BÀI MỚI

Bài Viết Mới Nhất
Browsing Category "facebook"

4 Phương Pháp giúp khách hàng cũ quay lại với bạn

- 11/3/17
hời điểm này khá nhiều bạn gặp khó khăn trong việc quảng cáo tới khách hàng mới vì nhiều nguyên do:

1. Facebook Ads ngày càng đắt đỏ
2. Facebook làm khó hàng xách tay, hàng fake
3. Thực phẩm chức năng, thuốc đông y cùng nhiều nhóm sản phầm bị hạn chế quảng cáo.
4. Khách hàng bị do dự trước quá nhiều sản phẩm cùng loại trên thị trường
Nếu bạn gặp 1 trong những khó khăn trên
HÃY ĐƯA KHÁCH HÀNG CŨ TRỞ LẠI VỚI BẠN
Bởi chi phí để đưa 1 khách hàng cũ trở lại chỉ bằng 1/3 chi phí để có một khách hàng mới.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Có nhiều phương pháp để làm được việc này (cả miễn phí và có phí):
1. Gửi tin nhắn cho những khách hàng đã inbox với Page của bạn.
Ưu điểm:
- Miễn phí
- Khách hàng đã inbox thường có nhu cầu mua hàng rất rõ ràng hoặc đã từng mua hàng của bạn nên sẽ rất dễ thuyết phục họ mua tiếp.
- 100% vào inbox
- Tốc độ gửi khá cao (~2500 inbox/ngày)
- Là tính năng được support bởi Facebook
- Có thể cá nhân hóa (ví dụ chào theo tên)
- Dễ thao tác
Nhược điểm:
- Chỉ phù hợp với Page đã có nhiều người inbox. Nếu chưa có nhiều inbox nhưng có nhiều comment bạn có thể sử dụng tính năng trả lời bằng message để sau này có thể gửi hết cho những người đó.
Công cụ: DYNO Inbox
2. Tự động kết bạn với những người đã từng tương tác với Page và quảng cáo qua nhiều Facebook cá nhân
Ưu điểm:
- Chi phí thấp
- Quảng cáo thuyết phục giống như chia sẻ từ bạn bè
- Không lo bị Facebook kiểm duyệt
Nhược điểm:
- Dễ bị Facebook khóa nếu kết bạn quá nhiều hoặc đăng nhập không đúng cách
- Tỉ lệ reach trên Facebook cá nhân không cao (<20%) và cũng không gửi được nhiều inbox cá nhân/ngày (dưới 60)
Công cụ: Simple Friend (ATP)
3. Quét số điện thoại của những người đã comment/inbox để gửi SMS/Telesale
Ưu điểm:
- Khả năng chuyển đổi cao nếu khả năng thuyết phục của Telesale tốt
- Phù hợp với những sản phẩm cần tư vấn cụ thể
- Phù hợp với những sản phẩm mà khách hàng ít online
Nhược điểm:
- Tốn kém (chi phí để lấy sđt khoảng 2.000đ/số) + cước điện thoại
- Cần team Telesale chuyên nghiệp
Công cụ: DYNO Prospect
4. Tạo các mini game tặng quà, chia sẻ tài liệu để khuyến khích khách hàng để lại email, gửi newsletter
Ưu điểm:
- Không phụ thuộc Facebook
- Tốc độ gửi nhanh
Nhược điểm:
- Chi phí khá cao cho quà tặng, công cụ Email Marketing
- Khá phức tạp đòi hỏi am hiểu về công cụ Email Marketing
Công cụ:
Lọc email từ comment: https://tools.verifyemailaddress.io/Apps/Email_Extractor/
Email Marketing: Mailchimp / Getresponse / Sendinblue

7 Bí quyết kêu gọi hành động trên Facebook

- 8/3/17
CTA trong Facebook Ad (tại sidebar) là dòng chữ "Tiêu đề" (title) màu xanh hiển thị trên đầu của Quảng cáo. Dòng chữ này có một ảnh hưởng vô cùng lớn tới quyết định click xem quảng cáo của người dùng.


Có rất nhiều quảng cáo đã thành công nhờ thông điệp từ CTA nhưng cũng rất nhiều quảng cáo gây mất điểm cũng chính vì CTA.

Hãy thực hiện 7 điều sau nếu bạn muốn có những CTA hiệu quả cho chiến dịch Facebook Ad thành công.

1. Thêm từ ngữ mời gọi hành động (Action word)

Từ ngữ tại CTA phải khuyến khích hành động, ngắn gọn và tác động trực tiếp vào tâm lý của người dùng.
2. CTA ngắn gọn, xúc tích có trọng điểm

Đừng viết CTA quá dài, quá rườm rà, hãy chú ý đánh chính xác vào trong điểm.

3. Hãy nhắc đến lợi ích, đừng chỉ nói về sản phẩm

Khác với Google Adwords, Facebook ad là một quảng cáo không nhắm luôn đến chính xác đối tượng của sản phẩm nhờ những từ khóa trên công cụ tìm kiếm, mà nó sẽ được nhiều người xem, sau đó chính người xem mới là người chắt lọc những thông tin về sản phẩm từ Facebook Ad. Chính vì vậy CTA của Facebook Ad phải mang đến thông điệp gây "kích thích" cho người xem. Thay vì nói trực tiếp về sản phẩm, hãy nói ra lợi ích của sản phẩm đó bởi con người ai cũng thích việc có lợi cho mình.
4. Sử dụng câu hỏi

Câu hỏi luôn có 2 điểm mạnh:
- Câu hỏi nó đã ẩn chứa một ngữ điệu nội tại lôi kéo sự quan tâm của con người hơn các dạng câu khác.
- Chính con người cũng luôn tự đặt câu hỏi khi họ gặp vấn đề cần giải quyết.
Vì vậy hãy sử dụng các CTA dạng như:
- Có phải bạn đang muốn chinh phục nàng?
- Có phải bạn đang muốn gây ấn tượng vào ngày Valentine?

5. Sử dụng các các từ phủ định mạnh

Các từ mang nghĩa phủ định mạnh như "đừng", "kinh khủng",... thật sự rất gây ấn tượng với người đọc. Tâm lý học cho thấy con người luôn có tự tin là có khả năng tự chủ và luôn bảo vệ ý kiến của mình. Chính vì vậy trong một số trường hợp nếu ta khéo léo dùng từ ngữ phủ định mạnh có khi lại "đóng đinh" được thông điệp vào tâm trí người dùng. Chẳng thế mà các phim một thời gắn mác:"Đừng xem nếu bạn không đủ 18 tuổi" lại cháy vé một cách hết sức nhanh chóng.

6. Đối với News Feed Ad thì hãy giữ CTA xúc tích và mạch lạc
Đừng bao giờ dài dòng, vì không ai có nhiều thời gian để đọc hết những gì bạn viết cho dù News Feed của Facebook có cho bạn tha hồ viết đi nữa. Hãy nhớ là luôn viết những gì xúc tích và mạch lạc nhất có thể!

