BÀI MỚI

Bài Viết Mới Nhất
Browsing Category "Brand"

6p trong marketing là gì? Vai trò của từng P đó như thế nào?

- 20/12/18

6P trong marketing là gì?

6P của một thương hiệu như một chiếc kim chỉ nam giúp hướng các hoạt động Marketing được triển khai đúng hướng. 6P liệt kê ra là: Proposition - Product – Place – Price – Package – Promotion.




Dĩ nhiên, 6P không phải là tất cả. với những ngành hàng khác nhau sẽ dẫn tới các cách dùng từ khác nhau. Có một số ngành không chỉ có 6P mà là 7P, thậm chí tới 8P! Tuy vậy, dù là mấy P đi chăng nữa, hãy nghĩ đơn giản: 6P = Value. Mỗi chữ P đại diện cho các giá trị mà doanh nghiệp có thể đem tới cho người Consumer.
Một Brand tạo ra giá trị. Brand đưa giá trị đó cho người dùng. Người dùng trả tiền cho Brand. Brand nhận được tiền và tăng volume. Đây là cách mà doanh nghiệp vận hành.
Đối với một Marketer, việc nắm vững 6P sẽ giúp cho các hoạt động được nhất quán và hiệu quả, giúp Marketing tối ưu được đồng thời 2V - Volume cho doanh nghiệp và Value cho người tiêu dùng.

Từng P đóng vai trò gì trong câu chuyện đó?

1. PROPOSITION - “LỜI HỨA” CỦA THƯƠNG HIỆU


Proposition - hay còn gọi là định vị thương hiệu - là lời hứa của Brand đối với Consumer của mình. Proposition đại diện cho tất cả những “tính cách” của một thương hiệu và cách thương hiệu đó len lỏi vào Insight của Consumer để thỏa mãn những nhu cầu của họ. Một thương hiệu tốt là thương hiệu nói được điều mà Consumer thích và cần, đồng thời tạo ra một nền tảng tốt cho Volume trong tương lai.

Việc Nike để câu slogan “Just do it” khiến người dùng thêm mạnh mẽ, tự tin, vượt qua sức ì của bản thân để làm điều mà họ mong muốn. Với giá trị này, lời hứa thương hiệu của Nike đã được giữ vững trong suốt 20 năm và đã góp phần tăng volume cho doanh nghiệp mình.

Thế nhưng cũng phải hiểu Proposition nếu chỉ đứng một mình thì cũng là vô nghĩa. Định vị tốt cần được thể hiện bằng thông điệp truyền thông tốt, bao bì tốt, giá tốt, điểm bán phù hợp và quan trọng nhất là chất lượng sản phẩm tương xứng. Thiếu Proposition thì thương hiệu khó tồn tại được lâu dài, nhưng không có sự hỗ trợ của 5P sau thì Brand sẽ giống cái loa phường, chỉ vẽ được “lời hay ý đẹp” mà không ai hiểu và chẳng ai tin.

2. PRODUCT - “CHẤT LƯỢNG LÀ VÀNG!”


“Product is king!”. Sản phẩm có được tung ra thị trường theo cách nào và ra sao đi nữa thì điều đầu tiên cần đảm bảo, sản phẩm phải có chất lượng tốt. Đây là giá trị trực tiếp mang đến cho người tiêu dùng.
Nói một cách cực đoan, nếu sản phẩm không tốt, Marketing có thể “dụ” người ta mua lần đầu, nhưng rất có thể sẽ không có lần sau.

Một tô phở dù có được quảng cáo hào nhoáng, chạy nhiều TVC, được nhiều người biết tới nhưng chất lượng lại không ngon thì người dùng sẽ không nhận được nhiều giá trị mà nó mang lại. Kéo theo, volume của doanh nghiệp sẽ không cao.

3. PLACE - KHÔNG CHỈ LÀ ĐIỂM BÁN


Khi nhắc đến Place, chúng ta không chỉ nói về những nơi bán sản phẩm mà nó bao hàm tất cả hoạt động xảy ra tại điểm bán, tất cả những thông điệp/ hoạt động/ Ưu đãi mà Brand mang đến cho Shopper để nhắc nhớ họ về sản phẩm và tạo ra động lực mua hàng.

