BÀI MỚI

Bài Viết Mới Nhất

Kênh phân phối sản phẩm để gia tăng doanh số cho doanh nghiệp

- 23/6/17

Danh sách 51 Kênh phân phối bán hàng để cho các bạn có thể xem doanh nghiệp của mình đã có những hình thức phân phối nào và có thể áp dụng những hình thức phân phối sản phẩm để gia tăng doanh số cho doanh nghiệp của mình



1) Hệ thống cửa hàng Đồng giá
2) GT, Shop-in-shop
3) MT
4) Horeca
5) Đấu giá
6) Livestream
7) Online stores, OTA du lịch
8) Mua chung
9) Cross-sales/ combo
10) Hệ thống bán buôn
11) Hệ thống hàng Slow Moving
12) Chuỗi nhượng quyền
13) Take away
14) Bán rong lưu động
15) Mua hàng online – giao nhanh qua chạy ads
16) Hỏi người thân trên Social/ Forum/ Group
17) Livechat trên Website
18) Hotline trên Advertorial / Call center
19) Hệ thống Thẻ thành viên
20) Agency / Online Agency
21) Affiliates marketing
22) Events/ Seminar
23) Nhân viên tư vấn – CTV
24) Rao vặt / rải quảng cáo tận nơi
25) Đa cấp
26) Showroom riêng
27) Kênh OTC
28) Kênh chuyên gia / phòng khám
29) Online KOL
30) Phái sinh
31) Hội chợ, xúc tiến thương mại.
32) Kèm theo sách, tạp chí như quà kèm
33) Tài trợ sự kiện
34) Landing page/web advertising – FB, Adwords, Adnetwork, Native ads…
35) SEO + web
36) Youtube video
37) Personal Branding, quan hệ, thương hiệu cá nhân
38) Public show
39) BNI, CLB trao đổi kinh doanh, Liên minh ngành
40) Trung tâm Thương mại, khu tập trung bán hàng
41) Xuất khẩu
42) Shopping TV
43) Telesales
44) CRM – Email – SMS
45) Automation optin marketing
46) Đấu thầu dự án
47) App chuyên ngành, website chuyên ngành, chợ app chuyên ngành
48) WOM – Truyền miệng
49) Hệ thống so sánh giá hoặc kênh Review sản phẩm
50) Pop Up nhượng quyền
51) Online Deals

Leader SEO họ là ai? Mô tả công việc như thế nào?

- 20/6/17

Đơn giản & ngắn gọn thì leader SEO họ vừa là những người giỏi chuyên môn và lại có tài điều binh khiển tướng tốt ^^. Ngoài ra họ cũng là 1 tấm lá chắn sẵn sàng hy sinh trong các tình huống xấu nhất (không lên TOP hoặc n/a).


Khác với 1 nhân viên SEO bình thường khi chúng ta có ý định tuyển 1 leader SEO (đặc biệt là leader cho Agency) họ sẽ hỏi và muốn được giải đáp các câu hỏi dạng như:


  1. Khi được nhận thì sẽ làm dịch vụ SEO dạng như agency (đa mảng, đa ngành) hay làm chuyên trách cho 1 dự án của 1 sản phẩm cố định?
  2. (Sẽ có sự khác biệt VÔ CÙNG LỚN giữa việc làm dự án đơn lẻ và dự án dịch vụ nhé ^^)
  3. Công ty đã có tài nguyên chưa ? (hệ thống web vệ tinh, PBN, danh sách diễn đàn đang quản trị, hệ thống hỗ trợ đặt text link, ngân sách hỗ trợ cho SEO,… ra sao)
  4. Từ khóa, thứ hạng từ khóa, chủ đề SEO, tình trạng website, deadline đang ở mức nào,..?
  5. Các công cụ cho SEO như GSA, Ahrefs, VFP, Majestic, Moz Link, Moz View, Máy ảo,… có được hỗ trợ không?


Nhân lực hiện tại thế nào? (Đã có hay chưa hay vào rồi mới tuyển?, nếu có rồi thì khả năng của mỗi người ra sao, có cần training lại không hay là có thể bắt tay ngay vào mọi dự án,..)
Ngoài ra là các vấn đề lương lậu, thời gian làm việc, đãi ngộ, bảo hiểm, du lịch, nghỉ phép bla bla kể đến mai chắc cũng không hết ạ ^^

Tất nhiên là nếu họ được hỏi nhà tuyển dụng những câu đó thì chúng ta cũng sẽ cần phải hỏi họ những câu "THẬT XỨNG TẦM" chứ không thể "ĐẠI KHÁI CHO QUA" được, bởi nó còn là vấn đề danh dự của 1 công ty trước khách hàng đặc biệt là với 1 Agency mới thành lập.
(Nhất là trong giai đoạn này khi nỡm Google đang sắp sửa đến tháng và Adwords thì chiếm hết gần nửa cái màn hình máy tính và full cả cái màn hình điện thoại rồi)

2 cách để có thể lựa chọn/ đào tạo 1 Leader SEO

Tuyển thẳng


  1. Với đối tượng này thường yêu cầu mức lương cao, môi trường làm việc tốt và khó mà đi lâu dài được.
  2. Bởi họ thường là những người nhận nhiều dự án ngoài ^^ hoặc có ý định tự phát triển kinh doanh riêng sau 1 thời gian dài tích lũy đủ kinh nghiệm và vốn.
  3. Ngoài ra đa số những anh còn sót lại của dạng này thuộc hàng “Quý và Hiếm” nên sẽ có những tính cách rất “#Phitráiđất” hihi ^^.

Ví dụ ư, trong group mình có mà đầy, lại chối đi hihi :3

Đào tạo lên từ 1 nhân viên bình thường

Với đối tượng này thì yêu cầu sếp phải là người nắm vững về SEO để truyền thụ kinh nghiệm hoặc sẽ cử (cho hoặc hỗ trợ nhân viên đi học) để về làm. Yêu cầu chăm chỉ, chịu khó, tư duy tốt và có chí tiến thủ .

Nhưng cũng không chắc chắn 100% vì có thể gặp phải tình trạng “NUÔI ONG TAY ÁO” hay “ĂN CHÁO ĐÁ BÁT”,…. *sự thật mất lòng ạ*

Tuy nhiên có 1 trường hợp NGOẠI LỆ đó là 1 nhóm Startup có cùng 1 chí hướng và đam mê cũng như quyết tâm THAY ĐỔI THẾ GIỚI thì mọi thứ bên trên sẽ được xóa nhòa! ^^


  • Trên thực tế tìm 1 SEOer thực sự giỏi đã khó nhưng tìm được 1 SEOer vừa giỏi kĩ năng chuyên môn lại có khả năng lãnh đạo thì càng khó hơn!.
  • Vậy nên sẽ cần phải tối ưu lại định hướng của công ty, mong muốn của bản thân và tiềm lực hiện có để có thể đưa ra 1 quyết định hợp lý nhất.
  • Bởi ngoài kia có những chuyện ta không kiểm soát được (kiểu như là leader hiếm như sao trời buổi sớm) nhưng chí ít thì định hướng và mong muốn của ta có thể thay đổi.

Tóm gọn lại thì là cả người đi thuê và cả người làm thuê cần biết mình là ai, đang ở đâu để có sự lựa chọn phù hợp nhất, không phải chỉ cho mình mà cả cho đối tác nữa.

BIẾT ĐỊCH - BIẾT TA - 100 TRẬN 100 THẮNG
Chúc các công ty, doanh nghiệp sớm tìm được 1 Leader đủ TÂM & đủ TẦM!