7. Các cụm "Miễn phí" , "Giảm giá", "tặng ngay" có sức mạnh ghê gớm trong Facebook AD đó. Đừng quên nhé.

(y) 

Làm sao để phân khúc khách hàng cho đúng ?

- 21/2/17
Trước quyết định kinh doanh một sản phẩm dịch vụ, hay thực hiện một chiến dịch Marketing, chúng ta phải thực hiện những bước sau: Nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu hành vi người tiêu dùng, phân khúc và lựa chọn thị trường mục tiêu, định vị thương hiệu, chiến lược sản phẩm, định giá, chiến lược chăm sóc khách hàng… chứ không phải cứ có sản phẩm là đem bán hàng hay quảng cáo trên Facebook.




Và bước nghiên cứu hành vi khách hàng là một trong những bước quan trọng nhất. Khi nghiên cứu hành vi khách hàng bạn phải trả lời được những câu hỏi lớn sau:
1. Bạn sẽ gặp khách hàng ở đâu?
2. Họ có nhu cầu và mong muốn gì?
3. Họ thích nghe nói về điều gì?
4. Giá như thế nào họ sẽ mua?
5. Họ muốn được đối xử như thế nào?
6. Họ tin vào điều gì?
7. Họ thích mua sản phẩm ở đâu?
8. Họ thích mua sản phẩm vào thời gian nào?
9. Điều gì khiến họ lo sợ khi mua sản phẩm?

Sau khi trả lời được những câu hỏi lớn trên, việc tiếp theo bạn cần làm là vẽ ra được chân dung khách hàng của mình là ai, bao gồm:
+ Khu vực sinh sống, xuất xứ (Địa lý): Do nguồn lực có hạn và đặc tính của từng sản phẩm nên khi bán sản phẩm bạn phải xác định được khách hàng của mình ở đâu, khu vực nào mình phục vụ tốt nhất và đem lại lợi nhuận cao nhất.
Ví dụ: Bạn bán thịt tươi sạch, những sản phẩm này nhu cầu là trên toàn quốc, tuy nhiên hạn sử dụng của chúng chỉ là 1 ngày, vậy thì bạn không thể ship hàng từ Hà Nội vào TP. HCM được vì thời gian chuyển hàng trung bình từ 3-7 ngày, như vậy thì sản phẩm sẽ bị hỏng.
+ Xác định giới tính
+ Độ tuổi
+ Thu nhập: Cao, thấp hay trung bình
+ Động cơ (nhu cầu và lợi ích): Chẳng hạn mua một chiếc điện thoại iphone 7 đơn giản chỉ để khoe (nhu cầu được công nhận)
+ Hành vi : Việc họ làm, nơi họ đến, người họ gặp món họ ăn, báo họ đọc, thiết bị họ sử dụng là gì…
+ Sở thích : Thể thao, âm nhạc, thần tượng…
Ví dụ: Nếu bạn biết khách hàng của mình thích Sơn Tùng quá trời luôn, cứ có cái gì liên quan đến Sơn Tùng là họ mua vậy thì hãy bán những Sản phẩm liên quan đến anh này, hay những hình ảnh, câu nói liên quan đến anh này, họ sẽ mua.
+ Tính cách: Cá tính, hướng nội, ngoại, niềm tin, quan điểm.
Ví dụ: Bạn biết niềm tin khách hàng của mình chỉ thích hàng ngoại thôi, vậy thì hãy bán những sản phẩm xuất xứ từ nước ngoài như Thái Lan, Nhật Bản, EU…
+ Thói quen mua sắm: Thường xuyên, thay đổi hay thái độ với sản phẩm.

Sau khi vẽ được ra chân dung khách hàng của mình rồi, việc của bạn là lựa chọn phân khúc mục tiêu mình phục vụ, tùy vào mục đích và khả năng của mình. Thông thường, trong mỗi ngành sẽ có khoảng 15 phân khúc và các Công ty lớn họ thường chọn phủ cả thị trường, hoặc là phục vụ từng phân khúc nhỏ, trong đó lợi nhuận chính có thể chỉ từ 1 phân khúc chính, còn các phân khúc khác chỉ đơn giản là để cạnh tranh với đối thủ để họ không có thời gian, nguồn lực để đánh vào phân khúc sinh lợi nhuận cho mình.

Đó là đối với các doanh nghiệp Lớn, Còn ở Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ hay siêu nhỏ (SME) thì lựa chọn thị trường ngách (Gap) xem ra là khả thi nhất hay còn gọi là chiến lược đại dương xanh.
Ví dụ: Bạn mở quán cà phê, lựa chọn khu vực đường Phan Bội Châu, Giới tính chỉ có nữ thôi (Nam giới không phục vụ), Sở thích trai đẹp vậy thì tuyển nhân viên phục vụ là các Hotboy, mỹ nam cao từ 1m80 chẳng hạn.

Nói như trên để mọi người thấy, khi chọn được ra một phân khúc ngách, thì bạn sẽ rất dễ để ra ý tưởng kinh doanh, hay phân tích được cụ thể hơn nhu cầu, hành vi của đối tượng mục tiêu.

Tuy nhiên, nên nhớ khi lựa chọn Phân khúc mục tiêu, bạn cần lưu ý 3 tiêu chí sau để được một phân khúc tốt:
+ Đo lường được phân khúc (nếu bạn không đo lường được thì đây không được gọi là phân khúc)
+ Độ rộng đủ lớn: Đủ số lượng khách hàng nhất định để phục vụ
+ Doanh nghiệp phải có lợi thế trong phân khúc đó so với đối thủ.

