BÀI MỚI

Bài Viết Mới Nhất
Browsing Category "marketing-online"

Hướng dẫn lập kế hoạch SEO mẫu chi tiết tổng thể của Agency

- 8/11/17

Đây là 1 bản kế hoạch mẫu rất nhiều nơi đã chia sẻ.  Lâu lâu vào xem mà hơi bất ngờ là tầm 1h đêm vẫn thấy mấy bác SEOer đêm hôm lọ mọ xem. Tiện chia sẻ lại biết đâu anh em seoer nào cần! 


Sheet 1: Task Schedule - cái này tự sinh vì mình dùng Plugin Project manager nhé! Cái này dùng để list đầu công việc sẽ triển khai, hoạch định thời gian và báo cáo (sau khi phân tích trang và phân tích đối thủ).

Sheet 2: Compare - cái này là lấy chỉ số phân tích đối thủ dựa trên 3 yếu tố chính là onpage, offpage, người dùng - chính ra ở sheet này còn phải kết luận sau lấy số ấy nhưng mình lười nên làm tới vậy thôi.

Sheet 3: Keywords - liệt kê list keyword và link chuẩn tương ứng. Nên có 1 bản chuẩn để thống nhất xuyên suốt từ đầu tới cuối dự án và cũng là để theo dõi biến động của thứ hạng từ khóa

Sheet 4: Daily - báo cáo hàng ngày list toàn bộ công việc theo ngày để tiện theo dõi và đánh giá công việc Ngoài ra có 1 số sheet để liệt kê chi tiết và thống kê tài nguyên thôi nên điền đủ là tốt nhất.

Link download bảng kế hoạch SEO tại đây: https://goo.gl/ndhPKM  

4 lưu ý khi xem kế hoạch SEO chi tiết khi download về:


1: Ai biết rồi thì thôi nhé mình đăng bài với tinh thần chia sẻ thôi.

2: Mỗi người 1 phương pháp cho nên nếu mọi người cảm thấy chưa hợp lý thì góp ý nhẹ nhàng không nên quá gay gắt.

3: Dữ liệu hoàn toàn demo không chắc chuẩn nên mọi người không phán xét qua con số nhé.

4: Các chỉ số các bạn đều có thể lấy qua các tool như seoquake, similarweb, ahrefs . . .

Hy vọng hữu ích cho mọi người !!! Nếu bài viết hay thì cho 1 like nhé.

Marketing Funnel là gì? và cách thực hiện hiệu quả

- 16/8/17

Marketing Funnel là gì?

Marketing Funnel (tạm dịch sang tiếng việt là Phễu chuyển đổi) là một mô hình chuyển hoá khách hàng của bạn từ các bước cơ bản như nhận thức thương hiệu, đến mua hàng và trở thành khách hàng thân thiết.


Mô hình Phễu chuyển đổi trong Digital Marketing

Hiện nay với sự tăng lên của content marketing, đội ngũ marketing và các doanh nghiệp nhỏ đang quyết định xây dựng đội ngũ chuyên làm nội dung. Đây là một việc tốt, tuy nhiên, trong tháng qua một số doanh nghiệp đã hỏi tôi rằng “làm sao để tạo và duy trì một đội ngũ nội dung hiệu quả?”. Trả lời cho câu hỏi này, chúng ta sẽ có 4 bước:
  1. Lập kế hoạch (xác định mục tiêu và chiến lược của bạn)
  2. Xây dựng đội ngũ
  3. Huấn luyện đào tạo
  4. Giám sát và theo dõi

Xác định chiến lược và đặt mục tiêu

Tôi nhấn mạnh: Đừng bỏ qua bước này! Một trong những người bạn của tôi đã hết sức vội vã trong quá trình tạo nội dung, kết quả sản phẩm đã không trả lời được: tại sao phải làm nội dung, nhắm đến đối tượng khách hàng nào và những đối tượng đó quan tâm đến vấn đề gì.
Vì vậy, trước khi bạn tạo ra một đội ngũ nội dung, hãy trả lời những câu hỏi cơ bản:
  • Nội dung chúng ta muốn thực hiện? (Mục tiêu)
  • Bằng cách nào chúng ta có thể làm điều đó hiệu quả? (Chiến lược)

Chúng ta muốn nội dung quảng cáo đạt được những gì?

Đây không phải là việc khó. Bạn muốn nội dung của mình tìm kiếm được khách hàng? Cụ thể hơn, bạn muốn nội dung này có thể tạo ra khách hàng thông qua “phễu chuyển đổi” (conversion funnel). Đó nên là mục tiêu cơ sở của bất kỳ chiến lược nội dung nào, nhưng, tất nhiên là bạn cũng cần phải đưa ra các mục tiêu cụ thể cho doanh nghiệp của bạn. Dưới đây là một vài ví dụ về mục tiêu mà bạn có thể đưa ra:
  • Phát triển số lượng khách hàng trung thành
  • Phát triển uy tín thương hiệu như là một chuyên gia trong ngành
  • Xây dựng mối quan hệ và hợp tác với các công ty có sức ảnh hưởng trong ngành
  • Tăng mức độ hài lòng của khách hàng
  • Thu hút khách hàng mới vào trang web của bạn
  • Giảm tỷ lệ thoát (bounce rate)
Cho dù mục tiêu mà bạn chọn là gì đi nữa, hãy nhớ đánh giá nó trên cả chỉ số “cứng” và “mềm”.

Làm thế nào chúng ta thực hiện việc đó một cách hiệu quả?