Định vị Thương Hiệu là gì? 6 Cách Định vị Thương Hiệu

- 19/6/17

Định vị Thương hiệu là sự xác lập một vị trí khác biệt và độc đáo của thương hiệu “bám rễ vào tâm trí khách hàng mục tiêu”. Một bản tuyên ngôn định vị thương hiệu thường ngắn gọn và sử dụng những “từ khóa” mạnh mẽ, khác biệt, nêu bật thuộc tính của thương hiệu.


Định vị thương hiệu là “trận chiến” trong tâm trí khách hàng mục tiêu (Jack Trout)

Từ “định vị” lần đầu tiên được sử dụng bởi Alries Ries và Jack Trout năm 1969 trong một bài báo của tạp chí Industry Marketing, mô tả chiến lược “điền một vị trí” (filling a slot – từ của Ries và Trout) vào tâm trí của khách hàng mục tiêu. Nhiều tác giả khác cũng đã liên kết tầm quan trọng của định vị với khái niệm về USP (đề xuất bán hàng độc đáo), một trong số đó, Jack Trout là người đầu tiên đi sâu phân tích về định vị, đưa định vị trở thành một chiến lược trọng yếu trong chiến lược thương hiệu. “Điều luật định vị nghĩa là, doanh nghiệp cần tập trung vào một ý tưởng hay khẩu hiệu mà ở đó người tiêu dùng xác định được chính mình (thông qua trải nghiệm thương hiệu” – Rivkim & Trout, 1996.

Theo Giáo sư David Aaker, chuyên gia tư vấn chiến lược thương hiệu: “Định vị nhãn hiệu là một phần của nhận diện thương hiệu và các đề xuất giá trị là để chủ động kết nối với các đối tượng công chúng/khách hàng mục tiêu và thể hiện một lợi thế hơn các thương hiệu cạnh tranh.”(Aaker, 1996, tr. 176).

6 Cách Định Vị Thương Hiệu



Facebook bỏ Affinity Score, các chỉ số chạy loạn hết.

- 21/4/17
Lẽ ra relevant nhất với fan của Ecoblader phải là page Hiệu ứng chim mồi, nhưng nó lại được đạp xuống hạng thứ... 64. Relevance nhất với fan của Ecoblader tự dưng là... page của nữ diễn viên Ấn Độ Savita Bhabhi?!
Fan của Hắn và thằng bạn cũng phải relevant với Ecoblader và chim mồi, nhưng đứng top lại là fanpage... De Verschrikkelijke Ikke 2, đứng nhì là Góc Thư Giãn.
Biết rằng 3 fanpage Ecoblader; Hiệu ứng chim mồi; Hắn và thằng bạn đều là của mình, target tương tự, bài post y chang.
Tạm thời bà con đừng chạy ad, nhất là dùng interest, lookalike hoặc tệp chưa check kĩ. Chết có ngày.
Các bạn có thể vô audience insight test xem page mình relevant với cái gì nhất nha. Hiện nay fb đơn giản chỉ xếp theo... số người của tệp mình like page đó nhiều thì phải.


Hướng giải quyết Facebook giảm tỉ reach của Fanpage

- 20/4/17
FACEBOOK ĐANG HẠN CHẾ TỐI ĐA REACH TỰ NHIÊN CỦA FANPAGE
Tất nhiên việc Facebook hạn chế reach tự nhiên không phải là điều lạ nữa. Từ 20-25% xuống 10% xuống 5%, và bây giờ chỉ xấp xỉ 2-3%/like page
Ghi chú: Reach tự nhiên mình đang nói ở đây là lượt tiếp cận do sự "phân phối" tự nhiên của Facebook chứ không phải "reach" tổng = reach phân phối + reach viral (share, cmt nhiều nó hiện lên tường bạn bè) + reach quảng cáo phải trả phí.
Cách đây khoảng 1 tuần, mình thấy 1 số fanpage, đặc biệt là fanpage cộng đồng của mình SỤT GIẢM BẤT THƯỜNG. Nghĩa là không do content bớt hay, fans bớt quan tâm hay giảm reach từ từ mà rất đột ngột.
Cụ thể: Fanpage cộng đồng của mình, reach tự nhiên bình thường dao động 10.000 - 30.000/post, like post ~ 2000 - 4000/post. Thì nay đột ngột giảm xuống reach chỉ 5-7000/post và dưới 1.000like/post
Việc này xuất phát từ việc Facebook thay đổi thuật toán hiển thị Newfeeds, tối ưu hóa trải nghiệm của người dùng, chọn lọc kỹ càng các thông tin được hiển thị và tất nhiên nó dẫn tới việc ép các kênh phải quảng cáo nhiều hơn để có lượng tương tác ổn định :))
VẬY PHẢI LÀM GÌ ĐỂ CẢI THIỆN TÌNH HÌNH?
NHỮNG CÁCH DƯỚI ĐÂY ĐƯỢC HƯỚNG DẪN TỪ CẤP ĐỘ DỄ ĐẾN KHÓ
➢ CÁCH 1: LIVESTREAM nhiều hơn
Vì livestream chính là content tạo ra lượt tương tác tốt hơn bất kỳ dạng content nào.
➢ CÁCH 2: Làm thế nào để LƯỢT SHARE càng nhiều càng tốt!
Bằng cách tạo ra điều kiện hấp dẫn khi share: Tặng quà, giảm giá, chơi game…
Bằng cách tạo nội dung kích thích share: chia sẻ kinh nghiệm, kể chuyện, trích dẫn hay đúng tâm lý, post về trend…
➢ CÁCH 3: Làm thế nào để khách hàng lick vào XEM TRƯỚC – Chế độ hiển thị ưu tiên
Hướng dẫn cho khách hàng cách vào fanpage của bạn và lick vào “Xem trước”.
Làm được điều này rất khó, nhưng thành quả của nó là khách hàng sẽ nhìn thấy post của bạn với tỉ lệ tới 40-50%
➢ CÁCH 4: Tạo ra THÓI QUEN VÀO FANPAGE cho nhóm khách hàng hoặc fans trung thành
Nghĩa là kênh của bạn phải đạt được các đặt điểm này:
- Nội dung kênh được update thường xuyên
- Tạo nên 1 tính cách nhận diện đặc thù (không bị lẫn với các page khác có cùng dạng nội dung)
- Cung cấp giá trị hữu ích cho số đông
- Cách thể hiện khiến khách hàng hứng thú
Thường thì các page giải trí sẽ làm tốt điều này nhưng không phải là page thương hiệu không làm được.
➢ CÁCH 5: Mở rộng đầu tư vào ĐA KÊNH
INSTAGRAM, YOUTUBE, vv…Đầu tư sang các kênh mới để phủ sóng nhận diện, tầm ảnh hưởng, đồng thời share qua lại sẽ giúp các kênh cùng phát triển.
Phải chấp nhận TÌM CÁCH CẢI THIỆN để SỐNG CHUNG VỚI LŨ thôi :))
CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG!
By Bùi Lê Mỹ Dung Founder Xưởng Content



Tại sao sao chép nhiều nhóm quảng cáo Facebook thì giá thầu tăng

- 12/4/17

Nhiều bạn hay hỏi " Tại sao khi mình sao chép ra nhiều nhóm trong một chiến dịch để chạy thì giá thầu cao ngất trời các bác nhỉ. mà chạy mỗi một nhóm lại thấy bình thường."


Vì khi bạn Khi nhân bản nên thì các nhóm tự cạnh tranh nên giá tự đẩy

Đối với 1 nhóm khi hiểu quả nên tăng thêm 30% ngân sách sau đó nhân bản thêm 2 cái để kiểm
tra nếu not ok thì tạo chiến dịch mới sửa 1 chút target vì quảng cáo facebook luôn là sáng tạo chứ ko dập khuôn.

