm ra top 1% (tối ưu hóa cho sự giống nhau) hoặc 5% (tối ưu hóa cho reach lớn hơn) của người sử dụng trong một quốc gia cụ thể mà tương tự với khách hàng của họ.

Bạn chưa hình dung ra sao?

Sau đây là ví dụ về quy mô đối tượng ở mức 1%: bản sao cực kì giống bản gốc, nhưng vì vậy số người trong tệp tương tụ cũng hạn chế.


Quy Mô Đối Tượng 1% 

Và đây là ví dụ về quy mô đối tượng ở mức 10%: có vài nét giống, bù lại số người trong tệp tương tự sẽ rất...dồi dào.

Quy Mô Đối Tượng 10%

Kết:

Remarketing là cơ hội thứ 2 để khách hàng hành động 

Điểm khác biệt của Remarketing là chỉ nhắm tới những người dùng đã thể hiện sự quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của bạn. Khả năng họ thực hiện hành vi chuyển đổi cao hơn những khách hàng mới đáng kể. Lưu ý: hành vi của người dùng rất khác biệt, chính vì vậy, việc phân chia loại khách hàng, hiểu họ đang ở bước nào trong hành trình chuyển đổi đóng vai trò quan trọng trong việc thành/bại của một chiến dịch remarketing.


Thu thập thông tin khách hàng bằng Remarketing 

Đừng xem nhẹ công dụng của remarketing, đặc biệt là khi bạn có thể đối chiều tệp dữ liệu khách hàng với hệ thống người dùng Facebook để tạo ra các tệp khách hàng tương tự.


Cặp bài trùng "Batman & Robin" của Facebook 
Remarketing là tiết kệm chi phí quảng cáo của bạn

Một chiến dịch quảng cáo tiếp thị lại chỉ nhắm tới một nhóm khách hàng riêng biệt để hiển thị những mẫu quảng cáo phù hợp rành riêng cho họ. Điều này giúp tối ưu hóa hiệu quả và chi phí do không phải nhắm chọn quá rộng hay hiển thị quảng cáo không phù hợp với người dùng. Bạn có thể thử nghiệm giữa quảng cáo bình thường và quảng cáo remarketing dựa trên các thông số như Click hay số lần chuyển đổi để đánh giá hiệu quả của chiến dịch.

Một số chiến lược tiếp thị lại tiêu biểu:

Tiếp cận tất cả những khách hàng đã truy cập vào trang Web của bạn.

Thu hút các khách hàng đã không chuyển đổi thành công (không đến được trang check-out/thank-you)

Cross-sell/up-sell: quảng cáo về sản phẩm mới cho các khách hàng đã chuyển đổi thành công ngay lập tức, hoặc sau một khoảng thời gian nhất định.