Các chiến lược sẽ cho bạn những mục tiêu cụ thể. Tuy nhiên, có một vài chiến lược mà tất cả những người làm marketing cần phải có để đạt được chỉ tiêu là: tạo ra nội dung có khả năng chuyển đôi suy nghĩ của khách hàng.
Xác định đối tượng
Đây là một số cách bạn có thể xác định đối tượng và những gì họ muốn / cần / mong ước:
  • Yêu cầu người đọc cho ý kiến trong các bình luận trong bài viết/blog và thông qua các trang truyền thông xã hội của bạn
  • Gửi các cuộc điều tra khảo sát (phương pháp cũ nhưng vẫn hiệu quả)
  • Tiếp cận với đối tượng mục tiêu của bạn bằng cách tham vào các sự kiện, hội nghị mà họ tham gia
  • Kiểm tra báo cáo nghiên cứu về khách hàng của đối thủ cạnh tranh
Khi tiến hành xác định khách hàng, hãy tự hỏi mình:
  • Thuộc tính nhân khẩu học của họ là gì?
  • Điều gì / ai ảnh hưởng đến họ?
  • Những gì người ta muốn / cần? (Thông tin cơ bản và dẫn chi tiết, vv)
  • Đối tượng của bạn đang phải đối mặt với vấn đề gì? Làm thế nào bạn có thể giúp giải quyết vấn đề đó?
  • Những câu hỏi được độc giả của bạn đặt ra và những chủ đề mà họ muốn giải quyết?
Bạn cũng nên tạo ra một hình mẫu khách hàng, nếu có khả năng, kết hợp sử dụng các dữ liệu khác nhau sẽ cho bạn cái nhìn tổng quát về thái độ của khách hàng, điều này sẽ giúp bạn tạo ra một nội dung rất cụ thể.
Tạo ra một biểu đồ phễu về hình mẫu khách hàng
Bước này sẽ giúp nhóm nội dung của bạn định hình một lịch biên tập nội dung chi tiết, tạo ra các nội dung nhắm đến những hành vi, thái độ cụ thể của khách hàng, với mục tiêu di chuyển họ qua phễu chuyển đổi.
Đây là những gì bạn cần làm để: Tạo một đồ với hình mẫu khách hàng của bạn là trục X và các giai đoạn của phễu là trục Y. Sau đó, trong mỗi hộp trả lời các câu hỏi sau:
  1. Các vấn đề chính và mối quan tâm mà khách hàng đang phải đối mặt trong giai đoạn này là gì?
  2. Những câu hỏi khách hàng đặt ra là gì?
  3. Bạn có thể trả lời câu hỏi thuộc nội dung và chủ đề nào.
  4. Một vài tiêu đề mẫu cho nội dung.
Sau khi đã trả lời những câu hỏi đó, đồ thị của bạn sẽ giống như thế này:

Tạo ra một nhóm có cấu trúc

Bây giờ bạn đã có mục tiêu và chiến lược, về cơ bản thì bạn sẽ tạo ra khuôn khổ và cơ cấu cho đội ngũ nội dung làm việc. Vì vậy, bây giờ bạn thực sự nên tiến hành lắp ráp đội hình.
Có rất nhiều cách để tạo ra đội ngũ nội dung. Hãy ghi nhớ đây có thể không phải là một công thức hoàn hảo cho doanh nghiệp của bạn, và bạn có thể sẽ phải thử một vài cách và phân chia trách nhiệm công việc khác nhau để tìm ra cái thích hợp cho mình. Đây là mô hình mà tôi thấy đạt được thành công nhất.

Nhóm trưởng nội dung

Bạn cũng có thể thấy mô tả công việc của Trưởng nhóm nội dung gần giống như Tư vấn nội dung cao cấp hoặc tổng biên tập nội dung văn phòng, v.v… Về cơ bản người này là người đứng đầu bộ phận và chịu trách nhiệm về chiến lược tổng thể, ngân sách, thực hiện các mục tiêu đề xuất, thông tin liên lạc với ban điều hành, v.v… Trưởng nhóm thường không tham gia vào việc sáng tạo nội dung hoặc chỉnh sửa, nhưng có thể sẽ được tham gia vào quá trình brainstorm và nhận phản hồi khách hàng.

Quản lý biên tập

Chức danh công việc này có thể bao gồm điều phối nội dung, biên tập, v.v… Người này sẽ đóng một vai trò quan trọng trong đảm bảo chất lượng và chịu trách nhiệm cuối cùng cho việc duy trì hình ảnh thương hiệu và quá trình thiết kế nội dung. Quan trọng là người này phải có kiến thức tốt về ngôn ngữ, báo chí, hoặc sáng tác văn chương, vì trách nhiệm kể câu chuyện thương hiệu sẽ do người này phụ trách. Một điều quan trọng nữa là Quản lý biên tập phải biết cách sắp xếp, bởi vì họ sẽ chịu trách nhiệm cho lịch công tác biên tập, lập kế hoạch, giao công việc đội ngũ sáng tạo nội dung, tính nhất quán và phong cách.

Sáng tạo nội dung

Các chức danh này có thể bao gồm những người làm nội dung, nhà văn, người quay phim, người chụp ảnh, v.v… Đây là những người thực sự tạo ra nội dung để biên tập viên xem xét. Các công ty thường thuê người làm việc tự do đảm nhận phần việc này, đặc biệt thích hợp với các video hoạt hình. Sau khi đã xác định loại nội dung mà bạn cần để sản xuất, bạn nên tìm kiếm người chuyên sáng tạo nội dung về lĩnh vực đó và để họ chịu trách nhiệm chính cho việc sản xuất nội dung của bạn. Tóm lại, có một đội ngũ sản xuất nội dung phong phú là điều hữu ích vì họ có thể phục vụ cho bất cứ lĩnh vực nào bạn muốn.
Khi sử dụng cấu trúc này, công việc của bạn có thể trông như sau:

Đào tạo đội ngũ nội dung

Trước hết, bạn nên biết là sẽ vô cùng khó khăn để hướng dẫn một người cách viết hoặc chỉnh sửa tốt, vì vậy bạn nên tuyển các bạn copywriter và biên tập viên giỏi. Nếu người apply công việc không có những phẩm chất đó, tốt nhất là đừng tuyển. Ngoài ra, cách bạn đào tạo đội ngũ của mình phải phụ thuộc vào mục đích sử dụng. Dưới đây là vài yếu tố quan trọng mà bạn nên thực hiện.

Sách hướng dẫn định dạng (Stylebook)

Bạn nên có một stylebook đặt ra những tiêu chuẩn tổng quát về thương hiệu của bạn. Dưới đây là một vài nội dung nên có trong đó (đây là một bản sao bị rò rỉ của stylebook của Groupon và quyển hướng dẫn văn phong của Đại học Oxford, bạn có thể sử dụng cả hai để tham khảo):
Chiến lược để tạo ra tiếng nói cho nhãn hiệu
Cấu trúc: bao gồm cách phân chia đề mục, điểm đầu dòng, danh sách, v.v…
Chính sách liên kết: những nguồn dữ liệu không được sử dụng? Bạn muốn người viết chỉ sử dụng những nguồn chủ yếu nào?
Quan điểm sử dụng
Vấn đề ngữ vựng: những thuật ngữ chuyên ngành nào được quyền viết tắt? Tên quốc gia, tiền tệ..
Chuẩn mực ngôn ngữ nếu bạn là một công ty quốc tế, bạn sẽ sử dụng ngôn ngữ nào?
Mục đích của một quyển hướng dẫn định dạng toàn diện là tạo ra tính thống nhất trên tất cả nội dung, và đồng thời cũng giúp người viết tham khảo khi có thắc mắc (qua đó giải quyết bớt công việc cho ban biên tập và trưởng nhóm). Nếu bạn không có thời gian để viết lên một stylebook, tôi sẽ khuyên bạn nên mua một bản sao của AP stylebook, tất cả các nhà báo đều sử dụng nó. Nếu bạn đang viết stylebook cho riêng mình, hãy tham khảo Purdue Owl và Grammar Girl.