Ví dụ : khi bạn nhân ra thì nó đấu thầu với nhau nên giá cao và kém hiệu quả . 

Sản phẩm của bạn chỉ bán được cho những khách nằm trong nhóm giá thầu trung bình (500-1000d), nhưng vì tạo nhiều nhóm quá thành ra nó tự đấu với nhau vừa làm tăng thầu vừa làm lệch nhóm khách hàng.

Nếu bạn  bán 1 sản phẩm lâu dài thì có thể dùng giải pháp test liên tục để tìm ra con số thầu đẹp và đập tiền chạy thôi, ko cần nhân cái gì hết.

+ Mỗi 1 tệp khách hàng tùy vào size sẽ có 1 con số ngân sách hàng ngày phù hợp,Tăng  vượt ngân sách sẽ gây ra sự mất ổn dịnh như kiểu con xe đạp chạy mượt 20km/h nhưng chạy 200km/h thì xác định là rã máy vậy. Tất nhiên đây là khi bác để auto biding.

Với những người chơi lâu dài 1 sản pẩm họ thường sẽ bid tay để chống tình trạng CPM tăng vượt mức và để có thể bơm tiền ào ạt 10-20-30-100tr/ camp / ngày mà vẫn giữ dc sự ổn định.

Riêng với trường hợp nó nhân nhóm, tăng tiên x10 x100 mà vẫn chạy tốt thì cũng chả phải TUT hay kỹ thuật gì cả, vấn đề chỉ là sản phẩm của nó quá ngon, content của nó quá thần thánh thì chịu... :)))

+ Content mà viral thì tiền vào ào ào nó vẫn ra tương tác :)))
+ Tại sao lại có người nói Toàn thấy x10 x100 
+ x10 x100 toàn mấy thằng xúi dại cả, Facebook no cả lò bị đói, x10, x100 mà có tác dụng thì VN toàn máy bay tư nhân với siêu xe rồi :)))
+ Nếu x2 x3 đã thấy sướng lắm rồi.Với ngân sách thấp thì x2 x3 bình thường, giá tăng 10-30% thội, nhưng ngân sách đang cao mà x2  là tiêu ngay.

Nên nhớ rằng Facebook từng tối ưu chi phí rẻ (tăng lượt tiếp cận tối đa cao hơn) đối với ngân sách nhỏ và thời gian cụ thể, nên nhân ads  trong group (100k có 5 ads).

25 Chức Năng Target trên Facebook bạn nên biết

- 9/4/17


adtargeting

1- Target Thế hệ mới
Ở nước ngoài thì họ có các thế hệ như Millennials hay Baby boomers còn ở Việt Nam có thể gọi là lứa 7x-8x-9x
Generation
Target Advertisers : Có thể dùng để target về thời trang, thực phẩm chức năng, thuốc , buôn bán bất động sản hoạt dụng cụ sinh hoạt trong nhà ( home appliance)
2- Những người sắp có những ngày kỉ niệm
Bạn có thể chọn được những người sắp kỉ niệm ngày quen nhau, ngày cưới v.v… trong vòng 30 ngày nữa
Upcoming Anniversary
Target Advertisers : Dùng cho cửa hàng hoa, tổ chức sự kiện, nhà hàng , quà tặng, trang sức

3- Những người sử dụng các nền tảng công nghệ
Bạn có thể nhắm đến những người yêu thích công nghệ, sử dụng các hệ điều hành khác nhau hoặc những người cổ lỗ sĩ không xài đồ công nghệ
Technology Adopters
Target Advertisers – Tất nhiên có thể dùng để bán đồ điện tử, phần mềm, case điện thoại , phụ kiện linh tinh
Ngoài ra thế hệ dùng đồ công nghệ cũng có thu nhập khá, có thể target kèm với mỹ phẩm hay là gì đó mắc tiền chút
4- Nhắm đến những người đang sống chung với gia đình hay sống riêng

Household Composition
Target Advertisers –  Bán đồ dùng nhà bếp, Home Appliances, Nội thất

5- Nhắm đến bạn bè cũng những người sắp có những ngày kỷ niệm
Khi bạn của bạn sắp có 1 ngày đặc biệt tất nhiên bạn phải mua quà tặng rồi
Friends of anniversaries
Target Advertisers – Dùng cho cửa hàng hoa, tổ chức sự kiện, nhà hàng , quà tặng, trang sức
Ở nước ngoài cái social circle người ta nhỏ, thường người ta có 50-200 bạn FB thôi, còn VN vài ngàn nên chạy cái này hơi tốn tiền
6- Nhắm đến những người là chủ cửa hàng , doanh nghiệp nhỏ
Nếu bạn kinh doanh dịch vụ cho SME thì đây là mỏ vàng của bạn, ví dụ như mình bán túi giấy, làm dịch vụ vận chuyển, nói chung là dịch vụ dành cho những cửa hàng thì nên dùng cái này
Small Business Owners
Target Advertisers – Ngân hàng, bảo hiểm, website, dịch vụ đóng gói, vận chuyển, sửa chữa, hay là bỏ sĩ.

7- Nhắm đến những người mới có việc mới
New Job
Target Advertisers : Đi làm thì cần có gì mới: quần áo công sở, suite, giày v.v….
8- Những người mới yêu hihi
Nhắm đến những người mới hẹn hò, mới kết hôn, mới đính hôn
New Relationship
Target Advertisers :  Son nè, phấn nè, túi xách nè hay là những thứ mà mấy anh phải tặng cho mấy chị

9- Nhắm đến những người tạo ra sự kiện trên FB
Event Creators
Target Advertisers – Nến bạn làm về cung cấp dịch vụ liên quan đến sự kiện như hoa, trang trí, PG thì có thể nhắm đến những người này


10- Những người mới đi du lịch vgần đây
Nhắm đến những người đang đi, hoặc mới đi du lịch về, FB dựa trên location check in để lọc ra những người này
Recently Travelled
Target Advertiser: Dành cho các dịch vụ tour, vé máy bay

11- Nhắm đến đối tượng là Ba Mẹ

Parents
Target Advertisers –  Đây là mỏ vàng với mấy bạn bán đồ cho con nít như sữa, quần áo thời trang hay là đồ dùng cho bà Mẹ trẻ,  giảm cân

12- Nhắm đến đối tượng yêu thích đồ điện tử

Technology
Target Advertisers : Phần cứng, phần mềm, linh kiện điện tử

13- Dựa trên quan điểm chính trị
Hoy ! cái này khó bỏ qua đi
Political Affiliation


14- Nhừng người sử dụng dịch vụ trả phí của Facebook
Cái này hơi high targeting xíu, chủ yêu dùng cho B2B, bạn cũng sẽ cung cấp dịch vụ cho agency chẳng hạng
facebook payments
Target Advertisers – Facebook App Developers,  E commerce
15- Dựa trên trình duyệt của họ
Ở Việt Nam thì IE với Cốc Cốc thì income midle, safari thì income cao hơn chút, nói chung ko cần dùng mấy
Browser Used
Target Advertisers – Browser Developers, Developer Tools, Productivity Apps etc

16- Nhắm đến các đối tượng tương tác với sự kiện của bạn
Similar to page likers and app users, you can target friend of people that responded and interacted with your event.
PEople responded to your event
Target Advertisers – Dành cho Event Creators, Event Managers để remind về event và bán các dịch vụ đi kèm