Ví dụ, người tiêu dùng xem TVC, quảng cáo trên mạng và thấy yêu thích một loại trà đóng chai mới. Tuy vậy, khi ra các cửa hàng tiện lợi để tìm mua thì họ lại không thấy đâu, hoặc họ thấy có một loại trà tương tự nhưng có poster, banner cuốn hút hơn. Việc thất bại trong các hoạt động tại điểm bán sẽ khiến volume bị ảnh hưởng xấu.

4. PRICE - LÀM SAO CHO “ĐÁNG ĐỒNG TIỀN BÁT GẠO”


Giá cả là thứ rất linh hoạt nhưng cũng vô cùng nhạy cảm. Một sản phẩm nếu có giá quá mắc sẽ khiến người tiêu dùng chùn bước trước khi rút tiền ra mua, quá rẻ thì sẽ khiến Consumer sinh ra cảm giác nghi ngờ. Chính vì vậy, giá cả là yếu tố “quyền lực nhất” ảnh hưởng nhiều tới Volume và cả Value của Brand.

Có rất nhiều loại giá khác nhau. Từ giá bán đề xuất của Brand, giá bán cho Retailer, giá trên kệ,... Nhưng các Marketer cần luôn nhớ rằng: Không quan trọng bạn có bao nhiêu loại giá, thứ quan trọng nhất vẫn là Percieved values - cách Consumer nhận định về giá. Một đôi giày 20,000,000đ có thể là rẻ nhưng thỏi kem đánh răng 20,000đ lại có thể là đắt, 90% Consumer không nhớ chính xác được giá trị món hàng mà họ mua. Điều quan trọng nhất là dựa vào các P còn lại, Marketer phải cho Consumer cảm giác “đáng đồng tiền bát gạo”. 

5. PROMOTION - “NGƯỜI KỂ CHUYỆN” CHO THƯƠNG HIỆU


Một sản phẩm dù có hay ho, tuyệt vời đến thế nào mà chỉ có mỗi Brand đó biết, người tiêu dùng không biết thì chẳng có ý nghĩa, giá trị gì. 

Promotion là cầu nối đem tất cả những điều đặc biệt từ 5P còn lại đến với Consumer, giúp nâng tầm thương hiệu, khiến Consumer thấy sản phẩm “đáng đồng tiền bát gạo”, từ đó hiểu và yêu Brand hơn.

Để làm được điều đó, Brand cần biết cách truyền thông sản phẩm đó trên đúng kênh nào và nói đúng những cái gì. Volume sẽ đến từ việc Brand triển khai đúng các hoạt động truyền thông, đến đúng đối tượng mục tiêu, và với một thông điệp đúng mực.

6.  PACKAGING - “TỐT GỖ” PHẢI “TỐT CẢ NƯỚC SƠN” 


Bao bì đẹp hay xấu sẽ ảnh hưởng tới việc thích hay không thích từ người tiêu dùng. Bên cạnh đó, đối với những nhà bán lẻ, khi trưng bày hàng hóa lên quầy kệ, nếu mẫu mã, kiểu dáng của bao bì quá cầu kỳ, làm tốn nhiều diện tích trưng bày thì có thể họ sẽ không xếp chúng lên quầy kệ. Những yếu tố này rất đáng để cân nhắc vì sẽ gây ảnh hưởng tới Volume.

Promotion trong marketing là gì? và 3 mục tiêu khi làm Promotion

- 16/12/18

Promotion trong marketing là gì?

Làm Promotion trong Marketing là thực hiện khuyến mãi, giảm giá sản phẩm là công việc mà người làm Trade Marketing nào cũng đều phải thực hiện.

Tuy nhiên, khi làm promotion, liệu bạn có đặt ra các câu hỏi như:


  • “Làm Promotion này để làm gì?”
  • "Có những loại Promotion nào?"
  • "Chúng phục vụ cho mục tiêu nào?"