Nguyên tắc viết văn

Một trong những điều tốt nhất mà tôi từng thực hiện là tạo ra một nguyên tắc rộng rãi cho người viết nội dung, vì nó chỉ ra chính xác những gì tôi mong đợi nên không có sự nhầm lẫn nào xảy ra. Dưới đây là một vài vấn đề tôi đề cập trong các nguyên tắc đó:
  • Những yêu cầu về thời gian, chất lượng nội dung, v.v… (Đây là một cái nhìn tổng quan rất đơn giản, qua đó đó thể hiện những kỳ vọng cơ bản nhất của chúng tôi)
  • Vấn đề pháp lý: ai là người sở hữu của nội dung, cách chúng tôi giám định nội dung v.v…
  • Thông tin về mức chính xác của công việc được giao
  • Chính sách biên tập: những gì tôi mong muốn trong quá trình biên tập (tức là tôi thường yêu cầu phải chỉnh sửa bao nhiêu lần, những gì sẽ xảy ra nếu tôi muốn các phần được biên tập lại hoàn toàn, v.v…)
  • Thỏa thuận về việc gia hạn thời hạn và hậu quả nếu công việc không làm đúng thời hạn
  • Câu Hỏi Thường Gặp (FAQs)
Cuối cùng, các nguyên tắc mà bạn đặt ra có thể sẽ liên tục được bổ sung các vấn đề mới phát sinh.

Phản hồi

Đây là một công cụ rất cơ bản, nhưng lại có thể giúp đội ngũ biên tập và thiết kế của bạn phát triển, tiến bộ, tạo ra một đội ngũ bền vững và đảm bảo chất lượng nhất quán và lâu dài.
Nếu bạn là người quản lý biên tập, bạn nên phản hồi các sản phẩm của đội ngũ sáng tạo nội dung. Nếu họ làm tốt, hãy cho họ biết. Tôi có một hệ thống thang điểm từ 1 đến 5 để tôi đánh giá và đưa phản hồi lại cho bất cứ tiêu đề nào tôi đọc được. Tôi cũng thường xuyên chia sẻ những điều chỉnh sửa, một cách hữu ích nhất của việc phản hồi thông tin (một công cụ tuyệt vời để làm việc này, ngoài Google Docs ra còn có Draft).
Nếu bạn là người đứng đầu nhóm nội dung, hãy xem lại tất cả các bài được biên tập viên phê duyệt và chia sẻ. Bạn không cần phải xem xét từng cái một, nhưng chắc chắn rằng bạn phải đưa ra phản hồi thường xuyên (Mẹo nhỏ: thiết lập một cuộc họp hàng tháng với biên tập viên đưa ra ý kiến của bạn).

Giám sát và theo dõi

Cũng giống như các chiến lược marketing khác, content marketing cần phải được liên tục đánh giá để xem việc gì nên được tiếp tục thực hiện. Vậy, bạn cần theo dõi những gì?
Trước tiên, bạn nên theo dõi các mục tiêu đã xác định trước đó (cũng đơn giản thôi bởi vì tất cả các mục tiêu đều có thể đo lường được theo một cách nào đó). Bên cạnh đó, thường là sẽ khó biết nên theo dõi cái gì. Chiến lược nội dung Jay Baer giới thiệu cho bạn 4 loại số liệu cần theo dõi:
1. Consumption (Tiếp nhận)
Trả lời câu hỏi: Bao nhiêu người đã tiếp nhận nội dung của bạn? Đánh giá thông qua lượt xem, tải, xem, v.v…?
2. Share (Chia sẻ)
Trả lời câu hỏi: Họ có thường chia sẻ nội dung của bạn với người khác không?
3.Lead Generation (tạo khách hàng tiềm năng)
Trả lời câu hỏi: Người tiếp nhận nội dung có trở thành khách hàng tiềm năng không?
4. Sales (Bán hàng)
Trả lời câu hỏi: Người tiếp nhận nội dung có thường trở thành khách hàng của bạn không?
Tôi cũng sẽ thêm một vài số liệu để bạn xem xét theo dõi:
  • Tỷ lệ thoát (bounce rate) trên các trang nội dung: Đây là số liệu rất đơn giản nhưng lại rất quan trọng trong việc xác định nội dung của bạn có đáp ứng những kỳ vọng người đọc hay không.
  • Khách hàng của bạn có đang di chuyển qua sơ đồ phễu chuyển đổi không? Điều này sẽ giúp bạn xác định tốt nội dung của bạn có hiệu quả hay không trong việc thúc đẩy chuyển đổi (Việc này là mục tiêu chung của sự nỗ lực marketing của bạn).
  • Nội dung của bạn có thu hút khách hàng mới không? Việc này sẽ đáp ứng mục tiêu kinh doanh. Lưu ý rằng ở đây chúng ta chỉ quan tâm đến khách mới. Dĩ nhiên khách hàng cũ quay lại và điều rất quan trọng, nhưng bạn cũng phải chắc chắn rằng bạn đang mở rộng danh sách khách hàng của mình.
  • Bạn đang sản xuất đủ nội dung cho mỗi tính cách, thái độ, suy nghĩ hình mẫu khách hàng ở từng giai đoạn trong phễu chuyển đổi?
  • Khách hàng của bạn có hài lòng với vấn đề được giải quyết cho từng phần riêng ở trên?
  • So sánh mức độ hiệu quả giữa các kênh truyền thông (ví dụ như tạo ra video sẽ đem lại kết quả hơn là chỉ viết bài bình thường)
  • Có trục trặc nào trong quá trình sản xuất nội dung của bạn không? Có ai làm việc thiếu hiệu quả không?
  • Hiệu quả của ngân sách đầu tư như thế nào ?