17- Nhắm đến các đối tượng dựa trên tên miền email
Cái này cũng ít người dùng nhưng nếu là Minh thì Minh sẽ target đến những người dùng Gmail để bán các dịch vụ marketing như SEM,SEO, email marketing
Email Domain
Target Advertisers – Email Marketing Apps, Marketers, Email Apps

18- Nhắm đến người nước ngoài ở Việt Nam
Rất nhiều bạn hỏi làm sao nhắm đến được người nước ngoài thì đây:
Expats
Target Advertisers –  Du lịch, nhà hàng, visa , các dịch vụ khác

19- Nhắm đến đối tượng dùng loại điện thoại
Bạn nào bán phụ kiện ,case các kiểu xài cái này bao giàu luôn
Mobile Device Users
Target Advertisers – Quảng cáo app, bán case, phụ kiện, sửa chữa điện thoại
20- Bạn bè của những người đã like fanpage của bạn
Nói chung bạn bè thì cùng thường same class, nên bạn nên nhắm tới những người là bạn của họ nữa, Minh hay dùng cái này, bán đồ thời trang doanh thu rất tốt
Friends of people that like your page
Target Advertisers – Bán quần áo, mỹ phẩm, tắm trắng đồ…

21- Dựa trên hệ điều hành máy tính
Cái này có thể dùng để nhắm đến những người sử dụng máy tính mới/cũOS
Target Advertisers – Bán máy tính, sửa chữa

22- Nhắm đến đối tượng yêu thể thao ,các đội thể thao
Seasonal Sporting Events
Target Advertisers :Ở VN k thịnh lắm nhưng cũng có thể dùng để bán áo đấu, giày đồ

23- Các đối tượng hay đi du lịch
Những người hay đi và phân loại ra làm đi công việc , đang đi hay thường xuyên đi
Travellers
Target Advertiser: Bán tour, vé máy bay, vali

24- Những người dùng app của bạnPEople used your app
Target Advertisers – App Developers, App Testers, App Vendor.

25- Phân loại và chỉnh hợp – tổ hợp cao cấp
Facebook sẽ giúp bạn tổ hợp, lấy các chập của các tập hợp hoặc loại tập hợp để việc quảng cáo của bạn chính xác hơn.
Advanced Combinations

Customer Insight là gì ? Cách tìm kiếm hành vi khách hàng

- 4/4/17

Customer Insight là gì?


“Biết người - biết ta. Trăm trận trăm thắng”

Hẳn là mỗi Marketer chúng ta đều đã quá quen thuộc với câu nói đúc kết từ bài học đối nhân xử thế của người xưa, tuy đã qua bao năm tháng nhưng nay vẫn còn nguyên giá trị sâu sắc cho những người làm Marketing nói riêng và doanh nhân nói chung suy ngẫm. Thật vậy, đối với mỗi người làm Marketing - thấu hiểu khách hàng là một trong những điều kiện cần để vẽ nên chiến dịch marketing thành công và là điều kiện đủ để bán được hàng.

  1. Biết khách hàng là ai? Họ muốn cái gì ? 
  2. Họ có thói quen gì? 
  3. Hành vi mua hàng của họ ra sao ? 
  4. Quyết định mua hàng của họ bị tác động bởi những yếu tố nào ?

Đáp án những câu hỏi đó là nhân tố then chốt quyết định sự tồn tại và phát triển của sản phẩm. Đó cũng là cách giải thích đơn giản nhất cho thuật ngữ mà MarAI muốn nhắc đến trong bài viết.

Nói chính xác hơn, Customer Insight là những suy nghĩ và mong muốn của khách hàng, nhưng ẩn giấu sâu ở bên trong. Nếu thấu hiểu được những mong muốn thầm kín này, nhãn hàng sẽ có thể đưa ra những giải pháp “xoa đúng chỗ đau, gãi đúng chỗ ngứa”, tạo nên sự khác biệt - làm khách hàng thoả mãn và tin dùng sản phẩm.

Từ Customer Insight đến nội dung quảng cáo?



Làm thế nào chúng ta có thể tìm được Insight của khách hàng - khi mà ngay cả chính họ đôi khi còn không thể hiểu một cách chính xác những mong muốn thầm kín của bản thân mình và làm thế nào để tìm được nội dung phù hợp với Insight khách hàng?

Đầu tiên, muốn thấu hiểu Insight khách hàng, các bạn phải hiểu các yếu tố xây dựng nên tâm lý khách hàng. Theo khoa học,  não người chia làm hai bán cầu, mỗi bên thực hiện các chức năng khác nhau - bên não trái thiên về logic - não phải chịu trách nhiệm xử lý âm thanh, hình ảnh, không gian và từ đó thiên về mặt cảm xúc.

Tương tự, tâm lý khách hàng gồm hai yếu tố: Một là lý trí (Logic) và thứ hai chính là cảm xúc. Cảm xúc chính là thứ mà các nhà marketing theo đuổi - Cảm xúc được tạo dựng nên bằng những hình ảnh, ngôn từ, giai điệu - hãy thể hiện bằng nội dung trong quảng cáo để khách hàng có cảm tình và ấn tượng với bạn.

Chúng ta hãy đi từ khái quát - Động lực căn bản nhất của con người đến những động lực của từng phân khúc riêng.

Động lực căn bản nhất của con người 

Đầu tiên, chúng ta cần nói đến động lực căn bản nhất của con người đó là: Sức khỏe, sự nghiệp, nhan sắc, thành đạt, tiền bạc, sự công nhận của người xung quanh, địa vị xã hội, danh dự, sự tiện nghi, ngưỡng mộ, an nhàn tuổi già và nỗi lo, sợ hãi đến những vấn đề đó.

Lưu ý là tuỳ mỗi độ tuổi, giới tính khách hàng sẽ quan tâm đến những động lực đó một cách khác nhau. Vì vậy phong cách viết quảng cáo cho đối tượng cũng được tuỳ chỉnh hoá theo các cách khác nhau.

Con người không chỉ vì bản thân mình mà họ còn phải theo quy chuẩn của xã hội. Nơi người ta sinh sống và nền văn hóa đó, tuy là những cá thể riêng biệt nhưng họ lại thường có tâm lý đám đông vì vậy nhà quảng cáo cần tìm hiểu về tâm lý của tệp khách hàng . Từ đó thống kê và khảo sát tìm điểm chung sẽ rất hiệu quả khi quảng bá cho sản phẩm dịch vụ đó. Có một công thức vàng khi bạn nào muốn tìm insight khách hàng :

Con người = Cảm xúc + Thói quen + Hành vi được áp định bởi các chuẩn mực xã hội.


Động cơ mua sắm của họ được định tính bằng các thói quen - bị ảnh hưởng từ các yếu tố : Giới tính, độ tuổi, quyền lực, trình độ học vấn, mối quan hệ xã hội, phương tiện.

Nói tóm lại, khách hàng cần chiều chuộng cảm xúc và chúng ta thông qua sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu về mặt tâm lý và tinh thần của khách hàng. Hành vi khách hàng được quyết định chính là do cảm xúc.

Hãy sử dụng hình ảnh và ngôn từ phù hợp với tệp khách hàng mà bạn muốn quảng cáo đến. Làm sao để cho cảm xúc khách hàng tốt nhất. Lòng tin của sản phẩm với khách hàng là họ nhận ra chính bản thân mình trong đó hoặc hiện thực hóa ước mơ của họ (Người họ muốn trở thành).