Nếu hiểu đúng bản chất, Marketing xuất hiện ngay khi chúng ta có ý tưởng kinh doanh. Và nhìn rộng ra chút, trong rất nhiều quyết định của Marketing từ: Định vị, giá, kênh phân phối, truyền thông,… Phân khúc thị trường(Segmentation) là quyết định đầu tiên của Marketing
Vậy chính xác nó là gì có thực sự quan trọng hay không?
Hiểu đơn giản, Phân khúc là việc chia ra để trị.
Nếu đọc tài liệu về phần này sẽ rất hàn lâm, nhưng các bạn chỉ cần nhớ mục tiêu của Marketing là chiếm thị phần. Và phân khúc sẽ giúp người làm Marketing chiếm thị phần dễ dàng hơn.
Vậy chính xác là có bao nhiêu dạng phân khúc:
1. Không phân khúc (Tập đoàn lớn và độc quyền) VD: ngành điện ở Việt Nam.
2. Phân khúc "Chia để trị” —> Tập đoàn lớn: Với mục tiêu chiếm lĩnh hết thị trường nhưng chia ra từng phân khúc nhỏ để đánh.
3. Phân khúc nhỏ(doanh nghiệp tầm trung): —> Phân khúc ra nhưng chỉ chọn 1 phân khúc để đánh
4. Phân khúc thị trường ngách (Gap) (đại dương xanh) —> DN vừa và nhỏ, phân khúc nhiều rồi nhưng thị trường vẫn còn 1 nhóm đối tượng chưa ai đánh. VD: Quán cafe dành cho nữ, thích mèo,… Hay A làm thương mại điện tử chỉ đi ngách là bán sách,... Và ở Việt Nam, doanh nghiệp vừa và nhỏ, cứ đánh vào thị trường ngách là sẽ có TIỀN TỆ
Chính vì lý do đó, ở trong khuôn khổ Group, bài viết này sẽ chỉ cung cấp cho các bạn cách để phân khúc đánh vào thị trường ngách.
Đi trả lời 6 câu hỏi sau đây:
•Khu vực sinh sống, xuất xứ (địa lý) ở đâu? Lựa chọn khu vực tập trung khách hàng đông, đem lại lợi nhuận và phục vụ tốt nhất.
• Giới tính là gì?
 • Độ tuổi bao nhiêu?
• Thu nhập như thế nào?
• Tầng lớp xã hội ra sao?
• Động cơ (nhu cầu và lợi ích) là gì?
VD: Quán cafe: khu vực chỉ trên đường Tô Hiệu. Giới tính: chỉ dành cho nữ. Độ tuổi: sinh viên. Động cơ: đến buôn chuyện —> sắp xếp phòng để trò chuyện, hoặc động cơ ngắm trai đẹp —> thiết kế phòng đầy hình trai hàn, nhân viên toàn anh cao to đẹp trai,...
Trên thực tế, bạn chỉ cần thay đổi 1 yếu tố nhỏ trong 6 yếu tố trên và kết hợp chúng lại thì chắc chắc sẽ tìm ra được những thị trường ngách để đánh.

1 lần nữa, vẫn phải nhắc lại trong công thức kinh điển STP (Segmentation - Target - Positioning) Phân khúc - chọn đối tượng - định vị. Với 1 doanh nghiệp vừa và nhỏ, chỉ cần bạn phân khúc, thì việc đáp ứng nhu cầu KH sẽ dễ dàng hơn.

Kỹ thuật tạo Viral clip và KPI cho 1 chiến dịch viral

- 16/2/17
Viral clip hay các hiện tượng viral khác trong cộng đồng mạng bản chất như con virus lan truyền, len lỏi đến từng cá thể của cộng đồng. KPI cuối cùng và rõ ràng nhất là các chỉ số liên quan đến Talking about this (chính xác nhất là share)

Vì vậy để có thể thực hiện viral cần đáp ứng được những yêu cầu sau:
1. Đối với kênh Facebook:
Virus khi lan truyền cần tấn công vào những cá thể yếu nhất của 1 tập thể: nữ lứa tuổi 13-24 (mặc dù có thể đây ko phải đối tượng KH mục tiêu). Như vậy để lan truyền virus này cần lựa chọn fanpage/KOL có các yêu cầu sau:
- Độ tuổi đọc của fanpage từ 13-24, giới tính: trên 70% là nữ
Dựa vào cơ chế phân phối bài viết của Facebook cần có những lưu ý sau:
- Lên lịch bài viết public lúc 19h tối thứ 6
- Setup quảng cáo lúc 18h30 (yêu cầu tài khoản quảng cáo có độ trust cao: hạn mức 16 triệu trở lên - có mức chi tiêu trong 1 năm trở lại đây không dưới 50 triệu)
- Target: 13-24 tuổi (trên toàn bộ việt nam) không nhắm mục tiêu cụ thể
- Đảm bảo tài khoản tiêu hết 2 triệu đồng ngay trong 2 giờ đầu tiên (sau đó có thể giảm dần ngân sách)
- Seeding 1,000 lượt chia sẻ và 100 comment vào ngay trong 15 phút đầu tiên khi public
Khi đạt đủ các yếu tố trên, KPI tối thiểu cần đạt được sẽ là:
- 19h15: 1,000 lượt chia sẻ
- 19h30: 10,000 lượt xem
- 20h: 200,000 lượt xem
- 21h: tài khoản quảng cáo tiêu hết 2 triệu đồng
- 22h: 500,000 lượt xem - 10,000 lượt chia sẻ
Sau 24h đầu tiên, thay đổi độ tuổi của nhóm quảng cáo từ 13-40 (lan dần sang nhóm KH mục tiêu)
Từ đây công việc tiếp theo sẽ phụ thuộc lớn vào nội dung của Clip, để có thể tiếp tục nhận được sự chia sẻ từ cộng đồng mạng thì thông điệp truyền tải trong clip là điều quan trọng nhất
Tối chủ nhật, thay đổi hoàn toàn nhóm quảng cáo về độ tuổi của nhóm KH mục tiêu 25-45
2. Đối với kênh Youtube
Khi chọn lịch public 19h tối thứ 6
Lịch up video trên video sẽ có điểm rơi vào 19h tối thứ 3
Cần phải có các kênh quảng cáo thu hút view của Youtube ngay lập tức:
KPI tối thiểu dành cho kênh này:
- thời điểm public video trên FB: Youtube cần đạt tối thiểu 200.000 lượt xem tại Việt Nam
- Lượt xem trong real time: tối thiểu 3k lượt xem/ 1h
Thời gian 1 tuần sau public, cần tiếp tục duy trì quảng cáo cho kênh ytb: trung bình 1k lượt xem/1h
Đây là các yếu tố kỹ thuật cần phải có để tạo ra 1 hiện tượng viral, các KPI trên đều ở mức tối thiểu. "vì em xứng đáng" đều đạt gấp 5 KPI trên facebook và gấp 2 lần trên youtube do thông điệp nhân văn chứa đựng trong clip, nên dù có sử dụng kỹ thuật tốt đến mấy nhưng nội dung vẫn yếu tố quyết định trong việc thực hiện 1 viral clip.
Khi nào rảnh sẽ viết thêm 1 bài viết: các yếu tố về content cần có trong 1 viral clip nữa — với Lê Minh Hiệp và Nguyen Viet Anh.
Nguồn: Đào Quyết Tiến

Làm thế nào để bài quảng cáo hiển thị hiệu quả : Đúng_Lúc - Đúng_Chỗ - Đúng_Người !

- 13/2/17
Hôm trước khi viết bài về thuật toán Facebook, mình nhận được kha khá phản hồi, nhưng trong đó có một phản hồi của William Nguyen viết : "Facebook đã thay Edgerank bằng 1 thuật toán machine learning mới với nhiều yếu tố hơn (khoảng 100k). Và Edgerank là thuật toán ranking bài viết, còn quảng cáo thì phép tính hơi khác 1 chút.




Tuy nhiên hiểu Edgerank cũng rất quan trọng để bài viết được tốt hơn, nhất là khi chất lượng bài quảng cáo trung bình ở VN còn khá là thấp. Cảm ơn người viết bài có tâm."

Vẫn giữ đúng quan điểm : "Dù thuật toán FB có thay đổi nhưng vẫn luôn hướng cho người dùng một trải nghiệm tốt nhất, thân thiện nhất" cộng thêm tiếp thu góp ý từ phía anh, chị, em sau đây mình sẽ chỉ ra một số cách, để tăng thứ hạng bài viết, làm cho bài quảng cáo của các bạn hiển thị một cách hiệu quả nhất.