Lời kết

Không có một công thức hoàn hảo cho việc phát triển và duy trì một đội ngũ nội dung cả. Công ty của bạn cần phải linh hoạt giải quyết những vấn đề phát sinh hoặc cách làm việc không hiệu quả. Tuy nhiên, bước đầu bạn nên làm theo bốn bước mà chúng tôi trình bày ở đây:
  • Lập kế hoạch (xác định mục tiêu và chiến lược của bạn)
  • Xây dựng đội ngũ
  • Huấn luyện đào tạo
  • Giám sát và theo dõi
Ngoài ra, tôi cũng nhấn mạnh hai điểm quan trọng những người đang xây dựng một nhóm nội dung: 1) Hãy chắc chắn rằng bạn thuê những người thực sự có tài viết lách, chỉnh sửa, hoặc quản lý ngay từ đầu, và 2) Hãy chắc chắn rằng nhóm của bạn làm việc bền vững – không phải chỉ trong 6 tháng tiếp theo, mà còn trong 6 năm tiếp theo, bởi vì content marketing là một quá trình rất dài.

1. Phân tích phễu bán hàng
Trước khi tối ưu hoá phễu bán hàng, bạn cần phải phân tích nó. Tức là bạn phải làm các phép so sánh để biết được mong muốn của khách hàng. Theo đó, hãy sử dụng A/B testing, công cụ này sẽ thử nghiệm 2 trang trên website của bạn. Trên cả 2 trang, hãy thêm một thông điệp mời thực hiện. Chẳng hạn như 1 trang thì  “Tải hướng dẫn ”, trang còn lại thì “Bắt đầu sắp xếp theo hướng dẫn của chúng tôi”. Sau đó chọn ra trang nào tạo được nhiều lần chuyển tiếp hơn. Như vậy bạn sẽ biết được khách hàng muốn gì.
Ngoài ra, hãy ghi nhận số lượt từ bỏ trên các trang khác nhau để tìm ra bước nào cần được cải thiện. Bạn đã thành công trong việc thu hút khách hàng tiềm năng, hãy tìm giải pháp tối ưu để biến họ thành khách hàng thân thiết.
2. Hướng dẫn khách quy trình mua hàng
Hãy đưa ra lời đề nghị giúp đỡ cho những khách hàng chưa sành sỏi. Hãy thêm chức năng Click to chat, với nó nhân viên của bạn có thể trợ giúp việc mua sắm cho khách hàng gặp khó khăn (20% số khách hàng được trợ giúp đã hoàn thành việc giao dịch).
Khách hàng luôn muốn có một ý kiến, một lời khuyên trước khi mua hàng. Là một chuyên gia trong lĩnh vực này, lời khuyên của bạn sẽ là thích hợp nhất. Khách hàng sẽ thêm tin tưởng vào bạn. Bạn cũng có thể để khách hàng trình bày suy nghĩ thông qua việc sử dụng một plugin (phần mềm bổ trợ) giúp họ để lại bình luận.
Hãy nhập một địa chỉ email hợp lệ và nhanh chóng trả lời lại để không để khách phải chờ quá lâu khiến họ từ bỏ đơn hàng.
Cuối cùng, thêm một thông điệp rõ ràng và ngắn gọn để mời thực hiện một thao tác tại mỗi trang của website (tải, thêm vào giỏ, xác nhận đặt hàng).
3. Đơn giản hoá việc mua sắm
Hãy giành thời gian để liên lạc với khách hàng đã từ bỏ việc mua hàng để biết được điều gì đã ngăn cản họ và chứng tỏ rằng bạn sẵn sàng giúp đỡ họ.
Ngoài ra, website của bạn phải gần gũi, tức là dù khách hàng ở độ tuổi nào cũng phải có thể dễ dàng thêm sản phẩm vào giỏ, đăng ký, chọn cách giao hàng và chọn phương thức thanh toán (séc, thẻ, trả góp). Việc thanh toán phải được bảo đảm an toàn (Paypal).
Hãy đăng tải các video mà khách hàng của bạn tỏ ra thích thú với việc mua sắm. Bạn cũng có thể đăng tải video về bản thân để giải thích về những gì bạn đưa ra để hướng dẫn khách hàng không thực sự sành sỏi trong lĩnh vực này
4. Áp dụng chiến lược truyền thông
Hãy tìm kiếm khách hàng bằng cách tạo tài khoản trên các mạng xã hội. Hãy đưa ra những khuyến mãi, tổ chức các cuộc thi, giải trí cộng đồng.
Hãy tạo một blog để đăng tải thông tin cho khách hàng. Sau đó hãy đăng tải lên mạng xã hội các liên kết dẫn tới blog của bạn.
Hãy gửi mail để truyền thông tin và giúp khách hàng trở nên thân thiết thông qua việc sử dụng công cụ tự động trả lời (gửi các email sau khi nhận được đăng ký, sau khi bấm vào một liên kết cụ thể, chúc mừng sinh nhật…). Hãy gửi những email mang tính cá nhân có nhắc đến người nhận, sử dụng những hình ảnh bắt mắt và hướng dẫn các cách để liên hệ với bạn.
Bạn hãy nhớ rằng việc tìm kiếm khách hàng cũng khó tương tự như việc giữ chân họ. Vậy nên hãy dành thời gian cho khách hàng hiện tại trước khi tập trung vào những khách hàng tiềm năng. Trên thực tế, thông qua những lời truyền miệng, khách hàng hiện tại có thể giúp bạn tìm ra khách hàng mới, bằng cách nhắc đến bạn trên các mạng xã hội, khen ngợi về doanh nghiệp của bạn trên các blog …
5. Nghĩ đến thiết kế responsive
Càng ngày càng có nhiều người thực hiện việc mua sắm thông qua điện thoại, máy tính bảng, bạn không được quên mất điều này.Theo đó, hãy tối ưu hoá website của bạn bằng cách thiết kế tương thích (responsive).Website của bạn sẽ tương thích với các điện thoại thông minh và máy tính bảng, người sử dụng sẽ truy cập website của bạn nhanh hơn và dễ dàng hơn. Họ sẽ thấy thích thú khi có thể mua hàng thông qua thiết bị của mình, thay vì phải chờ đến khi về nhà, hay về cơ quan để tiến hành đặt hàng.
6. Hãy nổi bật hơn các đối thủ cạnh tranh
Điều gì khiến website của bạn khác biệt so với những website khác ? Hãy quan sát các đối thủ, xem có gì trên website của họ, các ưu và khuyết điểm của họ, hãy kết hợp lại rồi tiến hành một chiến lược vàng. Hãy tận dụng các khuyết điểm của họ bằng cách thêm các giá trị gia tăng vào cho website của mình.Chẳng hạn như giảm chi phí giao hàng, ưu đãi mua 1 tặng 1…Hãy đem lợi ích đến cho khách hàng.
Quả thực, nếu bạn kiểm soát tốt quá trình bán hàng, bạn sẽ thành công trong việc chinh phục các khách hàng tiềm năng. Khi bạn biết được điều họ trông đợi, điều họ mong muốn, hãy chiều theo họ bằng cách đưa ra những gì họ muốn. Khi họ đã mua hàng, hãy khuyến khích họ tiếp tục làm điều đó.Bạn nên giữ chân khách hàng, để họ giúp đỡ bạn tìm ra những khách hàng mới.Tất cả đều nằm trong tay bạn !