3 MỤC TIÊU KHI LÀM PROMOTION, BẠN ĐÃ BIẾT?

Để trả lời các câu hỏi trên để tránh bị mắc lỗi khi thực hiện các hoạt động khuyến mãi, giảm giá. Đồng thời, bạn cũng sẽ được biết qua 3 mục tiêu chính khi làm Promotion, bao gồm:

1. TĂNG ĐỘ THÂM NHẬP


Một trong ba mục tiêu lớn khi làm Promotion là tăng độ thâm nhập (Increase Penetration). Nói một cách đơn giản, các hoạt động khuyến mãi được tung ra nhằm tạo cơ hội cho người dùng mới (new user) tiếp cận được sản phẩm để từ đó, họ sẽ ra quyết định mua chúng.


Ứng với mục tiêu này có khá nhiều loại Promotion khác nhau. Có thể kể tên một vài loại như:


+ Trưng bày sản phẩm

+ Phát mẫu dùng thử

+ Giá dùng thử

+ Banding

Lấy ví dụ từ loại Promotion Banding. Hoạt động này có thể bắt gặp khi đi mua sắm tại siêu thị. Một vài nhãn hàng thực hiện các chương trình khuyến mãi như: mua dầu gội đầu tặng khăn tắm; mua bột giặt tặng giỏ đựng đồ; mua nước tương tặng dĩa nhựa.



Với các hoạt động Promotion này, chúng mang lại được 3 ích lợi:


+ Thu hút thêm nhiều khách hàng mới, có thể lấy được một lượng khách hàng từ chính đối thủ.

+ Tạo cơ hội cho những người chưa sử dụng sản phẩm trong nhóm ngành hàng đó tiếp cận được sản phẩm.

+ Kéo lại nhóm khách hàng đã từng rời bỏ sản phẩm của doanh nghiệp quay trở lại sử dụng.

2. TĂNG TÍNH THƯỜNG XUYÊN


Với tính cạnh tranh khốc liệt trên thị trường, cùng với đó là những chiêu thức mà đối thủ tung ra để lôi kéo khách hàng, Trade Marketer cần phải làm các hoạt động nhằm giữ chân khách hàng. 

Một trong các hoạt động đó, cũng là mục tiêu thứ hai khi làm Promotion, là khiến cho khách hàng mua sản phẩm của mình với tần suất nhiều hơn.

Ứng với mục tiêu này sẽ có các loại Promotion đi kèm như:


+ Giảm giá cho lần mua tiếp theo

+ Thẻ tích điểm

+ Thẻ thành viên

Hiện nay, có nhiều thương hiệu đang sử dụng Promotion với mục tiêu này nhằm giữ chân khách hàng. Lấy ví dụ, bước chân vào các cửa hàng tiện lợi như Family Mart, Mini Stop, khách hàng sẽ được hỏi làm thẻ thành viên. Với mỗi lần mua sắm, điểm tích lên càng nhiều, cơ hội dành được một món quà càng cao, khách hàng sẽ có xu hướng quay trở lại vào lần mua sắm kế tiếp.

Với các loại hoạt động này, ích lợi mà chúng mang lại cho doanh nghiệp sẽ là:


+ Chống lại các hoạt động của đối thủ hòng kéo khách hàng của mình.

+ Giữ chân các khách hàng cũ, khiến họ trung thành với mình hơn.

3. TĂNG LƯỢNG MỖI LẦN MUA


Có những lúc, ngoài việc tăng doanh thu, Trade Marketer lại có nhu cầu muốn giải quyết số hàng tồn đọng, đẩy hàng nhanh chóng. Vì vậy, mục tiêu thứ ba của việc làm Promotion là nhằm bán được càng nhiều lượng sản phẩm cho khách hàng càng tốt. 

Các hoạt động Promotion này khá dễ được nhận thấy vì mức độ phổ biến của chúng. Có thể kể tên các hoạt động Promotion ứng với mục tiêu này như:


+ Mua 1 tặng 1

+ Mua nhiều giảm giá nhiều

+ Tăng thêm số lượng/ dung tích

Trong đó, “mua 1 tặng 1” là hình thức Promotion phổ biến và được nhiều nơi ứng dụng với các biến thể khác nhau. Ví dụ, mua 2 tặng 1, mua 3 tặng 2, mua 5 tặng 1.