1/ Ue - Điểm số lôi cuốn


- Ở 500 hiển thị đầu tiên, FB sẽ quyết định đưa ra điểm số phù hợp (1-10)

- Seeding ver2 : tại sao lại là ver2, bỏ các cách seeding truyền thống kiểu đặt hàng, khen ngợi sản phẩm theo lối cũ đi ạ, người dùng đủ nhận thức được đâu là thật, giả. Người ta dễ dàng click để xem một cuộc cãi vã, tranh luận hơn là vào xem những số điện thoại hay cmt seeding kiểu truyền thống.

VD : Bạn bán thuốc giảm cân :

Thay vì seeding "Chị ơi em giảm được 3kg rồi" thì hãy thử "Mịe con kia, lừa đảo thuốc uống giảm cân gì mà uống 10 ngày rồi mới giảm 2kg"

- Shop trả lời "Như em đã tư vấn với chị, thuốc nhà em giảm cân an toàn, sẽ chậm hơn một chút, hơn nữa cũng cần vận động để trao đổi chất dễ hơn, chị ngồi máy khâu cả ngày 10 tiếng đồng hồ không vận động, giảm được 10kg là hiệu quả lắm rồi" sau đó một đám chị em nữa vào cmt nói "ừ đúng rồi"..... cách này hiểu đơn giản cũng như tạo ra một vụ "tai nạn" trên đường, đảm bảo sẽ có người dừng lại, sẽ có người ngước nhìn...

- Không chạy quảng cáo ngay sau khi mới tạo : Nếu để ý một chút, thỉnh thoảng anh chị sẽ thấy FB báo, bài viết này của bạn hiển thị tốt hơn X% so với bài viết khác, anh chị vào lựa chạy quảng cáo đúng post đó luôn.

Lý giải của việc này đó là, muốn là một bài quảng cáo tốt, trước hết nó phải là một bài viết tốt trước.

2/ We - Trọng số tương tác


- Cái này thể hiện qua Fanpage nhiều hơn.

- Có nhiều anh chị thắc mắc, cùng là một bài viết nhưng dù page chị nhiều like hơn nhưng khi post vẫn không tiếp cận nhiều bằng page của em.

- Anh chị vào fanpage, xem chỉ số của bài viết, xem "tỷ lệ tham gia trung bình" của các bài viết có lớn hơn 2% không ?

+ Nếu thấp hơn 2% : điều đó chứng tỏ page của anh chị, rất ít tương tác, chỉ hiển thị thôi nhưng khách hàng, người dùng không quan tâm lắm

+ Làm thế nào để tăng chỉ số này lên : anh chị nên nhớ, FB luôn hướng tới các giá trị cộng đồng, không phải chỗ chỉ để bán hàng.

Nếu anh chị chỉ viết các bài về bán hàng, không có các bài viết chia sẻ đến đối tượng mục tiêu..thì dù có chạy quảng cáo đều đều thì quảng cáo của anh chị cũng rất khó được FB đánh giá cao. Hãy nhớ 20% bài viết về bán hàng + 80% bài viết về cộng đồng ( hoặc có thể thay đổi linh hoạt tùy mục đích)

3/ De- Time - Decay


- Đó là thời gian phân rã bài viết
- Luôn có nội dung mới thay thế cho các mẫu quảng cáo cũ
- Luôn cập nhật nội dung hàng ngày lên Fanpage

4/ Bid - giá thầu


- Đối với bài viết đó là thứ hạng hiển thị

- Đối với quảng cáo sẽ có thêm Bid

- Các biến số Ue,We,De và Bid gần như bằng nhau về thứ hạng, nếu trong bài quảng cáo các chỉ số Ue, We ,De cao rồi thì Bid không cần cao quá

- Phần lớn ace đều để bid tự động, nhưng trong một số trường hợp có thể bid tay một cách linh hoạt để chiếm được vị trí, thời điểm hiện thị tốt hơn.

Cách đánh giá hiệu quả quảng cáo theo thời gian, và đưa ra thời điểm set quảng cáo hợp lý

** Rep cmt : CMP không quan trọng !

- Suy cho cùng thì CPM chính là cách FB tính tiền quảng cáo của chúng ta.

- Các anh, chị có thể làm thử set một nhóm quảng cáo với 3 - 4 quảng cáo nhỏ bên trong rồi xem kết quả.

- Facebook sẽ cố gắng phân phối để tìm kiếm 1 CPM nhanh nhất, rồi bám theo nó để phân phối, điều đó có nghĩa dù anh chị set 3-4 quảng cáo trong 1 nhóm nhưng sẽ chỉ thấy 1 quảng cáo được cắn tiền, còn lại thì cắn rất ít hoặc không cắn tiền.

- CPM đầu tiên rất quan trọng, mang tính định hướng cho quảng cáo phân phối, nên ngày xưa có một số ac cứ đùa là set ads đêm cho rẻ, cũng là có lý.

- Còn tất nhiên CPM đắt hay rẻ vẫn ra đơn, với em thì em thích CPM rẻ và ra đơn chứ không dại gì chọn CPM giá cao cả.

Tại sao CPM lại cao, làm thế nào để CPM giảm !

- 11/2/17
Bài viết chỉ dành cho những anh chị đã có chạy qua Facebook ads



Nhiều anh em hỏi "Tại sao chi phí tăng lên 30% vậy em ? Mà đơn hàng vẫn dậm chân tại chỗ". 
"Muốn có một đơn hàng phải trả chi phí 50k, tỷ lệ chốt đơn trên bình luận là 30% vậy giá một cmt rơi vào khoảng 16k. Giá CPM rơi vào khoảng 50-70k."

CPM - là chữ viết tắt của "cost per 1000 impressions" (giá mỗi 1000 lần hiển thị), giá CPM ảnh hưởng bởi khá nhiều yếu tố 

- Giá CPM phụ thuộc vào tệp đối tượng : hiển thị lên tệp 13-18 rẻ hơn tệp 25-35

- Giá CPM ảnh hưởng bởi thuật toán Facebook.

Thuật toán của Facebook quyết định bài viết của bạn có được hiển thị trên newsfeed của người dùng hay không, điều đó có nghĩa, cho dù bạn nhắm mục tiêu, trả tiền cho Facebook nhưng quảng cáo của bạn chưa chắc được hiển thị đến đúng mục tiêu đó, đúng thời điểm đó.

Thuật toán của Facebook phụ thuộc vào 3 biến số.