Các bước thực hiện Phễu chuyển Đổi ví dụ với các khóa học online:

1. chia sẻ ebook, event free , tặng quà

2. email marketing (4-5 email)

3. tham gia học khóa phù hợp

4. CTA khóa chuyên sâu hơn...

5.6.7....

Phân khúc thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu như thế nào?

- 27/6/17



Phân khúc thị trường


Đầu tiên, trước khi Marketing cho 1 sản phẩm, các bạn phải phân khúc thị trường để biết phân khúc mục tiêu của sản phẩm là gì?

Tóm tắt theo ý hiểu của mình thì Phân khúc thị trường là chia thị trường ra thành những phân khúc nhỏ và chọn ra phân khúc mục tiêu có khả năng cao sẽ mua sản phẩm của mình. Các loại phân khúc thị trường chính là: Địa lý, Nhân chủng học, Tâm lý, Hành vi, Thái độ,… Phân khúc mục tiêu càng chi tiết thì khả năng thành công của chiến dịch Marketing càng cao.

Ví dụ: Mình cần quảng cáo cho sản phẩm Nước hoa Cao cấp Nữ và cửa hàng mình cần quảng cáo ở Hà Nội. Mình sẽ phân khúc thị trường của mình như sau:

1, Phân khúc theo địa lý: Hà Nội.

2, Phân khúc theo nhân chủng học

– Tuổi: 25 tuổi đến 35 tuổi.
– Giới tính: Nữ
– Thu nhập cao

3, Phân khúc theo Tâm lý:

– Quan tâm tới những sản phẩm cao cấp.

– Quan tâm tới thời trang cao cấp, làm đẹp, ngoại hình, …

4, Phân khúc theo Hành vi:

– Sử dụng dịch vụ của Spa, Salon cao cấp tại Hà Nội.

– Sử dụng điện thoại, máy tính bảng đời mới, đắt tiền.

– Họ thường đến Nhà hàng, khách sạn, bar không nhỉ? Cũng rất có thể đúng không nào!

– Còn cộng đồng những người nuôi thú cưng và các mẹ trên Webtretho nữa? Mình nghĩ rất có thể họ cũng quan tâm tới nước hoa.

Target nhắm mục tiêu


Sau khi tìm được phân khúc mục tiêu, mình sẽ bắt đầu Target và chia thành nhiều tệp Email User để tiện cho việc chạy Ads và đánh giá hiệu quả.

Tệp 1: Mình sẽ tìm các Fanpage bán nước hoa đối thủ, có cùng sản phẩm hoặc có sản phẩm với mức giá tương tự.

Sau đó, mình sẽ Get những Bài viết, Album được đăng trong khoảng thời gian từ thời điểm hiện tại đến 1 năm về trước.

Lấy Email những người Comment vào những Post này. Vậy là mình đã có tệp Email những người quan tâm tới Nước Hoa Cao Cấp trong vòng 1 năm gần đây.

Cách Target để có Tệp Email User 1 mình thường tự gọi nó là Target thẳng. Nghĩa là Target thẳng vào Fanpage của đối thủ.

Tệp 2: Cách làm hoàn toàn giống với Tệp 1, chỉ khác là mình sẽ lấy Email User những người Comment vào Bài viết hoặc Album của những Fanpage bán sản phẩm Mỹ Phẩm Cao Cấp, dịch vụ Spa, dịch vụ làm Tóc cao cấp (có cùng phân khúc mục tiêu) với sản phẩm Nước Hoa của mình trong khoảng thời gian 1 năm trở lại đây.

Tệp 3: Cách làm cũng hoàn toàn giống với 2 tệp ở trên, chỉ khác là mình lấy Email User những người Comment vào bài viết hoặc Album của những Fanpage bán Thời trang, Trang sức cao cấp (có cùng phân khúc mục tiêu) với sản phẩm của mình trong khoảng thời gian 1 năm trở lại đây.

Cách Target để có Tệp Email User 2 và Tệp Email User 3 mình tự gọi nó là Target chéo. Nghĩa là: Target tới khách hàng của những sản phẩm có cùng Phân khúc mục tiêu.

Tệp 4: Mình sẽ Get những người trong Group thích thú cưng, những người tương tác với các Fanpage có nhiều người nuôi thú cưng.

Tệp 5: Cuối cùng là các mẹ trong Group Webtretho hay các mẹ tương tác với Fanpage Webtretho.

Ngoài ra, mình cũng định Get lấy Email User những người tương tác với Fanpage Nhà hàng, Khách sạn, Bar nữa nhưng khi Target rồi mới thấy là tệp này ít người quá nên không thể chạy Ads tới họ được. Chắc tại Nhà hàng, Khách sạn, Bar họ không đẩy mạnh Marketing ở kênh Facebook.

Chạy Ads và đánh giá hiệu quả.

Sau khi Target xong, mình sẽ tạo 5 Campaign. Mỗi Campaign sẽ tương ứng với mỗi tệp ở trên.

Và để đảm bảo Ads phân phối đến đúng Khách hàng mục tiêu, mình sẽ vẫn sử dụng thêm những tùy chỉnh có sẵn của Facebook như hình dưới.

Ngoài ra, mình sẽ vẫn tạo thêm 1 Campaign chỉ sử dụng những tùy chỉnh có sẵn của Facebook như hình dưới.

Mình cảm thấy khá an tâm với những tùy chỉnh Facebook cung cấp vì chỉ có khoảng 19.000 người có khả năng được Ads phân phối. 
Sau khi Ads chạy khoảng 1 – 2 ngày thì mình sẽ vào xem tệp nào đang có Ads chạy hiệu quả thì mình sẽ mở rộng tệp đó ra để có tệp User tương tự với tệp gốc(looklike Audi). Đến khi tệp gốc chạy hết rồi thì mình sẽ mang tệp mở rộng ra để chạy Ads tiếp.
Vậy là mình đã hướng dẫn xong các bạn cách Target và chạy Ads bằng tệp Email User của mình. Mình nghĩ nó sẽ hữu ích với nhiều người. Rất mong nhận được những phản hồi cũng như góp ý từ các bạn!