Động cơ căn bản của phụ nữ



  1. Làm vợ (Đó là ưu tiên hàng đầu)
  2. Nuôi dạy con cái
  3. Chăm sóc gia đình
  4. Làm việc nhà
  5. Hôn nhân hạnh phúc
  6. Được yêu
  7. Cuốn hút phái mạnh
  8. Cần an toàn về kinh tế (Tiết kiếm, muốn đàn ông kiếm ra tiền)
  9. Lo lắng về nhan sắc của mình
  10. Lo lắng về sức khỏe
  11. Nấu ăn mỗi ngày

Phụ nữ với những nỗi lo lắng và những khao khát ẩn chứa đằng sau, họ muốn giữ gìn hạnh phúc cho gia đình. Họ lấy niềm vui trong công việc nội trợ hàng ngày, thích được người xung quanh khen ngợi, mong được mọi người công nhận. Phụ nữ rất lo lắng cho hạnh phúc gia đình, lo cho sức khỏe thành viên. Họ thích được an toàn, được chở che cuộc sống.

Việc của bạn là đánh thật mạnh vào những cảm xúc đó và đưa ra giải pháp sản phẩm dịch vụ của mình giúp gì để họ thỏa mãn. Nữ giới - người mua hàng theo cảm xúc, logic rất ít khi thuyết phục được họ. Hãy tìm hiểu những cảm xúc sâu của họ và tạo nên những quảng cáo tuyệt vời cho sản phẩm của bạn.

Động cơ căn bản của đàn ông

  1. Sự nghiệp
  2. Sự thành đạt
  3. Địa vị trong xã hội
  4. Tài chính
  5. Đẹp trai để cuốn hút phái nữ
  6. Sự ngưỡng mộ của mọi người

Những người đàn ông họ thích những thông tin thể thao, chính trị cùng các thông tin về tài chính, sự nghiệp họ luôn mơ tưởng ngày nào đó ngồi trên chiếc ô tô đắt tiền cùng 1 sự nghiệp đỉnh cao. Đó là phong cách của những người đàn ông.

Phân tầng xã hội


Bạn là nhà quảng cáo bạn phải nắm được những tầng lớp xã hội mà bạn truyền thông đến,Thông điệp của bạn phải phù hợp với đối tượng khách hàng.

Xã hội chia làm các giai cấp:

  1. Tầng lớp thượng lưu (Những gia đình quý tộc, con em họ)
  2. Tầng lớp khá giả (Những giám đốc điều hành, doanh nhân..)
  3. Tầng lớp trung lưu (Những nhân viên nhà nước, nhân viên văn phòng,...)
  4. Tầng lớp bình dân (Công nhân, những người nghỉ hưu)
  5. Tầng lớp người nghèo (Tầng lớp lao động chân tay)

Khi bạn viết quảng cáo rất cần thiết để ý đến giai cấp của họ. Phải làm sao để họ tin tưởng vào quảng cáo. Bạn viết quảng cáo cho những người bình dân mà hình ảnh sang trọng quá họ sẽ mất niềm tin. Với những người giàu lại sợ họ tiếc tiền mua sản phẩm thì bạn sẽ không bao giờ bán được hàng.

Lời kết


Việc nêu bật được lên lợi ích sản phẩm, chứng minh với khách hàng là yếu tố logic (lý trí). Những động cơ căn bản của con người là yếu tố cảm xúc. Hãy kết hợp cả 2 yếu tố trên để có 1 mẫu quảng cáo có cảm xúc nhất. Cho khách hàng thấy sản phẩm của bạn đáng để khách hàng sử dụng, nó sẽ làm thỏa mãn tất cả (Tâm lý, vật chất) của họ.

Trong cùng một sản phẩm với những tập khách hàng động cơ mua hàng của họ là khác nhau, hãy tìm kiếm những động cơ quan trọng nhất với tệp khách hàng đó. Việc tìm hiểu được Insight khá khó nhưng các bạn nên chú ý bởi nó mới là nhân tố khiến khách hàng quyết định dùng sản phẩm. Có khá nhiều cách để tìm hiểu như hiểu tâm lý đám đông khách hàng, phỏng vấn khách hàng, điều tra về đối thủ cạnh tranh... Những tâm lý dù rất nhỏ nhưng nó là tận sâu trong tim khách hàng. Mục đích cuối cùng - hãy để họ tin tưởng bạn, yêu thích bạn và dùng sản phẩm của bạn.

Làm thế nào để kết hợp chiến lược SEO của bạn và Hành trình người mua

- 28/3/17
Giả sử khách hàng của bạn tìm thấy chính xác thời điểm mua hàng không chỉ là không biết gì mà còn làm tổn thương đến khả năng phát triển khách hàng tiềm năng và khách hàng. Mặc dù biến đổi từ công ty này sang công ty, tất cả khách hàng đều tham gia hành trình khi mua hàng. Ngày nay, cuộc hành trình này thường liên quan đến việc sử dụng các công cụ tìm kiếm.

Là một nhà tiếp thị, tôi phải thừa nhận rằng khi tôi lần đầu tiên bắt đầu thực hiện chiến lược SEO, tôi đã được cố định trên các từ khóa và định dạng đúng trên các trang web mà tôi quên rằng có một con người thực tế mà có thể được sử dụng công cụ tìm kiếm (đối với hồ sơ, Đây là hơn bốn năm trước đây khi tất cả mọi người và mẹ của họ tiếp cận SEO tương tự). Tuy nhiên, hành trình của người mua là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của SEO bởi vì các công cụ tìm kiếm như Google cuối cùng muốn giúp người mua trên hành trình của họ.

Hành trình của một người mua là gì?


Một cuộc hành trình của người mua , đơn giản là đặt, là con đường mà một người hoặc công ty sẽ thực hiện khi mua một sản phẩm hoặc dịch vụ. Con đường này đôi khi khá ngắn (ví dụ như tôi đã nhảy trên Amazon để làm tất cả các ngày nghỉ mua sắm của tôi trong một bản ghi 30 phút), nhưng nó cũng có thể được khá dài (ví dụ tôi đã dành hai tháng nghiên cứu chiếc xe tôi cho thuê do chi phí và tác động Đầu tư sẽ có trong đời tôi). Mỗi hành động mà khách hàng thực hiện theo cách của mình để mua hàng được coi là một bước quan trọng trong hành trình của người mua.

Hành trình của người mua là một phần thiết yếu của tiếp thị trong nước bởi vì nó có thể giúp bạn xác định những khoảng trống trong chiến lược hiện tại của bạn. Hành trình người mua của một công ty sẽ biến đổi rất mạnh sang công ty khác. Thậm chí hơn nữa, công ty của bạn có thể sẽ có một cuộc hành trình người mua khác nhau cho mỗi người mua của bạn. Hình ảnh dưới đây miêu tả hành trình của người mua thông thường:


Xác định Personas người mua


Trước khi bạn bước vào SEO hoặc cuộc hành trình của người mua, bạn cần phải có một sự hiểu biết rõ ràng về người mua của bạn. Một cá nhân người mua về cơ bản là một hồ sơ về khách hàng tiềm năng lý tưởng của bạn. Bạn có thể tìm hiểu thêm về cách tạo người mua trong Hướng dẫn Tối ưu hóa của chúng tôi dành cho Personas Tiếp thị Đáng lưu ý nhưng đây là thông tin cơ bản quan trọng để tạo ra một người mua:


  • Vai trò
  • Trách nhiệm
  • Loại hình công ty mà họ làm việc
  • Những mục tiêu
  • Điểm đau
  • Phản đối thường
  • Số nhận dạng (ví dụ như người nhận rủi ro)


Khi bạn đã phát triển 3-5 personas người mua, bạn có thể bắt đầu xác định xem nội dung hiện tại phù hợp với người mua như thế nào, lập bản đồ nó cho hành trình của người mua và sau đó sử dụng thông tin này để xây dựng chiến lược SEO của bạn.