* Điểm số lôi cuốn :

- Xem trong trình quản lý quảng cáo ( điểm phù hợp của quảng cáo)
- Thang điểm từ 1-10
- Được tính dựa vào 500 hiển thị đầu tiên của quảng cáo
- Điểm số lôi cuốn được hiểu đơn giản đó là, Facebook sẽ phân phối 500 hiển thị đầu tiên, nếu trong 500 hiển thị đầu tiên này, nhận được phản hồi tốt từ người dùng (like,cmt,share...) chứng tỏ bài viết : có nội dung lôi cuốn , tiếp cận đúng đối tượng > điểm phù hợp cao, tất nhiên nếu 500 hiển thị đầu tiên là những phản hồi tiêu cực điểm phù hợp sẽ thấp > bài viết của bạn chưa hấp dẫn hoặc nhắm sai tệp đối tượng. ( Cái này phục vụ cả test A/B ảnh và tiêu đề nữa)


*Trọng số tương tác

- Được hiển thị qua tỷ lệ like,cmt,share / tiếp cận

- Xem trong fanpage : tỷ lệ tham gia

- Trọng số tương tác hiểu đơn giản là : Bài viết nào có tỷ lệ tham gia tốt, thì điểm sẽ cao và ưu tiên hiển thị hơn.

- Trọng số tương tác còn ảnh hưởng bưởi "Trọng số tương tác của Fanpage", một số anh chị nói tại sao page này chạy rẻ page này chạy đắt cũng là có nguyên nhân cả ạ. Khi mở fanpage xem các bài viết gần đây, phần tỷ lệ tham gia nếu TB >2% thì là 1 page ổn có thể chạy, còn <2% thì nên thay page mới hoặc tăng các bài cộng đồng lên.

*Time-Decay

- Cái này đơn giản là, bài nào mới thì bài đó được ưu tiên hơn vậy nên việc thay bài mới liên tục là điều nên làm.

** Cạnh tranh

- Một trong những yếu tố không kém phần quan trọng đó là cạnh tranh. Ví dụ : nếu tệp bạn chạy là 22-35 nữ, vừa qua Tết nếu ac nào chạy giảm cân hay thực phẩm chức năng thì sẽ thấy giá CPM cao hơn bình thường, đơn giản là có rất nhiều đối thủ cùng chạy tệp này, và đều trả tiền cho Facebook, nếu không xét về ngân sách, nếu ac có điểm số cao hơn thì ads của ac sẽ được hiển thị trước, giá CPM của  tài khoản sẽ rẻ hơn.


Edgerank 1.0

Edgerank là thuật toán được sử dụng bởi facebook nhằm xác định “Nơi nào?” và “Những bài viết nào?” sẽ xuất hiện trên trang News Feed của người dùng cá nhân. Ban đầu có 3 biến chính được được sử dụng trong thuật toán: Affinity, Weight, Time-Decay.
Affinity: Điểm số lôi cuốn (sự thân thuộc)
Thể hiện ở mỗi quan hệ, tức là Facebook sẽ xác định ưu tiên hiển thị trên News Feed của bạn những người có mỗi quan hệ chặt chẽ, ở đây là anh em, bố mẹ, ông bà, vợ chồng, những người mà bạn thường xuyên tương tác comment, like, share. Mối quan hệ càng chặt chẽ, thì khi người đó post bài, tỷ lệ hiển thị trên News Feed càng cao.
Weight: Trọng số tương tác
Như tôi đã nói ở trên, với mỗi Fanpage hay tài khoản cá nhân, sẽ có sắp xếp ưu tiên về thể loại bài đăng, tùy vào tương tác của người dùng, Facebook sẽ đánh giá thể loại bài post mà Fanpage này hiệu quả, qua đó sẽ ảnh hưởng đến tổng thể thuật toán. Do vậy, bất kỳ một thể loại nào cũng có thể có lượng Reach cao, chứ không riêng gì Photos hay Text.
+ Time-Decay
Cái này đơn giản là Facebook sẽ ưu tiên hiển thị những thông tin mới, những thông tin mới thì điểm số Time-Decay sẽ cao, và ngược lại, thông tin càng cũ thì chỉ số Time-Decay càng thấp.

Edgerank 2.0

Sau này Facebook cập nhật lại thuật toán Edgerank, có điều chỉnh và thêm các chỉ số.
Last actor: 50 tương tác gần nhất.
Edge Weight: Trọng số tương tác.
Story Bumping: Hiển thị bài viết bạn chưa xem .
Và tất nhiên những chỉ số không có dưới đây không có nghĩa là không được tính đến.
Dễ hình dung nhất của chỉ số Last actor là khi bạn tương tác với một người nào đó (chat/like/comment/share) thì lập tức khung chat của bạn sẽ hiện lên người đó mỗi khi họ online.
Việc một người không online trong thời gian quá lâu sẽ dẫn đến tình trạng bỏ qua những nội dung hay, phù hợp với họ, facebook đã giải quyết vấn đề đó bằng việc đưa ra chỉ số Story Bumping.

NHÌN LẠI 3 CHIẾN DỊCH KHÓ QUÊN NHẤT MẠNG XÃ HỘI NĂM 2016

- 10/2/17
Trong thời đại social media marketing bùng nổ như hiện nay, sở hữu những chiến dịch marketing độc đáo, có tính viral tốt và kích thích người tiêu dùng tương tác (like, comment) là mong ước của mọi marketers. Tuy nhiên, tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp vẫn đang lựa chọn hướng đi an toàn, quen thuộc nhất, không có chỗ cho cách làm táo bạo, đột phá hơn. Chính điều này đang cản trở thương hiệu Việt vượt khỏi vòng an toàn để vươn lên dẫn đầu thị trường.
Mặc dù vậy, trong năm 2016, có 3 doanh nghiệp Việt đã mạnh dạn triển khai những chiến dịch hoàn toàn khác biệt, nổi bật lên trong thị trường ngày một bão hòa và gặt hái được kết quả vô cùng mĩ mãn. Tận dụng sức mạnh của việc lắng nghe mạng xã hội, thấu hiểu insight của khách hàng và tinh tế trong cách thực hiện, các thương hiệu Việt dần đột phá hơn trong các chiến dịch quảng cáo. Một vài ví dụ điển hình như Bitis đã chọn 2 Influencer đang được giới trẻ quan tâm nhiều nhất là Sơn Tùng và Soobin Hoàng Sơn, Điện máy xanh truyền đạt thông điệp bằng việc lặp đi lặp lại với content và hình ảnh lạ, hoặc viral video của Vodka Cá sấu thực hiện quảng cáo hài hước và tạo sự tranh luận trong cộng đồng.
Bài viết dưới đây của YouNet Media tập trung phân tích 3 chiến dịch này dựa trên số liệu thống kê từ SocialHeat trong thời gian từ 18/12/2016 – 18/01/2017.

Nhìn chung, sức hút của Điện máy xanh chưa hề giảm nhiệt sau hơn 2 tháng tung ra TVC mà vẫn thu hút hơn 1,349,777 total interactions (lượng thảo luận, bài viết và tương tác từ cộng đồng mạng). Các hoạt động của Biti’s với chiến dịch “Đi để trở về” tiếp tục phát huy tính hiệu quả khi không chỉ thu về 1,203,433 total interactions mà còn biến Biti’s Hunter trở thành đôi giày được săn đón nhiều nhất trong thời gian qua  và liên tục cháy hàng tại các chi nhánh. Sau vài ngày xuất hiện, quảng cáo Vodka Cá sấu nhanh chóng trở thành cơn sốt trên mạng xã hội với hàng loạt ý kiến trái chiều về nội dung và tính hợp pháp của đoạn clip.