TIP tối ưu hóa nội dung WEBSITE dựa trên nhu cầu của khách hàng

- 26/6/17

Theo dữ liệu của Moore Corporation, thống kê năm 2014 đã chỉ ra rằng có đến 6 triệu người đã từng sử dụng Internet để đặt mua vé máy bay/tour du lịch trực tuyến. Website trở thành 1 trong top 3 nguồn cung cấp những thông tin tham khảo cho khách du lịch (chỉ đứng sau việc hỏi ý kiến gia đình, bạn bè và sử dụng các công cụ tìm kiếm trên google). 


Tuy vậy, thực tế lại cho thấy các website du lịch tại Việt Nam hiện nay vẫn chưa thật sự thu hút được khách hàng khi chỉ có thể giữ chân khách thăm khoảng 9 phút/lần truy cập, trong khi con số tương ứng của website du lịch thế giới lên tới 25,6 phút. 
[Case điển hình – Ngành du lịch]
Bằng việc sử dụng công cụ Imonitor (Social Monitoring Tool) để rà soát tất cả các cuộc đối thoại có từ khóa “Du lịch Đà Lạt”, với kết quả thu thập dựa trên dữ liệu 1.500.000 fanpage và 400.000 group facebook, trong khoảng thời gian 15/02/2016 đến 15/03/2016. Bài viết thống kê các con số về từ khóa “Du lịch Đà lạt để xây dựng một ví dụ điển hình, nhằm mục đích giúp các doanh nghiệp nắm bắt đúng mong muốn của khách hàng, từ đó tối ưu hóa nội dung trên website, đạt được mục tiêu giữ chân khách hàng và tăng tỉ lệ chuyển đổi giao dịch.

ƯU TIÊN CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC KHÁCH HÀNG QUAN TÂM.

Các doanh nghiệp chỉ đưa ra cái doanh nghiệp có mà không đáp ứng cái khách hàng cần.
Điều này thể hiện ở chỗ, trong 10 website có cung cấp dịch vụ du lịch Đà Lạt thì ngay trên giao diện hiển thị đầu tiên, có tận 7 website cung cấp cho khách hàng các tour du lịch, 1 website cung cấp kinh nghiệm du lịch, 1 website cung cấp thông tin về các địa điểm nghỉ ngơi và chỉ có duy nhất 1 website cung cấp thông tin về các điểm đến. (Link10 website)
Một cách rất trực quan, mục đích chính của các doanh nghiệp là bán tour do đó doanh nghiệp hiển thị thông tin về tour ngay trên giao diện đầu tiên của website. Đối với doanh nghiệp đó là cách hiện thị hiệu quả, tuy nhiên liệu nó đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng hay chưa? Thông qua thu thập số liệu và phân tích, biểu đồ dưới đây chỉ ra một nhu cầu hoàn toàn khác từ phía khách hàng.


Thay vì các thông tin về tour, khách hàng có nhu cầu quan tâm nhiều nhất về việc tìm địa danh ghé thăm, sau là nơi ở, kinh nghiệm du lịch, chi phí, sau cùng mới là du lịch theo tour. Rõ ràng, cái khách hàng quan tâm đầu tiên thì không được doanh nghiệp chú trọng, cái khách hàng quan tâm sau cùng lại được các doanh nghiệp ưu tiên hàng đầu.
Có hai điều quan trọng nên được các doanh nghiệp để tâm hơn việc bán tour:
  • Thứ nhất, xác định vai trò của website trong chuỗi hành vi lựa chọn sản phẩm của khách hàng (thực tế nhu cầu truy cập các trang web để tìm kiếm thông tin du lịch chiếm đến 65,3% chỉ đứng sau việc hỏi ý kiến gia đình, bạn bè và tìm kiếm thông qua các công cụ).
  • Thứ hai, sử dụng website như một phương thức để tiếp cận khách hàng, làm hài lòng họ sau đó mới định hướng mối quan tâm của họ đến với sản phẩm của doanh nghiệp.

DẪN DẮT KHÁCH HÀNG BẰNG NHỮNG THÔNG TIN CÓ LIÊN QUAN.

Việc các doanh nghiệp bán tour du lịch cũng giống việc một nhân viên đứng ra bán sản phẩm. Sử dụng thông tin để dẫn dắt người dùng là một nghệ thuật và đó là cả một quá trình đáp ứng luồng quan tâm của khách hàng  Việc sắp xếp nội dung trên website cũng nhằm mục đích tương tự, đưa những thông tin có liên quan để điều hướng nhu cầu của khách thăm, làm hài lòng họ, sau đó mới giới thiệu sản phẩm.
Số liệu thống kê mối liên hệ giữa các chủ đề quan tâm dưới đây sẽ là một trong những ý tưởng cho các doanh nghiệp.
Theo dữ liệu này, khi khách hàng quan tâm đến giá cả sẽ thường kéo theo những mối quan tâm khác như kinh phí của khách hàng (khách hàng có bao nhiêu chi phí) và khoảng thời gian du lịch. Quan tâm đến các địa điểm vui chơi sẽ kéo theo nhu cầu về nơi ở, quán ăn. Từ quán ăn lại dẫn đến mối quan tâm về các đặc sản v.v.
Với mối liên hệ như trên, các doanh nghiệp có thể link các thông tin giới thiệu dịch vụ với nhau một cách hợp lý hoặc cung cấp đồng thời trên những post quảng cáo để giúp khách hàng nhanh chóng tìm kiếm những thông tin cần thiết, từ đó nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng.

CHỌN KÊNH ĐỂ TRUYỀN THÔNG HIỆU QUẢ.