Lập nội dung bản đồ cho Hành trình của Người mua

SEO được sử dụng để giúp mọi người tìm nội dung của bạn, việc sắp xếp chiến lược SEO và hành trình người mua bắt đầu bằng cách lập bản đồ đầu tiên cho nội dung của bạn cho hành trình của người mua. Để thực hiện việc này, bạn sẽ lấy từng phần nội dung mà bạn có và xác định giai đoạn và người mua nội dung này áp dụng cho (Nội dung có thể trùng lặp với một số người mua). Bởi vì bài tập này giúp sắp xếp cuộc hành trình với SEO, bạn cũng nên làm điều này với các trang sản phẩm và dịch vụ trang web cũng như với các blog của bạn bởi vì chúng tôi muốn chắc chắn về sau khi chúng tôi có truy vấn tìm kiếm cho tất cả nội dung của bạn Nếu nó không phải là một cung cấp gạch. Nếu bạn có một số lượng đáng kể các blog, hãy lập bản đồ bằng cách nhóm các chủ đề.


Khi bạn đã biên soạn danh sách nội dung của mình và được ánh xạ tới giai đoạn thích hợp, bạn có thể hoàn thành phân tích tiếp theo để xác định nội dung bạn thiếu trong từng bước của hành trình của người mua. Bây giờ, chúng ta hãy chuyển sang SEO.

Tạo các Chủ đề và Chủ đề về Nội dung Hiện tại và Tương lai


Trong quá trình thực hiện người mua, bạn cần phải xác định một số thuật ngữ, vấn đề, mục tiêu và thuật ngữ được sử dụng bởi mỗi người mua. Sử dụng thông tin này để biên soạn một danh sách các chủ đề hoặc loại mà sau đó sẽ được sử dụng để tạo thành nền tảng cho chiến lược từ khóa của bạn. Ví dụ:


  • Lead thu thập khách hàng
  • thiết kế web
  • SEO


Từ đây, bạn có thể bắt đầu tập sâu hơn để xác định cuối cùng các từ khoá mục tiêu.

Xác định Khả năng Từ khoá


Bây giờ bạn đã xác định được 5-10 loại chủ đề khác nhau, thực sự là các loại chiến lược từ khóa của bạn, bạn có thể tiếp tục xác định các từ khoá cho nội dung của bạn. Để thực hiện việc này, hãy thực hiện từng bước dưới đây:

Bắt đầu bằng cách xác định các từ khoá được xếp hạng hiện tại của bạn bằng cách sử dụng một công cụ như HubSpot

Khám phá các cơ hội từ khóa mới (Nhấn vào đây để tìm hiểu thêm về các cơ hội từ khoá tốt) bằng cách sử dụng những điều sau:

Bắt đầu với cách tiếp cận chung bằng cách kiểm tra các loại / chủ đề của bạn

Khám phá các cơ hội đuôi dài bằng cách kết hợp các từ truy vấn của từng giai đoạn với chủ đề (ví dụ [query type = improvement] + [topic = lead generation] = cải tiến thế hệ chì)

Lập bản đồ mỗi mục tiêu từ khoá có thể vào một giai đoạn trong kênh. Một số từ khóa có thể không áp dụng cho tất cả các hành trình của người mua người mua và một số có thể làm việc cho nhiều người hơn một.

Khi nào Các từ khoá quan trọng nhất trong hành trình của Người mua?


Mặc dù người mua có thể tìm kiếm một sản phẩm hoặc dịch vụ trong giai đoạn xem xét và quyết định, hầu hết các tìm kiếm đều xảy ra trong giai đoạn Nhận thức khi người mua lần đầu tiên tìm hiểu về vấn đề và cơ hội. Do đó, khi thực hiện nghiên cứu từ khóa, bạn có thể thấy nhiều tìm kiếm hàng tháng cho các từ khóa rơi vào giai đoạn Nhận thức.

Ngoài ra, có một khối lượng tìm kiếm ít hơn đáng kể cho các từ khoá có thể rơi vào giai đoạn Quyết định. Trong một số ngành công nghiệp và đối với một số chuyến đi của người mua, người mua có thể không tìm kiếm ở giai đoạn quyết định.

Vì những lý do này, bạn nên xem xét các mẹo sau:


Bắt đầu bằng cách nghiên cứu các từ khoá trong giai đoạn Xem xét và Quyết định. Khối lượng tìm kiếm thấp hàng tháng có thể có nghĩa là người mua của bạn không sử dụng tìm kiếm trong các giai đoạn này.

Tập trung nhiều từ khóa mục tiêu hơn trong giai đoạn Nhận thức. Điều này mở rộng cơ hội của khách hàng tiềm năng bằng cách giúp mọi người tìm thấy bạn trước khi họ phát hiện ra cách tốt nhất để giải quyết vấn đề của họ.

Trường hợp nên bắt đầu từ khoá?

Sau khi bạn đã xác định 20-30 từ khoá mục tiêu được tối ưu hóa cho hành trình và cá nhân của người mua, bạn sẽ có nhiệm vụ triển khai trên trang web của mình. Mục đích đằng sau từ khóa hoặc, nói cách khác, giai đoạn trong kênh phần lớn chỉ ra nơi đặt từ khoá. Có những bước hợp lý mà bạn nên thực hiện, nhưng trước tiên chúng ta hãy đi qua các yếu tố quan trọng của SEO trên trang. Dưới đây là tất cả các yếu tố cơ bản bạn nên chắc chắn để thêm một từ khoá mục tiêu vào:

Thẻ H1 hoặc tiêu đề

Tiêu đề trang

Trong suốt bản sao của trang

Văn bản alt văn bản

Để tìm hiểu thêm về việc tối ưu hóa trang web cho SEO, hãy tải hướng dẫn này.

Tiếp theo, bạn nên làm theo các bước hợp lý trong việc thực hiện từ khoá (một bảng tính SEO sẽ có giá trị tại thời điểm này):

Trang sản phẩm / dịch vụ : Bắt đầu bằng cách xác định từ khoá mục tiêu từ danh sách các từ khoá phù hợp nhất cho các trang dịch vụ cốt lõi và trang web sản phẩm của bạn. Đây thường là những từ khóa được tìm thấy trong giai đoạn quyết định.

Các trang dựa trên Persona: Bạn đã chia nhỏ các từ khoá của mình theo Persona. Nếu bạn có trang web được thiết kế riêng cho một cá nhân, hãy tối ưu hóa trang đó cho các từ khoá chỉ liên quan đến trang và cá nhân đó.

Phiếu mua hàng nội dung : Nếu bạn đã có trang đích cho các chào hàng nội dung, hãy chắc chắn chúng được tối ưu hóa xung quanh một trong những từ khóa mục tiêu của bạn. Khi bạn đã hoàn tất việc tối ưu hóa cung cấp nội dung hiện tại, hãy xác định các khu vực nơi bạn cần phát triển nội dung cho từ khóa và giai đoạn của kênh mà bạn đang thiếu.

Blog: Các bài đăng trên blog của bạn có thể chứa từ khoá từ mỗi giai đoạn của kênh và cho mỗi cá nhân, đó là lý do tại sao chúng rất hữu ích trong việc tăng lưu lượng truy cập công cụ tìm kiếm. Bắt đầu bằng cách tối ưu hóa blog hiện tại cho SEO và sau đó đảm bảo các blog bạn tạo trong tương lai tuân thủ các nguyên tắc đó.