Điện máy xanh - Bạn muốn mua TV?

Ra mắt từ đầu tháng 11 đến nay, chiến dịch Mua hàng điện máy – Đến Điện máy xanh vẫn đang làm mưa làm gió trên khắp các diễn đàn mạng xã hội vì nhiều hoạt động PR rầm rộ. Sau giai đoạn sử dụng TVC để gây chú ý và tăng độ nhận diện thương hiệu, Điện máy xanh tiếp tục triển khai brand activation bằng sự xuất hiện của đội quân người xanh tại khu vực trung tâm của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Sự có mặt của binh đoàn Điện máy xanh cùng bài hát gây ám ảnh đã khuấy động cộng đồng lẫn giới truyền thông. Người xanh tập hợp vào các dịp đặc biệt nhất trong năm như Giáng Sinh, Tết Tây và đem lại niềm vui cho mọi người, đặc biệt là gia đình có trẻ nhỏ qua những màn trình diễn hài hước mà ai cũng có thể nhảy theo.
Điện máy xanh còn cho thấy sự nhanh nhạy trong việc theo dõi và cập nhật các trào lưu của giới trẻ như Lạc Trôi, Rồng Pikalong, cách để Tết không bị đòi nợ, cắt tóc ngày Tết, Tết xưa và nay… khi tung ra ảnh chế với người xanh kì dị khiến cộng đồng mạng không ngừng chia sẻ.
Mặc dù một số người xem cảm thấy hình ảnh của Điện máy xanh có phần gây sợ hãi nhưng không thể phủ nhận các clip quảng cáo của Điện máy xanh đều sở hữu  lượng view cực kì ấn tượng, dù không có bất kì người nổi tiếng nào.
Bài học rút ra:
  • Hình ảnh quảng cáo lạ, gây bất ngờ và tạo tranh cãi.
  • Sử dụng thông điệp dễ nhớ, lặp đi lặp lại với tần suất cao.
  • Tận dụng những trang Fanpage có các thành viên có khả năng khơi tạo trào lưu, cùng với việc sử dụng hình ảnh người xanh kết hợp với các trào lưu đang nổi để lan truyền nội dung trên mạng xã hội.
  • Tăng cường các hoạt động trên kênh own media, sử dụng mini game để tạo tương tác như cuộc thi tặng quà khi gửi clip bài hát trong TVC, truy tìm slogan, đưa ông già Noel "đến Điện Máy Xanh",...

Biti's Hunter - "Lạc trôi - Đi để trở về"

Chính vào lúc “ông hoàng giày Việt” trở nên phai nhạt trong trí nhớ của người dân Việt thì trong năm 2016 vừa qua, Biti’s Hunter đã chào sân thị trường. Không chỉ là một dòng sản phẩm mới, Biti’s Hunter có thể xem là con át chủ bài sẽ giúp Biti’s lấy lại hào quang bằng chuỗi hoạt động marketing nghiêm túc với quy mô lớn, mạnh tay đầu tư cho các viral clip và sử dụng những cái tên hot nhất trên mạng xã hội để đưa Biti’s Hunter Feast trở thành đôi giày được săn đón nhiều nhất trong thời điểm này.
Thực tế, cốt lõi trong sự trở lại ngoạn mục của Biti’s là chiến lược truyền thông hiệu quả, khởi đầu bằng hàng loạt các chiến dịch khác nhau để đưa Biti’s Hunter ra mắt công chúng như: UberMove kết hợp cùng Uber, Kỳ thực tập trong mơ, đề bài Young Marketers, trải nghiệm trò chơi tế ảo “Nhẹ như bay”,...
Vào cuối năm 2016, có hàng loạt tranh cãi liên quan với việc nên trở về với gia đình vào dịp Tết, hay nên đi để trải nghiệm nhiều hơn về cuộc sống ngoài kia. Đây luôn là tranh cãi không hồi kết mỗi dịp Tết về, khi mà văn hóa phương Đông đề cao tình cảm và sự gắn kết gia đình, còn người trẻ muốn được là chính mình.
Cụ thể, cộng đồng mạng tích cực tham gia tranh luận sôi nổi khi các KOL ủng hộ 2 quan điểm được xem là trái ngược như sau:
  • #teamđi: Phở, Giang Hoàng, Thùy Minh với quan điểm tình cảm gia đình nên được xây dựng trong suốt năm, chứ không chỉ mấy ngày Tết. Việc tìm kiếm trải nghiệm để tăng thêm vốn sống, biết yêu thương và trân trọng những gì mình đang có là hoàn toàn đáng ủng hộ, và "Về là ở trái tim, bước chân không có lỗi"!
  • #teamtrởvề: JV, Nguyễn Ngọc Thạch & Phan Ý Yên với những lý luận sắc bén khi cho rằng, việc đi không sai nhưng cần đi cho đáng, đúng thời điểm và Tết là lúc chúng ta cần dành thời gian cho bố mẹ, gia đình!
Chính trong lúc tranh cãi cao trào, Biti's cùng với Soobin Hoàng Sơn đã tung ra video clip với thông điệp "Đi để trở về", một thông điệp sâu sắc và truyền tải một định nghĩa rất khác về "đi". “Điều kì diệu là con người ta đi xa hơn để trưởng thành hơn, không quên mang theo bên cạnh hành trang nỗi nhớ gia đình.” - với thông điệp cuối clip đã khiến không ít người nhận ra hình ảnh bản thân mình trong đó, trân trọng hơn về các giá trị của tình thân, của gia đình.
Tương tác của 2 video clip viral lồng ghép khéo léo hình ảnh Biti's Hunter
Ngay sau đó, đỉnh điểm bùng nổ thông tin về Biti’s Hunter được đẩy lên cao trào vào dịp Tết Dương lịch 2017 khi đôi giày Biti’s Hunter xuất hiện chớp nhoáng trong MV Lạc Trôi của Sơn Tùng – nam ca sĩ luôn tạo ra trào lưu với bất cứ sản phẩm âm nhạc nào vừa ra mắt . Hình ảnh đôi Hunter màu đen phối với long bào hoàng phục trong khung cảnh cổ trang nhanh chóng tạo ra hiệu ứng viral mạnh mẽ, chỉ cần vài giây, không cần quay cận cảnh, không cần nhắc đến tên sản phẩm hay tính năng gì cũng đủ để giới trẻ sốt sắng tìm truy lùng "1 đôi Sơn Tùng".
Theo số liệu từ Google Trend, 2 MV đình đám đẩy lượt tìm kiếm về Biti’s lên đỉnh điểm trong 5 năm qua. Xây dựng chiến lược tập trung vào cảm xúc đã giúp Biti’s hoàn toàn chinh phục được đối tượng khách hàng trẻ tuổi, những người đặt ra yêu cầu cao không chỉ về chất lượng sản phẩm mà còn phải khẳng định hình ảnh và phong cách bản thân.
Bài học rút ra:
  • Tận dụng sức ảnh hưởng của người nổi tiếng, lồng ghép hình ảnh sản phẩm một cách khéo léo, phù hợp với đối tượng mục tiêu là người trẻ, năng động.
  • Có thể thấy, Biti's tận dụng khá tốt hiệu ứng gây tranh cãi. Dẫn dắt cộng đồng mạng tranh cãi giữa 2 việc "đi" và "trở về", sau đó kết thúc bằng thông điệp "đi để trở về" để xoa dịu cuộc tranh luận, cả hai team đều thỏa mãn với thông điệp không gì phù hợp hơn thế. Hoặc như kích thích anti fan của Sơn Tùng với việc "mặc đồ cổ trang mà đi giày hiện đại", bùng nổ cuộc chiến giữa fan và antifan, và không gì có thể viral nhanh hơn thế.