Đưa thông tin đến được với nhóm khách hàng mục tiêu luôn là một trong những yếu tố tạo nên sự thành công của doanh nghiệp. Cùng với sự phổ biến của mạng xã hội, các group, fanpage facebook được coi là một trong những kênh hiệu quả bởi đây chính là nơi tập trung nhiều nhất những khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp, những người thích du lịch và quan tâm đến du lịch.
Với từ khóa theo dõi là “du lịch Đà Lạt”, 5 group dưới đây là nơi đã đề cập đến từ khóa nhiều nhất, theo đó, các doanh nghiệp làm du lịch có thể đăng tải những thông tin vào các cộng đồng này để thu hút và tìm kiếm những khách hàng mới.
Kết quả cho thấy, group Dulich.Me – Tôi mê du lịch có đến 79 bài viết có để cập đến từ khóa. Group thứ 2 có nhiều bài viết là NhaTrangClub.vn với 72 bài viết, ngoài ra còn những group khác như Đà Lạt – Phố Tình Yêu, Đà Lạt trong tôi hay phuot.com cũng là một trong những kênh tập trung những khách hàng tiềm năng.
Ngoài việc sắp xếp nội dung trên website để phù hợp và đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm thông tin của khách hàng thì việc bố cục và chọn lựa hình ảnh, màu sắc cũng là một trong những yếu tố gây ấn tượng. Tất nhiên, mỗi người sẽ có một cách nhìn nhận và thẩm mĩ khác nhau, về thẩm mĩ “Simple is the best” – thành ngữ này chưa bao giờ sai, về nội dung – tập trung chính xác vào cái khách hàng cần và dẫn dắt khách hàng một cách tinh tế và nghệ thuật để đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp luôn là hướng đi chắc chắn và lâu dài nhất.
Trên đây chỉ là một ví dụ điển hình của việc áp dụng thống kê để định vị nhu cầu khách hàng từ đó tối ưu hóa nội dung website, việc xác định nhu cầu của khách hàng sẽ còn giúp doanh nghiệp làm được nhiều hơn thế. Để tìm hiểu và xác định mối quan tâm của khách hàng với nhãn hàng, sản phẩm của bạn. 

Định vị Thương Hiệu là gì? 6 Cách Định vị Thương Hiệu

- 19/6/17

Định vị Thương hiệu là sự xác lập một vị trí khác biệt và độc đáo của thương hiệu “bám rễ vào tâm trí khách hàng mục tiêu”. Một bản tuyên ngôn định vị thương hiệu thường ngắn gọn và sử dụng những “từ khóa” mạnh mẽ, khác biệt, nêu bật thuộc tính của thương hiệu.


Định vị thương hiệu là “trận chiến” trong tâm trí khách hàng mục tiêu (Jack Trout)

Từ “định vị” lần đầu tiên được sử dụng bởi Alries Ries và Jack Trout năm 1969 trong một bài báo của tạp chí Industry Marketing, mô tả chiến lược “điền một vị trí” (filling a slot – từ của Ries và Trout) vào tâm trí của khách hàng mục tiêu. Nhiều tác giả khác cũng đã liên kết tầm quan trọng của định vị với khái niệm về USP (đề xuất bán hàng độc đáo), một trong số đó, Jack Trout là người đầu tiên đi sâu phân tích về định vị, đưa định vị trở thành một chiến lược trọng yếu trong chiến lược thương hiệu. “Điều luật định vị nghĩa là, doanh nghiệp cần tập trung vào một ý tưởng hay khẩu hiệu mà ở đó người tiêu dùng xác định được chính mình (thông qua trải nghiệm thương hiệu” – Rivkim & Trout, 1996.

Theo Giáo sư David Aaker, chuyên gia tư vấn chiến lược thương hiệu: “Định vị nhãn hiệu là một phần của nhận diện thương hiệu và các đề xuất giá trị là để chủ động kết nối với các đối tượng công chúng/khách hàng mục tiêu và thể hiện một lợi thế hơn các thương hiệu cạnh tranh.”(Aaker, 1996, tr. 176).

6 Cách Định Vị Thương Hiệu



Customer Insight là gì ? Cách tìm kiếm hành vi khách hàng

- 4/4/17

Customer Insight là gì?


“Biết người - biết ta. Trăm trận trăm thắng”

Hẳn là mỗi Marketer chúng ta đều đã quá quen thuộc với câu nói đúc kết từ bài học đối nhân xử thế của người xưa, tuy đã qua bao năm tháng nhưng nay vẫn còn nguyên giá trị sâu sắc cho những người làm Marketing nói riêng và doanh nhân nói chung suy ngẫm. Thật vậy, đối với mỗi người làm Marketing - thấu hiểu khách hàng là một trong những điều kiện cần để vẽ nên chiến dịch marketing thành công và là điều kiện đủ để bán được hàng.

  1. Biết khách hàng là ai? Họ muốn cái gì ? 
  2. Họ có thói quen gì? 
  3. Hành vi mua hàng của họ ra sao ? 
  4. Quyết định mua hàng của họ bị tác động bởi những yếu tố nào ?

Đáp án những câu hỏi đó là nhân tố then chốt quyết định sự tồn tại và phát triển của sản phẩm. Đó cũng là cách giải thích đơn giản nhất cho thuật ngữ mà MarAI muốn nhắc đến trong bài viết.

Nói chính xác hơn, Customer Insight là những suy nghĩ và mong muốn của khách hàng, nhưng ẩn giấu sâu ở bên trong. Nếu thấu hiểu được những mong muốn thầm kín này, nhãn hàng sẽ có thể đưa ra những giải pháp “xoa đúng chỗ đau, gãi đúng chỗ ngứa”, tạo nên sự khác biệt - làm khách hàng thoả mãn và tin dùng sản phẩm.

Từ Customer Insight đến nội dung quảng cáo?



Làm thế nào chúng ta có thể tìm được Insight của khách hàng - khi mà ngay cả chính họ đôi khi còn không thể hiểu một cách chính xác những mong muốn thầm kín của bản thân mình và làm thế nào để tìm được nội dung phù hợp với Insight khách hàng?

Đầu tiên, muốn thấu hiểu Insight khách hàng, các bạn phải hiểu các yếu tố xây dựng nên tâm lý khách hàng. Theo khoa học,  não người chia làm hai bán cầu, mỗi bên thực hiện các chức năng khác nhau - bên não trái thiên về logic - não phải chịu trách nhiệm xử lý âm thanh, hình ảnh, không gian và từ đó thiên về mặt cảm xúc.

Tương tự, tâm lý khách hàng gồm hai yếu tố: Một là lý trí (Logic) và thứ hai chính là cảm xúc. Cảm xúc chính là thứ mà các nhà marketing theo đuổi - Cảm xúc được tạo dựng nên bằng những hình ảnh, ngôn từ, giai điệu - hãy thể hiện bằng nội dung trong quảng cáo để khách hàng có cảm tình và ấn tượng với bạn.

Chúng ta hãy đi từ khái quát - Động lực căn bản nhất của con người đến những động lực của từng phân khúc riêng.