Chú ý, Một Kích thước Không vừa Tất cả

Như đã nêu ra, việc xác định người mua, bản đồ hóa nội dung, và sau đó là phát triển các từ khóa là rất quan trọng bởi vì bạn phải có một sự hiểu biết thấu đáo về ai sẽ thực hiện việc tìm kiếm và khi nào họ sẽ thực hiện tìm kiếm trước khi thực hiện SEO. Sử dụng lời khuyên trong bài viết này, nhưng, bằng mọi cách, hãy thận trọng bằng cách xem xét điều gì làm tốt nhất cuộc hành trình của người mua.

Nếu bạn muốn giúp phát triển hành trình của người mua và nội dung đáp ứng được nhu cầu của người mua ở từng giai đoạn, hãy liên hệ với SmartBug Media để được tư vấn.

Hành trình khách hàng là gì ? cách xác định người mua của công ty bạn

-

Hành trình khách hàng là gì?

Hành trình của người mua là quá trình người mua trải qua để nhận biết, đánh giá và mua một sản phẩm hoặc dịch vụ mới. Hành trình là một quá trình ba bước:
Giai đoạn nhận thức: Người mua nhận ra rằng họ có vấn đề.
Giai đoạn xem xét: Người mua định nghĩa vấn đề của họ và nghiên cứu các tùy chọn để giải quyết vấn đề.
Giai đoạn quyết định: Người mua lựa chọn giải pháp.
Hình minh hoạ dưới đây minh hoạ cho người mua mẫu của cuộc hành trình cho quyết định mua đơn giản của một bác sĩ đến thăm trong thời gian bị bệnh.


Làm thế nào để bạn xác định hành trình của người mua của công ty bạn?

Nếu bạn không có hiểu biết sâu sắc về người mua của mình, hãy tiến hành một vài cuộc phỏng vấn với khách hàng, khách hàng tiềm năng và những nhân viên bán hàng khác tại công ty của bạn để có được cảm giác về hành trình mua hàng. Dưới đây là một số câu hỏi bạn nên đặt để cùng nhau hành trình của người mua cho công ty của bạn.
Trong quá trình nâng cao nhận thức sân khấu, người mua xác định thách thức của họ hoặc một cơ hội mà họ muốn theo đuổi. Họ cũng quyết định xem mục tiêu hoặc thách thức có phải là ưu tiên hay không. Để hiểu đầy đủ về giai đoạn Nhận thức cho người mua của bạn, hãy tự hỏi:

  1. Làm thế nào để người mua mô tả các mục tiêu hoặc thách thức của họ?
  2. Làm thế nào để người mua tự học về những mục tiêu hoặc thách thức này?
  3. Những hậu quả của việc người mua không hành động như thế nào?
  4. Có những quan niệm sai lầm phổ biến mà người mua có về cách giải quyết mục tiêu hoặc thách thức không?
  5. Làm thế nào để người mua quyết định xem mục tiêu hoặc thách thức nên được ưu tiên?

Trong quá trình xem xét giai đoạn, người mua đã xác định rõ ràng mục tiêu hoặc thách thức và đã cam kết sẽ giải quyết nó. Họ đánh giá các cách tiếp cận khác nhau hoặc các phương pháp có sẵn để theo đuổi mục tiêu hoặc giải quyết thách thức của họ. Tự hỏi bản thân minh:

  1. Những loại giải pháp nào người mua khảo sát?
  2. Làm thế nào để người mua tự học về các loại khác nhau?
  3. Làm thế nào để người mua nhận thức được ưu và khuyết điểm của từng loại?
  4. Người mua quyết định loại nào là phù hợp với họ?

Trong giai đoạn Quyết định , người mua đã quyết định lựa chọn loại giải pháp. Ví dụ, họ có thể viết một danh sách các dịch vụ cụ thể và sau đó quyết định vào một trong những đáp ứng tốt nhất nhu cầu của họ. Các câu hỏi bạn nên tự hỏi mình để xác  định giai đoạn quyết định là:

  1. Tiêu chuẩn nào người mua sử dụng để đánh giá các dịch vụ sẵn có?
  2. Khi người mua điều tra chào hàng của công ty bạn, họ thích gì về nó so với các lựa chọn khác? Họ quan tâm đến những gì bạn cung cấp?
  3. Ai cần tham gia vào quyết định? Đối với mỗi người tham gia, quan điểm của họ về quyết định này khác nhau như thế nào?
  4. Người mua có kỳ vọng xung quanh cố gắng chào bán trước khi mua hàng không?
  5. Bên ngoài mua hàng, người mua có cần phải chuẩn bị thêm, chẳng hạn như kế hoạch thực hiện hoặc chiến lược đào tạo?

2 Chiến Lược Hiệu Quả Trong “Target”

-
Bước đi đầu tiên trong bất kì một chiến dịch marketing nào đó là xác định và nghiên cứu thị trường - phân khúc và “target” khách hàng. Đây là bước đi vô cùng quan trọng không những mang tính chất chiến lược cho cả kế hoạch kinh doanh mà còn quyết định 80% thành công của chiến dịch marketing hay truyền thông, quảng cáo. Trong bài viết lần này MarAI sẽ cùng các bạn tìm hiểu “target” là gì, tại sao cần chiến lược “target” khách hàng và quý giá nhất, 2 chiến lược cực hiệu quả trong target giúp bạn xác định khách hàng mục tiêu chính xác hơn từ đó mang lại hiệu quả tốt nhất cho các chiến dịch truyền thông, quảng cáo. 

Vậy “Target” trong marketing được hiểu là gì?
 “Target” chính là việc chúng ta phân tích và lọc đối tượng khách hàng mà chúng ta cần nhắm tới. Xét về mặt ngữ nghĩa “target” dịch sang tiếng việt có nghĩa là đối tượng hướng đối tượng. Đây chính là việc mà bạn sẽ hướng tới những mục tiêu nhất định và cụ thể nào đó.

Ví dụ: Bạn thường xuyên tổ chức những lớp học Tiếng Anh vậy "target" là gì trong trường hợp này ? Chính là những đối tượng học viên mà bạn hướng tới những người mà đang muốn nâng cao vốn ngoại ngữ - cụ thể là tiếng anh, muốn trang bị các kĩ năng nghe,nói, đọc, viết. Họ là những người đi làm muốn học tiếng anh chuyên ngành, hay là những bạn học sinh muốn học tiếng anh nâng cao để chuẩn bị tốt cho các kỳ thi.