Với các hoạt động này, ích lợi mà chúng mang lại cho doanh nghiệp là:


+ Khiến các khách hàng thỉnh thoảng đi mua hàng mua nhiều sản phẩm của mình hơn

+ Tăng số lượng/ giá trị của sản phẩm được mua để từ đó gia tăng doanh thu.

Tạm kết: sau khi đã nhìn nhận được 3 mục tiêu khi làm Promotion, bạn sẽ thay đổi quan niệm về các hoạt động khuyến mãi, giảm giá. Đồng thời, với nền tảng Promotion vững chắc hơn, bạn có thể gia tăng hiệu quả công việc marketing, bán hàng và quản lý bán hàng.

NỀN TẢNG CỦA MỘT CHƯƠNG TRÌNH PROMOTION


Promotion - Các chiến lược nòng cốt hàng năm của doanh nghiệp giúp tăng doanh số.

Để thiết lập kế hoạch Promotion bạn nên bắt đầu từ đâu?

Cùng lướt qua các nền tảng chính mà bất kỳ chiến dịch Promotion nào cũng phải dựa vào để hoạch định chiến lược hiệu quả.

Xác định mục tiêu doanh nghiệp mong muốn đạt được thông qua chương trình khuyến mại. Hầu hết các chương trình khuyến mại đều hướng tới các mục tiêu chính đó là gia tăng doanh số, tăng số lượng hàng bán ra và giảm chi phí vận hành.

Xác định đối tượng của chương trình khuyến mại: đây là điều cực kỳ quan trọng nếu muốn chương trình khuyến mãi hoạt động thật sự hiệu quả. Tuỳ vào tính chất của từng doanh nghiệp mà mục tiêu có thể là khách hàng, nhà phân phối, đối tác,...Khi đã xác định được họ là ai, tiếp tục phân tích của họ để xây dựng chiến lược đáp ứng hiệu quả.

Lựa chọn và bắt đầu hoạch định các hoạt động promotion phù hợp với bản chất, suy nghĩ, hành động, mong muốn và kỳ vọng của từng đối tượng.

Lựa chọn kênh khuyến mại hiệu quả, bao gồm : Kênh khuyến mại truyền thống, kênh khuyến mại hiện đại và kênh khuyến mại trực tuyến. Xem xét tính khả thi, sự phù hợp của từng kênh khuyến mại.

Nắm bắt nền tảng quy trình chi tiết xây dựng một chiến dịch Promotion hiệu quả chắc chắn sẽ không thực hiện được nếu không có các bước thực hành và phân tích thực trạng hiện tại của doanh nghiệp.

3 cách tìm kiếm insight khách hàng

- 17/10/18
Mọi hoạt động marketing cho doanh nghiệp của mọi tổ chức muốn thành công đều phải xuất phát từ một insight chất lượng tốt. Thế nhưng, làm thế nào để chắt lọc những thông tin về người tiêu dùng để có được một insight logic và hiệu quả?

Cùng  tìm hiểu ngay 3 mô hình khám phá insight sau đây nhé.




Mô hình Truth - Tension - Motivation

Mỗi người tiêu dùng đều có những bí mật tâm lý ẩn sâu mà đôi khi chính họ cũng không thể nhận ra. Một insight tốt là insight nói ra được những sự thật không thể chối cãi (truth), những động lực mạnh mẽ (motivation) hay những mâu thuẫn (tension) chưa có lời đáp trong lòng người tiêu dùng.

Insight không cần phải bao gồm đầy đủ động lực và mâu thuẫn mà thường chỉ cần một trong hai. Điều quan trọng là động lực hay mâu thuẫn này chứa đựng những vấn đề mà thương hiệu có thể giải quyết, mang lại doanh thu cho doanh nghiệp.

Một số ví dụ về insight theo mô hình Truth - Tension - Motivation:


Insight của Dove “Tôi biết vẻ đẹp rất quan trọng. Tôi biết việc trở nên xinh đẹp là một lợi thế của nữ giới, là passport mở ra nhiều cơ hội mới. Nhưng tôi không tự tin vào vẻ ngoài của mình lắm. Tôi thường hay thấy e ngại và cảm thấy có vấn đề gì đó với sắc đẹp của mình”.