Vodka Cá Sấu - Cảm xúc chỉ có thể tốt hơn

Từ trước đến nay, đồ uống có cồn của doanh nghiệp Việt Nam thường truyền thông bằng hình thức phát sóng TVC trên truyền hình, content chỉ tập trung vào nam giới và chủ yếu xoay quanh việc khẳng định bản lĩnh phái mạnh, cho đến khi có sự xuât hiện của Vodka Cá sấu. “Cảm xúc chỉ có thể tốt hơn” là câu khẩu hiệu được khẳng định xuyên suốt trong viral clip của Vodka Cá sấu.
Không dựng nên bối cảnh hào nhoáng, sang trọng, nội dung trong clip mang mô típ quảng cáo của Thái Lan, kể những câu chuyện ngắn có phần phi thực tế liên quan đến sản phẩm. Cụ thể là Vodka cá sấu giúp một cô gái không tự tử, bố con cãi nhau làm hòa và Chí Phèo không giết Bá Kiến.
Cách thể hiện này đã tạo nên làn sóng tranh cãi gay gắt trên mạng xã hội khi phe ủng hộ khen ngợi đoạn phim hài hước, sáng tạo, xem mãi không chán còn phe phản đối cho rằng việc cổ vũ cộng đồng uống rượu để giải quyết vấn đề là vô cùng phản cảm, trái với thuần phong mỹ tục và đang ngang nhiên vi phạm pháp luật.
Chửi thuê, Beatvn những fanpage đầu tiên đã giúp quảng cáo Vodka cá sấu trở nên viral, kế đến là professional (người trong ngành) như Hiếu Orion và các trang chuyên về sáng tạo cũng nhiệt tình chia sẻ đoạn clip vì tính mới lạ của nó so với thị trường hiện tại.
Bài học rút ra:
  • Cũng như Điện Máy Xanh, Biti's hay như nhiều thương hiệu khác đang thực hiện, Vodka Cá Sấu cũng sử dụng 1 thông điệp đơn giản, dễ nhớ và xuyên suốt video clip "Cảm xúc chỉ có thể tốt hơn".
  • Nội dung video rõ ràng, dễ hiểu, không bắt người xem phải suy nghĩ quá nhiều qua từng lớp nghĩa. Sự hài hước cũng là một điểm mới trong video clip của Vodka Cá Sấu khi truyền tải thông điệp rượu không chỉ đơn thuần uống trên bàn nhậu, mà còn dùng khi con người có các cảm xúc vui buồn, bất cứ tâm trạng nào để "cảm xúc chỉ có thể tốt hơn" => thể hiện sự đồng bộ giữa thông điệp và nội dung.
  • Tranh cãi một lần nữa là chất xúc tác giúp video clip viral. Sau khi tung ra clip thu hút được sự chú ý của không chỉ cộng đồng mạng mà ngay cả giới chuyên môn, bỗng dưng xuât hiện một loạt các bài báo lên tiếng phê bình và cho thấy Vodka Cá sấu đang làm trái luật nhưng chưa có một thông tin chính thức nào cho thấy doanh nghiệp này thực sự bị phạt.

TẠM KẾT

Chọn hướng đi mới lạ, táo bạo về nội dung và chặt chẽ trong hành trình truyền tải thông điệp đến người tiêu dùng là những điều mà các marketer Việt Nam đã làm được trong năm vừa qua. Có thể nói, thành công của một chiến dịch không còn hoàn toàn phụ thuộc vào quy mô và nguồn gốc thương hiệu, đây là cuộc chơi của tất cả các marketers có khả năng sáng tạo, nhanh nhạy trong việc cập nhật xu hướng mới  kết hợp với việc lắng nghe mạng xã hội để lựa chọn Influencer phù hợp nhất, có tiềm năng viral tốt nhất. Công chúng có thể mong chờ thương hiệu nào sẽ tỏa sáng vào năm 2017, khởi đầu bằng những chiến dịch Tết giàu cảm xúc nhất?
Bài viết được phân tích bởi đội ngũ chuyên gia phân tích của YouNet Media và sử dụng số liệu từ SocialHeat - Hệ thống Social Listening & Market Intelligence duy nhất tại Việt Nam có khả năng thu thập và phân tích thông tin theo thời gian thực, một cách tự động và có phạm vi thu thập bao phủ hơn 90% các nguồn tin tức và thảo luận từ các mạng xã hội.

Nhu cầu mua hàng của người tiêu dùng

- 17/1/17
Hiểu rõ được động cơ thúc đẩy mua hàng thì chúng ta có thể ứng dụng nó rộng rãi trong việc bán hàng để gia tăng doanh số hiệu quả, cũng như sáng tạo ra nhiều nội dung viết bài hơn.

+Họ mua theo thói quen: mua sau khi xài/sử dụng hết sp/dv, bạn có thể tính thời gian khách hàng sử dụng để tung ra tiếp thị lại vào thời gian phù hợp. Hay cuối tuần là đi mua quần áo, chăm sóc sắc đẹp, chơi thể thao giải trí. Buổi tối trong ngày thường lựa chọn các quán ăn gần chỗ ở để ăn xong về cho tiện…
+Họ mua khi gặp vấn đề: bị mụn thì chắc chắn tìm kem để trị, đau bụng thì chắc chắn cần mua thuốc uống…càng tìm được nhiều vấn đề mà bạn giải quyết cho khách hàng thì càng có nhiều cơ hội bán hàng.
+Họ mua dạng ngẫu hứng: đi vào shop quần áo định mua váy maxi để đi biển, mua xong đến quầy tính tiền thấy nón đẹp quá và đang có khuyến mãi nên mua thêm. Hay lướt net thấy 1 sản phẩm có chức năng độc đáo quá nên quyết định mua.
+Họ mua nhân dịp 1 sự kiện: Việt Nam rất có nhiều ngày lễ bên cạnh đó người tiêu dùng lại có rất nhiều sự kiện xung quanh họ như: sinh nhật, tất niên, đi đám cưới, thôi nôi, khai trường, khánh thành, động thổ…Hãy tìm các sự kiện khách hàng thường đi và liên quan đến sp/dv của bạn.
P/s: Nên vẽ mindmap, brandstorm cùng team để kích thích não bộ tạo ra nhiều ý tưởng bán hàng.