Vậy đối tượng sẽ tham gia các khóa học tiếng anh của chúng ta ở đây sẽ được gọi là "target".
Vai trò của "Target" trong Marketing và bán hàng
Target là bước đầu tiên vô cùng cần thiết và quan trọng đối với một chiến dịch marketing. Cụ thể, khi tìm được "target" - tức tập khách hàng tiềm năng của bạn, bạn có thể đi sâu vào tìm hiểu để tiếp cận họ - đồng thời khiến họ mua sản phẩm của mình.
Bạn "target" đối tượng càng rõ ràng bao nhiêu thì khả năng tiếp cận nhóm khách hàng tiềm năng càng cao hơn bấy nhiêu. Thậm chí với tập nhỏ hơn, chi phí marketing của bạn cũng được giảm xuống đáng kể. Bạn chỉ cần tập trung nguồn lực hướng đến đối tượng thực sự trở thành khách hàng tiềm năng của mình. Hẳn các bạn đã đọc qua về nguyên tắc 80-20 trong kinh doanh, quảng cáo với tệp nhỏ nhưng chất lượng sẽ có hiệu quả hơn nhiều lần quảng cáo vu vơ giàn trải, khi tập trung vào đúng hướng.
2 Chiến Lược  Hiệu Quả trong “TARGET”
Sau đây là 2 chiến lược tham khảo hiệu quả mà các bạn nên vận dụng để "target" hiệu quả

1. Chiến lược "Chia để trị"

Với chiến lược này bạn sẽ chia nhỏ khách hàng thành nhiều phần nhỏ. Có thể chia theo độ tuổi, giới tính, hành vi, sở thích. Việc chia nhỏ có nhiều ích lợi.
  • - Ích lợi đầu tiên là bạn có thể hiểu rõ về khách hàng của mình. Ví dụ sản phẩm của bạn có thể bán cho khách hàng độ tuổi từ 20 - 40 nhưng bạn có thể chia nhỏ và chọn một phân khúc có độ tuổi 20 - 22. Đối với nhóm nhỏ này bạn sẽ hiểu rõ và đi vào chi tiết hơn về họ, đó là họ là người trẻ, người trẻ ở độ tuổi này sẽ có những sở thích, thói quen và động cơ mua hàng hoàn toàn khác nhóm độ tuổi 30 - 32. Bạn có thể thiết kế nội dung quảng cáo, chọn site báo đặt quảng cáo cho nhóm này sao cho thu hút được những người độ tuổi 20 - 22. Hay bạn có thể chia theo hành vi: bạn sẽ chia nhóm những người sử dụng ĐTDĐ theo model. Ví dụ: nhóm chỉ những người sử dụng Iphone 7, đối với nhóm này bạn hoàn toàn biết được họ đang xài Iphone 7 nên bạn có thể làm khuyến mãi 1 cái ốp lưng cho Iphone 7 hay bạn có thể dễ dàng thu hút sự chú ý của họ bằng các thông tin liên quan đến Iphone 7. Như vậy ích lợi đầu tiên là hiểu biết nhiều hơn về đối tượng sẽ giúp bạn thiết kế nội dung quảng cáo, chọn site báo, kênh quảng cáo phù hợp, và hiệu quả hơn với đối tượng đó.

  • - Ích lợi thứ 2 là khi phân thành nhiều nhóm nhỏ như vậy thì bạn sẽ dễ dàng chạy A/B test để biết được nhóm khách hàng nào hiệu quả hơn để từ đó phân bổ ngân sách hợp lý hơn.

  • - Ích lợi thứ 3 là bạn sẽ tiếp cận nhiều người hơn (chứ không phải số lần hiển thị) , so với trường hợp bạn không chia nhỏ. Như bạn đã biết một tài khoản không tiếp cận hết các đối tượng tiềm năng trong một nhóm quảng cáo, bạn có chạy nhiều tiền thì đến một mức độ nào đó quảng cáo sẽ lặp lại với người đã nhìn thấy, chứ không xuất hiện đến tất cả đối tượng còn lại trong nhóm. Bằng chứng trong trường hợp này là tần suất tăng lên 2, 3, 4 chứ số người tiếp cận vẫn không bằng số người tiềm năng của nhóm quảng cáo. Chia nhỏ thành nhiều nhóm sẽ giúp bạn tiếp cận nhiều hơn trong đối tượng tiềm năng.
Nhiều ích lợi như vậy nhưng điểm yếu của chiến lươc này là gì? Nếu bạn đi sai con đường, thì bạn mất nhiều tiền và công sức mà không có chút kết quả gì. Ở ví dụ trên giả sử nếu khách hàng mục tiêu của bạn chỉ ở độ tuổi 24 - 40 tuổi, mà bạn lại giả định một nhóm từ 20 - 22 tuổi thì không bán đc hàng. Từ công sức làm content cho đối tượng này đến ngân sách bỏ ra cũng vô ích. Vì vậy trong quá trình chia để trị bạn cần phân tích cho kỹ sản phẩm và đối tượng khách hàng của bạn.

Một điểm nữa là chia nhỏ ra thì bạn sẽ có nhiều nhóm quảng cáo, nhiều ads, nhiều nội dung khác nhau, quản lý đám này sẽ tốn công hơn.

2. Chiến lược Kết hợp

Thay vì chia nhỏ đối tượng ra để nhắm đến thì bạn lại kết hợp các loại đối tượng lại, hay đơn giản là bạn chỉ để "target" rộng. Chiến lược chia để trị có nhiều ưu điểm, nhưng chiến lược kết hợp - ngược lại của chia để trị - không hẳn là không có lợi ích. Ở chiến lược chia để trị nếu bạn đi đúng đường thì hiệu quả cực cao, ngược lại nếu đi sai đường thì tổn thất cũng rất nhiều. Trong khi nếu bạn dùng "target" rộng hoặc kết hợp bạn có thể có một kết quả trung bình, không phải là hiêu quả cực cao nhưng có thể chấp nhận được. Dùng chiến lược này thì bạn không tốn công sức quá nhiều để chia nhỏ đối tượng và làm content ads cho từng đối tượng nhưng doanh số vẫn ổn định. 

Vậy dùng chiến lược này khi nào?

Đối với nhóm mặt hàng mà tỉ lệ đối tượng mục tiêu trong nhóm đối tượng tiềm năng cao thì bạn có thể "target" rộng mà không cần chia nhỏ thêm. Ví dụ bạn bán quần áo thời trang phân khúc bình dân thì bạn có thể chỉ cần chọn độ tuổi, giới tính là được.Từ đó nội dung quảng cáo và site báo bạn lựa chọn để đặt quảng cáo cũng chỉ cần nhắm đến audience với độ tuổi, giới tính bạn hướng đến. Phạm vi đối tượng rộng và tập hợp sẽ giúp bạn quản lý, thiết kế quảng cáo dễ dàng hơn.
Bạn cũng có thể kết hợp nhiều đối tượng liên quan lại với nhau thành một nhóm để chạy, ví dụ bạn chạy quảng cáo cho tiệm karaoke có tổ chức tiệc sinh nhật thì bạn có thể "target" tới những người có sinh nhật sắp diễn ra, bạn bè thân của những người có sinh nhật, và những đối tượng có sở thích ca hát. Dĩ nhiên các đối tượng mà bạn muốn kết hợp lại này phải có gì đó liên quan với nhau hoặc liên quan đến sản phẩm dịch vụ được bán. Như ví dụ trên thì khách hàng có sở thích ca hát có thể đến để hát, người có sinh nhật có thể dẫn bạn bè đến tổ chức sinh nhật rồi thì sẽ .. hát, bạn bè của những người có sinh nhật sắp tới có thể tổ chức cho họ tại đó. Điểm chung đó là tổ chức sinh nhật và hát.. Đó là dịch vụ của tiệm karaoke. Nếu bạn kết hợp các đối tượng vô tội vạ thì sẽ không hiệu quả.
Đối với nội dung hấp dẫn bạn cũng có thể để "target" rộng mà không cần chia nhỏ. Nhờ điểm số thu hút của một content hấp dẫn sẽ giúp bạn tiếp cận được nhiều người hơn, dẫn đến lương tương tác, đơn hàng nhiều hơn. Mặc dù tỉ lệ khách hàng mục tiêu là 20% ( trong tổng số đối tượng tiếp cận đc) nhưng nếu nội dung hay dẫn đến lượng tiếp cận tăng gấp 5 lần thì "target" rộng vẫn hiệu quả như một "target" chuyên sâu.
Bạn cũng có thể sử dụng 2 chiến lược cùng lúc, vừa chia để trị ,vừa kết hợp để tạo ra nhóm đối tượng mong muốn.