Trong ví dụ này có thể thấy:



- Truth: Vẻ ngoài là một lợi thế của người phụ nữ

- Tension chính là cảm giác tự ti, e ngại của người phụ nữ về vẻ ngoài của mình.

- Motivation: Khao khát được cảm thấy thoải mái, tự tin về vẻ ngoài của mình

Một ví dụ khác đến từ nhãn hàng Omo: “Mẹ biết lấm bẩn là cách để con khám phá và tiếp thu những bài học quý giá trong cuộc sống, thế nhưng mẹ cũng rất ngại khi phải giặt những vết bẩn cứng đầu”

- Truth: Trẻ em luôn hiếu động và hết mình với các trò chơi mặc cho quần áo lấm bẩn. Chơi trò chơi là cách để trẻ học hỏi những kĩ năng cần thiết.


- Tension: Mẹ rất ngại khi phải giặt những vết bẩn cứng đầu

- Motivation: Mẹ luôn muốn con khôn lớn và học hỏi được nhiều điều



Mô hình 3C

Theo mô hình 3C, insight được tạo ra từ sự giao thoa giữa Consumer Truth, Company/Brand Truth và Category Truth. Trong đó:

- Consumer Truth: Những suy nghĩ, cảm nhận, mơ ước, trăn trở hay động lực của người tiêu dùng mà thương hiệu có thể giải quyết tốt hơn đối thủ

- Company/Brand truth: Một thế mạnh, tính năng vượt trội của sản phẩm/dịch vụ khi giải quyết một vấn đề nào đó của người tiêu dùng

- Category Truth: Bản chất của ngành hàng, những đặc điểm của ngành hàng mà mà người tiêu dùng coi là thế mạnh hoặc rào cản.

Ví dụ: Insight người tiêu dùng của Starbucks


- Category Truth: “Having a coffee gives a moment of tension relief (cà phê giúp giải tỏa căng thẳng)


- Brand Truth: A Place to enjoy good coffee (Không gian hoàn hảo để thưởng thức cà phê)

- Consumer Truth: I struggle to balance private and professional demands (Tôi gặp trở ngại trong việc cân bằng công việc và nhu cầu cá nhân).

=> Insight: In this busy world, it is great to have a “refuge”. I need a “third place” where I feel as relaxed and comfortable, far away from busy home and tiring work place. (Giữa bộn bề cuộc sống, tôi cần một nơi chốn thứ 3. Đó là nơi cho tôi cảm giác thư giãn và thoải mái, tách biệt khỏi lo toan công việc, gia đình.)



Mô hình 3D

Tìm kiếm insight theo mô hình 3D bao gồm 3 giai đoạn: 



- Direction (What is the customer doing?): Xác định hiện tượng mà bạn tìm insight, sau đó xác định phương pháp nghiên cứu phù hợp (VD: Phỏng vấn nhóm, phỏng vấn sâu, quan sát, etc…) 

- Discovery (Why are they doing it?): Đặt câu hỏi đào sâu tại sao cho tới khi bạn tìm được một vài insight có vẻ khả thi

- Double Check (Do they wow): Insight này có mới mẻ, sâu sắc hay không? Có đúng với đối tượng mục tiêu không? Có đủ rõ ràng hay không (chỉ tập trung vào một động lực/rào cản duy nhất?)

Ví dụ: Cuộc phỏng vấn sâu tìm insight của bà mẹ cho con sử dụng sữa chua uống


- Hỏi: Vì sao chị lại cho con sử dụng sữa chua uống?

- Trả lời: Vì tôi nghe nói sữa chua uống có nhiều lợi khuẩn tốt cho tiêu hóa

- Hỏi: Các loại sữa chua thông thường cũng có lợi khuẩn, vì sao chị lại chọn sữa chua uống?

- Trả lời: Vì sữa chua uống rất tiện lợi, dễ mang theo, chỉ cần mở ra và uống. Sữa chua thông thường còn cần thêm thìa và mất thời gian xúc ăn. 

- Hỏi: Vì sao sự tiện lợi của sữa chua uống lại quan trọng với chị?