TIP xây dựng Fanpage kiếm trăm nghìn traffic

- 6/1/17
MỘT CHÚT THÀNH TỰU SAU KHOẢNG THỜI GIAN DÀI MÌNH LÀM VIỆC.
- Fanpage đạt 3-5m lượt tiếp cận/ tuần
- Fanpage tăng like đều đặn hàng ngày 3-10k like hoàn toàn tự nhiên...
- Trung bình một Fanpage số lượng traffic đạt 30-80k/ ngày tùy từng thời điểm, nội dung Hot, xu hướng....
- Lượt tiếp cận một bức ảnh, video có thể đạt con số vài triệu người. ( Các bạn xem chú thích ảnh mình đăng ở trên).
- Reach link bài viết tiếp cận có bài lên tới 1/3 - 2/3 tổng số Like Page.

-----------------------------------
Các bước xây dựng một Fanpage chất
Chỉ cần bạn thực hiện chú ý những bước sau và đặc biệt kiên trì trong khoảng một thời gian 2-4 tháng mình nghĩ bạn sẽ ngạc nhiên về chính thành tựu bản thân tạo ra đó :D.
Bước 1: Tạo Page - Định hướng phát triển
Lập một Fanpage ngay từ đầu lúc các bạn vào tạo Page đó hãy xác định cho mình mục tiêu, đối tượng bạn muốn hướng tới tạo Page ra để làm gì, tạo thương hiệu cho cửa hàng, phát triển một nơi cộng đồng mọi lứa tuổi tham gia, hay đơn giản bạn là Fan ruột của một thần tượng nào đó muốn tập hợp những người cùng chung sở thích...
Nếu các bạn tinh ý thực ra phần đầu tiên này rất quan trọng sẽ góp phần cho sự phát triển sau này trang bạn định làm, đặc biệt nó liên quan tới thể loại được đề xuất cùng với những Fanpage lớn khác. (Mình có người bạn Fanpage ban đầu chỉ lẹt đẹt 20-30k thôi tuy nhiên sau khi được Facebook cho vào ô đề xuất ở bên góc phải hoặc lúc các bạn thích trang mới sẽ thấy xuất hiện... sau một tháng bạn đó tăng hơn 100k Like mà không cần phải chạy quảng cáo).
Bước 2: Nội Dung phát triển Fanpage - Đánh giá thông tin các chỉ số
- Xác định được nội dung chủ đề Fanpage của mình định làm. những nguồn để mình copy nội dung, hoặc sáng tạo nội dung theo định hướng bản thân.
- Tần suất đăng bài thời gian như thế nào cho hợp lý ? Tần suất lúc đầu thì một ngày bạn đăng khoảng 4 bài vào các giờ vàng 8h, 11h, 17h, 19h tối. (Ít thôi nhưng đều đặn là Ok).
- Nên hạn chế đăng các Video liên quan đến bản quyền mặc dù hiện tại Facebook đang ưu tiên video lượt reach sẽ rất cao, nhưng bạn hãy cẩn thận nó sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sau này nếu bạn không làm cẩn thận sẽ bị nhiều thành phần Report không lý do gì cả. Cách khắc phục đó là hãy chế lại những Video hoặc cut, cup, lồng ghép đóng logo bản quyền những video đó bạn sẽ hạn chế đánh giá xấu từ người dùng phát triển một cách bền vững hơn. (Như bên mình hiện tại thường ít đăng video ngày 2 3 cái thôi và tìm những nguồn đặc biệt ít dính bản quyền, hoặc cố gắng ghi nguồn rõ ràng bên dưới).
- Thông tin chỉ số Facebook dựa trên lượt tiếp cận toàn trang, bài viết, số lượng người tham gia, các chỉ số like, thời gian tương tác cả trang. (Các con số thường chính là phản hồi rõ nhất đánh giá hiệu quả làm việc của các bạn, hãy cố gắng theo dõi thường xuyên các chỉ số thời điểm tương tác, lượng người tương tác, thói quen like chia sẻ bài viết và chính phản hồi mem trong hộp thư inbox sẽ giúp bạn dẫn dắt và tạo được lượng mem cực kỳ trung thành cho fanpage của bạn đó)
- Content Viral: Thường dạng nội dung gây tranh cãi, không rõ ràng, hoặc đặt câu hỏi sẽ đem lại cho trang lượng tương tác đặc biệt nhất. Bạn hãy bám theo những quan điểm này và đọc thêm những tài liệu bên ngoài kết hợp thực hành để nâng cao hơn nhé ^_^.
Bước 3: Tăng Like Fanpage, thu hút Fan và kiếm tiền ...
Mỗi người có một cách làm để thu hút lượng like lớn cho Fanpage của mình.
Còn riêng mình thì không bao giờ như nhiều người nghĩ cứ làm fanpage thật tốt, rồi ngồi cầu trời bỗng một ngày fanpage lên đến cả trăm nghìn hay triệu like cả.
Bởi thời đại bây giờ dù bạn có nổi tiếng giỏi đến đâu, nhưng không biết cách quảng bá bản thân hoặc show ra những cái gì mình mạnh sẽ không ai biết hoặc quan tâm tới bạn cả, xung quanh bạn cũng còn cả tá người giỏi và họ thậm chí làm tốt hơn cả việc đó :D.
Mình thường xác định một dự án làm bỏ ra số vốn bao nhiêu và thu lại trong khoản thời gian bao lâu. Cứ ví dụ đơn giản như thế này nhé.
Mình đầu tư một fanpage về tin tức chủ đề thể thao bóng đá lượng fan mục tiêu 300k người, ước lượng traffic mang lại cho toàn trang khoảng 1m5-2m traffic/1 tháng. Thời gian xây dựng để đạt được số lượng traffic này mất khoảng 3 tháng từ lúc bắt đầu làm.
Vậy là trong 3 tháng đó mục tiêu của bạn là thu hút fan càng nhiều càng tốt bằng mọi cách chạy quảng cáo, xây dựng content hình ảnh, làm nội dung chế video Viral, dẫn link web dần dần cho thành viên để bắt đầu họ quen dần.
Một bức ảnh tương tác khoảng hơn 2m của mình đã đem lại cho Page mình khoảng 50k like, hoặc các ảnh khác tương tác 500-800k tiếp cận khi mình chạy facebook ads giá rất rẻ vài đồng cũng đem lại lượng like vô cùng lớn.
Khi phát triển fanpage đến khoảng 150-200k like là bạn có thể kiếm tiền cho chính fanpage của mình rồi. (Đây mình đang ví dụ cho các bạn cách kiếm tiền cho những fanpage cộng đồng)
Còn fanpage bán hàng thì sao, trước mình có thấy bạn Bảo Bảo đã chia sẻ các bạn có thể đọc lại bài đó để biết rõ hơn chi tiết