Động lực căn bản nhất của con người 

Đầu tiên, chúng ta cần nói đến động lực căn bản nhất của con người đó là: Sức khỏe, sự nghiệp, nhan sắc, thành đạt, tiền bạc, sự công nhận của người xung quanh, địa vị xã hội, danh dự, sự tiện nghi, ngưỡng mộ, an nhàn tuổi già và nỗi lo, sợ hãi đến những vấn đề đó.

Lưu ý là tuỳ mỗi độ tuổi, giới tính khách hàng sẽ quan tâm đến những động lực đó một cách khác nhau. Vì vậy phong cách viết quảng cáo cho đối tượng cũng được tuỳ chỉnh hoá theo các cách khác nhau.

Con người không chỉ vì bản thân mình mà họ còn phải theo quy chuẩn của xã hội. Nơi người ta sinh sống và nền văn hóa đó, tuy là những cá thể riêng biệt nhưng họ lại thường có tâm lý đám đông vì vậy nhà quảng cáo cần tìm hiểu về tâm lý của tệp khách hàng . Từ đó thống kê và khảo sát tìm điểm chung sẽ rất hiệu quả khi quảng bá cho sản phẩm dịch vụ đó. Có một công thức vàng khi bạn nào muốn tìm insight khách hàng :

Con người = Cảm xúc + Thói quen + Hành vi được áp định bởi các chuẩn mực xã hội.


Động cơ mua sắm của họ được định tính bằng các thói quen - bị ảnh hưởng từ các yếu tố : Giới tính, độ tuổi, quyền lực, trình độ học vấn, mối quan hệ xã hội, phương tiện.

Nói tóm lại, khách hàng cần chiều chuộng cảm xúc và chúng ta thông qua sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu về mặt tâm lý và tinh thần của khách hàng. Hành vi khách hàng được quyết định chính là do cảm xúc.

Hãy sử dụng hình ảnh và ngôn từ phù hợp với tệp khách hàng mà bạn muốn quảng cáo đến. Làm sao để cho cảm xúc khách hàng tốt nhất. Lòng tin của sản phẩm với khách hàng là họ nhận ra chính bản thân mình trong đó hoặc hiện thực hóa ước mơ của họ (Người họ muốn trở thành).

Động cơ căn bản của phụ nữ



  1. Làm vợ (Đó là ưu tiên hàng đầu)
  2. Nuôi dạy con cái
  3. Chăm sóc gia đình
  4. Làm việc nhà
  5. Hôn nhân hạnh phúc
  6. Được yêu
  7. Cuốn hút phái mạnh
  8. Cần an toàn về kinh tế (Tiết kiếm, muốn đàn ông kiếm ra tiền)
  9. Lo lắng về nhan sắc của mình
  10. Lo lắng về sức khỏe
  11. Nấu ăn mỗi ngày

Phụ nữ với những nỗi lo lắng và những khao khát ẩn chứa đằng sau, họ muốn giữ gìn hạnh phúc cho gia đình. Họ lấy niềm vui trong công việc nội trợ hàng ngày, thích được người xung quanh khen ngợi, mong được mọi người công nhận. Phụ nữ rất lo lắng cho hạnh phúc gia đình, lo cho sức khỏe thành viên. Họ thích được an toàn, được chở che cuộc sống.

Việc của bạn là đánh thật mạnh vào những cảm xúc đó và đưa ra giải pháp sản phẩm dịch vụ của mình giúp gì để họ thỏa mãn. Nữ giới - người mua hàng theo cảm xúc, logic rất ít khi thuyết phục được họ. Hãy tìm hiểu những cảm xúc sâu của họ và tạo nên những quảng cáo tuyệt vời cho sản phẩm của bạn.

Động cơ căn bản của đàn ông

  1. Sự nghiệp
  2. Sự thành đạt
  3. Địa vị trong xã hội
  4. Tài chính
  5. Đẹp trai để cuốn hút phái nữ
  6. Sự ngưỡng mộ của mọi người

Những người đàn ông họ thích những thông tin thể thao, chính trị cùng các thông tin về tài chính, sự nghiệp họ luôn mơ tưởng ngày nào đó ngồi trên chiếc ô tô đắt tiền cùng 1 sự nghiệp đỉnh cao. Đó là phong cách của những người đàn ông.

Phân tầng xã hội


Bạn là nhà quảng cáo bạn phải nắm được những tầng lớp xã hội mà bạn truyền thông đến,Thông điệp của bạn phải phù hợp với đối tượng khách hàng.

Xã hội chia làm các giai cấp:

  1. Tầng lớp thượng lưu (Những gia đình quý tộc, con em họ)
  2. Tầng lớp khá giả (Những giám đốc điều hành, doanh nhân..)
  3. Tầng lớp trung lưu (Những nhân viên nhà nước, nhân viên văn phòng,...)
  4. Tầng lớp bình dân (Công nhân, những người nghỉ hưu)
  5. Tầng lớp người nghèo (Tầng lớp lao động chân tay)

Khi bạn viết quảng cáo rất cần thiết để ý đến giai cấp của họ. Phải làm sao để họ tin tưởng vào quảng cáo. Bạn viết quảng cáo cho những người bình dân mà hình ảnh sang trọng quá họ sẽ mất niềm tin. Với những người giàu lại sợ họ tiếc tiền mua sản phẩm thì bạn sẽ không bao giờ bán được hàng.

Lời kết


Việc nêu bật được lên lợi ích sản phẩm, chứng minh với khách hàng là yếu tố logic (lý trí). Những động cơ căn bản của con người là yếu tố cảm xúc. Hãy kết hợp cả 2 yếu tố trên để có 1 mẫu quảng cáo có cảm xúc nhất. Cho khách hàng thấy sản phẩm của bạn đáng để khách hàng sử dụng, nó sẽ làm thỏa mãn tất cả (Tâm lý, vật chất) của họ.

Trong cùng một sản phẩm với những tập khách hàng động cơ mua hàng của họ là khác nhau, hãy tìm kiếm những động cơ quan trọng nhất với tệp khách hàng đó. Việc tìm hiểu được Insight khá khó nhưng các bạn nên chú ý bởi nó mới là nhân tố khiến khách hàng quyết định dùng sản phẩm. Có khá nhiều cách để tìm hiểu như hiểu tâm lý đám đông khách hàng, phỏng vấn khách hàng, điều tra về đối thủ cạnh tranh... Những tâm lý dù rất nhỏ nhưng nó là tận sâu trong tim khách hàng. Mục đích cuối cùng - hãy để họ tin tưởng bạn, yêu thích bạn và dùng sản phẩm của bạn.