- Trả lời: Vì tôi muốn giữ gìn sức khỏe cho con nhưng lại quá bận rộn, còn con tôi thì còn quá nhỏ nên rất hiếu động, ít khi chịu ngồi một chỗ đến khi xúc hết một hộp sữa chua. Vì thế sữa chua uống là giải pháp phù hợp nhất với tôi

Thông qua cuộc phỏng vấn này, có thể thấy insight của người mẹ đó là luôn quan tâm và mong muốn sử dụng các sản phẩm sữa chua có lợi cho sức khỏe của con, thế nhưng vì bận rộn và để “đối phó” với tính tình hiếu động của trẻ, các bà mẹ thường lựa chọn những sản phẩm tiết kiệm thời gian nhất.

Xác định touchpoints (điểm chạm) với khách hàng của bạn

- 3/5/18
Cải thiện sự hài lòng của khách hàng bằng cách xem xét tất cả các điểm tiếp xúc của bạn.

Mỗi doanh nghiệp muốn cải thiện sự hài lòng của khách hàng, nhưng trừ khi bạn có khách hàng của bạn trong tâm trí ở mọi điểm tiếp xúc, có một cơ hội bạn đang thả bóng. Bạn luôn có thể cung cấp một sản phẩm tuyệt vời, đúng lúc, với một nụ cười, nhưng một điểm tiếp xúc bên ngoài như quảng cáo ngoài mục tiêu, lỗi thanh toán hoặc trang web khó sử dụng có thể khiến khách hàng lo sợ. May mắn thay, hầu hết các điểm tiếp xúc này nằm trong tầm kiểm soát của bạn. Tất cả những gì bạn phải làm là xác định chúng - tất cả chúng - và bắt đầu nhận phản hồi.

Các điểm tiếp xúc của khách hàng là gì?

Điểm tiếp xúc của khách hàng là điểm tiếp xúc của khách hàng của thương hiệu, từ đầu đến cuối. Ví dụ: khách hàng có thể tìm thấy doanh nghiệp của bạn trực tuyến hoặc trong quảng cáo, xem xếp hạng và bài đánh giá, truy cập trang web của bạn, mua sắm tại cửa hàng bán lẻ hoặc liên hệ với dịch vụ khách hàng của bạn. Có vẻ như một danh sách dài, nhưng đây chỉ là một vài trong số các điểm tiếp xúc của bạn!

Vậy các điểm tiếp xúc là gì và chúng có thể giúp bạn ra quyết định kinh doanh tốt hơn như thế nào?
Định nghĩa điểm tiếp xúc : Điểm tiếp xúc là bất kỳ lúc nào khách hàng hoặc khách hàng tiềm năng tiếp xúc với thương hiệu của bạn - trước, trong hoặc sau khi họ mua thứ gì đó từ bạn.

Xác định các điểm tiếp xúc của bạn là bước đầu tiên để tạo bản đồ hành trình của khách hàng và đảm bảo khách hàng của bạn hài lòng từng bước.

Dưới đây là cách để đưa tất cả các điểm tiếp xúc của bạn vào tài khoản để bạn không bỏ lỡ cơ hội để lắng nghe khách hàng của mình và thực hiện các cải tiến giúp họ hài lòng.

Tìm các điểm tiếp xúc của khách hàng của bạn

Xác định các điểm tiếp xúc của khách hàng bằng cách tạo danh sách tất cả các địa điểm và thời gian mà khách hàng của bạn có thể tiếp xúc với thương hiệu của bạn. Chúng tôi đã tập hợp một danh sách các điểm tiếp xúc tại đây, nhưng nó có thể khác nhau tùy thuộc vào doanh nghiệp của bạn.


Hãy nhớ: Danh sách này là một nơi tốt để bắt đầu, nhưng nó không phải là một kích thước phù hợp với tất cả. Và mỗi điểm tiếp xúc này có thể có rất nhiều phần cơ bản. Ví dụ: “quảng cáo” có thể bao gồm các điểm tiếp xúc trên nhiều kênh và cửa hàng thực tế bao gồm các điểm tiếp xúc như biển báo để giúp mọi người tìm thấy cửa hàng, bãi đỗ xe và nhiều tương tác khác nhau đi vào trong cửa hàng.

Lo lắng về các điểm tiếp xúc bị thiếu? Đặt mình vào vị trí của khách hàng.

Vì có rất nhiều cách để khách hàng trải nghiệm thương hiệu của bạn , nên việc tìm ra tất cả các điểm tiếp xúc của bạn có vẻ khó khăn lúc đầu. Nhưng bạn có thể làm cho công việc này dễ quản lý hơn bằng cách bước ra khỏi vai trò của bạn và vào trong giày của khách hàng.
Bây giờ bạn là khách hàng. Hãy chắc chắn rằng bạn có một cây bút và giấy tiện dụng bởi vì bạn nên ghi chép trong khi bạn đang ở trong tư duy của khách hàng.
Hãy tự hỏi mình những câu hỏi sau đây:

Bạn đi đâu (và làm cách nào để đến đó) khi bạn:

- Có vấn đề cần được giải quyết?
- Khám phá sản phẩm hoặc doanh nghiệp sẽ giải quyết vấn đề đó?
- Đưa ra quyết định mua hàng của bạn?
- Gặp phải doanh nghiệp sau khi mua hàng?
Khi bạn đi bộ qua hành trình của khách hàng từng bước, tất cả các phần sẽ trở nên khá rõ ràng.
Bạn cũng có thể hoàn thành nhiệm vụ này bằng cách yêu cầu khách hàng hướng dẫn bạn trải nghiệm của họ với thương hiệu của bạn hoặc đặt câu hỏi ở trên vào cuộc khảo sát.

Cách sử dụng bản đồ điểm tiếp xúc của bạn để thu thập phản hồi của khách hàng

Biết được điểm tiếp xúc của bạn chỉ là một nửa trận chiến. Để cải thiện sự hài lòng của khách hàng, bạn cần đảm bảo mỗi điểm tiếp xúc dẫn đến trải nghiệm khách hàng tốt và toàn bộ hành trình mang lại sự mong đợi của khách hàng.
Để xem những gì đang hoạt động, bạn có thể chạy khảo sát phản hồi của khách hàng tại từng điểm tiếp xúc chính hoặc thiết lập phần mềm quản lý trải nghiệm khách hàng . Nhưng hãy chắc chắn không đánh mất hình ảnh lớn, vì vậy hãy luôn nhìn vào toàn bộ hành trình của khách hàng của bạn.

 3 mẹo nhanh để cải thiện tỷ lệ phản hồi khảo sát

Dưới đây là một số ý tưởng để đảm bảo rằng người trả lời sẽ trả lời khảo sát của bạn.


Marketing ăn theo Trend

- 29/1/18

Tại VN các Trường Phái Marketing mới keng được sản sinh ra mà các quốc gia khác gần như theo không kịp. Phillip Kotler qua VN chắc cũng bái phục và phải cập nhật ngay vào sách của mình.



- Trường phái Marketing ăn xin ( Lợi dụng danh nghĩa từ thiện, đánh vào lòng thương nhờ mua giùm )

- Trường phái Marketing bựa ( Dùng sốc, sex, PR trá hình...)

- Trường phái Marketing bẩn ( Đâm sau lưng chiến sĩ, chém gió, nói xấu cty khác ...)

- Trường phái Marketing phá sản sml - lỗ vốn ( nhan nhãn ads fb phá sản, thanh lý nhưng vẫn cứ bán sau 6 tháng nữa.

Trường phái Marketing ĂN THEO không hề mới nhưng đã lên 1 LEVEL MỚI hoàn toàn:


Khi thành công thì thấy mặt chủ DN hiện ra rầm rầm, được tôn vinh bla bla này kia. Nhưng khi thất bại hay SML vụ gì thì lỗi là do nhân viên, thằng đánh máy .. bla bla Ví dụ điển hình:

- U23 về VN bỗng nhiên có 1 đám người gọi là tổ chức XXX thường không làm được bao nhiêu cái gọi là có ích cho bóng đá nước nhà nhảy lên xe chễnh chệ coi như là chiến tích của mình 100% )) Còn giành vị trí chụp hình

- VJ biết nếu chỉ bỏ ra 2 tỏi làm chuyến máy bay thì sẽ chẵng ai nhớ tới trong 1 rừng phần thưởng dành cho U23 nên chơi nguyên 1 kịch bản để nhà nhà người người chửi SML, nhưng hiệu ứng truyền thông nói về thương hiệu thì tăng rõ rệt.

- Truyền thông báo đài vì muốn hút view nên chỉ tập trung các tên Hot : Dũng, Hải, Seo mà quên rằng các cầu thủ hậu về và trung vệ trong các trận vừa rồi mới là trái tim của đội tuyển không có sự quả cảm của họ thì sml từ vòng loại chứ đâu ra mà vào đến chung kết

Trong khi đó :

- Bầu Đức, VPF tập trung vào tiền bạc, công sức bỏ ra xây trung tâm đào tạo cầu thủ từ nhỏ chứ không giờ ở đâu ra mà có chiến tích. Thế mà báo chí, truyền thông, ban tổ chức coi như vô hình.

- Khi VJ thành công 1 nữ DN được vạn người biết tới, là tấm gương doanh nhân cho người người noi theo. Nhưng khi có chuyện sml. scandal thì do lỗi team hậu cầu, thằng ad fanpage? Thế méo nào lại như vậy ?

Tôi gọi đó là ĐỈNH CAO CỦA SỰ VÔ ƠN 1 biến thể từ Marketing Ăn Theo


Định vị Thương Hiệu là gì? 6 Cách Định vị Thương Hiệu

- 19/6/17

Định vị Thương hiệu là sự xác lập một vị trí khác biệt và độc đáo của thương hiệu “bám rễ vào tâm trí khách hàng mục tiêu”. Một bản tuyên ngôn định vị thương hiệu thường ngắn gọn và sử dụng những “từ khóa” mạnh mẽ, khác biệt, nêu bật thuộc tính của thương hiệu.


Định vị thương hiệu là “trận chiến” trong tâm trí khách hàng mục tiêu (Jack Trout)

Từ “định vị” lần đầu tiên được sử dụng bởi Alries Ries và Jack Trout năm 1969 trong một bài báo của tạp chí Industry Marketing, mô tả chiến lược “điền một vị trí” (filling a slot – từ của Ries và Trout) vào tâm trí của khách hàng mục tiêu. Nhiều tác giả khác cũng đã liên kết tầm quan trọng của định vị với khái niệm về USP (đề xuất bán hàng độc đáo), một trong số đó, Jack Trout là người đầu tiên đi sâu phân tích về định vị, đưa định vị trở thành một chiến lược trọng yếu trong chiến lược thương hiệu. “Điều luật định vị nghĩa là, doanh nghiệp cần tập trung vào một ý tưởng hay khẩu hiệu mà ở đó người tiêu dùng xác định được chính mình (thông qua trải nghiệm thương hiệu” – Rivkim & Trout, 1996.

Theo Giáo sư David Aaker, chuyên gia tư vấn chiến lược thương hiệu: “Định vị nhãn hiệu là một phần của nhận diện thương hiệu và các đề xuất giá trị là để chủ động kết nối với các đối tượng công chúng/khách hàng mục tiêu và thể hiện một lợi thế hơn các thương hiệu cạnh tranh.”(Aaker, 1996, tr. 176).

6 Cách Định Vị Thương Hiệu



Màu Sắc Trong Xây Dựng Thương Hiệu

- 10/3/17
Các công ty nổi tiếng thế giới đều có màu sắc đặc trưng cho thương hiệu của mình.
Ví dụ như McDonald với màu vàng nổi bật, Coca Cola gắn liền với đỏ và trắng hay Starbuck là xanh lá quen thuộc. Màu sắc chính của những thương hiệu này đều xuất hiện trong logo, website và sản phẩm nhằm thu hút khách hàng.
Là một người làm Marketing, bạn cần hiểu rõ ý nghĩa mỗi màu sắc để có thể lựa chọn màu phù hợp với bản chất và đặc trưng riêng của thương hiệu mình.

5 Mẹo Viết Bài và 60 Cách định vị thương hiệu

- 25/2/17
5 mẹo nhỏ để sáng tạo nội dung cho sản phẩm của bạn và 60 cách định vị thương hiệu để sản phẩm nổi bật trên thị trường









60 cách định vị thương hiệu mà bạn có thể áp dụng cho doanh nghiệp của mình: